Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc thường thức ở trường tiểu học Nga Bạch
PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA BẠCH
1. Mở đầu
1. 1 Lý do chọn đề tài:
Âm nhạc là món ăn tinh thần nó có tầm quan trọng trong cuộc sống con người từ xưa đến nay. Để tạo không khí vui vẻ giải trí tinh thần sau những giờ học căng thẳng. Vì vậy, theo chủ trương của Bộ GD – ĐT âm nhạc đã được đưa vào chương trình đào tạo ở các cấp mầm non, tiểu học và bậc THCS. Âm nhạc không chỉ đáp ứng một nhu cầu rất tự nhiên vốn có ở trẻ em như những nhu cầu về: vui chơi, giải trí, khám phá,
- Sự phát triển nhạc cảm còn giúp các em phát triển tốt các chức năng tâm lý như: khả năng cảm nhận, óc tưởng tượng, độ tập trung trong công việc.
-Âm nhạc còn là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người.
- Chương trình âm nhạc gồm 3 phân môn chính:
+ Phân môn học hát
+ Phân môn Tập đọc nhạc
+ Phân môn âm nhạc thường thức
- Trong đó âm nhạc thường thức cung cấp cho học sinh những kiến thức đáng kể về mặt âm nhạc, được tìm hiểu nhiều nhạc sĩ trong và nước, được thưởng thức các tác phẩm do chính các nhạc sĩ đó sáng tác. Ngoài ra học sinh cũng được cung cấp những kiến thức về thể loại, phong cách âm nhạc, các nhạc cụ của dân tộc và nước ngoài
-Từ thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi thấy việc gây hứng thú cho học sinh trong học tập âm nhạc đặc biệt là âm nhạc thường thức đối với học sinh trường tiểu học Nga Bạch, là điều hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy đó là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “ Phương pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc thường thức”.
PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA BẠCH 1. Mở đầu 1. 1 Lý do chọn đề tài: Âm nhạc là món ăn tinh thần nó có tầm quan trọng trong cuộc sống con người từ xưa đến nay. Để tạo không khí vui vẻ giải trí tinh thần sau những giờ học căng thẳng. Vì vậy, theo chủ trương của Bộ GD – ĐT âm nhạc đã được đưa vào chương trình đào tạo ở các cấp mầm non, tiểu học và bậc THCS. Âm nhạc không chỉ đáp ứng một nhu cầu rất tự nhiên vốn có ở trẻ em như những nhu cầu về: vui chơi, giải trí, khám phá, - Sự phát triển nhạc cảm còn giúp các em phát triển tốt các chức năng tâm lý như: khả năng cảm nhận, óc tưởng tượng, độ tập trung trong công việc. -Âm nhạc còn là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người. - Chương trình âm nhạc gồm 3 phân môn chính: + Phân môn học hát + Phân môn Tập đọc nhạc + Phân môn âm nhạc thường thức - Trong đó âm nhạc thường thức cung cấp cho học sinh những kiến thức đáng kể về mặt âm nhạc, được tìm hiểu nhiều nhạc sĩ trong và nước, được thưởng thức các tác phẩm do chính các nhạc sĩ đó sáng tác. Ngoài ra học sinh cũng được cung cấp những kiến thức về thể loại, phong cách âm nhạc, các nhạc cụ của dân tộc và nước ngoài -Từ thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi thấy việc gây hứng thú cho học sinh trong học tập âm nhạc đặc biệt là âm nhạc thường thức đối với học sinh trường tiểu học Nga Bạch, là điều hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy đó là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “ Phương pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc thường thức”. 1. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu một số phương pháp mới dạy học môn âm nhạc thường thức ở bậc tiểu học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 1. 3. Đối tượng nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu những phương pháp mới trong dạy học phân môn âm nhạc thường thức ở các khối lới 4,5 trường tiểu học Nga Bạch - Nga Sơn - Thanh Hóa. 1. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp vấn đáp thông qua trò chơi: Với phương pháp này học sinh sẽ được vùa chơi vừa học, tạo ra không khí mới cho phân môn âm nhạc thường thức bởi trước đây các em chỉ được nghe nhạc hoặc nghe giáo viên giới thiệu về tác giả tác phẩm bằng phương pháp truyền thống. - Phương pháp cảm nhận thính giác: Như chúng ta đã biết đối với các em học sinh tật nguyền như khiếm thị, bị tật ở chân, tay ... vẫn có thể cảm nhận được âm nhạc. tuy nhiên với những bạn bị điếc thì không thể bởi âm nhạc là mầu sắc của âm thanh, không nghe được đồng nghĩ với việc không thể cảm nhận được. Chính vì vậy các em phải được nghe nhiều để cảm nhận và mỗi cá nhân có một cách cảm nhận khác nhau. - Phương pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phân môn âm nhạc thường thức: Hiện nay công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh vì vậy việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy được các thầy cô giáo rất quan tâm. Với bộ môn âm nhạc của tôi cũng vậy các em sẽ được trực quan sinh động các nhạc sĩ, các nhạc cụ, các bài hát... trên power point, và tôi khẳng định một điều học sinh rẽ rất hứng thú với phương pháp này. 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông, việc đổi mới phương pháp dạy học được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, một yêu cầu bức thiết đối với tất cả các cấp học, bậc học ở nước ta. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần đào tạo những con người : tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo có năng lực vận dụng những kiến thức được học vào cuộc sống. Đồng thời đổi mới phương pháp dạy học nhằm tác động vào tình cảm, niềm vui, hứng thú cho người họ, hướng tới việc học tập chủ động loại bỏ thói quen thụ động. Hiện nay bộ giáo dục và đào tạo đã có công văn chính thức về việc giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải dạy và học. Dạy học tích hợp liên môn đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng và thái độ của học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương cũng như khả năng của học sinh phát huy tích cực, chủ động của học sinh. Thông qua các bài học giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật. Xác định được mục tiêu cung như tính phức tạp trừu tượng của môn học mình đảm nhận, nên tôi tìm mọi cách tiếp cận và thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với tính chất của phân môn và thu hút sự hứng thú, say mê học tập của học sinh. Để đáp ứng được yêu cầu trên tôi đã luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và ứng dụng những phương pháp giảng dạy mới vào môn học âm nhạc ở trường tiểu học Nga Bạch. Với lí do đó tôi đã thực hiện sáng kiến theo đúng kế hoạch đưa ra. 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: - Hiện nay điều kiện vật chất ở từng gia đình chưa đủ để học sinh tiếp xúc với nền âm nhạc nhiều. Học sinh chỉ được học nhạc ở trường mà ít được tiếp xúc với âm nhạc ở nhà hay trong những điều kiện khác. - Phân bố thời gian từng phần của bài dạy đôi lúc chưa cân đối, không hợp lý. - Một số học sinh còn lười học không tham khảo bài trước ở nhà. - Nga Bạch là địa phương vùng biển kinh tế người dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt là cha mẹ của các em học sinh phần lớn phải đi lam xa nên it coa thời gian quan tâm đến con cái. - Nhà trường chưa có phòng chức năng riêng, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn hạn chế chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu của học sinh. 2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề: - Trước đây, khi giảng dạy phân môn âm nhạc thường thức tôi thường giảng cho học sinh nghe những kiến thức có trong sách giáo khoa và những kiến thức mở rộng do tôi tìm tòi từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, nói chung người giáo viên nổ lực đem toàn bộ kiến thức thu thập, truyền giảng lại cho học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động. - Ngày nay song song với việc thay sách giáo khoa, đổi mới chương trình đó là thay đổi phương pháp giảng dạy, khắc phục lối học một chiều, thụ động, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. - Tôi xin đưa ra một vài phương pháp như: phương pháp vấn đáp, phương pháp học bằng cảm nhận thính giác, phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin, và đi trực tiếp vào các tiết có phân môn âm nhạc thường thức ở các khối 4,5. 