Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải một số dạng bài tập định lượng trong chương trình Hóa học Lớp 9
Hiện nay, giáo dục là 1 trong những lĩnh vực được Đảng và nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Trong những năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực, dám là bộ phận tiên phong nhìn nhận đúng thực trạng của ngành, có những biện pháp chống tiêu cực và nâng cao chất lượng Dạy - Học. Cụ thể, Bộ giáo dục thường xuyên có những chương trình như: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực,. nhằm giúp học sinh hứng thú với các môn học, tăng khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
Trong số các môn khoa học tự nhiên mà học sinh được học trong chương trình Trung học cơ sở thì Hoá học là môn khoa học mà học sinh được tiếp cận muộn nhất. Tới năm lớp 8, học sinh mới bắt đầu làm quen với Hoá học.
Là một môn khoa học thực nghiêm, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống và sản xuất, nhưng thời gian học ngắn (2 năm), mà lượng kiến thức tương đối nhiều nên Hoá học là một trong những môn học được học sinh coi là khó nhất. Với tâm lí học hoá học khó nên nhiều học sinh ngại học, đặc biệt là các bài tập định lượng Hoá học. Học sinh không biết cách xác định toán hoá, vì thế chất lượng môn học thường không cao.
Trong cấu trúc của tất cả các loại đề thi, bài tập định lượng luôn chiếm phần không nhỏ. Tuy nhiên đây cũng là phần mà học sinh gặp nhiều khó khăn nhất trong việc định dạng và xác định cách giải, điều này có ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng đại trà. Vì vậy, tôi đã tổng hợp nhiều bài tập định lượng cơ bản trong chương trình Sách giáo khoa Hoá học lớp 9 thành những dạng cơ bản kèm theo cách giải, giúp học sinh có thể nhận biết một cách dễ dàng để làm bài tập. Theo tôi các bài tập định lượng trong chương trình Hoá học lớp 9 có thể chia thành các dạng cơ bản như sau:
Dạng 1: Bài tập tính thành phần phần trăm các chất có trong hỗn hợp,
Dạng 2: Bài tập xác định chất dư sau phản ứng.
Dạng 3: Các bài toán về sự tăng (giảm) khối lượng kim loại sau phản ứng.
Dạng 4: Bài tập xác định loại muối tạo thành khi cho oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm.
Dạng 5: Bài tập xác định công thức hoá học của chất.
có truyền thống hiếu học, các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc dạy học của giáo viên và học sinh. Trong những năm qua, được ban giám hiệu phân công trực tiếp giảng dạy môn Hoá học lớp 9 nên có nhiều thuận lợi cho tôi thực hiên đề tài: “Phương pháp giải một số dạng bài tập định lượng trong chương trình Hoá học lớp 9” theo hình thức đổi mới phương pháp dạy học. 2. Khó khăn: Mặc dù có những thuận lợi trên, song tôi cũng gặp không ít những khó khăn như: Đồ dùng dạy học còn ít, không có đủ đồ thí nghiệm cho tất cả các nhóm, lớp. Chưa có phòng thực hành. Vì vậy, việc học tập thực nghiệm của học sinh chưa đồng đều, khả năng tổng hợp kiến thức của học sinh chưa cao. Trong bộ môn Hoá học, việc giải quyết các bài tập định lượng của học sinh vẫn gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc nên kết quả và chất lượng đại trà chưa