Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng đồ chơi tự tạo trong công tác giảng dạy trẻ mẫu 24-36 tháng ở trường mầm non

Cơ sở lý luận:

 Theo chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã nêu rõ: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Vì vậy: Giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó nhu cầu đồ dùng, đồ chơi tự tạo cũng rất quan trọng. Thông qua đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện.

 Việc sử dụng đồ chơi thông qua các trò chơi giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ, giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình.

 Chơi với đồ chơi còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ. Bên cạnh đó giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi, phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp.

 Mục đích của việc làm đồ chơi tự tạo giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy, là phương tiện hình thành nhân cách cho trẻ. Đồ dùng, đồ chơi là một nhu cầu tự nhiên, không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ, đặc biệt là trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non, Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có tiền để mua hoặc mua được hết đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động. Đặc điểm của trẻ mầm non là luôn có nhu cầu chơi với những đồ dùng, đồ chơi có màu sắc đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non.

Giáo viên nghiên cứu cách làm, tìm kiếm những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ đã kích thích được sự cố gắng, sáng tạo của giáo viên cũng như giúp cho trẻ tích cực, hứng thú hơn khi tham gia vào các hoạt động.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 2292 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng đồ chơi tự tạo trong công tác giảng dạy trẻ mẫu 24-36 tháng ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, đa dạng, hiện đại. Trong số đó, có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em. Những loại đồ chơi phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang tính giáo dục càng được bổ sung phong phú, đa dạng bao nhiêu thì kích thích được tính tò mò, ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu. Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với quy luật phát triển trí tuệ của trẻ ở đúng độ tuổi mới có tác động góp phần hình thành và phát triển trí tuệ ở trẻ.
	Trong thực tế, qua những năm giảng dạy, hàng ngày được tiếp xúc với trẻ, được xem trẻ chơi, thấy rằng trẻ nhỏ rất thích được chơi với những đồ chơi mới lạ, đặc biệt là những đồ chơi mà do tự tay trẻ làm ra (với sự giúp đỡ của cô). Trong khi đó, những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, hạn chế về số lượng và không được thay đổi thường xuyên. Vì vậy, nhiều trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực sáng tạo trong các hoạt động.
	Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng, như vỏ chai dầu gội, sữa tắm, lon bia, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, đĩa CD hỏng, đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng, có thể tận dụng làm những việc hữu ích. Nếu thu gom, chọn lọc và có ý tưởng làm các đồ dùng, đồ chơi thì có thể biến những chiếc hộp, bìa to, nhỏ,... thành ô tô, tàu hỏa, nhà cửa, bàn ghế, đưa vào các giờ dạy, các góc chơi của trẻ. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo, phong phú cho lớp học. Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ sử dụng trong các giờ học và các hoạt động. Qua đó hình thành ý thức tuyền truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ đến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường. Góp phần giảm thiểu lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ sinh môi trường.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, dựa vào kinh nghiệm của bản thân, đồng nghiệp, phương tiện thông tin đại chúng, tôi thực hiện sáng kiến “Phương pháp sử dụng đồ chơi tự tạo trong công tác giảng dạy trẻ mẫu 24-36 tháng ở trường Mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ các đồ chơi tự tạo sử dụng trong các hoạt động nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đồ chơi tự tạo sử dụng trong các hoạt động giảng dạy.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Sáng kiến tiến hành khảo sát, thực nghiệm trên đối tượng trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non (Năm học 2019-2020)
5. Phương pháp nghiên cứu
Sáng kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu logic, thực nghiệm, thử nghiệm, đánh giá.
6. Phạm vi nghiên cứu
Sáng kiến nghiên cứu tại lớp nhà trẻ D2 trường Mầm non Gia Thượng (Năm học 2019-2020)
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
 Theo chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã nêu rõ: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Vì vậy: Giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó nhu cầu đồ dùng, đồ chơi tự tạo cũng rất quan trọng. Thông qua đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. 
