Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học

Hóa học là một khoa học thực nghiệm kết hợp với lí thuyết . Để học được hóa học, học sinh phải nghiên cứu thông tin, quan sát mô hình, thí nghiệm thực hành mới có thể nắm vững kiến thức, phát triển tư duy, rèn luyện kỉ năng làm việc có khoa học, biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan., trong đó biết cách giải bài tập trắc nghiệm là một vấn đề hết sức quan trọng. Thông qua việc giải bài tâp giúp học sinh hình thành, rèn luyện, củng cố kiến thức đã học một cách có hệ thống, đồng thời phân loại được các dạng bài tập, các dạng toán hóa học. Từ đó, vận dụng những phương pháp giải nhanh để có câu trả lời nhanh chóng, chính xác. Trong quá trình dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông, công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề hết sức thiết thực và cấp bách hiện nay, đòi hỏi giáo viên phải đào sâu kiến thức, phân loại các dạng bài tập, hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp thích hợp để giải các bài toán hóa học. Nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, phát triển tư duy, rèn trí thông minh, đặc biệt năng lực tư duy linh hoạt, nhanh nhẹn, kỉ năng và kỉ thuật để gải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học. Chính điều đó giúp tôi hoàn thành sáng kiến này.

doc21 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4369 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 pháp giải nhanh bài tập để có câu trả lời nhanh chóng, chính xác. Thực tế qua thời gian giảng dạy tôi nhận thấy học sinh còn gặp nhiều khó khăn vì chưa sử dụng một cách có hiệu quả về thời gian và phương pháp làm bài tập trắc nghiệm, mà sử dụng phương pháp theo hướng tự luận.
Ví dụ: Bài tập 6 trang 101 SGK Hóa học 12
Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Fe và Mg trong dd HCl thu được một giam khí H2. Khi cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 54,5g	B. 55,5 g	C. 56,5g	D.57,5g
Đa số các em giải theo cách lập hệ phương trình như sau 
►phương trình hóa học của phản ứng:
Fe+2HCl àFeCl2 +H2	(1)
Mg+2HClàMgCl2 +H2	(2)
Gọi x,y lần lượt là số mol của Fe và Mg có trong 20g hỗn hợp
56x+24y=20 (a)
Theo pt (1),(2) :x+y=0,5	(b)
giải hệ phương trình (a)và (b) x=y=o,25mol
mmuối=mFeCl+ mMgCl=0,25x127+0,25x95=55,5g
►Theo tôi nên giải nhanh hơn như sau mol
m muối=m kl+mCl=20+1.35,5=55,5g
Thật vậy tôi nhận thấy hóa học là môn học vô cùng thú vị, muốn giải một bài toán hóa học thường có nhiều phương pháp, vấn đề là chúng ta nên chọn phương pháp nào nhanh, phù hợp và dễ hiểu, chẳng hạn ví dụ trên.
Tình hình thực tế như vậy, nên trong các tiết dạy luyện tập, ôn tập cho HS, Giáo viên cần hướng dẫn cho các em biết sử dụng các phương pháp giải để có đủ các điều kiện tái hiện hoàn thành kiến thức đã học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức của mình để thực hiện tốt khi làm bài kiểm tra.
Với lí do trên Tôi mạnh dạn trình bày: “Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học” dựa vào các phương pháp từ các sách tham khảo và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân nhằm đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu trong dạy và học Hóa học ở nhà trường hiện nay và trong các kì thi. 
Phần II:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để giải nhanh bài toán trắc nghiệm, ngoài việc nắm vững lí thuyết viết đúng phương trình hóa học của phản ứng, học sinh phải nắm vững một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa đồng thời phải có kĩ năng tính. Sau đây Tôi giới thiệu một số phương pháp thường sử dụng :
1. Phương pháp áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
a) Nội dung định luật bảo toàn khối lượng:
 Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng
 .Chú ý
 ∑m(muối dung dich) = ∑mcation + ∑manion
 - mdung dịch sau phản ứng = ∑mcác chất ban đầu - ∑mchất kết tủa - ∑mchất bay hơi
 -Khối lượng của các nguyên tố trong 1 phản ứng được bảo toàn.
b) Bài tập minh họa:
1/ Bài 1: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. m có giá trị là:
A. 2,66	B. 22,6	C. 26,6	D. 6,26 
*Hướng dẫn giải:n=n=0,2(mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:m hh + m =mkết tủa + m
Þ m = 24,4 + 0,2 . 208 – 39,4 = 26,6 gam 
* Đáp án C 
2/Bài 2: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,4. Tính giá trị m.
