Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập vật lý THCS Chuyên đề Nhiệt học

Xét về mặt phát triển tính tự lực của người học và nhất là rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã lĩnh hội được thì vai trò của bài tập vật lý trong quá trình học tập có một giá trị rất lớn. Bài tập vật lý được sử dụng ở nhiều khâu trong quá trình dạy học.

 Bài tập là một phương tiện nghiên cứu hiện tượng vật lý. Trong quá trình dạy học vật lý, người học được làm quen với bản chất của các hiện tượng vật lý bằng nhiều cách khác nhau như: Kể chuyện, biểu diễn thí nghiệm, làm bài thí nghiệm, tiến hành tham quan. Ở đây tính tích cực của người học và do đó chiều sâu và độ vững chắc của kiến thức sẽ lớn nhất khi “tình huống có vấn đề” được tạo ra, trong nhiều trường hợp nhờ tình huống này có thể làm xuất hiện một kiểu bài tập mà trong quá trình giải người học sẽ phát hiện lại quy luật vật lý chứ không phải tiếp thu quy luật dưới hình thức có sẵn.

 Bài tập là một phương tiện hình thành các khái niệm. Bằng cách dựa vào các kiến thức hiện có của người học, trong quá trình làm bài tập, ta có thể cho người học phân tích các hiện tượng vật lý đang được nghiên cứu, hình thành các khái niệm về các hiện tượng vật lý và các đại lượng vật lý.

 Bài tập là một phương tiện phát triển tư duy vật lý cho người học. Việc giải bài tập làm phát triển tư duy logic, sự nhanh trí. Trong quá trình tư duy có sự phân tích và tổng hợp mối liên hệ giữa các hiện tượng, các đại lượng vật lý đặc trưng cho chúng.

 

doc27 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập vật lý THCS Chuyên đề Nhiệt học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̀ nhận thức về vật lý có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặc biệt trong công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Một số biện pháp cụ thể đối với giáo viên:
Nắm vững kiến thức cơ bản, xác định được mục đích kiến thức học sinh cần đạt được sau mỗi bài dạy.
Phải đọc nhiều sách tham khảo để nắm vững và đào sâu suy nghĩ về các vấn đề chuyên môn, trang bị kiến thức và rút ra được những kinh nghiệm của riêng mình.
Tiếp cận nhanh và vận dụng những phương pháp dạy học tích cực.
Sử dụng các bài toán Vật lí có nội dung kĩ thuật và thực tế. Đưa các ví dụ cụ thể của đời sống, sản xuất vào nội dung bài học.
Tăng cường thực hành, làm thí nghiệm vật lí nhằm hình thành thói quen thực hành, rèn luyện tác phong làm việc khoa học cho học sinh.
Thông qua các bài tập vật lý kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu lịch sử vật lý, các nhà bác học, lịch sử các phát minh.
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VẬT LÝ THCS CHUYÊN ĐỀ NHIỆT HỌC
Nhiệt học là một trong bốn phần kiến thức Vật lí cơ bản được trang bị cho học sinh THCS. Lượng kiến thức của phần này không nhiều so với các phần khác, bài tập phần này cũng không quá khó song vì các em ít được tiếp xúc với bài tập định lượng nên việc định hướng giải bài tập nhiệt còn khó khăn với các em và các em chưa có phương pháp giải. Đặc biệt là khi giải các bài tập áp dụng phương trình cân bằng nhiệt các em còn lúng túng trong việc chưa xác định được các quá trình trao đổi nhiệt, chưa xác định được đúng đối tượng trao đổi nhiệt. Vì vậy, tôi đã đưa ra bài tập “Phương trình cân bằng nhiệt” để bồi dưỡng nhằm giúp học sinh nắm vững các dạng bài tập và phương pháp giải các dạng bài tập liên quan tới nhiệt học. Trong đó, tôi đi sâu vào dạng bài tập thường gặp đó là: bài tập về hệ hai hay nhiều vật trao đổi nhiệt với nhau.
