Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tập luyện chạy bền

THỰC TRẠNG

Trường THCS Phong Thạnh Tây là một trường vùng sâu, đi lại khó khăn, địa bàn rộng. Số lớp 9 lớp, có 326 học sinh.

1. Thuận lợi

 - Nhà trường sắp thời khóa biểu phù hợp với đặc thù bộ môn, sân trường rộng có bóng cây phù hợp với bộ môn.

- Giáo viên có nhiều năm kinh nghiêm giảng dạy, được tập huấn chuẩn về trình độ, nghiệp vụ môn giáo dục thể chất.

 - Ban giám hiệu tạo điều kiện tốt cho Gv tham gia dự giờ đồng nghiệp.

 - Nhà trường có đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy như trang thiết bị dạy học thuận lợi cho việc giảng dạy cũng như tập luyện.

2. Khó khăn

 - Do các em học hai buổi trên ngày nên việc ở lại lập luyện sau buổi học gặp khó khăn do nhà xa.

 - Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến bộ môn coi đó là môn phụ không khuyến khích các em nên cũng ảnh hướng đến quà trình tập luyện.

 - Sân trường còn ngặp nước về mùa mưa cho nên việc tập luyện cũng khó khăn.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tập luyện chạy bền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN CHẠY BỀN 
 Nguyễn Văn Trường 
 Giáo viên trường THCS Phong Thạnh Tây
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
	Hiện nay giáo dục là quốc sách hàng đầu trong đó môn Thể dục cũng được coi là một môn quan trọng, cơ bản của công tác giáo dục học sinh. Thể dục không những có tác dụng bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho học sinh mà còn nâng cao năng lực làm việc phát triển trí óc và thể lực giáo dục đạo đức và thẩm mĩ giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng ở nhà trường phổ thông.
 	Muốn học tốt các môn thể dục thể chất nói chung và môn điền kinh nói riêng. Đặc biệt là nội dung chạy bền để giúp các em phát triển đều đặn những nhóm cơ chủ yếu tạo điều kiện hình thành tư thế đúng đắn, điều chỉnh linh hoạt sự vận động của cơ thể trong quá trình học tập và rèn luyện điền kinh: Phải nói đến môn chạy bền. Tại sao trong khi luyện tập học sinh thường sợ môn này?
 	Vì chạy bền khả năng duy trì hoạt động kéo dài, hoạt động với cường độ lớn, lượng vận động nhiều, mất nhiều sức. Do đó cần phải giúp các em giảm bớt lo sợ khi luyện tập chạy bền để các em thoải mái hưng phấn trong khi luyện tập, tức là giúp các em biết cách phân sức được sức bền chung và sức bền chuyên môn. Là một tố chất thể lực cần phải phân phối sức cho hợp lí trên toàn bộ cự ly đường chạy.
Vậy làm thế nào để các em không còn sợ môn chạy bền. Đây là điều trăn trở đối với người thầy dạy môn thể dục nói chung và đối với bản thân tôi nói riêng. Tôi suy nghĩ và làm như thế nào để học sinh yêu thích môn của mình, môn thường được các em xem nhẹ không như các môn văn hóa khác.
 	Đây là một điều kiện khó khăn vậy trong những năm qua tôi đã áp dụng nhiều biện pháp song một trong những biện pháp mà tôi thấy có hiệu quả hơn cả đó là lí do tôi chọn giải pháp: “Phương pháp tập luyện chạy bền” cho học sinh THCS.
II. THỰC TRẠNG
Trường THCS Phong Thạnh Tây là một trường vùng sâu, đi lại khó khăn, địa bàn rộng. Số lớp 9 lớp, có 326 học sinh.
1. Thuận lợi
 	- Nhà trường sắp thời khóa biểu phù hợp với đặc thù bộ môn, sân trường rộng có bóng cây phù hợp với bộ môn.
