Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn Tiếng Việt 3

Giáo dục Tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông. Thành quả giáo dục tiểu học có tác dụng cơ bản, lâu dài, có tính chất quyết định đối với cuộc đời mỗi ngời. Những đức tính trung thực, công bằng, cẩn thận, lễ phép, hiếu thảo và những kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết, tính toán được hình thành vững chắc ở tiểu học thì sẽ có cơ hội hình thành và phát triển ở những cấp học cao hơn.

 Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở.

 Như vậy, vấn đề đợc quan tâm nhất ở tiểu học không phải là học vấn mà chính là những yếu tố hình thành nhân cách và các kỹ năng cơ bản, kỹ năg sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học tập. Chính vì thế mà giáo dục đợc đặt lên hàng đầu. Ngay trong luật giáo dục của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã nêu: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Nói về truyền thống của dân tộc thì từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Tất cả những điều trên đều nói lên sự đặc biệt ưu ái của toàn Đảng, toàn dân đối với ngành ta trong việc trồng

người. Nhất là trong thời kỳ mở cửa hội nhập này. Giáo dục con người phát triển toàn diện là vấn đề toàn xã hội quan tâm.

 

doc44 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 10165 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn Tiếng Việt 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hêu sáu chữ vàng
 Phất cao diệt giặc anh hùng thiếu niên.
 Là ai?
 ( Trần Quốc Toản)
Câu đố 8:
 Bình Than hào khí muôn đời
 Toàn dân lớp lớp theo Người tướng quân.
 Là ai? 
 ( Trần Quốc Tuấn)
 Câu đố 9:
 Trận Điện Biên thắng lẫy long
 Thân làm giá song anh hùng lưu danh.
 Là ai?
 ( AHQĐ Bế Văn Đàn)
 Câu đố 10: 
 Nam quốc Sơn hà, Nam đế cư
 Tuyên ngôn độc lập sáng như trăng rằm
 Lời thơ sáng mãi ngàn năm
 Còn lưu sử sách tháng năm chẳng mờ.
 Ai viết nên những vần thơ
 Để lớp con cháu bây giờ noi theo.
 Là ai?
 ( Lý Thường Kiệt )
+ BGK công bố điểm sau phần thi thứ 4: 
 -Đội VTS giải được 5 câu được 25 điểm.
 - Đội LVT giải được 4 câu được 20 điểm.
 IV. Phần thứ tư: Tổng kết – Bế mạc.
 Sau 4 phần thi kết quả như sau:
Đội VTS được 124,5 điểm.
Đội LVT được129,5 điểm.
BGK : đội LVT đạt giải nhất . Đội VTS đạt giải nhì. Đội LVT đạt danh hiệu hành quân theo bước chân những người anh hùng nhanh nhất.
GV : Phát thưởng cho cả 2 đội chơi 
GV : Cả 2 đội cùng hát vang bài hát “ Chúng em hành quân theo bước chân những người anh hùng. Rực sáng trong em từng trang sử mới. Điện biên năm nao tung bay lá cờ đỏ Bác trao. Màu khăn trên vai thênh thang trên đường lớn em đi. Tiếng kèn giục vang thôi thúc em bước theo anh hùng . Lời Bác năm xưa lòng em còn nhớ. Việt Nam yêu thương đi lên cùng sánh năm châu. Dựng xây quê hương em đi theo lửa cháy trong tim. Việt Nam , Việt Nam vang lên biết mấy tự hào Việt Nam – Hồ Chí Minh hát vang trên đường hành quân 
 em đi”. 
chương V: Kết quả và đề xuất
 I. Kết quả nghiên cứu:
 Qua quá trình thực nghiệm , áp dụn các phương pháp nêu trên tôi đã thu được một số kết quả khả quan. Các em hs tích cực, tự giác học tập, thích đến trường mong đến ngày tổ chức hoạt động ngoại khoá và chuẩn bị tư thế sẵn sàng tham gia.
 Học sinh đọc to rõ ràng rành mạch , viết đúng chính tả, viết đẹp, biết nói và viết một đoạn văn hoàn chỉnh có câu mở đầu và câu kết thúc đúng nội dung. Học sinh làm các bài tập ứng dụng phân môn luyện từ và câu nhanh chính xác.