I.KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
1. Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào (không có sự chuyển thể của chất)
Trong đó:
m: khối lượng của vật(kg)
c: nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K)
: nhiệt độ ban đầu(0C)
: nhiệt độ cuối cùng (0C)
Lưu ý: t2 > t1
Q: nhiệt lượng vật thu vào (J)
*, Nhiệt lượng vật tỏa ra cũng được tính bằng công thức tương tự:
Lưu ý: > 
2. Phương trình cân bằng nhiệt:
Nếu không có sự trao đổi năng lượng (nhiệt) với môi trường ngoài thì:
Qtỏa ra = Qthu vào
Qtỏa ra: tổng nhiệt lượng của các vật tỏa ra.
Qthu vào: tổng nhiệt lượng của các vật thu vào.
II. BÀI TẬP ÔN LUYỆN:
Loại 1: Bài toán trút nước
Bài 1: Có hai bình cách nhiệt. Bình thứ nhất chứa m1 = 5kg nước ở nhiệt độ t1 = 600C, bình thứ hai chứa m2 = 1kg nước ở nhiệt độ t2 =200C. Đầu tiên rót một lượng nước m (kg) từ bình thứ nhất sang bình thứ hai, sau đó khi bình thứ hai đã đạt cân bằng nhiệt, người ta lại rót trở lại từ bình thứ hai sang bình thứ nhất một lượng nước m (kg). Nhiệt độ cân bằng ở bình thứ nhất lúc này là t1’= 590C.
Tính nhiệt độ nước của bình 2 và khối lượng nước trong mỗi lần rót.
Nếu tiếp tục thực hiện lần thứ hai, tìm nhiệt độ cân bằng của mỗi bình.
Tính nhiệt độ nước ở hai bình nếu rót cũng lượng nước trên từ bình 2 sang bình 1 trước, rồi rót trở lại bình 2 sau.
Bài giải:
a, Do chuyển nước từ bình 1 sang bình 2và từ bình 2 sang bình 1. Giá trị khối lượng nước trong các bình vẫn như cũ còn nhiệt độ trong bình thứ nhất hạ xuống một lượng:
Như vậy, nước trong bình 1 đã mất một nhiệt lượng: 
Nhiệt lượng này đã được truyền sang cho bình 2. Do đó:
Trong đó là độ biến thiên nhiệt độ trong bình 2.
Từ phương trình (1) suy ra:
Như vậy, sau khi chuyển khối lượng nước từ bình 1 sang bình 2 nhiệt độ nước trong bình 2 trở thành:
Theo phương trình cân bằng nhiệt:
Vậy lượng nước đã rót có khối lượng 
b, Bây giờ bình 1 có nhiệt độ t’1 = 590C, bình 2 có nhiệt độ t’2 = 250C nên sau lần rót từ bình 1 sang bình 2 từ phương trình cân bằng nhiệt ta có:
Và cho lần rót từ bình 2 sang bình 1:
c, Sau khi rót 1/7 kg nước ở bình 2 có nhiệt độ 200C sang bình 1 có nhiệt độ 600C, thì 5kg nước ở bình 1 tỏa nhiệt để hạ nhiệt độ từ 600C xuống nhiệt độ t0C, còn nước ở bình 2 thu nhiệt để tăng nhiệt độ từ 200C lên t0C. Ta có:
5c(60 – t) = 1c(t – 20) t 46,60C
Lại rót 1/7 kg nước ở bình 1 có nhiệt độ 46,60C trả lại với 6/7 kg nước ở bình 2 vẫn giữ nhiệt độ 200C, thì 6/7 kg nước này thu nhiệt và ta lại có:
Vậy: Nhiệt độ nước của bình 1 là 46,60C và nhiệt độ nước của bình 2 là 23,80C.
Nhận xét: Khi giải bài toán ta cần chú ý là sau mỗi lần trút nước thì nhiệt độ và khối lượng nước trong các bình sẽ thay đổi.
Bài 2: Ba bình nhiệt lượng kế đựng ba chất lỏng khác nhau có khối lượng bằng nhau và không phản ứng hóa học với nhau. Nhiệt độ chất lỏng ở bình 1, bình 2 và bình 3 lần lượt là t1 = 150C, t2 = 100C, t3 = 200C. Nếu đổ ½ chất lỏng ở bình 1 vào bình 2 thì nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là t12 = 120C. Nếu đổ ½ chất lỏng ở bình 1 vào bình 3 thì nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là t13 = 190C. Hỏi nếu đổ lẫn cả ba chất lỏng với nhau thì nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu? Bỏ qua nhiệt lượng trao đổi với môi trường. Các bình nhiệt lượng kế làm bằng chất có nhiệt dung riêng nhỏ không đáng kể và thể tích của bình đủ lớn để chứa được cả ba chất lỏng.
