Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các bài tập phần Địa lí tự nhiên 10

1. Cơ sở lí luận.

 Trong chương trình Địa lí 10, nội dung khái quát về vũ trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời và các hệ quả của chuyển động của Trái Đất rất hạn chế, nhưng nó lại đóng vai trò rất quan trọng việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Thông qua kiến thức học sinh có thể giải thích được các vấn đề về các hiện tượng tự nhiên. Vì vậy để nâng cao việc tiếp thu kiến thức của học sinh trong phần Địa lí tự nhiên 10, đặc biệt là chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất nhằm củng cố thêm phần kiến thức, kĩ năng làm bài tập,. cho đội tuyển học sinh giỏi môn Địa nói riêng và học sinh khối 10 nói chung thêm hoàn chỉnh. Đó củng là cơ sở chuẩn bị cho đội tuyển thi học sinh giỏi khi lên 11 và thi học sinh giỏi vòng quốc gia.

2. Cơ sở thực tiễn.

 Thực tế trong chương trình Địa lí 10, khi học sinh tìm hiểu qua nội dung chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất, học sinh chỉ có thể nắm được kiến thức và giải thích được một số vấn đề về tự nhiên. Nhưng học sinh không thể ứng dụng được nhiều các dạng bài tập tính giờ trên Trái Đất, hoặc tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh do nội dung trong sách giáo khoa không đề cập, hoặc đề cập quá ít, đều này không chỉ ảnh hưởng đến học sinh khối lớp mà còn ảnh hưởng đến đội tuyển thi học sinh giỏi môn Địa trong việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

 Do đó, để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đặc biệt là đối với đội tuyển thi học sinh giỏi vòng tỉnh và vòng quốc gia thì việc cung cấp kiến thức, kĩ năng cho học sinh phải được giáo viên dày công nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để hệ thống lại kiến thức giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng để giải quyết các vấn đề trên.

 

doc19 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các bài tập phần Địa lí tự nhiên 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi trường hoạt động. Vì vậy trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên cần coi trọng việc giúp học sinh hiểu và nắm vững hệ thống kiến thức Địa Lí theo giới hạn chương trình, đồng thời phải chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng làm bài tập cho học sinh.
 Do vậy trong một thời gian ngắn, giáo viên vừa có thể ôn tập để giúp học sinh năm vững kiến thức khá rộng từ địa lí đại cương đến phần cụ thể. Do đó giáo viên cần phải có kế hoạch bồi dưỡng rõ ràng:
- Trên lớp: giáo viên hướng dẫn học sinh những nội dung khó thường gặp khi thi học sinh giỏi, các dạng đề thường gặp, một số kĩ năng tính múi giờ, tính ngày Mặt trời lên thiên đỉnh, tính góc nhập xạ...
- Về nhà: Hướng dẫn học sinh cách học để khắc sâu nội dung, mở rộng vấn đề, áp dụng thực hành.
- Tài liệu: giáo viên cung cấp tài liệu cho học sinh tham khảo như tuyển tập các đề thi Olympia, các đề thi học sinh giỏi những năm trước,...
 Học tập là quá trình có hai mặt: Tích lũy kiến thức, nắm vững các phương pháp vận dụng tri thức. Bài tập là một hình thức vận dụng tri thức.
 Cho nên hệ thống lại kiến thức cơ bản, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, vận dụng kiến thức cho việc giải quyết các vấn đề mới. Trong đó bài tập Địa lí tự nhiên là một vấn đề.
 Trong bồi dưỡng học sinh giỏi, bài tập là mục đích vừa là nội dung, vừa là phương pháp dạy học có hiệu quả vì nó giúp học sinh nắm vững tri thức, kĩ năng. Hệ thống bài tập ngày càng phong phú, đa dạng thì ngày càng có tác dụng trong củng cố tri thức kĩ năng cho học sinh.
II. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.
1. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng: Học sinh khối 10, 11.