A. 105,6 gam. B. 35,2 gam.	C. 70,4 gam.	 D. 140,8 gam.
*Hướng dẫn giải:
Các phản ứng khử sắt oxit có thể có:
	3Fe2O3 + CO 2Fe3O4 + CO2	(1)
	Fe3O4 + CO 3FeO + CO2	(2)
	FeO + CO Fe + CO2	(3)
Như vậy chất rắn A có thể gồm 3 chất Fe, FeO, Fe3O4 hoặc ít hơn, điều đó không quan trọng và việc cân bằng các phương trình trên cũng không cần thiết, quan trọng là số mol CO phản ứng bao giờ cũng bằng số mol CO2 tạo thành.
	mol.
Gọi x là số mol của CO2 ta có phương trình về khối lượng của B:
	44x + 28(0,5 - x) = 0,5 ´ 20,4 ´ 2 = 20,4
nhận được x = 0,4 mol và đó cũng chính là số mol CO tham gia phản ứng.
Theo ĐLBTKL ta có: 
	mX + mCO = mA + 
m = 64 + 0,4 ´ 44 - 0,4 ´ 28 = 70,4 gam. 
*Đáp án C
3/Bài 3: Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức,mạch hở với H2SO4 đặc ở 140oC thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2 gam. Số mol của mỗi ete trong hỗn hợp là bao nhiêu?
	A. 0,1 mol.	B. 0,15 mol. 	C. 0,4 mol.	D. 0,2 mol.
*Hướng dẫn giải
Néu đun hỗn hợp 3 ancol ở điều kiện H2SO4 đặc, 140oC thì tạo thành 6 loại ete và tách ra 6 phân tử H2O.
Theo ĐLBTKL ta có
	 gam
Þ	mol.
Mặt khác cứ hai phân tử ancol thì tạo ra một phân tử ete và một phân tử H2O do đó số mol H2O luôn bằng số mol ete, suy ra số mol mỗi ete là mol.
 *Đáp án D
4/ Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được gam muối khan. Khối lượng muối khan thu được là:
A. 1,71 gam	B. 17,1 gam	C. 3,42 gam	D.34,2 gam
*Hướng dẫn giải 
Theo phương trình điện li :n=2.=0,2(mol)
Þ mmuối = mkim loại + m= 10 + 0,2 . 35,5 = 17,1 (gam) 
 * Đáp án B
5/ Bài 5: X là một a-aminoaxit, phân tử chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 0,89 gam X phản ứng vừa đủ với HCl thu được 1,255 gam muối. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH2=C(NH2)–COOH B. H2N–CH=CH–COOH C. CH3–CH(NH2)–COOH D. H2N–CH2–CH2–COOH
 *Hướng dẫn giải:
 HOOC–R–NH2 + HCl à HOOC–R–NH3Cl
 *Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: 
 mHCl = mmuối – maminoaxit = 0,365 gam Þ mHCl = 0,01 (mol)
 Þ Maminoaxit = = 89g/mol
Mặt khác X là a-aminoaxit 
* Đáp án C 
6/ Bài 6: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là:
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.	
C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH.
 *Hướng dẫn giải: 
2ROH + 2Na ® 2RONa + H2
¾
Theo đầu bài hỗn hợp ancol tác dụng hết với Na Þ Học sinh thường nhầm là Na vừa đủ, do đó thường sai theo hai tình huống sau:
*Tình huống sai 1: 
Nên ancol = = 39 (g/mol) 
 Chọn đáp án A Þ Sai
*Tình huống sai 2: Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
Chọn đáp án A Þ Sai
*Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
 rắn = 15,6 + 9,2 – 24,5 = 0,3 gam 
 * Đáp án B
 2. Phương pháp tăng giảm khối lượng:
a) Nguyên tắc:
 Dựa vào sự tăng giảm khối lượng khi chuyển từ chất này sang chất khác để xác định khối lượng hỗn hợp hay một chất.
*Cụ thể
- Dựa vào phương trình hóa học tìm sự thay đổi về khối lượng của 1 mol chất trong phản ứng (A ® B) hoặc x mol A ® y mol B (với x, y tỉ lệ cân bằng phản ứng).
- Tìm sự thay đổi khối lượng (AB) theo bài ở z mol các chất tham gia phản ứng chuyển thành sản phẩm.Từ đó tính số mol các chất tham gia phản ứng và ngược lại.