2.3.1. Phương pháp vấn đáp: - Để giới thiệu về một nhạc sĩ tôi có thể dùng phương pháp vần đáp thông qua trò chơi “ giải đáp thắc mắc” ( giáo viên đã chuẩn bị các câu hỏi). - Cho học sinh xem lại những thông tin kiến thức có trong sách giáo khoa trong vòng 5 phút. Sau đó gấp sách lại cùng thảo luận các câu hỏi giáo viên đã chuẩn bị sẵn ở bảng phụ ( chỉ là coi lại vì ở tuần học trước giáo viên đã dặn học sinh chuẩn bị xem bài trước ở nhà). - Sau hiệu lệnh, các nhóm phất cờ giành quyền ưu tiên trả lời ( cờ do giáo viên chuẩn bị). - Lưu ý nhóm nào phất cờ trước hiệu lệnh, mất quyền ưu tiên trả lời ( luyện tập tính tự chủ, kiên nhẫn, năng động, nhạy bén,). Ví dụ: Giới thiệu nhạc sĩ Phong Nhã( âm nhạc 4- tiết 14 “ Ôn tập hai bài hát Trên ngựa ta phi nhanh, Khăn quàng thắm mãi vai em- Nghe nhạc” ) - Trước tiên giáo viên giới thieuj về nhạc sĩ Phong nhã cho học sinh nghe và ghi nhớ một lần (quê quán, năm sinh, năm mất, các tác phẩm nổi tiếng, đạt gải thưởng hoạc danh hiệu gì?...). Cho học sinh được xem hình của nhạc sĩ. ( nhạc sĩ Phong Nhã tên khai sinh là Nguyễn Duy Tường, quê ở Duy Tiên- Hà Nam, ông sinh ngày 4 tháng 4 năm 1924. Cả cuộc đời sáng tác của ông gắn vơi thiếu nhi, các tác phẩm nổi tiếng: Nhanh bước nhanh nhi đồng, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Cùng nhau ta đi lên...giải thưởng nhà nươc ve văn học- nghệ thuật năm 2001, huân chương kháng chiến chống Pháp hạng nhì, huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất...) - Giáo viên ghi sẵn các câu hỏi ở bảng phụ ( lần lượt từng câu). Mỗi câu một hiệu lệnh: + Cho biết năm sinh, nơi sinh, năm mất, nơi mất của nhạc sĩ Phong Nhã? + Nhạc sĩ Phong Nhã bắt đầu soạn những bản nhạc đầu tiên năm bao nhiêu tuổi? + Kể tên một số tác phẩm của nhạc sĩ ngoài bài hát Trên ngựa ta phi nhanh? + Ông được Nhà nước truy tặng gì? - Nhóm nào có số lượng câu trả lời đúng nhiều nhất là nhóm thắng. Giáo viên cho điểm cộng nhóm để tạo hứng thú trong thi đua. - Giáo viên cần lưu ý bao quát lớp, tránh để học sinh mở sách giáo khoa trong quá trình thi đua. Tập cho học sinh thói quen tự học tậo ở nhà. Nhóm nào có học sinh vi phạm sẽ mất quyền thi đua. - Theo tôi ở phân môn này, chúng ta đừng quá đặt nặng kiến thức bắt học sinh phải thuộc. Ở phân môn này khi giới thiệu về một nhạc sĩ, các em chỉ cần nhớ: + Năm sinh, nơi sinh, năm mất, mới mất? ( nếu đã mất) + Các tác phẩm của nhạc sĩ ấy ( một số tác phẩm tiêu biểu, không phải nhớ hết các tác phẩm). + Được Nhà nước phong tặng ( truy tặng ) giải thưởng gì? + Tác phẩm tiêu biểu được giới thiệu trong sách giáo khoa, ra đời năm nào? Hoàn cảnh nào? Trong đó, việc giới thiệu các tác phẩm của nhạc sĩ ấy là quan trọng nhất. 2.3.2. Phương pháp học bằng cảm nhận thính giác: - Theo tôi một trong những thao tác quan trọng khi dạy phân môn âm nhạc thường thức là phải cho học sinh được nghe. Nghe cái gì? - Ngoài việc nghe tác phẩm tiêu biểu được giới thiệu trong sách giáo khoa, giáo viên nên giới thiệu thêm các tác phẩm khác của nhạc sĩ đó, nhất là đối với các nhạc sĩ Việt Nam được giới thiệu toàn bộ chương trình âm nhạc tiểu học. Những nhạc sĩ có công lớn cho nền âm nhạc Việt Nam ( học sinh biết quá ít về tác phẩm của các tác giả này, thay vào đó các em lại biết về những loại ca khúc với giai điệu nhạt nhẽo, nghèo nàn, ca từ sáo rỗng, vô bổ) - Đương nhiên với thời lượng cho phép trong một tiết học, chúng ta