 Việc sử dụng đồ chơi thông qua các trò chơi giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ, giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình.
 Chơi với đồ chơi còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ. Bên cạnh đó giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi, phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp.
 Mục đích của việc làm đồ chơi tự tạo giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy, là phương tiện hình thành nhân cách cho trẻ. Đồ dùng, đồ chơi là một nhu cầu tự nhiên, không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ, đặc biệt là trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non, Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có tiền để mua hoặc mua được hết đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động. Đặc điểm của trẻ mầm non là luôn có nhu cầu chơi với những đồ dùng, đồ chơi có màu sắc đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non. 
Giáo viên nghiên cứu cách làm, tìm kiếm những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ đã kích thích được sự cố gắng, sáng tạo của giáo viên cũng như giúp cho trẻ tích cực, hứng thú hơn khi tham gia vào các hoạt động. 
   II. Cơ sở thực tiễn:
Đặc điểm chung:
        - Trường mầm non Gia thượng nằm trên địa bàn phường Ngọc Thụy thành Phố Hà Nội. Nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Quận. Năm học này trường phấn đấu giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố và bằng khen của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” cấp Thành phố.
- Trường được xây dựng khang trang, có khung cảnh sư phạm môi trường sạch đẹp, trồng nhiều cây xanh, cây cảnh, được đầu tư nhiều trang thiết bị dạy học, nhiều đồ chơi ngoài trời, phân khu hợp lý và luôn đảm bảo là ngôi trường xanh- sạch- đẹp.
        - Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và có nhiều thời gian tiếp xúc trực tiếp với trẻ, tâm huyết với nghề, luôn có tinh thần học hỏi vươn lên, có bề dày kinh nghiệm trong công tác giảng dạy...
2. Thuận lợi:
         - Được sự quan tâm của Phòng giáo dục, Uỷ ban nhân dân quận và Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, về chuyên môn.
	- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên phát triển khả năng sáng tạo.
        - Phòng học, sân chơi rộng rãi, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ.
        - Giáo viên trong lớp đoàn kết biết cùng nhau đưa ra các biện pháp tổ chức các trò chơi vận động  nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ.
 - Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em, phối hợp thường xuyên với giáo viên, đóng góp những vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
- Bản thân nhiều năm công tác trong nghề, đạt nhiều thành tích cao trong công tác giảng dạy. Là một giáo viên tâm  huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày.
         3. Khó khăn:
 - Công việc bận rộn, không có nhiều thời gian đầu tư cho việc làm đồ dùng, đồ chơi.
	- Trẻ còn nhỏ nên nhận thức chưa đồng đều, khả năng tư duy của trẻ còn hạn chế.
 - Số trẻ đi học không đồng đều phần nào cũng gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động sáng tạo, thu hút trẻ tham gia.
         - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các trò chơi theo từng chủ đề còn ít, chưa phong phú.
III. Cách làm một số đồ dùng, đồ chơi và ứng dụng
Điều gì gắn bó và hấp dẫn trẻ với đồ dùng, đồ chơi tự tạo? Phải chăng những đồ dùng, đồ chơi phần nào thỏa mãn nhu cấu thiết yếu của trẻ thơ. Ngoài những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn mặc và phát triển thể lực, trẻ còn có những nhu cầu khác mà các bậc phụ huynh, cô giáo cần quan tâm đến như: Nhu cầu tham gia các hoạt động; nhu cầu giải trí, vui chơi; nhu cầu nhận thức; nhu cầu giao tiếp; nhu cầu tưởng tượng của trẻ,... Vì vậy, tôi xin đưa ra một số cách thức làm đồ dùng, đồ chơi như sau:
1. Rối tay
Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ 
 - Vải dạ, bút, kéo, kim, chỉ, súng bắn keo, keo, các loại mắt nhựa, kim sa.