*Lưu ý:
Phương pháp này thường được áp dụng giải bài toán vô cơ và hữu cơ, tránh được việc lập nhiều phương trình, từ đó sẽ không phải giải những hệ phương trình phức tạp.
b) Bài tập minh họa:
1/ Bài 1: Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2CO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. m có giá trị là:
A. 16,33 gam	B. 14,33 gam C. 9,265 gam D.12,65 gam
*Hướng dẫn giải: 
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng	
Ta có:Cứ 1 mol muối CO32- ® 2 mol Cl-,lượng muối tăng 71 – 60 = 11 gam
Số mol CO2 thoát ra là 0,03 thì khối lượng muối tăng 11.0,03 = 0,33 (g)
Vậy mmuối clorua = 14 + 0,33 = 14,33 (g) 
*Đáp án B
2/ Bài 2: Cho 2,81 gam hỗn hợp A gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là:
A. 3,81 gam	B. 4,81 gam	C. 5,21 gam	D. 4,8 gam
*Hướng dẫn giải: 
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng:
	 mmuối = moxit + 0,03( 96 - 16) = 2,81 + 0,03.80 =5,21 gam 
 * Đáp án C
3/ Bài 3: Hòa tan 5,94 gam hỗn hợp 2 muối clorua của 2 kim loại A, B (đều có hóa trị II) vào nước được dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch X người ta cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 17,22 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, th u được dung dịch Y. Cô cạn Y được m gam hỗn hợp muối khan. m có giá trị là:
A. 6,36 gam	B. 63,6 gam	C. 9,12 gam	D.91,2 gam
*Hướng dẫn giải:
Cứ 1 mol ® 1mol M(NO3)2 và 2 mol AgCl thì m tăng (2.62) – 71 = 53 gam
	Số mol muối = ½ số mol AgCl = ½ 0,12 = 0,06	 mol
mmuối nitrat = mmuối clorua + mtăng = 5,94 + 0,06.53 = 5,94 + 3,18 = 9,12 (g) *Đáp án C
 4/ Bài 4: Cho 1,26 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 3,42 gam muối sunfat. Kim loại đó là:
A. Mg	B. Fe	C. Ca	D. Al
*Hướng dẫn giải:
 Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
Cứ 1 mol kim loại tác dụng tạo thành muối SO42- khối lượng tăng lên 96 gam.
Theo đề khối lượng tăng 3,42 – 1,26 = 2,16g
Vậy số mol kim loại M là 0,0225 mol. 
 * Đáp án B
 5/ Bài 5: Oxi hóa m gam X gồm CH3CHO, C2H3CHO, C2H5CHO bằng oxi có xúc tác, sản phảm thu được sau phản ứng gồm 3 axit có khối lượng (m+3,2) gam. Cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là:
A. 10,8 gam.	B. 21,6 gam.	C. 32,4 gam.	D. 43,2 gam.
	 *Hướng dẫn giải: 
	 2RCHO + O22RCOOH 
 Þ khối lượng tăng 3,2 gam là khối lượng của oxi đã tham gia phản ứng
 Þ nx = 2n = 2´ = 0,2 (mol)
 Vì các andehit là đơn chức (không có HCHO) Þ nAg = 2nx = 2´0,2 = 0,4 (mol) Þ mAg = x = 0,4´108 = 43,2 gam 
 *Đáp án D.
3. Phương pháp sử dụng các giá trị trung bình
Đây là một trong một số phương pháp hiện đại nhất cho phép giải nhanh chóng và đơn giản nhiều bài toán hóa học và hỗn hợp các chất rắn, lỏng cũng như khí(chuyển bài toán hỗn hợp nhiều chất thành bài toán một chất tương đương)
a) Nguyên tắc
-Khối lượng phân tử trung bình (KLPTTB) (kí hiệu ) cũng như khối lượng nguyên tử trung bình (KLNTTB) chính là khối lượng của một mol hỗn hợp, nên nó được tính theo công thức:
	với M1 < < M2
- Giá trị trung bình dùng để biện luận tìm ra nguyên tử khối hoặc phân tử khối hay số nguyên tử trong phân tử hợp chất.