Vì vậy kết quả học tập môn Tiếng việt như sau:
Thời gian
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Sl
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khảo sát đầu năm
0
0
5
15,6
10
31,3
17
53,1
Cuối học kì 1
5
15,6
15
46,9
12
37,5
0
0
Giữa học kì 2
8
25
17
53,2
7
21,8
0
0
 Học sinh khuyết tật cũng đạt học lực khá môn Tiếng việt.
 So sánh với lớp 3C cùng khu, tôi thấy chất lượng lớp 3D cao hơn hẳn ( vì theo khảo sát đầu năm lớp 3C chất lượng cao hơn lớp 3D. Lớp 3D là lớp yếu nhất khối 3).
 Học sinh đọc to, rõ ràng, chữ viết đẹp và trong các hoạt động học tập cũng như trong giao tiếp các em rất nhanh nhẹn, hoạt bát không sợ sệt nhút nhát như đầu năm.
 Điều quan trọng là trong giờ học, các em tích cực, tự giác hăng hái phát biểu xây dựng bài. Tiếp thu kiến thức mới chủ động sáng tạo. Đặc biệt là hiện tượng nghỉ học vô lí do và chấm dứt.
 Ngoài học tập các em còn tham gia các hoạt động khá như: sao nhi ,đoàn đội và các hoạt động ngoại khoá do nhà trường tổ chức đều đạt kết quả cao. Đó là cuộc thi “ Vệ sinh – Dinh dưỡng” đạt giải nhất; cuộc thi “ báo ảnh” cũng đạt giải nhất.
 Không những các em chỉ học tốt môn Tiếng việt mà tất cả các môn học khác đều có tiến bộ rõ rệt. Cuối học kì 1 lớp không còn học sinh xếp loại học lực yếu kém, số lượng học sinh khá giỏi ngày một tăng.
 Lớp được chọn 1 học sinh thi viết chữ đẹp cấp thị đạt giải nhất.cả khối 3 chọn một học sinh của lớp đi thi giao lưu toán tuổi thơ cấp thị đạt giải khuyến khích.
 Về phía bản thân,qua tìm tòi, nghiên cứu,học hỏi để tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh,vốn hiểu biết về môn Tiếng việt của tôi được nâng cao hơn.Tôi được học sinh yêu quý, đồng nghiệp và phụ huynh tín nhiệm , tin yêu, kính trọng.
II. Bài học kinh nghiệm :
 Để đạt được kết quả cao trong quá trình tổ chức các hoạt động ngoại khoá Tiếng việt 3 , ngoài việc hiểu biết về chuyên môn còn đòi hỏi ở người giáo viên lòng kiên trì vượt khó, tìm tòi sáng tạo có tinh thần trách nhiệm, say mê với công việc. Làm việc khoa học có kế hoạch cụ thể hàng tuần, hàng tháng trong từng chủ điểm ,từng phân môn. Chình vì vậy tôi tự rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm sau:
Phải khảo sát phân loại học sinh từ đầu năm học. Tìm hiểu nguyên nhân học sinh học yếu, nguyện vọng ,sở thích và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.
Lập kế hoạch từng tuần, tháng, chủ điểm,từng phân môn mà học sinh còn yếu để tổ chức các hoạt động ngoại khoá phù hợp.
Giáo viên và học sinh đều tích cực luôn học hỏi tìm tòi chương trình và kiến thức mở rộng.
Giáo viên nghiêm túc, mẫu mực và công bằng, khách quan trong việc đánh giá xếp loại cho học sinh trong các buổi ngoại khoá Tuyệt đối không chê bai hay phê bình mà luôn động viên, khích lệ đội thua cuộc hoặc xếp cuối giải. Còn đội xếp thứ nhất thì không để cho các em có tư tưởng tự kiêu mà tất cả đều bình đẳng và cố gắng ở buổi sau. Bởi mỗi lời nói,nét mặt, cử chỉ của giáo viên đều có tác động rất lớn đối với học sinh. Giáo viên phải thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Giáo viên cần sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp với từng nội dung, chương trình và vừa sức với hcọ sinh. Từ đó rèn luyện các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, lô gíc giúp học sinh chủ động, tích cực, tự giác lĩnh hội các tri thức và rèn luyện các kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết một cách tự nhiên, thoải mái, không gò ép.
Học sinh tham gia các hoạt động sôi nổi, hào hứng để trau dồi cho mình vốn hiểu biết và khả năng giao lưu ngày phong phú, chủ động hơn.