Cách làm
- Gập đôi miếng vải dạ, dùng bút vẽ lên vải dạ hình bàn tay, dùng kéo cắt vải dạ thành hình bàn tay.
- Dùng súng bắn keo dán các mép của ngón tay lại thành cái bao tay (Găng tay) hoặc dùng kim chỉ để khâu.
- Trang trí lên găng tay hình những nhân vật truyện, cỏ cây, ngôi nhà, chim, cá. Theo chủ đề cần thiết (Ví dụ truyện 3 chú lợn con, thơ cá và chim.)
Hình ảnh 1: Rối bàn tay
Hình ảnh 2: Cô và trẻ sử dụng rối tay
c) Cách sử dụng
Với loại rối này, sử dụng để làm các nhân vật truyện trong giờ làm quen văn học hoặc đưa vào hoạt động góc.
- Sử dụng để bày vào các sa bàn dạy làm quen văn học, làm quen với môi trường xung quanh.
2. Tạp dề rối
a) Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
- Vải dạ, bút, kéo, súng bắn keo, keo nến, kim sa, mắt nhựa,.....
b) Cách làm
- Gấp đôi miếng vải dạ vẽ và cắt vải dạ thành hình chữ nhật chiều dài phù hợp với trẻ. Cắt khoét một đầu của hình chữ nhật để làm cổ (áo)
- Cắt hình cái mũ, dán mũ vào cổ tạp dề (áo)
- Trang trí mũ tạp dề với hình các con vật, mặt trời, rau, củ.....
- Trang trí tạp dề với hình mong muốn.
Hình ảnh 3: Bé tập kể truyện bằng tạp dề rối.
c) Cách sử dụng
- Dùng thể hiện các nhân vật thơ, truyện
3. Rối mở
a) Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
Vải vụn, bông, dây len, dây ruy băng, Giấy vẽ, màu sáp, giấy màu, hồ dán, keo.
b) Cách làm
Lấy một nắm bông xoay tròn, lấy vải bọc kín làm phần đầu của con rối. Lấy một miếng bìa nhỏ, cuốn tròn dạng ống (hay lõi giấy vệ sinh đã hết) để làm thân con rối, tiện cho việc sử dụng, điều khiển rối sau này.
	c) Cách sử dụng
Với loại rối này, sử dụng để làm các nhân vật truyện trong giờ làm quen văn học hoặc đưa vào hoạt động góc. Rối mở có thể sử dụng cho cả trẻ ở mầu giáo.
Hình ảnh 4: Con rối
	Ví dụ: Trẻ nhỏ, cô vẽ sẵn mắt, mũi, chân tay các con rối, trẻ chỉ tô màu và dán lên con rối đó là chơi được. 
	d) Công dụng
Loại rối này thỏa mãn được các nhu cầu của trẻ như nhu cầu được tham gia làm các bộ phận của con rối; nhu cầu vui chơi giải trí (trẻ được chơi với đồ chơi); nhu cầu nhận thức (vận dụng vốn kiến thức của trẻ để vẽ, tô màu); nhu cầu tưởng tượng, sáng tạo (trẻ có thể tưởng tượng ra các nhân vật rối và làm theo ý thích của mình); nhu cầu giao tiếp (hai trẻ sử dụng nhân vật rối và nói chuyện giao tiếp với nhau).
4. Thỏ giấy 
a) Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
Giấy trắng (hoặc giấy nến) màu trắng và màu hồng; giấy vụn...
b) Cách làm
- Vò cho tờ giấy hơi nhăn lại một chút, sau đó cho giấy vụn vào trong và bọc lại thành cuộn tròn.
- Cuốn một băng giấy nhỏ có chiều dài khoảng 40cm, bề rộng 6cm để làm tai thỏ.
- Đặt ngang băng giấy lên giữa bọc giấy tròn sau đó gấp phần giấy thừa của bọc giấy xuống chặn ngang băng giấy. Cuối cùng nhét và giấu các mép giấy thừa cho thật khéo, vừa làm vừa chỉnh lại bọc giấy cho giống khuôn mặt chú thỏ, kéo chỉnh băng giấy cho đều hai bên để làm tai thỏ. 