b) Bài tập minh họa:
 1/ Bài tập 1: 
Hòa tan hoàn toàn 4,68 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại A và B kế tiếp trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1,12 lít CO2 (đktc). Kim loại A và B là:
A. Be và Mg	B. Mg và Ca	C. Ca và Sr	D. Sr và Ba
*Hướng dẫn giải: 
Gọi là nguyên tử khối trung bình của 2 kim loại A và B 
	0,05 ¬¾¾¾¾ 
	 Þ 
 Vậy 2 kim loại là : Mg ( 24) và Ca (40) 
 *Đáp án B
2/ Bài 2: X và Y là hai nguyên tố halogen ở 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Để kết tủa hết ion X-, Y- trong dung dịch chứa 4,4 gam muối natri của chúng cần 150ml dung dịch AgNO3 0,4M. X và Y là:
A. Flo, Clo B. Clo, Brom C. Brom, Iot D.Không xác định được
*Hướng dẫn giải: 
 0,4 . 0,15 = 0,06 (mol) 
Þ 
 Þ Hai halogen là Clo (35,5) và Brom (80) *Đáp án B 
3.Bài tập 3: (Khối A - TSĐH năm 2007)
Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là
	A. C2H2 và C4H6.	B. C2H2 và C4H8.
 	C. C3H4 và C4H8. 	D. C2H2 và C3H8.
	*Hướng dẫn giải
	mol
	mol
	 = 0,35 mol.
Khối lượng bình Br2 tăng 6,7 gam là số gam của hiđrocabon không no. Đặt CTTB của hai hiđrocacbon mạch hở là ( là số liên kết p trung bình).
Phương trình phản ứng:
	 + ¾® 
	 0,2 mol ® 0,35 mol
Þ	 = 1,75
Þ	 ® = 2,5.
Do hai hiđrocacbon mạch hở phản ứng hoàn toàn với dung dịch Br2 nên chúng đều là hiđrocacbon không no. Vậy hai hiđrocacbon đó là C2H2 và C4H8. 
*Đáp án B
 4. Phương pháp áp dụng định luật bảo toàn điện tích
a) Nguyên tắc:
- Định luật bảo toàn điện tích được áp dụng trong các trường hợp nguyên tử, phân tử, dung dịch trung hòa điện.
- Trong phản ứng trao đổi ion của dung dịch chất điện li trên cơ sở của định luật bảo toàn điện tích ta thấy có bao nhiêu điện tích dương hoặc âm của các ion chuyển vào trong kết tủa hoặc khí tách ra khỏi dung dịch thì phải trả lại cho dung dịch bấy nhiêu điện tích dương hoặc âm.
b) Bài tập áp dụng:
1/ Bài tập1: Chia hỗn hợp 2 kim loại A, B có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 tan hết trong dung dịch HCl, tạo ra 1,792 lít H2 (đktc)
- Phần 2 nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,84 gam chất rắn. Khối lượng hỗn hợp 2 kim loại trong hỗn hợp đầu là:
	A. 2,4 gam	B. 3,12 gam	C. 2,2 gam	D. 1,8 gam
*Hướng dẫn giải:
Nhận xét: Số mol điện tích của hai kim loại A và B trong hai phần là không thay đổi, do đó số mol điện tích âm trong hai phần là như nhau.
Vì O2- Û 2Cl- nên
nO (trong oxit) = nCl (trong muối) = = 
mkim loại = moxit – mo = 2,84 – 0,08 . 16 = 1,56 gam
Khối lượng trong hỗn hợp ban đầu m = 2.1,56 = 3,12 gam
*Đáp án B
2/ Bài tập 2: Dung dịch A có chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào A đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là:
	A. 150ml	B. 300ml	C. 200ml	D. 250ml
*Hướng dẫn giải: 
Phương trình ion rút gọn
	M2+ + ® MgCO3 ¯
Khi phản ứng kết thúc, các kết tủa tách khỏi dung dịch, phần dung dịch chứa K+, Cl- và NO3-. Để trung hòa điện tích thì:
 *Đáp án A
3/ Bài tập 3: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tan vừa hết trong 700ml dung dịch HCl 1M thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Khối lượng Y là:
A. 16 gam	B. 32 gam	C. 8 gam	D. 24 gam
*Hướng dẫn giải: 
Với cách giải thông thường, ta phải viết 8 phương trình phản ứng , đặt ẩn số là số mol các chất rồi giải hệ phương trình rất phức tạp và dài. Để giải nhanh bài toán này, ta áp dụng phương pháp bảo toàn điện tích.