Tăng cường tìm tòi, đọc sách báo ở lớp cũng như ở nhà để trang bị vốn hiểu biết về các lĩnh vực của cuộc sống.
Tổ chức thường xuyên và đều đặn các hoạt động, kiên quyết không bỏ qua một em nào trong các hội thi. Khuyến khích, tuyên dương, khen thưởngkịp thời đối với những học sinh có tiến bộ rõ rệt.
Không ngừng khám phá, tìm ra các phương pháp, hình thức tổ chức sáng tạo, linh hoạt và hay hơn nữa để thu hút học sinh tham gia tích cực hơn từ đó góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng Dạy – Học.
Kết hợp chặt chẽ với ban giám hiệu, chuyên môn và các đồng chí giáo viên trong trường. Phổ biến kinh nghiệm để tất cả các giáo viên cùng học tập và tổ chức ngoại khoá cho lớp, trường.
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh cùng với nhà (trường tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất gây cho lớp một số quỹ nhỏ để mua phần thưởng động viên học sinh trong các buổi ngoại khoá. 1 tháng 1 lần). Cùng kết hợp trao đổi với phụ huynhnhững hạn chế của học sinh để cùng với phụ huynh nhắc nhở, giúp đỡ.
Thực hiện tốt các hoạt động ngoại khoá có tác dụng: 
Giúp học sinh có thói quen tự giác học tập ở tất cả các môn.
Nâng cao chất lượng toàn diện.
Việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh phải tiến hành ngay từ buổi đầu và trong suốt quá trình học tập của học sinh ở tiểu học.
III.Một số đề xuất
 Để năng cao chất lượng Dạy và học, tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau:
III.1.Phải coi hoạt động ngoại khoá là một hoạt động cần thiết:
III.1.1. Đối với giáo viên :
 Hoạt động ngoại khoá trước hết là lúc giáo viên nâng cao trình độ , là khi giáo viên bộc lộ năng lực của mình về mọi mặt như năng lực giảng day, tổ chức điều khiển các hoạt động đa dạng.
 Hiện nay chương trình quy định môn Tiếng việt ở tiểu họcnhiều khi trong một tiết học không thể truyền tải sâu sắc được các nội dung đó vì nhiều lí do. Chính vì vậy thời gian ngoại khoá là lúc mà giáo viên bồi dưỡng, củng cố, mở rộng thêm cho học sinh.
 Qua các hoạt động này học sinh bộc lộ trực tiếp trình độ nhận thức các kiến thức đã được học , đặc điểm tâm lí lứa tuổi từ đó giáo viên có phương pháp và hình thức tổ chức sao cho phù hợp để đạt kết quả cao nhất. Ngoài ra các hoạt động này kéo gần học sinh và giáo viên trong quan hệ thầy trò.Giáo viên nâng cao hơn nữa vai trò người thầy. Do đó đối với giáo viên hoạt động ngoại khoá không thể thiếu mà ngược lại nó rất cần thiết.
III.1.2. Đối với học sinh:
 Hoạt động ngoại khoá là môi trường tốt cho các em rèn luyện cả về tri thức và đạo đức. Học sinh phảit ham gia tích cực vì hoạt động ngoại khoá giúp các emhọc hỏi thêm rất nhiều điều trong thực tế cuộc sống hàng ngày.
 Rèn cho các em bạo dạn trước đám đông và đồng thời là lúc các em bộc lộ hiểu biết và suy nghĩ của mình về tri thức đã học và cách nhìn của các em về cuộc sống.
 Ngoài ra còn là lúc các em bộc lộ năng khiếu văn ( qua các cuộc thi sáng tác).Học sinh có điều kiện phát triển năng khiếu vốn có của mình.
 Qua các cuộc thi học sinh được sử dụng tối đa vốn ngôn ngữ của mình từ đó hình thành kĩ năng : nghe, đọc, nói, viết và giao tiếp.
III.1.3. Đối với nhà trường:
 Hoạt động ngoại khoá là lúc nhà trường có thể tham dự để đánh giá đúng chất lượng Day -Học của giáo viên và học sinh để có kế hoach cụ thể hơn trong việc phân công cũng như tổ chức bộ máy quản lí giáo viên được nâng cao.
 Tóm lại hoạt động ngoại khoá cần được quan tâm đíng mức vì rất cần thiết đối với giáo viên , học sinh, nhà trường vì thế nó không thể thiếu.