cao. Cụ thể khảo sát về chất lượng làm bài các dạng này khi chưa áp dụng đề tài: “Phương pháp giải một số dạng bài tập định lượng trong chương trình Hoá học lớp 9” vào giảng dạy như sau: (Khảo sát trên 3 lớp, 100 học sinh đại trà) Giải đúng và khoa học Giải đúng nhưng không khoa học Không giải được Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Số HS 0 0 0 28 25 27 62 65 63 tỉ lệ % 0 0 0 28 25 27 62 65 63 Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là: - Khả năng tư duy logic của học sinh chưa cao. - Tính ỉ lại lớn - Kiến thức cơ bản nắm chưa vững. - Kĩ năng giải bài tập định lượng cuả học sinh đại trà chưa cao. Từ thực trạng trên, để công việc giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn, tôi mạnh dạn cải tiến nội dung và phương pháp dạy học để có thể nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Phần B: Giải quyết vấn đề I. Các giải pháp thực hiện. Để hình thành kĩ năng cho học sinh, cần một thời gian tương đối dài. Với học sinh đại trà, cần tiến hành theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Kết hợp giữa việc dạy lí thuyết trên lớp với các bài tập giải mẫu và giao thêm bài tập về nhà những bài tập tương tự hoặc với mức độ cao hơn cho học sinh làm bài tập, hình thành kĩ năng. Đối với mỗi dạng bài, tôi đều tiến hành theo 3 bước: - Bước 1: Cho học sinh tiến hành phân tích đề, nêu những giả thiết, yêu cầu của bài tập. - Bước 2: Giải mẫu những bài cơ bản cho học sinh nắm được trình tự các bước để làm bài tập. - Bước 3: Ra thêm các bài tập tương tự hoặc với mức độ cao hơn để học sinh làm ở nhà. (có thể thu vở của vài học sinh để chấm lấy điểm, tạo hưng phấn cho học sinh luyện tâp, hình thành kĩ năng) II. Các biện pháp thực hiện 1. Dạng 1: Bài tập tính thành phần phần trăm khối lượng các chất có trong hỗn hợp. 1.1 Nhận dạng bài tập: - Giả thiết: Cho khối lượng hỗn hợp 2 hay nhiều chất. - Yêu cầu: Tìm khối lượng hoặc thành phần phần trăm mỗi chất trong hỗn hợp đầu. 1.2 Cách giải: - Viết phương trình hoá học của phản ứng. - Gọi x, y, ... là số mol từng chất tương ứng trong hỗn hợp. - Lập phương trình khối lượng dựa vào x, y,.. - Dựa vào phương trình hoá học và dữ kiện bài toán để lập thêm 1 phương trình nữa theo x, y,... - Kết hợp 2 phương trình thành hệ, giải hệ phương trình tìm giá trị của x, y,.. - Tính khối lượng hoặc thành phần phần trăm khối lượng của các chất theo yêu cầu của đề bài. 1.3 Các ví dụ cụ thể Ví dụ 1: Hoà tan hoàn toàn 5,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 1M thì thu được 3,36l khí H2 (đktc). a) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng. * Hướng dẫn phân tích đề: - Giả thiết: m = 5,2g V= 3,36l (đktc) - Yêu cầu: + %m mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu? + VHCl = ? * Giải: - Ta có các phương trình hóa học: Mg + 2HCl MgCl2 + H2 (1) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (2) - Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Fe trong hỗn hợp => Ta có phương trình khối lượng: 24x + 56y = 5,2 (*) - Số mol H2 thu được là: n = = = 0,15 (mol) - Theo PTHH (1): n= n= x (mol) - Theo PTHH (2): n= n= y (mol) => Ta có phương trình số mol: x + y = 0,15 (**) - Kết hợp (*) và (**) ta có hệ phương trình: 24x + 56y = 5,2 x + y = 0,15 x = 0,1 => y = 0,05 - Khối lượng các chất có trong hỗn hợp đầu là: m= 24x = 24. 