không thể cho học sinh nghe nhiều nhưng ít nhất cũng nghe được trích đoạn qua đó giáo viên khuyến khích các em sưu tầm nghe thêm. Nghe bằng cách nào? Nghe như thế nào để đạt hiệu quả cao? - Để tạo sự tập trung lắng nghe của học sinh, chúng ta nên tổ chức thi đua dưới dạng “ nốt nhạc vui” ( mục đích cho học sinh biết thêm các tác phẩm khác của nhạc sĩ). - Giáo viên chuẩn bị sẵn các tác phẩm khác. Ví dụ: Cách 1: Giới thiệu về nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu, nghe nhạc bài Cho con. ( lớp 5 - tiết 9, giáo viên có thể gài trích đoạn các bài nổi tiếng của ông như: - Sau khi nghe giai điệu đoán tên tác phẩm, giáo viên cho nghe lại những trích đoạn đó ( phần có lời). Cách 2: Trong phần giới thiệu tác phẩm cũng có thể đưa trò chơi có tính vận động “ Ai nhanh nhất”. Ở nhà các em phải chia nhau tìm tác phẩm của nhạc sĩ đó ở thư viện, trên mạng internet - Giáo viên làm sẵn những bảng nhỏ ghi tên các tác phẩm của nhạc sĩ đó, cũng như của nhạc sĩ khác, mỗi bảng một bài. Từng nhóm một luân phiên lên chọn tên các tác phẩm, trong quá trình các em chọn sẽ có một thư ký của nhóm ghi lên bảng các tác phẩm mà các thành viên trong nhóm chọn, mỗi nhóm khoảng 30 giây. - Giáo viên kiểm tra và tổng kết, nhóm có số lượng bài của tác giả đó nhiều nhất là thắng, sau đó cho học sinh nghe trích đoạn một số bài mà học sinh các nhóm chọn đúng. 2.3.3. Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng: * Yêu cầu của phương pháp này đòi hỏi: - Giáo viên phải có khả năng sử dụng máy tính và một số chương trình cần thiết trên máy. - Nhà trường phải có đầy đủ trang thiết bị, phòng chức năng và tốt hơn nữa là có phòng bộ môn - Đây là dạng giáo án điện tử, phương pháp này có nhiều thuận lợi: + Học sinh có thể mắt thấy, tai nghe khi giáo viên giới thiệu bài + Hiệu ứng trên máy giúp học sinh hứng thú, tập trung hơn. + Học sinh có thể xem phim thay bằng những hình ảnh tĩnh. + Có thể chơi các trò chơi ở những phương pháp trên mà giáo viên không cần phải làm bảng phụ câu hỏi và đáp án Ví dụ: giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài ( lớp 5 - tiết 10 ) Giáo viên cho xuất hiện hình nhạc cụ cùng âm sắc của nhạc cụ đó, hỏi tên nhạc cụ, học sinh trả lời. Giáo viên cho xuất hiện đáp án và trích đoạn phim phần nhạc hòa tấu các nhạc cụ đó để minh họa. Fluto (Phơ-luýt) Saxofone Trom pette ( Tờ-rôm-pét) Clarinette (Cờ-la-ri-nét) - Sau đó, củng cố phần này bằng trò chơi “ thử tài”. Giáo viên cho xuất hiện trên màn hình các ô số cho học sinh lựa chon ô số bất kì, mỗi ô số khi mở ra là âm thanh của một loại nhạc cụ đã học ở trên, giáo viên cho học sinh nghe và đoán tên nhạc cụ. Sau khi học sinh trả lời, sẽ xuất hiện nhạc cụ. Để tạo thêm không khí sinh động giáo viên có thể đưa hiệu ứng đếm số ngược từ 10 đến 0. 1 2 3 * Không phải các phương pháp này là phương pháp hoàn toàn mới nhưng do cách tổ chức của giáo viên, tạo sự phấn khích thi đua, tạo khả năng tổ chức ( tổ chức nhóm) tạo tinh thần đoàn kết, biết chung sức, chia sẻ, * Học sinh đã biết tự học, tự tìm tòi khám phá thêm kiến thức cho mình, cho bạn. * Học sinh thật sự thích thú phân môn này. * Hình thành cho học sinh tính năng động, có óc tổ chức, tính tập trung, sáng tạo, khả năng tự học tập. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: - Nhờ áp dụng những phương pháp mới mà học sinh rất yêu thích khi học phân môn âm nhạc thường thức, các em tham gia rất tích cực vào các hoạt động của giáo viên tổ chức làm cho tiết học sinh động hơn. Giúp học sinh thoải mái hơn sau những giờ học căng thẳng. Những hình ảnh, tiếng đàn và lời ca sẽ làm cho học sinh lấy lại trang thái ban đầu để tiếp tục những giờ học kế tiếp. - Chất lượng bộ môn được nâng lên rõ rệt cụ thể như sau: + Trước khi áp dụng phương pháp mới: LỚP SỈ SỐ HT Tốt Hoàn thành Chưa HT 4A 30 14 ( 46,6%) 13 ( 