- Vo hai cục giấy tròn nhỏ màu trắng, một cục giấy màu hồng và cắt hai dải giấy nhỏ màu hồng.
- Dùng hồ dán dải giấy màu hồng lên hai tai thỏ.
- Dán hai cục giấy màu trắng và hồng lên khuôn mặt để làm mũi và mồm, vẽ mắt, dính thêm mấy sợi râu và đính nơ cho thỏ.
Hình ảnh 5: Thỏ giấy
c) Cách sử dụng
Với loại đồ chơi này ta có thể sử dụng để làm các nhân vật trong truyện, thơ, các trò chơi cho trẻ. (ví dụ: ở trẻ nhỏ trẻ sử dụng những con thỏ này để cùng nhau kể lại chuyện hay tự nghĩ ra nội dung câu chuyện để kể dựa vào những con thỏ sẵn có. 
5. Mũ Gà,Vịt
a) Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
Vải dạ, kéo, keo nến, súng bắn keo....
b) Cách làm
- Dùng kéo cắt vải dạ thành những sợi dài 30cm, rộng 3cm
- Xếp những sợi vải thành hình cái mũ và dán lại bằng súng bắn keo
- Cắt mỏ, tai Gà, Vịt và dán vào mũ
- Dán mắt Gà, Vịt bằng nhựa hoặc cắt bằng vải dạ
Hình ảnh 6: Trẻ đóng vai Gà, Vịt
Hình ảnh 7: Trẻ chơi trò chơi “Gà trong vườn rau”
c) Cách sử dụng
Dùng làm các nhân vật trong truyện, thơ, chơi trò chơi
 6. Búp bê ngộ nghĩnh 
a) Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
Vỏ chai sữa tươi Fristi; Bút dạ màu đen; Quả bóng bàn (màu vàng); Nắp chai nhựa (hoặc nắp chai bia); Mút xốp; Một túm len (màu vàng hoặc da cam,...); Hồ dán, băng dính hai mặt.
b) Cách làm
- Dùng vỏ chai sữa tươi Fristi làm thân búp bê (có thể bóc nhãn mác của chai rồi trang trí lại hoặc giữ nguyên tuỳ thích).
- Dùng hồ dán để gắn quả bóng bàn lên trên miệng của vỏ chai sữa để làm đầu.
- Buộc túm len lại ở một đầu rồi lộn ngược ra (để dấu nốt buộc) và dùng hồ (hoặc băng dính hai mặt) dán “tóc” lên đầu cho Búp bê. 
- Cắt từ miếng mút xốp hình vành mũ rồi dán vành mũ vòng qua nút chai để tạo thành chiếc mũ rồi đội lên đầu cho Búp bê.
- Dùng bút dạ vẽ các bộ phận trên mặt “Búp bê”. Mái tóc của Búp bê có thể để xoã tự nhiên hoặc tết, buộc các kiểu theo ý thích của trẻ.
Hình ảnh 8: Búp bê
c) Cách sử dụng
Với loại búp bê này sử dụng để làm đồ chơi ở góc “Bé chơi bế em”
7. Bông hoa kỳ diệu
a) Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
- Vải dạ, bút, kéo, ống mút, súng bắn keo, keo nến
b) Cách làm
- Vẽ những bông hoa trên vải dạ đường kính 5cm, dùng kéo cắt rời những bông hoa. Cắt một lỗ giữa bông hoa. Cắt ống mút thành đoạn 1cm sau đó cho vào giữa bông hoa. Dùng súng bắn keo gắn ống mút với bông hoa.
c) Cách sử dụng
- Dùng hoa để xâu vào dây theo yêu cầu ( Xâu hoa màu đỏ, màu vàng, màu xanh-đỏ, màu xanh-đỏ-vàng)
- Dùng làm con quay
- Sử dụng trong chơi góc, nhận biết màu sắc, khám phá môi trường xung quanh, .