0,1 = 2,4(g) m= 56y = 56. 0,05 = 2,8(g) - Thành phần phần trăm mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu là: %mMg = . 100% = 46,15% %mFe = . 100% = 53,85% b) Theo PTHH(1) ta có: nHCl = 2nMg = 2. 0,1 = 0,2 (mol) Theo PTHH(2) ta có: nHCl = 2nFe = 2. 0,05 = 0,1 (mol) => Tổng số mol HCl đã dùng là: 0,2 + 0,1 = 0,3 (mol) - Thể tích dung dịch HCl đã dùng là: V = = = 0,3(l) Ví dụ 2 Cho 5,44g hỗn hợp gồm CaCO3 và MgCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thì thu được 7,6g hỗn hợp 2 muối khan. a) Tính khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp đầu. b) Tính khối lượng mỗi muối sau phản ứng. * Hướng dẫn phân tích đề - Giả thiết: m= 5,44g m= 7,6g - Yêu cầu: + Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu. + Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp sau phản ứng. * Giải a) Ta có các phương trình hoá học: CaCO3 + H2SO4 CaSO4 + CO2 + H2O (1) MgCO3 + H2SO4 MgSO4 + CO2 + H2O (2) - Gọi x, y lần lượt là số mol của CaCO3 và MgCO3 có trong hỗn hợp đầu => Ta có phương trình khối lượng: 100x + 84y = 5,44 (*) - Theo PTHH(1) ta có: n= n= x (mol) => m= 136x (g) - Theo PTHH (2) ta có: n= n= y (mol) => m= 120y (g) Theo giả thiết, khối lượng muối khan thu được là 7,6g => Ta có phương trình: 136x + 120y = 7,6 (**) - Kết hợp (*) và (**) ta có hệ phương trình: 100x + 84y = 5,44 x = 0,025 136x + 120y = 7,6 y = 0,035 - Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu là: m= 100x = 100. 0,025 = 2,5 g m= 84y = 84. 0,035 = 2,94 g b) Khối lượng mỗi muối sau phản ứng là: m= 136x = 136. 0,025 = 3,4 g m= 120y = 120. 0,035 = 4,2 g Ví dụ 3: Cho 22,1g hỗn hợp A gồm 3 kim loại: Mg, Fe, Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thì thu được 12,32l khí H2 (đktc) và dung dịch B a) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong A. Biết thể tích H2 do Mg tạo ra gấp đôi thể tích H2 do Fe tạo ra. b) Đem cô cạn dung dịch B thì thu được bao nhiêu gam muối khan? * Hướng dẫn phân tích đề - Giả thiết: + m = 22,1g + V = 12,32l (đktc) + V = 2V - Yêu cầu: a) Khối lượng mỗi kim loại trong A? b) Khối lượng muối khan thu được? * Giải a) Ta có phương trình hoá học: Mg + H2SO4 MgSO4 + H2 (1) Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 (2) Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (3) - Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Mg, Zn, Fe có trong A => Ta có phương trình khối lượng: 24x + 65y + 56z = 22,1 (*) - Theo PTHH (1) ta có: n= n= x (mol) Theo PTHH (2) ta có: n= n= y (mol) Theo PTHH (3) ta có: n= n= z (mol) - Theo giả thiết, tổng số mol H2 thu được là: n = = = 0,55 (mol) => Ta có phương trình: x + y + z = 0,55 (**) Mặt khác, vì V = 2V => Ta có phương trình: x = 2z (***) - Kết hợp (*), (**), (***) ta có hệ phương trình: 24x + 65y + 56z = 22,1 x = 0,3 x + y + z = 0,55 y = 0,1 x = 2z z = 0,15 - Khối lượng mỗi kim loại trong A là: m = 24x = 24. 0,3 = 7,2 (g) m = 65y = 65. 0,1 = 6,5 (g) m = 56z = 56. 