II.2.. Mỗi trường nên có kế hoạch cụ thể cho hoạt động về ngoại khoá. Nhà trường cần lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động này từng tuần , từng tháng theo các chủ đề cụ thể như: chào mừng 20/11; 22/12; 3/2; 8/3; 26/3;19/5.Kế hoạch được đưa xuống từng l[ps, khi đó từng lớp có kế hoạch cho riêng mình và cần có thời gian để chuẩn bị hoạt đông ngoại khoá của trường. Trong kế hoạch của trường phải ghi rõ ngày tổ chức, các hình thức tổ chức để dễ dàng cho giáo viên và học sinh. Nếu chương trình ngoại khoá chưa rõ ràng, không cụ thể thì sẽ bị xem nhẹ, nhiều giáo viên sẽ không nhiệt tình tham gia mà quan niệm ngoại khoá có thể có, có thể không làm tốt công tác này mà chỉ tổ chức qua loa.
 Tóm lại kế hoạch của nhà trường càng cụ thể thì hoạt động ngoại khoá ở lớp nói riêng, ở trường nói chung sẽ đạt kết quả cao.
III.3. Giáo viên cần phải nắm được các hình thức hoạt động ngoại khoá đa dạng có phương pháp tổ chức cụ thể.
Hình thức hoạt động ngoại khoá môn Tiếng việt phong phú đa dạng gồm:
III.3.1 Các hoạt động ngoại khoá trong phạm vi lớp học , trường học như : 
* Báo tường : có nhiều hình thức làm báo tường trong trường học : báo bảng , báo quyển , báo ảnh Đó là hình thức tổ chức chung cho 1 tổ, 1 nhóm , 1 lớp. Mọi thành viên trong tổ cùng tham gia viết báo , học sinh được tập dượt trên nhiều thể loại: Thi sáng tác thơ, thi viết truyện , tiểu phẩm, truyện vuiThực chất mỗi bài báo là một bài làm văn mà người viêt được tự do chọn đề tàivà thể loại . Vì thế tham gia viết báo học sinh được rèn luyện từ, cách dùng từ, viết chính tả, đặt câu, viết bài.Trình độ làm văn, trình độ sử dung ngôn ngữ Tiếng việt được nâng lên rõ rệt.
* Thi sáng tác thơ, văn, kịch: hoạt động này thường được tổ chức nhân ngày lễ lớn( ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày sinh nhật Bác, Ngày thành lâp Đoàn Đội, một sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong trường ở địa phương. Hoạt động này tác động đến năng lực sử dụng Tiếng việt của học sinh cũng tương đối như hoạt đông viết báo. Tuy phạm vi đối tượng có hẹp hơn nhưng các cuộc thi sáng tác còn tạo chất mền, tao cơ hội kích thích năng khiếu văn học của học sinh, phát triển nuôi dưỡng các mầm văn học.
* Thi vở sạch chữ đẹp: Chữ viết là nết người, phấn đấu để có vở sạch chữ đẹplà một yêu cầu đặt ra với toàn thể học sinh tiểu học, là nhiệm vụ của các em. Thi vở sạch chữ đẹp là một cuộc vận động toàn bộ học sinh các lớp luyện tập viết chữ đẹp, giữ gìn sách vở sạch sẽ. Đó chính là rèn luyện đức tính cẩn thận sạch sẽ mến cái đẹp cho học sinh ngay từ đầu lớp một. Cuộc thi là một phương tiện quan trọng giúp học sinh ghi chép lại kiến thức tư tưởng tình cảm của học sinh.
 * Thi đọc thơ,ngâm thơ, kể chuyện: Góp phần luyện các kĩ năng được hình thành và phát triển qua các tiết tập đọc, kể chuyện. đồng thời nó tác động bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ tình yêu đói với văn chương và Tiếng việt. Cuộc thi này có thể tổ chức với quy mô lớn, vận động học sinh toàn trường tham gia, có sự so tài của nhiều “cây văn nghệ” ở các lớp. Cuộc thi cũng có thể tổ chức gọn nhẹ trong phạm vi lớp học nhân kết thúc học kì, nhân có các bài thơ, câu chuyện hảytong chương trình . lớp tôi đã tổ chức cuộc thi sau 3 tuần học và lấy tên là “ những vàn thơ măng non”.