Bài giải
Gọi khối lượng nước ở mỗi bình là m.
Khi đổ ½ chất lỏng ở bình 1 vào bình 2:
Do t1 > t2 nên bình 1 tỏa nhiệt, còn bình 2 thu nhiệt. Ta có, pương trình cân bằng nhiệt:
 (1)
Khi đổ ½ chất lỏng từ bình 1 vào bình 3:
Do t3 > t1 nên bình 3 tỏa nhiệt, còn bình 1 thu nhiệt.
Phương trình cân bằng nhiệt:
 (2)
Vậy khi đổ lẫn cả ba chất lỏng với nhau thì nhiệt độ hỗn hợp là:
Thay giá trị số và sử dụng (1) và (2) ta được tx = 16,70C.
Bài 3: Cho một lượng nhiệt kế ban đầu chưa đựng gì. Đổ vào nhiệt lượng kế một ca nước nóng thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 50C. Sau đó lại đổ thêm một ca nước nóng nữa thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 30C.
Hỏi nếu đổ thêm vào nhiệt lượng kế cùng một lúc 10 ca nước nóng nói trên nữa thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiêu độ nữa?
Bài giải:
Gọi: + M, c, t1 lần lượt là khối lượng, nhiệt dung riêng, nhiệt độ ban đầu của nhiệt lượng kế.
 + m là khối lượng nước trong mỗi ca, cn là nhiệt dung riêng của nước, tn là nhiệt độ của nước nóng.
 + t là nhiệt độ cân bằng, sau khi đổ một ca nước nóng.
Ta có phương trình:
Theo giả thiết: t – t1 = 50C
Phương trình trên thành : 
Đổ thêm ca nước thứ hai, ta lại có phương trình :
Với t’ – t = 3 và t = t1 + 5, phương trình này thành :
Đổ thêm 10 ca nước nóng, thì nhiệt độ cuối cùng là t1 + 8 + x và ta có phương trình :
Lấy (1) trừ (2) ta được : 2Mc – 3mcn = 3mcn
Do đó : Mc = 3mcn (4)
Thế vào (2) ta được : (3mcn + mcn)3 = mcn(tn – t1 – 8)
Do đó : tn – t1 – 8 = 12 (5)
Thế vào (3) ta được : 
Vậy, nếu đổ thêm vào nhiệt lượng kế cùng một lúc 10 ca nước nóng nữa, thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 80C.
Nhận xét : Sau mỗi lần trút nước thì khối lượng nước trong nhiệt lượng kế tăng lên.
* Từ bài toán này nếu thay đổi bước thí nghiệm ta sẽ được một bài toán mới – Bài 4
Bài 4: Người ta đổ nước nóng vào một nhiệt lượng kế. Nếu đổ cùng một lúc 10 ca nước nóng thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng lên 80C. Nếu đổ cùng một lúc 2 ca nước nóng thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 30C. Hỏi nếu đổ 1 ca nước nóng thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiêu độ ? Bỏ qua mọi hao phí năng lượng.
Bài giải:
Gọi: + M, c, t1 lần lượt là khối lượng, nhiệt dung riêng, nhiệt độ ban đầu của nhiệt lượng kế.
 + m là khối lượng nước trong mỗi cốc, cn là nhiệt dung riêng của nước, tn là nhiệt độ của nước nóng.
Nếu đổ cùng một lúc 10 ca : (1)
Nếu đổ cùng một lúc 2 ca : (2)
Nếu đổ 1 ca : (3)
Chia vế cho vế của (1) và (2) 
Chia vế cho vế của (1) và (3) ta được :
Thay (*) vào (**) ta được : 
Vậy nếu đổ vào nhiệt lượng kế 1 ca nước nóng thì nhiệt độ của nó tăng thêm 1,680C.
Bài 5: Một bình nhiệt lượng kế chứa nước ở nhiệt độ t0 = 200C. Người ta thả vào trong bình này những quả cầu giống nhau đã được đốt nóng bằng nước sôi. Sau khi thả quả cầu thứ nhất thì nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng nhiệt là t1 = 400C. Nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu nếu ta thả tiếp quả cầu thứ hai, thứ ba ? Cần thả bao nhiêu quả cầu để nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng nhiệt là 900C ?