- Phạm vi áp dụng: Trường THPT Trà Cú.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 Trái Đất, hành tinh đặc biệt nhất trong hệ Mặt Trời, luôn chứa đựng nhiều điều lý thú. Đặc biệt về hình dạng, vị trí, độ nghiêng của trục quay, vận động tự quay quanh trục của mình và quay quanh Mặt Trời,... của Trái Đất đã tạo ra nhiều hệ quả đối với các hiện tương địa lí và các hiện tượng tự nhiên đã và đang diễn ra trên Trái Đất, nơi loài người đang sinh sống. Chính sự tự quay của Trái Đất đã tạo nên các hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động tự quay quanh Mặt Trời, chính 2 hệ quả này làm xuất hiện các dạng bài toán tính giờ, tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh, tính vĩ độ địa lí,...
 Giải được các bài toán về tính múi giờ, tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh,...sẽ cho thấy được tác dụng to lớn trong việc khắc sâu hơn kiến thức và những kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh để giải thích các hệ quả chuyển động của Trái Đất tạo ra. Từ đó học sinh sẽ hiểu rõ hơn ý nghĩa của của những vận động này.
3. Nội dung của đề tài.
 Đề tài chỉ giới hạn trong một số cách thức để phát triển tư duy và kĩ năng Địa Lí trong bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10, 11. Thông qua một số dạng bài tập Địa lí tự nhiên. Hệ thống kiến thức chương II- Vũ trụ, hệ quả chuyển động của Trái Đất. Một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi trong những năm qua.
PHẦN 2: GIẢI PHÁP.
* Các biện pháp giải quyết vấn đề:
I. Hệ thống kiến thức:
1. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
a. Sự luân phiên ngày đêm.
 Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục -> có hiện tượng luân phiên ngày và đêm.
b. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.
Khái niệm.
+ Giờ địa phương ( giờ Mặt Trời): các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
+ Giờ quốc tế (giờ GMT): giờ ở múi giờ số 0.
Quy ước:
+ Trái Đất chia thành 24 múi giờ ( đánh từ 0 đến 23 từ Đông sang Tây), mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.
+ Mỗi múi giờ cạnh nhau hơn hoặc kém nhau 1 giờ.
+ Nếu đi từ phía Tây sang phía Đông vượt qua kinh tuyến 1800 thì lùi lại 1 ngày, nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 1800 thì tăng thêm 1 ngày lịch.
2. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
a. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
- Hiện tượng Mặt Trời ở đỉnh đầu lúc 12h trưa gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- Trái Đất quay một vòng trên quỹ đạo mất 365 ngày 6 giờ.
- Hướng chuyển động ngược chiều kim đồng hồ, từ tây sang đông.
- Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 66033’.
- Khu vực xích đạo có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- Chuyển động biểu kiến là chuyển động nhìn thấy được nhưng không có thật của Mặt Trời. Mặt Trời không chuyển động, Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời.
 Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và có hướng không đổi. Tia nắng vuông góc với tiếp tuyến mặt đất sẽ lần lượt di chuyển từ 23027’N lên 23027’B đều này cho ta có ảo giác Mặt Trời đang chuyển động.
(Chí tuyến Bắc)
23o27’B
 (Xích Đạo 00)
(Chí tuyến Nam)
23o27’N
 Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời
b. Các mùa trong năm.
- Ở bán cầu Bắc từ 21/3à22/6 là mùa xuân, từ ngày 22/6à23/9 là mùa hạ, từ 23/9à 22/12 là mùa thu, từ 22/12à 21/3 là mùa đông.
- Vào mùa xuân phân (21/3) và thu phân (23/9) có ngày dài hơn đêm.
- Tại xích đạo vào ngày 21/3 và 23/9 Mặt Trời mọc ở chính Đông và lặn ở chính Tây.
c. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
- Nguyên nhân: Khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng.
- Từ ngày 21/3 đến 23/9 Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời mất 186 ngày.
- Từ ngày 23/9 đến 21/3 mất 179 ngày.
Các mùa theo dương lịch ở Bắc bán cầu
II. Các dạng bài tập.
1. Tính múi giờ.
* Thiết lập công thức tính giờ.
- Gọi A là kinh độ, x, y là múi giờ.
- Nếu A thuộc bán cầu Đông: Kinh độ A : 150 = x ( làm tròn số theo quy tắc toán học).