Số mol HCl hòa tan Fe là nHCl = 
Số mol HCl hòa tan các oxit = 0,7 – 0,3 = 0,4 (mol)
Theo định luật bảo toàn điện tích ta có 
0,3 mol Fe ® 0,15 mol Fe2O3 ; 
 * Đáp án D
 5. Phương pháp áp dụng định luật bảo toàn electron:
Trước hết cần nhấn mạnh đây không phải là phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa - khử, mặc dù phương pháp thăng bằng electron dùng để cân bằng phản ứng oxi hóa - khử cũng dựa trên sự bảo toàn electron.
a) Nguyên tắc: Trong phản ứng oxi hóa – khử, số electron mà chất khử cho bằng số electron mà chất oxi hóa nhận .Từ đó suy ra:
e nhận = e nhường 
- Sử dụng cho các bài toán có phản ứng oxi hóa – khử, đặc biệt là các bài toán có nhiều chất oxi hóa, nhiều chất khử.nhưng không cần viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
- Trong một phản ứng hoặc một hệ phản ứng, cần quan tâm đến trạng thái oxi hóa ban đầu và cuối của một nguyên tố mà không cần quan tâm đến các quá trình biến đổi trung gian.
- Nếu có nhiều chất oxi hóa và nhiều chất khử cùng tham gia trong bài toán, ta cần tìm tổng số mol electron nhận và tổng số mol electron nhường rồi mới cân bằng.
b.Bài tập áp dụng
1/Bài tập 1: Hòa tan 15 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO3 và H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Phần trăm khối lượng của Al và Mg trong X lần lượt là
	A. 63% và 37%.	B. 36% và 64%.
	C. 50% và 50%.	D. 46% và 54%.
*Hướng dẫn giải
Đặt nMg = x mol ; nAl = y mol. Ta có: 
	24x + 27y = 15.	(1)
Quá trình oxi hóa:
	Mg ® Mg2+ + 2e	Al ® Al3+ + 3e
	x 2x	y 3y
Þ Tổng số mol e nhường bằng (2x + 3y).
Quá trình khử:
	N+5 + 3e ® N+2	2N+5 + 24e ® 2N+1
	 0,3 0,1	 0,8 0,2
	N+5 + 1e ® N+4	S+6 + 2e ® S+4
	 0,1 0,1	 0,2 0,1
Þ Tổng số mol e nhận bằng 1,4 mol.
Theo định luật bảo toàn electron:
	2x + 3y = 1,4	(2)
Giải hệ (1), (2) ta được: x = 0,4 mol ; y = 0,2 mol.
Þ	 %Mg = 100% - 36% = 64%. 
*Đáp án B
2/Bài tập 2: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.
A. 10,08 gam.	B. 6,59 gam.	C. 5,69 gam.	D. 5,96 gam.
*Hướng dẫn giải
Đặt x, y, z lần lượt là số mol Cu, Mg, Al.
Nhường e: 	Cu + 2e Mg + 2e Al + 3e 
	 x ® x ® 2x y ® y ® 2y z ® z ® 3z
Thu e: 	 + 3e (NO) + 1e (NO2)
	 0,03 ¬ 0,01 0,04 ¬ 0,04
Ta có: 	2x + 2y + 3z = 0,03 + 0,04 = 0,07
và 0,07 cũng chính là số mol NO3- 
Khối lượng muối nitrat là: 
	1,35 + 62´0,07 = 5,69 gam. 
*Đáp án C
 3/Bài tập 3: (Khối A - TSĐH - 2007)
Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
	A. 2,24 lít. 	B. 4,48 lít. 	C. 5,60 lít. 	D. 3,36 lít.
*Hướng dẫn giải
Đặt nFe = nCu = a mol ® 56a + 64a = 12 ® a = 0,1 mol.
Cho e:	Fe ® Fe3+ + 3e	Cu ® Cu2+ + 2e
	0,1 ® 0,3	0,1 ® 0,2
Nhận e:	N+5 + 3e ® N+2	N+5 + 1e ® N+4
	 3x ¬ x	 y ¬ y
Tổng ne cho bằng tổng ne nhận.
Þ	3x + y = 0,5
Mặt khác:	30x + 46y = 19´2(x + y).
Þ	x = 0,125 ; y = 0,125.
	Vhh khí (đktc) = 0,125´2´22,4 = 5,6 lít.