Bài giải:
Gọi : Khối lượng nước là m.
 Khối lượng và nhiệt dung riêng của quả cầu là m1 và c1
 Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là tcb.
 Số quả cầu thả vào nước là N
Nhiệt lượng tỏa ra từ các quả cầu là : 
Nhiệt lượng thu vào của nước : 
Theo phương trình cân bằng nhiệt : 
Khi thả quả cầu thứ nhất : N = 1 ; tcb = 400C. Ta có :
Thay (2) vào (1) ta có : 
1. Khi thả thêm quả cầu thứ hai : N = 2. 
Từ phương trình (*) ta có : 200 – 2tcb = 3tcb - 60tcb = 52
Vậy khi thả thêm quả cầu thứ hai thì nhiệt độ cân bằng của nước là 520C.
2. Khi thả thêm quả cầu thứ ba : N = 3.
Từ phương trình (*) ta có : 300 – 3tcb = 3tcb - 60tcb = 60
Khi thả tiếp quả cầu thứ ba thì nhiệt độ cân bằng của nước là 600C.
3. Khi tcb = 900C. Từ phương trình (*) ta có : 100N – 90N = 270 – 60 N = 21
Cần thả 21 quả cầu để nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng là 900C.
Bài 6: Một bình cách nhiệt chứa đầy nước ở nhiệt độ t0 = 200C. Người ta thả vào bình một viên bi nhôm ở nhiệt độ t = 1000C, sau khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước trong bình là t1 = 30,30C. Người ta lại thả vào bình một viên bi thứ hai giống viên bi trên thì nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt là t2 = 42,60C. Xác định nhiệt dung riêng của nhôm. Biết rằng khối lượng riêng của nước và của nhôm lần lượt là 1000kg/m3 và 2700kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
Bài giải:
Gọi V1, c1 và D1 lần lượt là thể tích nước chứa đầy trong bình, nhiệt dung riêng và khối lượng riêng của nước.
Gọi V2, c2 và D2 lần lượt là thể tích của viên bi nhôm, nhiệt dung riêng và khối lượng riêng của nhôm.
Vì bình chứa đầy nước nên khi thả viên bi nhôm thì thể tích nước tràn ra bằng thể tích quả cầu nhôm. Khối lượng nước trong bình sau khi thả viên bi nhôm là :
Sau khi thả một viên bi nhôm, phương trình cân bằng nhiệt là :
Sau khi thả viên bi nhôm thứ hai, phương trình cân bằng nhiệt là :
Chia vế với vế của (1) và (2) ta được : 
Thay (3) vào (1) ta có : 
Bài tập về nhà:
Bài 7: Người ta thả một chai sữa của trẻ em vào một phích đựng nước ở nhiệt độ t = 400C. Sau một thời gian chai sữa nóng lên tới t1 = 360C, người ta lấy chai sữa này ra và tiếp tục thả vào phích nước một chai sữa giống như chai sữa ban đầu. Hỏi chai sữa này nóng tới nhiệt độ nào ? Biết rằng trước khi thả vào phích các chai sữa có nhiệt độ t0 = 180C. (Đáp số: t2 = 32,70C).
Bài 8: Một bình nhiệt lượng kế bằng đồng, khối lượng M = 200g chứa m1 = 150g nước ở nhiệt độ t1 = 270C. Một vật rắn, khối lượng m2 = 120g, được nung nóng khá lâu trong hơi nước của một nồi nước sôi, rồi thả nhanh vào bình. Nhiệt độ nước trong bình nhiệt lượng kế khi đã cân bằng nhiệt là t = 32,10C. Hãy tính nhiệt dung riêng của vật rắn. (Đáp số : ).
Loại 2: Bài toán công thức tổng quát
Bài 1: Có một số chai sữa giống nhau đều đang ở nhiệt độ tx. Người ta thả từng chai vào một bình cách nhiệt chứa nước, sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra rồi thả tiếp chai khác vào. Nhiệt độ nước ban đầu ở trong bình là t0 = 360C. Chai thứ nhất khi lấy ra có nhiệt độ là t1 = 330C, chai thứ hai khi lấy ra có nhiệt độ t2 = 30,50C. Bỏ qua sự hao phí nhiệt.