Hình ảnh 9: Trẻ xâu hoa.
8. Đường hầm bí mật
a) Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
- Cổng thể dục 3 cái, ni lông trắng to, hình trang trí, kéo, dây dù, súng bắn keo, keo nến...
b) Cách làm
- Xếp 3 cổng thể dục thẳng hàng cách nhau 1m, dùng ni lông bọc xung quanh cổng thể dục để tạo thành đường hầm để hở hai đầu.
- Dùng giây dù buộc hai đầu của nilông vào cổng để hở hai đầu để trẻ có thể chui vào.
- Dán trang trí cho đường hầm thêm đẹp.
Hình ảnh 10: Bé khám phá đường hầm
c) Cách sử dụng
- Dùng trong giờ thể dục, chơi góc, vận động...
9. Chú Êch vui vẻ
a) Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
- Vải dạ màu xanh lá cây, màu da, bạt trắng to, bút, kéo, súng bắn keo, keo nến..
b) Cách làm
- Cắt tấm bạt thành hình chữ nhật dài 1,5m rộng 1m
- Cắt vải dạ màu xanh lá cây thành những chiếc lá sen có đường kính khoảng 30cm (8 cái)
- Cắt vải dạ màu da thành những đôi bàn chân vừa với cỡ chân của trẻ
- Dán một đường thẳng ở một đầu tấm bạt để làm vạch chuẩn.
- Dán 2 lá sen cạnh nhau vào tấm bạt lên phía trên vạch chuẩn, sau đó dán 1 lá sen lên phía trên 2 lá sen khoảng cách giữa 2 lá sen. Cứ như vậy dán 2 lá rồi đến 1 lá rồi hai lá...cho đến hết)
- Dán mỗi bên1 bàn chân vào hai lá sen cạnh nhau, dán 2 bàn chân vào chỗ dán 1 lá sen.
- Trang trí một chú ếch nghộ nghĩnh phía đích. 
c) Cách sử dụng
- Dùng trong trò chơi bật chụm tách chân, dung chơi góc, chơi vận động, chơi trò chơi.
Hình ảnh 11 : Trò chơi “Chú Ếch vui vẻ”.
10. Đồ chơi thả bóng
a) Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
- 1 tấm Formex dài 1m, rộng 1m
- 1 cây ống nước to, 5 cút nối góc vuông bằng ống nước 
- Vải dạ các màu, kéo, súng bắn keo, keo nến. 
- Bóng nhỏ vừa lỗ ống nước.
b) Cách làm
- Cắt ống nước thành 5 đoạn dài 50cm. Bọc ống nước bằng vải dạ để hở hai đầu ( Mỗi ống 1 màu- màu cơ bản phù hợp với trẻ nhà trẻ). Bọc 5 cút nối bằng các màu tương ứng với màu đã bọc ống nước. 
- Gắn ống nước vào tấm Formex theo chiều dọc, bằng đầu nhau, (mỗi ống cách nhau 10cm). Gắn cút nối phía dưới ống nước tương ứng các màu, tương úng khoảng cách.
Hình ảnh 12: Đồ chơi thả bóng
 c) Cách sử dụng:
- Với loại đồ chơi này ta có thể sử dụng trong giờ vận động, chơi góc
11. Một số đồ dung đồ chơi tự tạo khác.
+ Lăn bóng.
Hình ảnh 13: Đồ chơi lăn bóng
+ Câu cá.
Hình ảnh 14: Trẻ chơi câu cá
+ Ngôi nhà hạnh phúc.
Hình ảnh 15: Trẻ xếp khu nhà thân yêu.