43,4%) 03 ( 10%) 4B 30 13 ( 43,4 % ) 12 ( 40% ) 05 ( 16,6 %) 4C 36 18 ( 50 % ) 9 ( 25 % ) 09 ( 25 %) 5A 33 20 ( 60,6 % ) 9 ( 27,2 % ) 04 ( 12,2%) 5B 29 12 ( 41,4 % ) 12 ( 41,4 % ) 05 ( 17,2%) 5C 27 10 ( 37,0 % ) 11 ( 40,7 % ) 06 ( 22,3%) 5D 28 12 ( 42,9 % ) 09 ( 32,1 % ) 07 ( 25 % ) TC 215 99 ( 46% ) 75 ( 34,8 % ) 39 ( 18,2 % ) + Sau khi áp dụng dụng phương pháp mới: LỚP SỈ SỐ HT Tốt Hoàn thành Chưa HT 4A 30 18 ( 56,25 % ) 12 ( 43,75 % ) 0 ( 0%) 4B 30 19 ( 63,3 % ) 10 ( 33.3 % ) 01 ( 3.3 %) 4C 36 22 ( 61.1 % ) 11 ( 30,5 % ) 03 (8,4 %) 5A 33 23 ( 69,6 % ) 10 ( 30,4 % ) 0 ( 0%) 5B 29 16 ( 56 % ) 13 ( 44 % ) 0 ( 0%) 5C 27 15 ( 55,5 % ) 12 ( 44,5 % ) 0 ( 0%) 5D 28 17 ( 60,7 % ) 10 ( 35,7 % ) 01 ( 3,6 % ) TC 215 130 ( 60,5% ) 78 ( 36,3 % ) 05 ( 3,2 % ) 3. Kết luận, kiến nghị: 3.1. Kết Luận: Qua nghiên cứu áp dụng những biện pháp mới vào dạy học phân môn âm nhạc thường thức tôi thấy rõ hiệu quả đem lại đối với từng giờ dạy. Đa số các em hứng thú với môn âm nhạc nói chung và phân môn âm nhạc thường thức nói riêng. Phương pháp được áp dụng vào bài học đã phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Ngoài việc nhà trường, trang bị, phương tiện dạy học phù hợp cho bộ môn âm nhạc giáo viên cần chủ động tìm tòi, tích lũy và chế biến tư liệu, phương tiện khác nhằm bổ sung cho việc giảng dạy thêm phong phú, đa dạng, sinh động, hấp dẫn hơn. Cần phải chú ý đến sự phù hợp với nội dung cần truyền đạt, tránh tôi đa những sự chú ý không chủ định của học sinh. Đặc biệt giáo viên cần chú ý đến tính quan trọng và cần thiết của phương tiện dạy học. Giáo viên tự biết trang bị cho mình khả năng thích ứng và sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học. Giáo viên cần mạnh dạn không ngại khó tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp giáo viên rèn luyện được nhiều kĩ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác. Sáng kiến “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn âm nhạc thường thức ở tiểu học” có thể áp dụng với tất cả các khối lớp trong nhà trường. 3.2. Kiến nghị: Qua thực tế dạy học môn âm nhạc ở trường tiểu học Nga Bạch- Nga Sơn- Thanh Hóa nói chung và phân môn Âm nhạc thường thức nói riêng tôi thấy người giáo viên phải luôn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Muốn được như vậy cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía nhà trường: - Đảm bảo cho giáo viên có đủ tài liệu, trang thiết bị dạy học theo đúng yêu cầu của chương trình. - Tăng cường hỗ trợ thiết bị công nghệ thông tin trong trường học, xây dựng phòng chức năng riêng có đầy đủ thiết bị công nghệ thông tin để sử dụng giáo án điện tử giáo viên sẽ không mất thời gian lắp máy chiếu. - Ở trường tiểu học Nga Bạch hoạt động ngoại khóa chưa được tổ chức một cách có hệ thống, chưa trở thành một hình thức hoạt động thường xuyên. Bởi vậy giáo viên âm nhạc cần tham mưu với ban giám hiệu đề xuất tổ chức sinh hoạt ngoại khóa dưới các hình thức như: tổ chức hát múa tập thể, các nhóm đội văn nghệ, thành lập các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật... Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn âm nhạc thường thức ở tiểu học” chắc chắn rằng nội dung của sáng kiến này chưa khái quát đầy đủ hi vọng phần nào giới thiệu đến đồng nghiệp những phương pháp dạy học mới đối với phân môn âm nhạc thường thức ở trường tiểu học. Với tinh thần phấn đấu và ham học hỏi nhưng sự tiếp thu, hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên việc nghiên cứu sáng hiến kinh nghiệm còn nhiều thiếu sót. Vì vậy tôi rất mông sự đóng góp y kiến của cá cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý xây dựng thêm để cho bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nga Bạch, ngày 25 tháng 3 năm 2019 Người viết Vũ Văn Thu
File đính kèm:
- skkn PHAN MON AM NHAC THUONG THUC_12569503.doc