0,15 = 8,4 (g) b) Khối lượng mỗi muối thu được sau phản ứng là: Theo PTHH (1): n= n= x = 0,3 mol => m= 0,3.120 = 36 (g) - Theo PTHH(2): n= n = y = 0,1 (mol) => m= 0,1. 161 = 16,1 (g) - Theo PTHH (3): n= n = z = 0,15 (mol) => m= 0,15. 152 = 22,8(g) 2. Dạng 2: Bài tập xác định chất dư sau phản ứng: 2.1 Nhận dạng - Giả thiết: Cho biết số liệu về cả 2 chất tham gia phản ứng - Yêu cầu: Xác định khối lượng của các chất thu được sau phản ứng 2.2 Cách giải: - Viết phương trình hoá học của phản ứng - Muốn tìm chất dư trong số 2 chất tham gia phản ứng, ta lập tỉ số: Số mol (khối lượng) mỗi chất tham gia phản ứng theo đề Số mol (khối lượng) mỗi chất tham gia phản ứng tương ứng theo phương trình Chất nào có tỉ số lớn hơn sẽ dư sau phản ứng. Sản phảm tính theo chất hết. (Lưu ý, không lập theo tỉ số ngược lại) 2.3 Các ví dụ cụ thể Ví dụ 1: Cho 2,8g Fe vào 1,5l dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng, thu được dung dịch B và khí C. a) Tính nồng độ CM của các chất trong B. (Giả sử thể tich dung dịch thay đổi không đáng kể) b) Thể tích khí C thu được là bao nhiêu? * Hướng dẫn phân tích đề - Giả thiết: + mFe = 2,8g + VHCl = 1,5l + CM HCl = 2M - Kết luận: + CM các chất trong B = ? + VC = ? * Giải a) - Theo bài ra ta có: nFe = = = 0,5 (mol) nHCl = CM . V = 2.1,5 = 3 (mol) - Ta có phương trình hoá học: Fe + 2HCl FeCl2 + H2 Theo PTHH 1(mol) 2(mol) Theo đề 0,5(mol) 3(mol) => ta có tỉ lệ: Sau phản ứng, HCl dư, Fe hết. Các chất tính theo Fe - Theo PTHH: nHCl tham gia phẩn ứng = 2nFe = 2. 0,5 = 1(mol) => nHCl dư = 3 – 1 = 2 (mol) - Theo PTHH: n= nFe = 0,5 (mol) - Vậy sau phản ứng, dung dịch B gồm: + HCl dư: 2mol + FeCl2 sản phẩm: 0,5 mol. - Vì thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể nên nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch B là: CM HCl(dư) = = = 1,33M CMFeCl2(dư) = = = 0,33M b) Theo PTHH: C là hiđrô n= nFe = 0,5 (mol) - Thể tích H2 thu được là: V= n. 22,4 = 0,5.22,4 = 11,2(l) Ví dụ 2 Hoà tan 8,96l khí HCl (đktc) vào 185,4g nước thu được dung dich M. Lấy 50g dung dịch M cho tác dụng với 85g dung dịch AgNO3 16% thì thu được dung dịch N và 1 chất kết tủa. a) Tính nồng độ C% của dung dịch M b) Tính khối lượng kết tủa. c) Nồng độ C% của các chất trong dung dịch N là bao nhiêu? * Hướng dẫn phân tích đề: - Giả thiết + 8,96l HCl + 185,4g H2O --> ddM + 50g ddM + 85g ddAgNO3 16% --> ddN + kết tủa - Yêu cầu: + C% ddM = ? + mkết tủa = ? + C% các chất trong ddN = ? * Giải a) - Số mol HCl : n = = = 0,4 (mol) - Khối lượng HCl: m = n. M = 0,4. 36,5 = 14,6(g) - Khối lượng dung dịch M: mdd = mHCl + m = 14,6 + 185,4 = 200(g) - Nồng độ % của dung dịch M là: C% = .100% = .100% = 7,3% b) Số mol HCl có trong 50g dung dịch M là: n = = = 0,1 (mol) - Số mol AgNO3 là: n= = = 0,08 (mol) - Ta có phương trình hoá học: HCl + AgNO3 AgCl + HNO3 Theo PTHH: 1(mol) 1(mol) Theo giả thiết: 0,1(mol) 0,08(mol) => Ta có tỉ lệ: > => Sau phản ứng, HCl dư, AgNO3 hết. Sản phẩm tính theo AgNO3. - Theo PTHH: n = n= 0,08 (mol) => Khối lượng kết tủa là: m= n. M = 0,08. 