IV. Kết quả thử nghiệm
	Sau khi thử nghiệm các đồ dùng, đồ chơi tự tạo vào trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho trẻ, nhận thấy chất lượng các tiết dạy và các hoạt động ngày càng được nâng cao, trẻ có hứng thú với bài dạy và các hoạt động
	Nâng cao chất lượng làm quen với hình và màu: Qua trò chơi bông hoa kỳ diệu và đồ chơi thả bóng: Trẻ hứng thú và tích cực nhận biết, phân biệt kích thước, màu sắc,...
	Nâng cao chất lượng làm quen văn học và phát triển ngôn ngữ thông qua đồ chơi rối tay, rối mở, tạp dề rối: Trẻ biết thể hiện tính cách của nhân vật qua khuôn mặt của rối, phát triển tình cảm, thẩm mỹ, yêu cái đẹp. Nhờ các đồ dùng, đồ chơi do mình tự làm ra, trẻ dễ dàng nhanh thuộc truyện hơn và thích được kể lại chuyện cùng với các con rối nhỏ đó.
	Nâng cao chất lượng môn hoạt động tạo hình: Thông qua rối mở và đường hầm bí mật phát triển khả năng khéo léo của đôi bàn tay, là tiền đề cho trẻ khi lên lớp mẫu giáo.
Nâng cáo chất lượng phát triển thể chất cho trẻ: Đường hầm bí mật, chú ếch vui vẻ. Thông qua trò chơi vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà còn phát huy tính tích cực, ham muốn vận động.
Những mẫu đồ dùng, đồ chơi trên đã được phổ biến cho giáo viên thực hiện, ứng dụng cho các tiết dạy, hoạt động vui chơi, các góc chơi và dùng trang trí lớp. Đồng thời tận dụng được nguyên vật liệu thừa, có sẵn, không tốn kinh phí, hiệu quả cao. Trẻ tham gia thực hiện cùng cô rất nhiệt tình và hứng thú ở mọi lúc, mọi nơi.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở những loại phế thải, đã thực hiện tạo được nhiều loại đồ chơi tự tạo như: rối mở, làn đi chợ, thỏ giấy, búp bê ngộ nghĩnh, con sâu, con rắn, chú ếch tinh nghịch, những chú hề, mặt nạ thỏ, con chuồn chuồn và một số loại đồ chơi khác.
Từ các loại đồ dùng này, sử dụng trong các hoạt động giảng dạy đã tạo được hứng thú cho trẻ và tăng hiệu quả chất lượng công tác giảng dạy nói chung và các hoạt động nói riêng.
2. Khuyến nghị
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc làm các đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ có hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả cao hơn nữa trong quá trình thực hiện, theo tôi cần lưu ý một số vấn đề sau:
	Thứ nhất, giáo viên cần nắm vững phương pháp bộ môn để đưa đồ dùng vào giờ dạy và các hoạt động một cách hợp lý nhất.
	Thứ hai, tích cực tham khảo các tài liệu, học hỏi đồng nghiệp nâng cao trình độ để có hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp.
	Thứ ba, bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, có khả năng sáng tạo tốt để tạo ra sản phẩm đẹp, phù hợp với độ tuổi trẻ.
	Thứ tư, cần có sự kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, lôi cuốn để phụ huynh cùng đóng góp các vật liệu đã qua sử dụng.
	Thứ năm, giáo viên cần phải tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động, được tham gia giúp cô những công việc vừa sức; đồ chơi được làm trên cơ sở hứng thú, theo nhu cầu của trẻ mới đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục trẻ.
 Trên đây là một số kinh nghiệm sử dụng đồ chơi tự tạo trong công tác giảng dạy trẻ mẫu giáo bé. Rất mong được sự góp ý, bổ sung ý kiến của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp để bản thân có thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức cho trẻ chơi các loại đồ chơi tự tạo nói riêng và công tác chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép của người khác! 
Tôi xin trân thành cảm ơn! 
Long Biên, ngày tháng năm
Người viết sang kiến
 Nguyễn Thị Hồng Hoa

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_su_dung_do_choi_tu_tao_tro.doc
Sáng Kiến Liên Quan