Tìm tx?
Đến chai thứ bao nhiêu thì khi lấy ra thì nhiệt độ nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn 260C.
Bài giải:
a, Gọi m1, c1 là khối lượng và nhiệt dung riêng của nước trong bình.
 m2, c2 là khối lượng và nhiệt dung riêng của chai sữa.
Phương trình cân bằng nhiệt giữa bình với chai sữa thứ nhất là:
Phương trình cân bằng nhiệt giữa bình với chai sữa thứ hai là:
Chia (1) cho (2) rồi thay số với t0 = 360C, t1 = 330C, t2 = 30,50C ta được :
b, Thay tx = 180C vào (1) 
Từ (1) 
Từ (2) 
Thay (3) vào (4)  : 
Tổng quát : Chai thứ n khi lấy ra có nhiệt độ :
Theo điều kiện đầu bài : tn < 260C và 
 < 26 < (5)
 Bắt đầu từ chai thứ 5 thì nhiệt độ nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn 260C.
Chú ý : Học sinh có thể giải theo cách tính lần lượt các nhiệt độ. Giá trị nhiệt độ của bình theo n như sau :
n
1
2
3
4
5
tn
33
30,5
28,42
26,28
25,23
Bài 2: Một bình cách nhiệt chứa nước ở nhiệt độ ban đầu là t0 = 400C. Thả vào bình một viên bi kim loại có nhiệt độ T = 1200C ; nhiệt độ nước trong bình sau khi cân bằng nhiệt là t1= 440C. Tiếp theo ta gắp viên bi ra rồi thả vào bình một viên bi thứ hai giống như viên bi trước. Sau khi cân bằng nhiệt, ta lại gắp viên bi thứ hai ra rồi thả vào bình nước viên bi thứ ba giống như hai viên bi trên...và cứ làm tiếp như vậy.
Xác định nhiệt độ tn (tn < 1000C) của nước trong bình sau khi thả vào bình viên bi thứ n. Với viên bi thả vào bình thứ bao nhiêu thì nước bắt đầu sôi. Cho rằng chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa bi và nước trong bình.
Bài giải:
Gọi: m1, c1 là khối lượng và nhiệt dung riêng của một viên bi.
 m2, c2 là khối lượng và nhiệt dung riêng của nước trong bình.
Sau khi thả viên bi thứ nhất vào nước ta có phương trình cân bằng nhiệt :
Từ (1) 
Làm tương tự như trên sau khi thả viên bi thứ hai vào bình ta có nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt là :
Thay t1 từ (1) vào (2) rồi rút gọn, ta được :
Tổng quát : Sau khi thả viên bi thứ n vào bình thì nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt là :
Nước bắt đầu sôi khi tn = 1000C.
Ta có : 
Với n = 27 thì < 4. Vậy nước chưa sôi.
Với n = 28 thì > 4. Vậy nước bắt đầu sôi khi ta thả viên bi thứ 28.
PHẦN III : KẾT QUẢ
Trên cơ sở lý luận với nội dung nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết: Bằng cách hệ thống hóa kiến thức theo chuyên đề thì có thể nâng cao chất lượng dạy và học môn vật lý phổ thông trung học, nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý THCS.
Đối tượng của thực nghiệm sư phạm:
Lớp đối chứng: Nhóm học sinh giỏi vật lý lớp 8A – trường ..............
Lớp thực nghiệm: Nhóm học sinh giỏi vật lý lớp 8B – trường ..........
Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tác giả trực tiếp bồi dưỡng lớp thực nghiệm theo SKKN(lớp đối chứng không được bồi dưỡng). 
Kiểm tra bằng bài thi thử, lấy kết quả bài thi làm kết quả đối chứng.
Nội dung thực hiện:
Tiến hành bồi dưỡng theo hệ thống bài tập đã soạn thảo trong 1 buổi (2 tiết):
Tiến hành giải bài tập từ dễ đến khó, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sau mỗi bài, nhận xét, phân tích theo hướng phát triển của đề tài. Kinh nghiệm rút ra từ bài trước làm cơ sở tư duy cho bài sau.