- A thuộc bán cầu Tây: (3600-A):150=y
 Hoặc A:150 = x thì A thuộc múi 24-x
Ví dụ: Cho biết ở kinh tuyến số 1000Đ, 1000T, 1150T, 1760Đ thuộc múi giờ số mấy?
 Bài làm
- Kinh tuyến 1000 Đ thuộc múi giờ: 1000 : 15 = 6,66 (làm tròn số theo quy tắc toán học là 7).
- Kinh tuyến 1000T thuộc múi giờ: ( 3600 - 1000 ):15 = 17 nên thuộc múi giờ số 17.
Hoặc 24–7 = 17 => 17 – 24 = -7 ( nghĩa là múi giờ thuộc kinh tuyến 1000 T là -7).
- Kinh tuyến 1150T thuộc múi giờ: (3600 - 1150):15 = 16 nên thuộc múi giờ số 16.
Hoặc 24 - 8 = 16 =>16 – 24 = -8 ( nghĩa là múi giờ thuộc kinh tuyến 1150 T là -8).
- Kinh tuyến 1760Đ thuộc múi giờ: 1760:15=12 (múi giờ số 12).
Bảng chuyển đổi từ múi giờ 13 đến 23 ra múi giờ âm.
Múi giờ
Đổi (giờ đêm)
13
-11
14
-10
15
-9
16
-8
17
-7
18
-6
19
-5
20
-4
21
-3
22
-2
23
-1
24
0
* Tính giờ:
- Giờ B(giờ đã biết) “+”: “-” ( khoảng cách chênh lệch 2 múi giờ) à “+” khi tính về phía đông, “-” tính về phía tây.
- Tính giờ các nước = giờ nước ta +/- số múi. Dấu “+” nếu nước đó ở bên phải nước ta, dấu “-” nếu nước đó ở bên trái nước ta.
* Tính ngày:
- Cùng bán cầu không đổi ngày.
- Khác bán cầu đổi ngày theo quy luật của kinh tuyến 1800 ( bán cầu Tây sang bán cầu Đông lùi 1 ngày và ngược lại).
Ví dụ 1: Một trận bóng đá tại WORLD CUP 2002 ở Hàn Quốc (1200 Đ), diển ra lúc 13h ngày 1/2/2002 được truyền hình trực tiếp trên thế giới. Tại các địa điểm Việt Nam (1050), Achentina (600T), LB Nga (450Đ), Oxtraylia (1500Đ) sẽ được xem truyền hình trực tiếp lúc mấy giờ, ngày nào?
Hướng dẩn:
- Khi có kinh độ ta tính ra múi giờ.
Giờ các nước = giờ nước ta “+”/ “-” số múi
- Khi biết được múi giờ ta tính xem Hàn Quốc cách các quốc gia cần tính là bao nhiêu múi giờ. 
- Áp dụng công thức tính 
Ví dụ: 
 Khi ở HQ lúc 13h ngày 1.6.2002. 
- Hàn Quốc cách Việt Nam: 8-7= 1 múi. 
=> 13h - 1 = 12h ngày 1/6/2002.( do VN năm bên trái Hàn Quốc)
* Ở Anh (múi giờ 0): 0 - 8 = 8 múi
=> 13h - 8 = 5h ngày 1/6/2002.
* Ở Nga (múi số 3): 3 - 8 = 5 múi.
=> 13h - 5 = 8h ngày 1/6/2002.
* Oxtraylia (múi số 10): 10 - 8=2 múi.
=> 13h + 2 = 15h ngày 1/6
Vị trí
Hàn Quốc
Việt Nam
Achentina
LB Nga
Oxtraylia
Kinh độ
1200Đ
1050Đ
600T
450Đ
1500Đ
Múi giờ
8
7
4
3
10
Giờ 
13h
12h
21h
8h
15h
Ngày, tháng
1.6.2002
1.6.2002
1.6.2002
1.6.2002
1.6.2002
 Ví dụ 2: 
 Một máy bay cất cánh tại sân bay Nội Bài vào lúc 6h00 ngày 1/3/2010 và hạ cánh tại London sau 12 giờ bay. Hỏi vào lúc đó tại Tôkiô (1350Đ), New Deli(750Đ), Xitni (1500Đ),Lot Angiolet (1200T), Oasinton (750T) là mấy giờ? Ngày nào?