- Giáo viên có nhiều năm kinh nghiêm giảng dạy, được tập huấn chuẩn về trình độ, nghiệp vụ môn giáo dục thể chất.
 	- Ban giám hiệu tạo điều kiện tốt cho Gv tham gia dự giờ đồng nghiệp.
 	- Nhà trường có đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy như trang thiết bị dạy học thuận lợi cho việc giảng dạy cũng như tập luyện.
2. Khó khăn
 	- Do các em học hai buổi trên ngày nên việc ở lại lập luyện sau buổi học gặp khó khăn do nhà xa.
 	- Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến bộ môn coi đó là môn phụ không khuyến khích các em nên cũng ảnh hướng đến quà trình tập luyện.
 	- Sân trường còn ngặp nước về mùa mưa cho nên việc tập luyện cũng khó khăn.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 	Mấy năm gần đây đi dự thi Hội khỏe Phù Đổng hay Đại hội thể dục thể thao cấp thị xã, tôi thường thấy thành tích của môn chạy bền 1500m nam và 800m nữ ở trường rất thấp, thậm chí nhiều em thi bỏ cuộc không chạy hết cự ly và đi bộ về đích. Là một giáo viên chuyên trách dạy môn Thể dục với nhiều biện pháp tôi đã thực hiện, và mạnh dạn nêu lên một biện pháp của mình về việc huấn luyện môn chạy bền mà tôi thấy có hiệu quả.
Tôi đã vận dụng biện pháp sau: Ngay từ giờ dạy đầu tiên của bộ môn nhất thiết phải gây hứng thú cho học sinh với bộ môn bằng nhiều phương pháp khác nhau, nói chuyện ngoại khóa, kể chuyện về các môn thể dục thể chất. Thành tích của từng môn đối với thế giới và quốc tế vài năm gần đây, qua đó tạo nên sức hấp dẫn kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, thích thể thao, muốn tập luyện. Cho các em thấy được tác dụng của nó: Muốn chạy bền nhằm rèn luyện sức bền, ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn mệt mỏi để vượt lên giúp các em di chuyển từ nơi này đến nơi khác khi chưa có phương tiện hiện đại. Để gây được hứng thú tôi phải bỏ khá nhiều công sức về vấn đề này trong nhiều giờ sau đó (xen kẽ các giờ học) vừa học kiến thức cơ bản vừa dẫn chứng ở một số trường qua các hội khỏe cấp thị xã, cấp tỉnh và cấp quốc gia để các em yêu thích môn chạy bền thích tập không sợ mệt mỏi, không bỏ cuộc, biết cách phân phối sức cho phù hợp.
Bên cạnh đó người thầy phải làm thế nào để học sinh tiếp thu được kiến thức trong bài giảng nhanh nhất, dễ nhớ và nhớ lâu. Muốn thực hiện được điều cơ bản này ngoài nghiên cứu kỹ nội dung, kiến thức của bài soạn chu đáo mà còn phải xác định rõ phương pháp dạy ở từng bài, từng buổi tập, từng phần. Chọn ra học sinh có tố chất, có thể lực tốt.
1. Ví dụ: Qua tiết có giờ chạy bền ở lớp tôi thường lần lượt tiến hành các bước sau:
 	a. Bước 1: Tôi thường tạo ra cho học sinh hứng thú, hưng phấn khiến cho các em ham muốn tập luyện, thích chạy bền.
b. Bước 2: Tôi chỉ ra một số nhược điểm trong chạy bền mà các em thường mắc và tỏ vẻ sợ sệt. 
Thời kỳ cực điểm thường xuất hiện ở giai đoạn chạy giữa quãng trong chạy bền là thời kỳ mệt mỏi nhất mà thời kỳ này nó xuất hiện sớm hay muộn tùy thuộc vào trình độ tập luyện và sức khỏe của từng người. Do vậy cần tìm ra biện pháp khắc phục.
c. Bước 3: Biện pháp khắc phục: Các em cần cố gắng phối hợp nhịp nhàng giữa tần số bước chạy và nhịp thở, kết hợp với phân phối sức hợp lý thì cơ sẽ dần hồi phục.
Khi các em quen dần với bài tập sức bền và hiểu rõ được ý nghĩa, tác dụng của nó tôi tiếp tục tiến hành bước tiếp theo. 