143,5 = 11,48 (g). c) - Theo PTHH: + nHCl tham gia phản ứng = n= 0,08 (mol) => Số mol HCl dư là: 0,1 - 0,08 = 0,02 (mol) + n= n= 0,08 (mol) - Vậy dung dịch N gồm: + HCl dư: 0,02 mol + HNO3 sản phẩm: 0,08 mol. - Khối lượng các chất có trong dung dịch N là: + m = n. M = 0,02. 36,5 = 0,73 (g). + m= n. M = 0,08. 63 = 5,04 (g). - Khối lượng dung dich N là: Theo Định luật bảo toàn khối lượng ta có: mddN = mddHCl + m- mAgCl = 50 + 85 - 11,48 = 123,52 (g) - Nồng độ % của các chất có trong dung dịch N là: + C%dd HCl = .100% = .100% = 0,6% +C%= .100% = .100% = 4,08% Ví dụ 3: Hoà tan 21,5gam hỗn hợp gồm BaCl2 và CaCl2 vào 178,5 ml nước để được dung dịch A. Thêm vào dung dịch A 1775ml dung dịch Na2CO3 1M thấy tách ra 19,85gam kết tủa và còn nhận được 400ml dung dịch B. Tính nồng độ mol/l của các chất có trong dung dịch B * Hướng dẫn phân tích đề - Giả thiết: + 21,5g(BaCl2 và CaCl2 ) + 178,5ml H2O --> ddA + ddA + 175ml dd Na2CO3 1M --> 19,85g kết tủa + 400ml ddB - Yêu cầu: CM các chất có trong ddB = ? * Giải Vì Ba và Ca đều hoá trị II => ta có thể gọi công thức hoá học chung của 2 muối BaCl2 và CaCl2 là MCl2 Khối lượng kết tủa thu được là hỗn hợp 2 muối BaCO3 và CaCO3. (Công thức chung là MCO3 ) - Độ giảm khối lượng muối từ 21,5g hỗn hợp còn 19,85g kết tủa là do thay thế muối clorua ( MCl2) bằng muối cacbonat (MCO3) => Số mol muối tham gia phản ứng là: 21,5 -19,85 (M+71) - (M+60) = = 0,15 (mol) - Số mol Na2CO3 là: n = CM. V = 1. = 0,175 (mol) Ta có phương trình hoá học: MCl2 + Na2CO3 MCO3 + 2NaCl Theo PHHH: 1(mol) 1(mol) Theo đề: 0,15(mol) 0,175(mol) => Ta có tỉ lệ: < => Sau phản ứng, 2 muối hết, Na2CO3 dư. Sản phẩm tính theo 2 muối. Gọi số mol BaCl2 và CaCl2 có trong hỗn hợp đầu lần lượt là x và y. => Ta có phương trình khối lượng: 208x + 111y = 21,5 (*) - Ta có phương trình hoá học: BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaCl (1) CaCl2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaCl (2) Theo PTHH(1) => n = n= x (mol) => m= 197x (g) Theo PTHH(2): n= n= y (mol) => m= 100y (g). Khối lượng kết tủa thu được là: 197x + 100y = 19,85 (**) Kết hợp (*) và (**) ta có hệ phương trình: 208x + 111y = 21,5 x = 0,05 197x + 100y = 19,85 y = 0,1 - Theo PTHH (1) và (2) ta có: +Tổng số mol Na2CO3 tham gia phản ứng = tổng số mol 2 muối ban đầu = 0,15 (mol) => ndư = 0,175 - 0,15 = 0,025 (mol) + Tổng số mol NaCl sản phẩm = tổng số mol 2 muối ban đầu = 0,15 (mol) => Dung dịch B gồm: + Na2CO3 dư: 0,025 mol + NaCl sản phẩm: 0,15 mol - Nồng độ CM các chất có trong B là: + CM (Na2CO3) = = = 0,0625M + CM (NaCl) = = = 0,375M 3. Dạng 3: Các bài toán về sự tăng (giảm) khối lượng kim loại sau phản ứng. 3.1 Nhận dạng bài toán: - Giả thiết: + Khối lượng thanh kim loại ban đầu + Khối lượng thanh kim loại đã bị tăng (giảm) sau phản ứng. - Yêu cầu: + Tính khối lượng kim loại đã tham gia phản ứng hoặc khối lượng kim loại được giải phóng và các đại lượng liên quan. 3.2 Cách giải - Viết phương trình hoá học của phản ứng - Gọi x là số mol kimloại đã tham gia phản ứng => khối lượng kim loại đã tham gia phản ứng (theo x). - Dựa theo PTHH tính số mol kim loại tạo thành sau phản ứng theo x => khối lượng kim loại tạo thành (theo x). - Lập phương trình bậc nhất 1 ẩn (x) về sự chênh lệch khối lượng kim loại trước và