 * Dạ hội văn học : Hay còn goi là đêm hội văn học . Đây là cuộc trình diễn nhiều hoạt động liên quan đến văn học và Tiếng việt. Trong dạ hội vă học, có thể có các phần thi: ngâm thơ, kể chuyện, đọc diễn cảm, đóng kịch
 Hoạt động này có thẻ tổ chức trong trường, trong lớp. Dạ hội góp phần rèn luyện nhiều kĩ năng sử dụng Tiếng việt của học sinh. Nó cũng là cơ hội để học sinh giao lưu, trao đổi tâm tình.
 Đó là dịp để các em trau dồi cách dùng Tiếng việt trong những tình huống giao tiếp đa dạng đời thường.
 * Các trò chơi Tiếng việt: có thể kể nhiều trò chơi băng tiếng việt như đố chữ, ghép chữ, tìm từ cùng nghĩa, điền chữ vào các câu thơ, câu văn để khuyết vị trí. Các trò chơi tiếng việt nhằm củng cố tri thức Tiếng việt, phát triển vốn từ, phát hiện và sửa chữalỗi dùng từ, đặt câu. Các trò chơi Tiếng việt có thể sử dụng xen kẽ trong các buổi hoạt động ngoại khoá, trong các bài học .
 *Sổ tay chính tả, sổ tay từ ngữ: mỗi loại sổ tay có một mục đích riêng. Sổ tay chính tả nên sắp xếp theo thứ tự chữ cái, mỗi chữ cái cần lưu ý về chính tả nên ghi rõ cách viết đúng, lỗi chính tả cần chú ý.
 Sổ tay từ ngữ Có thể ghi theo chủ điểm, giúp các em tích luỹ từng mặt trong vốn tiếng việt của các em. Sưu tầm thàn ngữ, ca dao.văn học dân gian không chỉ là kho tàng tri thức mà còn là kho tàng Tiếng việt quý báu. Các nhà thơ, nhà văn lớn thường tìm đến các tác phẩm dân gian để học ở đó cách dùng tiếng việt đặc sắc sáng tạo. Tổ chức học sinh sưu tầm thành ngữ, tục ngữ,ca dao, lời ăn tiếng nói của nhân dân tại địa phương là cách đưa các em trở lại với cội nguồn Tiếng việt. Giúp các em học tập cách nói thông minh, sinh động, hóm hỉnh của nhân dân. Các em học sinh hứng thú ghi lại trong sổ tay những hình ảnh dùng từ sáng tạo.
I.3.2. Các hoạt động ngoại khoá ngoài nhà trường:
 Tham quan các di tích lịch sử liên quan đến văn học và Tiếng việt như thăm Văn miếu, Thăm Côn Sơn nhớ về Nguyễn Trãi Tạo cho học sinh long yêu mến các nhà văn, nhà thơ, tạo cho học sinh tiếp xúc với nhiều tình huống giao tiếp, đòi hỏi sử dụng tiếng việt để các em có điều kiện rèn luyện.
III.3.3. Đối với từng hình thức ngoại khoá cần có phương pháp, hình thức tổ chức cụ thể và hợp lí thì sẽ có kết quả cao. 
III.3.4. cần phối hợp thực hiện với các tổ chức trong trường để hình thành kiến thức hệ thống cho các em.
III.3.5.Phải thường xuyên kiểm tra đánh giá, động viên học sinh kịp thời, thường xuyên cải tiến hoạt động.
Sau mỗi buổi hoạt động ngoại khoá giáo viên cần nhận xét trình độ nhận thức của các em để động viên kịp thời những mặt tốt, sữa chữa những mặt yếu để các em thực hiện tốt hơn thu hút học sinh tham gia tích cực.
Phần thứ ba: Kết luận
 Trong suốt quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động ngoại khoá môn Tiếng việt 3 ở Tiểu học tôi thấy rằng: Hoạt động ngoại khoá môn Tiếng việt 3 nói riêng và Tiếng việt cấp Tiểu học nói chung thực sự không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nó có tác dụng to lớn giúp học sinh tiếp thu và lĩnh hội các tri thức khoa học một cách nhanh nhất và góp phần khắc sâu kiến thức cho học sinh. Từ đó kĩ năng giao tiếp của các em ngày một phát triển tốt vì trong hoạt động ngoại khoá có nhiều tình huống giao tiếp. Hơn thế nữa với mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay là tăng cường phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo, tự tìm tòi kiến thức mới và tiếp thu kiến thức mới một cách chủ động có như vậy học sinh mới hiểu sâu, nhớ lâu.