Hướng dẩn:
Để biết giờ ở các địa điểm trên thì ta phải biết giờ ở London.
- Hà Nội (múi giờ 7), London (múi giờ 0) cách nhau 7 múi.
- Khi máy bay xuất phát thì giờ ở London là: 6h - 7múi = 1h
 - Chuyến bay, bay hết 12h mới đến London lúc đó giờ ở London là: 1 – 12 = 11h ngày 1/3/2010.
- Lúc Hà Nội (múi giờ số 7) là 6h00 ngày 1/3/2010, thì tại Luân Đôn (múi giờ gốc) là 23h00 ngày 28/2/2010. Sau 12 giờ bay, máy bay hạ cánh tại London lúc: 23 + 12 – 24 = 11 giờ ngày 1/3/2010.
- Tôkiô ở kinh độ 1350Đ, ứng với múi giờ số 9 (135 : 15 = 9). Vào lúc London 11h00 thì Tôkiô là 20h00 (11 + 9 = 20) cùng ngày.
- Oasinton ở kinh độ 750T ứng với múi giờ số 5, phía bên trái của Luân Đôn, có số giờ lúc đó là: 11 – 5 = 6 giờ cùng ngày.
Ví dụ 3: Vào lúc 19h ngày 5.2.2003 tại Hà Nội khai mạc SEAGAME 22. Hỏi lúc đó là mấy giờ, ngày nào tại các địa điểm sau: Xê-un(1200 Đ), Lot Angiolet (1200 T), Pari( 20 Đ) , biết rằng Hà Nội 1050.
Hướng dẫn
Hà Nội thuộc múi giờ thứ 7
- Khi có kinh độ ta tính ra múi giờ.
 - Khi biết được múi giờ ta tính xem các địa điểm cách Hà Nội là bao nhiêu múi giờ
- Xê-un thuộc múi giờ số : 1200 : 15 = 8=> Xê-un ở múi giờ số 8.
=> Khoảng cách chênh lệch giữa Xê-un và Hà Nội là: 8 – 7 = 1.
Giờ ở Xê-un: 19 + 1 = 20h, ngày 5/12/2003.
- Pari thuộc múi giờ 0.
=> Khoảng cách chênh lệch giữa Hà Nội và Pari là: 7 – 0 = 7.
Giờ ở Pari là: 19 – 7 = 12h ngày 5/12/2003.
- 	Lot Angiolet thuộc múi giờ: ( 360 – 120 ) : 15 = 16.
=> Khoảng cách chênh lệch từ Hà Nội đên Lot Angiolet: 16 – 7 = 9.
 Giờ của Lot Angiolet: 19 + 8 = 28h - 24h = 4h ngày 6/12/2003. (Lot Angiolet nằm ở bán cầu Tây).
2. Tính Mặt Trời lên thiên đỉnh.
* Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng xảy ra ở những địa điểm trong vùng nội chí tuyến, từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam lúc 12h trưa. Mặt Trời ở ngay trên đỉnh đầu của một điểm, tia sáng Mặt Trời thẳng góc với đường chân trời của địa phương đó vào những ngày khác nhau.
 Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’’ không đổi so với mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, làm cho Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt tại các địa điểm trong vùng nội chí tuyến.
 Mọi điểm trong vùng nội chí tuyến trong 1 năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng vào các ngày khác nhau. Ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- Xác định thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh ở xích đạo (21/3 và 23/9), chí tuyến Bắc (22/6),chí tuyến Nam (22/12).
- Từ 21/3 đến 22/6: 93 ngày.
- Từ 22/6 đến 23/9: 93 ngày.
- Từ 23/9 đến 22/12: 90 ngày.
- Từ 22/12 đến 21/3: 89 ngày.
* Thiết lập công thức: 
- Công thức tổng quát để tính Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Ví dụ: Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh của địa điểm A có A0 vĩ
 Bước 1: Đổi vĩ độ A ra giây (1).
 Bước 2: Tính số ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh từ xích đạo đến vĩ độ A bằng cách lấy (1): 908 (BBC) hoặc (1): 938 (NBC).