sau phản ứng. - Giải phương trình, tìm x và tính toán theo yêu cầu của đề bài. 3.3 Các ví dụ cụ thể Ví dụ 1 Nhúng 1 thanh Zn vào dung dịch A chứa 8,5g AgNO3. Chỉ sau một thời gian ngắn, lấy thanh Zn ra rửa sạch, làm khô, cân lại thấy khối lượng Zn tăng thêm 5%. Biết tất cả Ag bị đẩy ra bám hết vào thanh Zn, xác định khối lượng thanh Zn ban đầu. * Hướng dẫn phân tích đề - Giả thiết: + Cho Zn + AgNO3. + m= 8,5g. +mZn tăng: 5% - Yêu cầu: mZn ban đầu = ? * Gíải - Số mol AgNO3 tham gia phản ứng: n = = = 0,05 (mol) - Gọi x khối lượng Zn ban đầu => mZn tăng = 5%.x = 0,05x(g). Ta có phương trình hoá học: Zn + 2AgNO3 Zn(NO3)2 + 2Ag Theo PTHH: + nZn = n = . 0,05 = 0,025 (mol) => mZn tham gia phản ứng = 0,025. 65 = 1,625(g) + n = n = 0,05(mol) => mtạo thành = 0,05. 108 = 5,4 (g) Khối lượng Zn tăng là do chỉ có 1,625g Zn tan ra trong quá trình phản ứng nhưng có tới 5,4g Ag tạo thành bám luôn vào thanh kẽm. Theo giả thiết ta có phương trình: 0,05x = 5,4 - 1,625 => x = 75,5 Vậy khối lượng Zn ban đầu là 75,5 gam. Ví dụ 2 Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 50g vào 250g dung dịch AgNO3 6%. Khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17% a) Xác định khối lượng vậy lấy ra sau phản ứng. Biết toàn bộ Ag sinh ra đều bám vào vật. b) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng. (Sau khi đã lấy vật ra) * Hướng dẫn phân tích đề - Giả thiết + Cho Cu + AgNO3. + mCu = 50g. + mdd = 250g + C% = 6% + mdd giảm = 17% - Yêu cầu: + m vật sau phản ứng = ? + C% các chất trong dd sau phản ứng = ? * Giải a) - Khối lượng AgNO3 có trong 250g dd AgNO3 6%: mct = mdd. C% = 250. 6% = 15(g) - Khối lượng AgNO3 giảm sau phản ứng cũng chính là khối lượng AgNO3 tham gia phản ứng. => mtgpư = 15. 17% = 2,55(g). => ntgpư = = = 0,015 (mol) - Ta có phương trình hoá học: Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag - Theo PTHH: + nCu = n = . 0,015 = 0,0075 (mol) => mCu tham gia phản ứng = 0,0075. 64 = 0,48(g) + n = n = 0,015(mol) => mtạo thành = 0,015. 108 = 1,62 (g) - Vì mtạo thành > mCu tgpư => Sau phản ứng, khối lượng vật bằng Cu tăng thêm: 1,62 - 0,48 = 1,14(g) Vậy khối lượng vật bằng đồng sau phản ứng là: 50 + 1,14 = 51,14(g). b) - Khối lượng AgNO3 còn dư sau phản ứng là: 15 - 2,55 = 12,45 (g) - Theo PTHH: n = n = 0,015(mol) => m= n. M = 0,015. 188 = 1,41(g) - Vậy dung dịch sau phản ứng gồm: + AgNO3 dư: 12,45g + Cu(NO3)2 sản phẩm: 1,41g. - Khối lượng dung dịch sau phản ứng là: 50 + 250 - 51,14 = 248,86 (g) - Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng là: C% = . 100% = . 100% = 5% C% = . 100% = . 100% = 0,57% Ví dụ 3 Ngâm một lá kẽm trong dung dịch có chứa 20,8gam CdSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, người ta thấy khối lượng lá kẽm tăng thêm 4,7%. Hãy xác định khối lượng lá kẽm trước khi tham gia phản ứng. * Hướng dẫn phân tích đề - Giả thiết + Cho Zn + CdSO4. + m= 20,8g + mZn tăng = 4,7% - Yêu cầu: + mZn ban đầu = ? * Giải - Gọi khối lượng lá kẽm ban đầu là x. => Khối lượng lá kẽm tăng lên là: 4,7%.x = 0,047x (g). - Số mol CdSO4 tham gia phản ứng là: n = = = 0,1 (mol) - Ta có phương trình hoá học: Zn + CdSO4 ZnSO4 + Cd Theo PTHH: + nZn = n= 0,1 (mol) => mZn = n. M = 0,1. 