 Chính vì vậy qua tìm hiểu lí luận dạy học, đặc điểm tâm lí, đặc điểm hoạt động ngoại khoávà thực tế trường Tiểu học tôi thấy cần thiết phải:
* Nhà trường Tiểu học phải có phương pháp, kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho từng lớp.
* Cần có quan điểm đúng về hoạt động ngoại khoá.
* Tổ chức hoạt động ngoại khoá chung toàn trường.
* Phải thường xuyên đổi mới các phương pháp và hình thức tổ chức.
* Phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá.
* Giáo viên phải năng nổ, nhiệt tình, sáng tạo.
* Động viên, khuyến khích kịp thời học sinh. 
* Học sinh phải tự học hỏi trau dồi vốn hiểu biết của mình để tham gia các hoạt động tự tin chiến thắng. 
*Phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức đoàn thể để cùng tổ chức các hoạt động ngoai khoá tốt hơn.
 Trên đây là những suy nghĩ của tôi về việc nghiên cứu đề xuất một số biện pháp khắc phục khó khăn trong dạy học Tiếng việt . Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá trong môn Tiếng việt ở tiểu học. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế vì bản thân đang tích cực học tập các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.
 Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, ban giám hiệu trường Tiểu học Phương Nam B, cán bộ chuyên môn Phòng giáo dục và Đào tạo Thị xã Uông Bí để đề tài của được hoàn hảo và vận dụng thực tiễn sao cho có hiệu quả cao hơn.
 Tôi xin trân trọng cảm ơn!
 Phương Nam, ngày 6 tháng 5 năm 2009
 Người viết:
 Đinh Thị Minh Toan
Tài liệu tham khảo
 Để tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng việt 3, tôi đã nghiên cứu những tài liệu sau:
Phương pháp dạy học Tiếng việt – Nhà XBGD
Các tập san giáo dục thời đại
Trò chơi học tập Tiếng việt 3- Nhà XBGD-2005
Tập các câu đố tuổi thơ- Nhà XB Văn hoá thông tin-2005
Sách Tiếng việt 3 – tập 1, tập 2
Sách giáo viên Tiếng việt 3- tập 1, tập 2
Hỏi- Đáp về dạy học Tiếng việt 3- Nhà XBGD
Chuyên đề giáo dục Tiểu học ( 2005- 2008)
Một số hoạt động ngoại khoá do nhà trường, các trường bạn , Phòng giáo dục và trên các phương truyền hình như: vô tuyến và trên mạng In ternet.
Phụ lục
STT
Đề mục
Nội dung
Trang
1
Phần thứ nhất : khái quát chung
1-5
2
I
Lí do chọn đề tài
1-3
3
II
Mục đích nghiên cứu
4
4
III
Giới hạn đề tài
4
5
IV
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4
6
V
Nhiệm vụ nghiên cứu
4
7
VI
Phương pháp nghiên cứu
4-5
8
VII
Kế hoach thực hiện
5
9
VIII
Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn
5
10
Phần thứ hai : Nội dung
6-37
11
Chương I :Tổng quan
6
12
Chương II: CƠ sở lí luận và thực tiễn
7-11
13
I
Cơ sở lí luận
7-10
14
II
Cơ sở thực tiễn
10-11
`15
Chương III: Nội dung vấn đề nghiên cứu
12-23
16
I
Thực trạng HĐNK Tiếng việt ở lớp 3D TRường Tiểu học Phương Nam B
12-13
17
II
Một số ví dụ về phương pháp và hình thức tổ chức các HĐNK
14-23
18
Chương IV: Thực nghiệm
24-31
19
I
Mục đích của việc thực nghiệm
24
20
II
Nội dung, kế hoạch
24
21
III
Phương pháp hình thức, tổ chức thực nghiệm
24
22
IV
Thời gian và địa điểm thực nghiệm
24-31
23
Chương V: Kết quả và đề xuất
32-37
24
I
Kết quảnghiên cứu
32-33
25
II
Bài học kinh nghiệm
33-34
26
III
Đề xuất
34-37
27
Phần thứ ba: Kết luận
38-39
Nhận xét của hội đồng khoa học
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Phương Nam, ngày .......tháng ..... năm 2009
 Hiệu trưởng
 Nguyễn Tiến Cương
.

File đính kèm:

  • docsangkienkinhnghiem-org-409.doc