d. Bước 4: Hướng dẫn bài tập về nhà cho các em luyện tập thêm ở nhà vào buổi sáng sớm và chiều mát, giúp các em hiểu và nắm vững chiến thuật trong khi chạy bền để đạt thành tích cao.
2.Tiến hành tuyển chọn:
- Chọn những em có thành tích cao nhất. 
- Có thể trạng sức khỏe tốt, hõm bàn chân khắc sâu.
- Có sức khỏe tốt không bệnh tim mạch hoặc một số bệnh bẩm sinh
a. Bước một: Dạy cho các em một số động tác khởi động: Chạy nhẹ nhàng một vòng sân, sau đó đi vào đội hình vòng tròn vừa đi vừa tập một số động tác khởi động: tay- lườn–vặn mình–lưng bụng và động tác chân đứng tại chỗ khởi động.
Tiếp đó tôi tiến hành dạy cho các em một số động tác bổ trợ: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy nâng cao gót chân chạm mông. Những động tác này các em đứng tại chỗ tập tới khi động tác đã được thành thạo thì tôi tiến hành tập như sau:
 	Cho các em chạy bước nhỏ di động 5m, tiếp tục nâng cao đùi 5m, kết hợp động tác chạy thẳng chân sau 10m. Tập chạy tăng tốc từ 15-20m (2-3 lần), tập chạy biến tốc 50m nhanh chậm 2 lần. Các động tác được tập bổ trợ chuyển vật 4 đến 6 em 1 một đợt hết một đợt tôi nhận xét nhắc nhở và sửa kỹ thuật cho các em rút kinh nghiệm cho từng em để lần sau tập tốt hơn. Có thể vừa nói tôi còn thị phạm lại kỹ thuật chậm để các em quan sát lần sau tập tốt hơn .
b. Bước 2: Dạy cho các em kỹ thuật xuất phát cao –chạy lao; Trước tiên tôi phân tích và làm mẫu xong. Tiến hành cho các em tập (4 em lượt). Ở giai đoạn này tôi đặc biệt sửa tư thế xuất phát, góc độ chạy lao cho phù hợp. Khi các em đã thực hiện tương đối tốt kỹ thuật này tôi tiến hành bước kế tiếp.
 	c. Bước 3: Tiếp tục dạy cho các em kỹ thuật giai đoạn chạy giữa quãng .Thường dạy các em trên cơ sở lý thuyết kết hợp mô phỏng kỹ thuật chậm chỉ ra tranh vẽ . Giúp các em hiểu sâu hơn và vận dụng vào luyện tập thực hành, tiến hành cho các em luyện tập theo nhóm (4-5 em lượt). Giai đoạn này tôi chú ý sửa tư thế bước chạy đặc biệt đạp sau thẳng, cách đánh tay.
+ Tập chạy biến tốc 50-60m: Nhằm giúp các em thay đổi tốc độ khi cần thiết và phản xạ nhanh trong khi chạy.
+ Tập chạy đường vòng: Ở giai đoạn này tôi hướng dẫn các em cố gắng duy trì tần số bước chạy hít thở sâu không nên vượt bạn ở đường vòng, nên vượt bạn ở đường thẳng, phân phối sức hợp lý trên toàn bộ cư ly khi đã vượt được rồi nên bám sát vạch vôi.
+ Công việc tiếp theo tôi hướng dẫn các em hạ thấp trọng tâm: Động tác này tôi thường dạy dưới dạng trò chơi (chạy qua vật chuẩn rồi chạy về hàng). Giúp các em tăng sức chịu đựng của đôi chân.
+ Tập chạy 100m- 200m- 400m- 600m-800m - 1000m và 1500m thậm chí 2000m. Tôi thường ra chỉ tiêu cho các em tập tăng dần 
1. Ví dụ: Chạy 2 vòng sân (mỗi vòng 200m) đến 3-4-5-7 vòng sân. Luôn chú ý nhắc nhở các em thời kỳ “cực điểm” thường xuất hiện mệt mỏi ở giai đoạn chạy giữa quãng khoảng 200-300m đầu. Đó là hiện tượng sinh lý bình thường “hô hấp lần 1” mà khi chạy bền học sinh thường sợ nhất, các em hay nản chí thường muốn bỏ cuộc. Tôi thường động viên các em cố gắng duy trì tần số bước chạy không sợ ngất, đến giai đoạn sau sẽ đỡ dần “hô hấp lần 2”.
Đây cũng là hạn chế của giáo viên khi huấn luyện các em không nhắc nhở kỹ hiện tượng này. Nên đôi khi thi đấu các em thường bỏ cuộc, hoặc chạy về đích cần chạy nhẹ nhàng và đi lại hít thở sâu.