 Bước 3: Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- Ở BBC lần 1: 21/3 + số ngày đến A 
 Lần 2: 23/9 - số ngày đến A 
- Ở NBC lần 1: 23/9 + số ngày đến A 
 Lần 2: 21/3 - số ngày đến A 
Chú ý: Các tháng có 31 ngày: Tháng I, III, V, VII, VIII, X, XII.
 Các tháng có 30 ngày: Tháng IV, VI, IX, XI.
 Tháng II chỉ có 28 ngày hoặc 29 ngày.
3. Vận dụng bài tập tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh.
 3.1. Để biết được Mặt Trời lên thiên đỉnh của các địa điểm ta tính như sau:
a. Ở Bắc bán cầu: Từ ngày 21/3 đến 23/9: Mặt Trời lần lượt lên thiên đỉnh tại xích đạo và các vĩ độ trong vùng nội chí tuyến ở Bắc bán cầu, xa nhất tại chí tuyến Bắc rồi trở về xích đạo mất 186 ngày.
Từ xích đạo lên chí tuyến Bắc mất 186 ngày: 2 = 93 ngày với 23027’ vĩ tuyến.
 Đổi 23027’ ra giây (”) : 230 x 60’ + 27 = 1407’ x 60’’ = 84.420’’
Trong 1 ngày Mặt Trời di chuyển 1 khoảng là: 84.420’’ : 93 ngày = 908’’/ngày
 Ví dụ :
 Cho biết những địa điểm sau đây: Cần Thơ (10002’B), Nha Trang (12015’B), Huế ( 16026’B), Hà Nội (21002’B), TP Hồ Chí Minh (10047’B). Mặt Trời sẽ lên thiên đỉnh vào những ngày tháng năm nào trong năm ( cho phép sai số ± 1 ngày).
Bài làm
 Tính Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Cần Thơ:
- Mặt Trời di chuyển biểu kiến từ xích đạo lên chí tuyến bắc hết 93 ngày: 21/3 -> 22/6 với 230 27’ = 1407’ => Vậy trong 1 ngày Mặt Trời sẽ di chuyển được: 1407’ : 93 ngày = 0015’08’’ = 908’’.
 Vậy Mặt Trời di chuyển biểu kiến từ xích đạo lên Cần Thơ (10002’): 
 100 x 60’ + 02’= 602’ x 60’’ = 36120’’.
 Sẽ mất: 36120’’ : 908” = 39,7797 ≈ 40 ngày.
Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Cần Thơ lần thứ 1 là ngày 21/3 + 40 ngày = ngày 30/4
Mặt trời lên thiên đỉnh lần 2 là ngày 23/9 - 40 ngày = ngày 14/8 (tháng 8 có 31 ngày).
 Hoặc thực hiện phép tính như sau:
- Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến bắc về xích đạo hết 93 ngày (từ ngày 22/6 đến 23/9) với 23027’= 1407’.
 Vậy trong 1 ngày Mặt Trời sẽ di chuyển được: 
1407’ : 93 ngày = 0015’08’’ = 908’’.
 Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến bắc về Cần Thơ là: 23027’ - 10002’= 13025’ 
=> 13025’ = 805’ = 48300” sẽ mất 48300” : 908” = 53,1938 ≈ 53 ngày (làm tròn số).
Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Cần Thơ lần 2 là ngày 22/6 + 53 ngày = ngày 14/8
 Tính Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế 16026’B
- Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên chí tuyến Bắc hết 93 ngày với góc độ 23027’ = 1407’
 Vậy trong 1 ngày Mặt Trời sẽ di chuyển biểu kiến 1 góc là: 
 1407’: 93 ngày = 15’08’’ = 908’’.
- Số ngày Mặt Trời cần di chuyển biểu kiến từ xích đạo đến Huế vĩ độ 16026’B = 59160’’B là: 59160’’: 908’’ = 65 ngày.
- Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế lần 1 là: 
-> Từ ngày 21/3 + 65 ngày = ngày 25/5.
- Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế lần 2 là: 
-> Từ ngày 23/9 - 65 ngày = ngày 20/7
Tương tự tính các địa điểm khác
Địa điểm và vĩ độ
Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh
Lần 1
Lần 2
CẦN THƠ (10002’B)
30/4
14/8
HUẾ (16026’B)
25/5
20/7
HÀ NỘI (21002’B)
 13/6
01/7
b. Ở Nam bán cầu: Từ ngày 23/9 đến 21/3 mất 179 ngày (năm nhuận có 180 ngày) từ xích đạo đến chí tuyến Nam mất 89 ngày hoặc 90 ngày (năm nhuận)
 Tương tự như Bắc bán cầu: 1 ngày Mặt Trời đi được 84.420’’:90 ngày= 938’’/ngày
Ví dụ: Tại vĩ độ 150 N sẽ có 2 ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh. Số ngày cách xích đạo là :
 150 x 60’ = 900’ x 60’’= 54000” : 938” = 57,569≈58 ngày. 
Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh cụ thể sẽ là:
- Lần 1: Từ ngày 23/9 + 58 ngày =20/11 (tháng 10 có 31 ngày).
- Lần 2: Từ ngày 21/3 - 58 ngày = 24/1 ( tháng 2 chỉ có 28 ngày hoặc 29 ngày).
3.2 Cách tính vĩ độ của một điểm khi biết ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại điểm đó.
- Tính số ngày từ 21/3 hoặc 23/9 đến ngày đã cho của vĩ độ (n) ngày.
- Lấy (n) ngày x 908” (BBC) hoặc x 938” (NBC), suy ra được vĩ độ.
Ví dụ: Tính vĩ độ điểm A, biết rằng Mặt Trời lên thiên đỉnh vào ngày 30/4.
 Để tính vào ngày 30/4 Mặt Trời sẽ lên thiên đỉnh tại vĩ độ nào ta tính:
- Từ ngày 21/3 đến 21/4 là 31 ngày.
- Từ ngày 21/4 đến 30/4 là 9 ngày.
-> Tổng cộng lại thì số ngày từ 21/3 đến 30/4 là 40 ngày.
 Mỗi ngày Mặt Trời chuyển động biểu kiến là 908’’.
 Vậy 40 ngày là 908’’x 40 = 36320’’=1005’20’’	
 Vào khoảng thời gian có ngày 30/4 là thời điểm Mặt Trời đang chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên chí tuyến Bắc. Do vậy vào ngày 30/4 Mặt Trời sẽ lên thiên đỉnh ở vĩ độ: 1005’20’’ vĩ Bắc.
Tương tự ta có cách tính cho những vĩ độ khác vào những thời điểm khác.
3.3. Cách tính ngày mà Mặt Trời lên thiên đỉnh tại một vĩ độ cho trước.
Mặt trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 21011’32’’ Vĩ Bắc vào ngày, tháng năm nào?
Gợi ý:
- Ta đổi vĩ độ về giây: 210 x 3600’ + (11’ x 60’’) + 32’’ = 76292’’
- Vĩ độ đã cho nằm trong vùng nội chí tuyến ở Bắc bán cầu nên sẽ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, thời gian cần xác định sẽ rơi vào 2 thời điểm:
 Từ ngày 21/3 đến 22/6 và 22/6 đến 23/9
a. Từ ngày 21/3 đến 22/6, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo đến chí tuyến Bắc mất 93ngày x 907.7’’ = 84420’’. Vậy với 76292’’ thì phải mất: 
 (76292’’ x 93)/84420 = 84 ngày.
 Mà từ ngày 21/3 đến 22/6 là 93 ngày, vậy sau 21/3 84 ngày sẽ là ngày 13/6, hoặc trước ngày 22/6 9 ngày ( 93 – 84 = 9 ngày) sẽ là ngày 13/6.
b. Từ ngày 22/6 đến 23/9, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ chí tuyến Bắc đến xích đạo mất 93 ngày với 84420’’. Vậy với 76292’’ thì phải mất: (76292’’ x 93)/84420’’ = 84 ngày.
 Vậy trước ngày 23/9 9 ngày thì sẽ là ngày 14/9.
 => Vào 2 ngày 13/6 và 14/9 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 21011’32’’Bắc ( ngày xác định được phép sai số 1 ngày).
PHẦN 3: KẾT QUẢ.
 Qua quá trình thực hiện đề tài trong những năm học trước bước đầu đã đạt được kết quả khả quan.