 *Đáp án C
4/Bài tập 4: Cho tan hoàn toàn 58 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 thu được 0,15 mol NO, 0,05 mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, khối lượng muối khan thu được là:
A. 120,4 gam	B. 89,8 gam C. 116,9 gam D. Kết quả khác
*Hướng dẫn giải:
Nhận xét: Nếu chỉ dùng phương pháp bảo toàn electron thông thường, ta cũng chỉ lập được 2 phương trình 3 ẩn số và sẽ gặp khó khăn trong việc giải. Để tính khối lượng muối NO3- trong bài toán trên ta có công thức:
trong muối = a . nx
Trong đó a là số electron mà N+5 nhận để tạo thành X
Như vậy:
mmuối khan = mFe, Cu, Ag + 
= 3 . nNO + 8 . = 3 . 0,15 + 8.0,05 = 0,95 mol
mmuối khan = 58 + 0,95 . 62 = 116,9 gam 
 * Đáp án C
 5/ Bài tập5: Hòa tan hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Mg trong dung dịch HCl thấy thoát ra 13,44 lít khí. Nếu cho 34,8 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, lọc lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch HNO3 nóng dư thì thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị V là:
A. 11,2 lít	B. 22,4 lít	C. 53,76 lít	D. 76,82 lít
*Hướng dẫn giải: Al, Mg, Fe nhường e, số mol electron này chính bằng số mol e Cu nhường khi tham gia phản ứng với HNO3. Số mol electron mà H+ nhận cũng chính là số mol electron mà HNO3 nhận.
	2H+ + 2e ® H2
	 1,2 ¬¾¾ 
17,4 gam hỗn hợp H+ nhận 1,2 mol e. Vậy 34,8 gam số mol e mà H+ nhận là 2,4 mol.
	N+5 + 1e ® N+4 (NO2)
	 2,4 ¬¾¾¾ 2,4 mol
* Đáp án C
III.Kết quả:
Qua việc thực hiện đề tài trên với các lớp THPT, đặc biệt là khối 12 trong các tiết dạy luyện tập, ôn tập cho HS. Tôi nhận thấy các em đã giải quyết được khó khăn khi làm bài, biết phân dạng các loại bài tập, định hướng và áp dụng phương pháp giải thích hợp. Tiết kiệm thời gian làm bài, đặc biệt tránh được sự sai sót, đem lại kết quả cao trong học tập.
Kết luận
	Một số phương pháp đã trình bày ở trên nhằm giúp HS suy nghĩ, vận dụng sao cho thích hợp. Cần lưu ý là thầy, cô giáo phải lựa chọn các bài tập phù hợp với năng lực từng đối tượng học sinh của lớp mình dạy. Với bài viết này Tôi chỉ giới thiệu một số phương pháp mà Tôi tâm đắc nhất, còn các ví dụ đưa ra có thể áp dụng cho đối tượng HS có học lực yếu trở lên. Điều quan trọng ở đây là giúp cho các em có hứng thú, có nhu cầu học tập yêu thích môn Hóa học, từ đó các em sẽ tự giác hơn trong học tập. Trên cơ sở đó giáo viên nâng cao dần kiến thức cho các em, tạo sự hứng thú tiếp cận với các dạng toán mới khó, phức tạp hơn nhiều.
Khi làm đề tài này với nhiều suy nghĩ, trăn trở, và tâm huyêt của mình trong quá trình dạy học. Tôi mong muốn rằng nó sẽ có hiệu quả giúp cho Học Sinh THPT phần nào đó giải quyết được nhanh các vấn đề, các bài tập. Giúp HS khỏi phải lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp giải, tiết kiệm nhiều thời gian, đáp ứng nhu cầu thi cử theo hình thức trắc nghiệm hiện nay.
Trên đây là quan điểm của cá nhân tôi về việc giới thiệu “Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học” mà Tôi đã thực hiện. Tôi mạnh dạn nêu ra nhằm giúp HS chuẩn bị tốt trong các kì thi và cùng các thầy cô trao đổi. Chắc chắn đề tài này không tránh khỏi sự thiếu sót, mong các thầy cô, tham gia đóng góp ý kiến bổ sung để đề tà của Tôi hoàn thiện hơn và có thể áp dụng rộng rãi, góp phần xây dựng nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển và thực sự chất lượng. Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Danh mục tài liệu tham khảo:
 16 phương pháp và kỉ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học
 Nhà xuất bản đại học sư phạm
 Mục lục
Lời nói đầu Trang 1
Phần 1: Thực trạng vấn đề Trang2
Phần 2: Giải quyết vấn đề Trang 4
Phần 3: Kết quả Trang 19
Kết luận Trang 20

File đính kèm:

  • docskkn_rat_hayco_Tran_Thi_Thu_ThanhTHPT_Eahleo.doc
Sáng Kiến Liên Quan