65 = 6,5 (g) + nCd = n= 0,1 (mol) => mCd = n.M = 0,1. 112 = 11,2 (g) - Khối lượng lá kẽm tăng lên là do sự chênh lệch giữa khối lượng Zn tan trong phản ứng và khối lượng Cd tạo thành sau phản ứng => ta có phương trình: 0,047x = 11,2 - 6,5 => x = 100 Vậy khối lượng lá kẽm ban đầu là 100 (g). Phần C: kết luận I. Kết quả đạt được Để học sinh có thể nắm được kiến thức cơ bản là 1 trong những vấn đề rất quan trọng trong quá trình dạy học. Vì chỉ khi nắm được các kiến thức cơ bản, học sinh mới có thể khai thác các kiến thức rộng và sâu hơn. Từ việc áp dụng “ Phương pháp giải một số dạng bài tập định lượng trong chương trình Hoá học lớp 9” vào quá trình dạy học, tôi nhận thấy khả năng định dạng bài toán và xác định cách giải các bài toán Hoá học của học sinh tăng lên thấy rõ. Đa số học sinh đã biết áp dụng cách giải tương ứng một cách chính xác và khoa học. Cụ thể, kết quả đạt được như sau: Hiểu và giải thành thạo Biết cách giải nhưng chưa thành thạo Chưa biết cách giải Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Số HS 58 55 62 42 45 38 0 0 0 tỉ lệ % 58 55 62 42 45 38 0 0 0 II. Bài học kinh nghiệm Sau khi đã nghiên cứu tìm tòi để có được các phương pháp giải một số dạng bài tập định lượng trong chương trình Hoá học 9, tôi đã rút ra những bài học kinh nghiêm sau: Trong mọi công việc, tâm huyết với nghề là điều rất quan trọng. Trong công tác giảng dạy, điều này lại càng không thể thiếu. Việc tìm ra các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, ngoài tác dụng giúp học sinh hiểu bài, nó còn có tác dụng làm tăng sự hứng thú, tính tích cực của học sinh, giúp học sinh say mê nghiên cứu môn học, từ đó chất lượng đại trà được nâng cao, bổ sung thêm nguồn nhân lực cho chất lượng mũi nhọn, chất lượng dạy - học cũng tăng lên thấy rõ. Qua kết quả của việc sử dụng tài liệu này vào giảng dạy, tôi thấy rằng muốn đạt kết quả cao trong việc dạy học, trước hết, người giáo viên phải cần mẫn, chịu khó tìm tòi những phương pháp vừa đơn giản, vừa dễ hiểu để truyền dạt cho học sinh. Đối với học sinh, cần nắm vững các kiến thức cơ bản, biết cách khai thác triệt để các dữ kiện đề cho để tìm ra hướng giải. Trên đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy môn Hoá học lớp 9. Kính mong đông đảo các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để tôi có thêm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, để có thể nâng cao chất lượng dạy học. Thiệu Nguyên 25/3/2009 Người thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Trinh Mục lục Nội dung Trang Phần A: Đặt vấn đề I. Lời mở đầu II. Thức trạng của vấn đề nghiên cứu 1. Thuận lợi. 2. Khó khăn 1 1 1 1 2 Phần B: Giải quyết vấn đề I. Các giải pháp thực hiện II. Các biện pháp thực hiện 1. Dạng 1: Bài tập tính thành phần phần trăm các chất có trong hỗn hợp. 2. Dạng 2: Bài tập xác định chất dư sau phản ứng. 3. Dạng 3: Các bài toán về sự tăng (giảm) khối lượng kim loại sau phản ứng 2 2 3 3 6 11 Phần C: Kết luận I. Kết quả đạt được. II. Bài học kinh nghiệm 14 14 15
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem.doc
- Trang bia SKKN.doc