 Thật vậy để huấn luyện đội tuyển điền kinh đặc biệt là môn chạy bền .Việc nhắc nhở về hiện tượng trên là hết sức quan trọng không thể thiếu được giúp các em có kinh nghiệm vững vàng trong luyện tập và thi đấu, ngoài ra tôi thường dạy các em tập chạy leo dốc, lên xuống bậc thang chống tay vào tường đạp thẳng từng chân co gối về trước, tăng cường đạp sau và tăng sức chịu đựng của đôi chân.
2. Gây hứng thú, tạo niềm tin: Để các em yêu thích môn học này. Trong giờ giải lao tôi thường quan tâm tới các em, tâm sự với các em về hoàn cảnh gia đình điều kiện sinh hoạt, ăn uống của từng em để ra bài tập cho phù hợp. Đặc biệt qua mỗi đợt chạy tôi thường kiểm tra mạch đập của từng em. Để động viên khuyến khích các em tập luyện xây dựng tính kỷ luật tình đồng đội khi thi đấu.
Tôi luôn nhắc các em khi tập luyện cũng như thi đấu không nên dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc láKhông nên uống nhiều nước khi tập luyện và thi đấu.
Trước khi thi đấu cần nghỉ ngơi tích cực luôn để tư tưởng thoải mái, phấn chấn. Tôi nói với các em : Khi thi đấu các em phải chú ý tập trung, bình tĩnh, tự tin quyết tâm cao thi đấu hết mình. Vì thành tích bản thân, của đồng đội và đem lại thành tích cao cho trường. Nếu các em không quyết tâm, một em bỏ cuộc thì thành tích nhà trường bị xóa bỏ.
Vì vậy các em cần phải quyết tâm thi đấu để đạt thành tích cao nhất. Bên cạnh đó tôi thường hướng dẫn các em hiểu thêm về luật vận dụng vào tập luyện và thi đấu chạy bền. Giúp các em có tinh thần thoải mái, cần có sự quan tâm hỗ trợ về vật chất. Tôi thường tham mưu với nhà trường với phụ huynh, với các ban ngành ở địa phương để đỡ các em phần nào về vật chất. Để bồi dưỡng các em có sức khỏe trong những ngày tập luyện và thi đấu. Có phần thưởng cho những em có thành tích cao.
* Tóm lại: Muốn huấn luyện môn chạy bền để đạt thành tích cao tôi luôn vận dụng một phương pháp sau: Giúp học sinh hiểu được mục đích tác dụng điều luật của môn chạy bền.
Tiến hành tuyển chọn: Chọn học sinh có thành tích cao, tình hình thể trạng sức khỏe tốt.
- Kiểm tra thành tích: Đạt thành tích cao nhất.
-Tiếp theo là huấn luyện đội tuyển: Tìm hiểu phương pháp huấn luyện khác nhau.
Kết quả tôi thấy: Luyện tập dưới hình thức thi đấu đạt hiệu quả cao nhất. Trong phương pháp này tôi thường tìm ra nhược điểm của từng em cho các em thấy được và nhắc nhở, bổ sung cho các em.
- Tiếp đến khâu động viên, nhắc nhở trước khi thi đấu: Cho bài tập về nhà luyện tập thêm vào buổi sáng sớm và chiều tối.
Chú ý kỹ chiến thuật trong tập luyện cũng như trong thi đấu để hình thành kỹ năng kỹ xảo khi thi đấu (nhớ không nên vượt đường vòng tốn nhiều sức) mà nên vượt đường thẳng, khi qua đích không nên dừng lại ngay mà chạy chậm một đoạn rồi mới dừng lại, sau đó đi lại nhẹ nhàng rồi thả lỏng.
Khi chạy luôn chú ý bám sát đường vòng (vòng trong cùng sát vạch vôi có chu vi nhỏ nhất). cho nên các em phải phân phối sức cho hợp lý với sức mình trên toàn bộ cự ly. Không nên chạy về đích mà lại còn nhiều sức quá hoặc thiếu không đủ sức để về đích. Đây là điều các em cần phải thận trọng và lưu ý.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Trước khi chưa áp dụng giải pháp