 Với việc hệ thống lại nội dung, đồng thời đưa ra nhiều dạng bài tập vào việc ôn thi học sinh giỏi sẽ giúp cho học sinh có đầy đủ hơn về kiến thức lẫn kĩ năng làm bài tập. Học sinh thích thú hơn với những bài tập mà sách giáo khoa không bổ sung, đồng thới có thể tính được múi giờ, ngày trên Trái Đất, giải thích được phần lớn câu hỏi về tự nhiên,...
 Kết quả đạt được trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa Lí ở trường THPT Trà Cú qua các năm như sau:
Năm học
Giải học sinh giỏi tỉnh
Ghi chú
2009 – 2010
- 4 giải khuyến khích lớp 11
2010 – 2011
- 1 giải ba vòng tỉnh và 1 giải khuyến khích vòng quốc gia.
2011 - 2012
- 1 giải ba, 1 học sinh thi vòng quốc gia.
2012 - 2013
- 1 giải ba
C. KẾT LUẬN.
 Khắc sâu kiến thức rèn luyện kĩ năng là nhiệm vụ rất quan trọng trong dạy học địa lí, đặc biệt là đối với việc ôn thi học sinh giỏi. Chỉ thông qua học tập thì mới có kiến thức, tư duy. Đồng thời phải bồi dưỡng tư duy cùng vơi quá trình lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, nhất là các dạng bài tập. Giáo viên phải dạy cho học sinh nghiên cứu tài liệu, giải quyết các câu hỏi liên quan, giải được các bài tập một cách đa dạng nhằm rèn luyện kĩ năng, tri thức cho học sinh. Hệ thống tri thức, con đường tiếp nhận tri thức và cả những hứng thú của học sinh thì không ai có thể làm thay được người thầy.
 Vì vậy, muốn có học sinh giỏi, trước hết giáo viên phải có ý thức tích lũy kiến thức và học hỏi kinh nghiệm của các giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm và cộng với kinh nghiệm bản thân để đề ra kế hoạch giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi một cách nghiêm túc. Chỉ có sự say mê, sáng tạo của giáo viên, cùng với việc truyền cảm hứng học tập cho học sinh, học sinh sẽ học tập tốt hơn, năng động hơn, tích cực hơn trong việc tham gia đội tuyển học sinh giỏi phấn đấu để đạt thành tích cho bản thân cũng như đem lại vinh dự cho trường. Do đó người thầy đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành năng khiếu học sinh, phải có sự nỗ lực, cố gắng của người thầy để lựa chọn những phương pháp bồi dưỡng thích hợp mới đem lại thành công.
 Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc ôn thi học sinh giỏi của bản thân tôi và rút ra từ thực tế giảng dạy trong việc bồi giỏi trong những năm qua. 
 Đối với phạm vi ứng dụng của đề tài, tôi chỉ đưa ra một số dạng bài tập nhỏ trong việc rèn luyện bồi dưỡng cho học sinh ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lí cấp Trung học phổ thông. Cũng qua chuyên đề này, cũng có thể giúp quý thầy cô cũng như các em học sinh có thể áp dụng trong việc học tập cũng như giảng dạy. Trong quá trình dạy tôi rút ra được những kinh nghiệm nhỏ của bản thân, có thể trong đề tài còn nhiều vấn đề chưa hợp lí. Kính mong đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn.
 Trà Cú, ngày 15 tháng 5 năm 2014.
 Người thực hiện
 Phan Văn Động
Mục lục Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1
MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN. 3
PHẦN NỘI DUNG 3
PHẦN 1: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI. 3
THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI. 3
GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI. 4
PHẦN 2: GIẢI PHÁP. 5
CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Hệ thống kiến thức. 5
Các dạng bài tập 7
1. Tính múi giờ. 7
2. Tính Mặt Trời lên thiên đỉnh. 11
PHẦN 3: KẾT QUẢ 15
C. KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Địa Lí 10 ( cơ bản và nâng cao). NXB giáo dục.
- Tập sách học tốt Địa Lí 10 ( cơ bản và nâng cao).NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Tuyển tập đề thi Olympic Địa lí- 30 tháng 4 lần thức XVII- 2010.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_cac_bai_tap_phan_dia.doc
Sáng Kiến Liên Quan