Phần bài tập tự luyện của chuyên đề được giao hoàn toàn cho học sinh tự giải ở nhà.
Giới thiệu các tài liệu tham khảo để học sinh tìm hiểu thêm.
Bài kiểm tra (45 phút) được tiến hành vào cuối buổi bồi dưỡng. 
Kết quả thực nghiệm:
Từ việc rất ngại phải đối mặt với các bài tập, sau khi được rèn luyện phát triển bài tập theo các chủ đề nhỏ, các em độc lập tiếp thu kiến thức một cách tích cực và sáng tạo. Do đó, học sinh hứng thú học bài sâu sắc từ đó vận dụng linh hoạt nâng cao. Mỗi một bài toán đưa ra đều được các em thảo luận, tích cực suy nghĩ....
Qua bài kiểm tra chúng tôi thấy rằng:
Lớp thực nghiệm sau khi được bồi dưỡng các em đã biết vận dụng phương pháp giải bài tập vừa học vào bài kiểm tra, đa số học sinh nắm vững phương pháp, trình bày bài khoa học nên không có học sinh nào điểm dưới 5, có 3 học sinh điểm trên 8. Đề tài đã có tính khả thi.
Lớp đối chứng do chưa được rèn luyện phương pháp giải, khi làm bài các em các em không biết cách trình bày nên có một nửa số học sinh điểm dưới 5 và chỉ có 1 học sinh có điểm trên 7.
PHẦN IV. KẾT LUẬN
Bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên nhằm phát hiện, nuôi dưỡng tài năng cho đất nước, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển giáo dục, đáp ứng mục tiêu: nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời kì đổi mới.
Đề tài đã nghiên cứu được cơ sở lí luận về những vấn đề chung của bài tập vật lý Trung học cơ sở. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức vật lý Trung học cơ sở. Từ đó, chúng tôi đã biên soạn được chuyên đề giải bài tập vật lý Trung học cơ sở dùng bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý trong các trường phổ thông. Đề tài xây dựng được tiến trình hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lý theo chuyên đề nhiệt học. Kết quả thực nghiệm đã phần nào đánh giá được tính khả thi của đề tài. 
Qua những kết quả đạt được đề tài đã hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục đích đề ra.
Tuy nhiên do điều kiện thời gian và khuôn khổ của SKKN nên việc thực nghiệm sư phạm chỉ tiến hành được một vòng với số lượng có hạn nên việc đánh giá hiệu quả còn chưa mang tính khái quát và không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ thực hiện thử nghiệm trên diện rộng hơn để tiếp tục hoàn thiện tính khả thi của đề tài.
, ngày 10 tháng 03 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Nguyễn Văn Đồng. 1979. Phương pháp giảng dạy vật lý ở trường PTTH. NXB GD.
[2]. Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên), Phạm Thị Ngọc Thắng. 2007. Lí luận dạy học vật lí. NXB ĐHSP.
[3]. Nguyễn Đình Hoàn. Chuyên đề bồi dưỡng vật lý 9. NXB Đà Nẵng.
[4]. Vũ Thanh Khiết (Chủ biên), Nguyễn Đức Thâm, Lê Thị Oanh, Đào Công Nghinh, Nguyễn Đức Hiệp. 121 bài tập vật lý nâng cao lớp 7. NXB Đồng Nai. 
[5]. Vũ Thanh Khiết (Chủ biên), Nguyễn Đức Thâm, Lê Thị Oanh, Đào Công Nghinh, Nguyễn Đức Hiệp. 121 bài tập vật lý nâng cao lớp 8. NXB Đồng Nai.
[6]. Vũ Thanh Khiết (Chủ biên), Nguyễn Đức Thâm, Lê Thị Oanh, Đào Công Nghinh, Nguyễn Đức Hiệp. 121 bài tập vật lý nâng cao lớp 9. NXB Đồng Nai.
[7]. Ngô Quốc Quýnh. Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý lớp 8. NXB GDVN.
[8]. Ngô Quốc Quýnh. Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý lớp 9. NXB GDVN.
[9]. Phan Hoàng Văn. 500 bài tập vật lý THCS. NXB ĐHQG TPHCM.

File đính kèm:

  • docPhương pháp giải bài tập vật lý THCS chuyên đề Nhiệt học.doc
Sáng Kiến Liên Quan