Trước khi chưa áp dụng phương pháp luyện tập như trên. Tôi thấy học sinh còn lười luyện tập còn sợ chạy bền, về nhà không luyện tập thêm. Do các em không hiểu được kỹ thuật một cách hoàn hảo. Nên kết quả thi đấu những năm trước ở các giải cấp thị xã thường không cao và không có thành tích.
Ở Đại hội TDTT năm học 2018-2019 có hai học sinh tham gia thì hai em đều bỏ cuộc, không hoàn thành hết cự ly. Năm học 2019-2020 có ba học sinh tham gia tuy có về đích hoàn thành cự ly nhưng thành tích không cao. Ở cự ly 800m nữ học sinh của tôi chỉ đạt được thành tích là 3”40”10, trong khi đó thành tích cao nhất là 3”06”15. trong khi ở cự ly 1500m nam thành tích đạt là 5”10”5 con học sinh của tôi đạt là 6’90’3 còn thua xa so với ngườ về nhất
2. Sau khi áp dụng biện pháp
Sau khi áp dụng biện pháp nhược điểm của học sinh đã giảm đi rõ rệt. Tỉ lệ học sinh hiểu bài, tích cực luyện tập tăng lên. Các em hứng thú và tích cực học tập hơn. Và đã có nhiều học sinh tham gia vào đội tuyển chạy bền. Đặc biệt là hội HKPĐ năm 2020-2021 này tôi áp dụng phương pháp vào thi đấu thì thành tích có cải thiện lên rất nhiều và đặc biệt đã có giải. Ở cự ly 800m nữ học sinh trường THCS Phong Thạnh Tây đã có thành tích là: 3”00”62 đạt một giải I.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trên đây là một biện pháp huấn luyện chạy bền, những biện pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn thể dục ở trường THCS mà tôi đã áp dụng. Song ngoài ra theo tôi người thầy phải có lòng say mê nghề nghiệp, yêu thích bộ môn mình dạy, có tinh thần trách nhiệm cao chịu khó học hỏi, dám nghĩ, dám làm.
 Đặc biệt là có kiến thức cùng với phương pháp giảng dạy bộ môn vững vàng, môn dạy mới được nâng cao. Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm cụ thể tôi đã áp dụng và đã rút ra được những bài học cho bản thân trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn mình dạy.
Tôi cũng nhận thấy rằng từ suy nghĩ đến việc làm thực tế là một chặng đường khó khăn vất vả, mong rằng những người thầy phải thực sự là người thầy có tâm huyết với nghề nghiệp, hết lòng thương yêu học sinh. “Trò học tốt cần có thầy dạy tốt”. Có như vậy mới thực sự có chất lượng giáo dục để học sinh sau khi học hết cấp THCS có đủ sức khỏe và kiến thức vào cuộc sống, đó phải chăng chúng ta đã thực hiện được cái gọi là giáo dục kỹ thuật tổng hợp của “người thầy” đào tạo ra những con người toàn diện có ích cho xã hội.
VI. KIẾN NGHỊ
- Đối với cấp trên cần trang bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc dạy học.
- Khen thưởng kịp thời đối với những học sinh có thành tích cao.
Trên đây là một biện pháp mà tôi đã áp dụng trong giảng dạy và huấn luyện đối với học sinh THCS. Rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để công việc giảng dạy và huấn luyện chạy bền của tôi đạt hiệu quả cao hơn.
 Người viết 
 Nguyễn Văn Trường 
Hiệu trưởng trường THCS Phong Thạnh Tây xác nhận: Biện pháp “Phương pháp tập luyện chạy bền” của giáo viên Nguyễn Văn Trường trường THCS Phong Thạnh Tây áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên giỏi, chưa được dùng để duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
 Phong Thạnh Tây, ngày 20 tháng 4 năm 2021
	 HIỆU TRƯỞNG 
 Mai Công Vàn

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_tap_luyen_chay_ben.doc
Sáng Kiến Liên Quan