Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập trắc nghiệm môn Hóa học THCS

Thế kỷ XXI – Thế kỷ của khoa học công nghệ trí tuệ. Khi xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu về nguồn nhân lực càng lớn, nhưng đòi hỏi nguồn nhân lực đó phải có một tri thức toàn diện. Chính điều này đòi hỏi con người phải luôn có sự phấn đấu cố gắng để chiếm lĩnh những tri thức để trở thành một con người vừa hồng, vừa chuyên, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Để có được nguồn tri thức đó buộc con người không còn con đường nào khác đó là phải tìm đến các bộ môn khoa học để tìm kiếm những thông tin tri thức, trong đó Hoá Học là bộ môn khoa học mà con người cần tìm hiểu. Hoá Học là bộ môn khoa học đóng góp nhiều trong việc cung cấp những thông tin cho con người. Đặc biệt nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách và tư duy cho con người.

Với vai trò như vậy cho nên bộ môn Hoá Học ở trường THCS đã được quan tâm rất nhiều kể từ khi mà BGD có kế hoạch thay đổi chương trình SGK cụ thể là:

Số tiết của lớp 8 được tăng lên gấp đôi so với chương trình cũ, chương trình lớp 9 được giữ nguyên nhưng kiến thức có sự thay đổi đáng kể. Nhìn chung cả ở 2 khối lớp 8, 9 khối lượng kiến thức tăng đặc biệt đã chú trọng đến việc biên soạn SGK theo phương pháp đổi mới đó là thời gian giành cho luyện tập, thực hành tăng, đồng nghĩa với việc nhằm tăng khả năng hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em có cơ hội nhiều hơn để rèn luyện các kỹ năng thực hành, giải bài tập.

Như chúng ta đã biết Hoá Học giữ một vai trò hết sức quan trọng trọng hệ thống các môn khoa học. Nếu như: Toán, Văn, Lý trang bị cho con người nhừng kiến thức về tự nhiên xã hội thì Hóa Học cũng đóng góp một phần vào trong cái hệ thống hoàn chỉnh đó. Ngoài ra Hoá Học nó còn giải thích được các vấn đề, các hiện tượng trong tự nhiên, trong thực tế mà các bộ môn khoa học khác không có được từ đó giúp con người hiểu thêm đời sống thực tế. Hơn thế nữa với sự phát triển của khoa học kỹ thuật như hiện nay thì ngành Hoá Học nói chung đóng góp và giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế.

Chính vì vai trò và vị trí của bộ môn khoa học Hoá Học như vậy cho nên việc đề ra phương pháp học bộ môn này mới là một vấn đề khó đối với học sinh. Vậy thì để học tốt bộ môn khoa học này thì cần phải trả lời được những câu hỏi sau: Học để làm gì? Đó là mục đích. Học như thế nào? Đó lại là phương pháp.

 

doc16 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4028 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập trắc nghiệm môn Hóa học THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng pháp giải bài tập trắc nghiệm.
Để hướng dẫn học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm theo tôi cần có những vấn đề cần chú ý sau đây:
- Xuất phát từ những kiến thức và kỹ năng cơ bản từ cách giải thông thường mà học inhn biết, người giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra những quy luật, các mối quan hệ đặc biệt để từ đó dẫn đến cách giải nhanh.
- Luôn luôn chú ý phát huy sự tích cực, chủ động của học sinh, tạo hứng thú học tập chho học sinh. Giáo viên hướng dẫn để học sinh phát hiện, chủ động tìm ra, nắm bắt được phương pháp giải. Như vậy làm cho học sinh hứng thú, có được niềm vui khi tự mình khám phá, từ đó kiến thức có được sẽ có tính lâu bền, vững chắc và quan trọng hơn là rèn luyện cho các em phương pháp tư duy. Trong đề tài này tôi xin đề cập đến một vài dạng bài tập rất hay gặp trong chương trình THCS và một số phương phải giải mang tính chất tư duy giúp giải được nhanh bài toán trắc nghiệm.
1. Bài toán xung quanh phần pha trộn dung dịch.
Như chúng ta đã biết phần dung dịch đặc biệt là phần pha chế trong chương trình hoá học 8, 9 thì có rất nhiều bài tập liên quan đến cách giải theo phương pháp đường chéo. Có thể nói rằng phương pháp đường chéo là một phương pháp giải tương đối nhanh và có tác dụng rất lớn giảm bớt thời gian và đáp ứng được yêu cầu về mặt thời gian. Sau đây là một số ví dụ tôi xin trính bày để minh họa.
Trước hết xin hướng dẫn sử dụng phương pháp đường cheo trong giải bài tập pha trộn dung dịch.
Gọi m1,C1 lần lượt là khối lượng và nồng độ % của dd 1
Gọi m2,C2 lần lượt là khối lượng và nồng độ % của dd 2
Khi pha trộn dụng dịc 1 với dung dịch 2.
dd 1 C1 (C2 - C) 
V1, D1, mdd C
dd 2 C2 (C - C1)
V2, D2, mdd 
- Lập tỉ lệ ta có: 
- Tương tự có thể áp dụng với việc tìm khối lượng riêng hoặc số mol.
	 Ví dụ 1: Trộn 60(g) dd NaOH 20% với 40(g) dd NaOH 15% thu được dd NaOH có nồng độ phần trăm là:
 A. 16% B. 18% C. 20% D. 14%
Bải giải:
- Tôi xin trình bày theo 2 cách để thấy rõ được vai trò của phương pháp đường chéo.
* Cách 1: Theo phương pháp đại số.
 - Khối lượng của NaOH có trong 60(g) dd NaOH 20% là: 
- Khối lượng của NaOH có trong 40(g) dd NaOH 15% là: 
- Khối lượng chất tan sau khi trộn là: 12 + 6 = 18(g)
- Khối lượng dung dịch sau khi trộn là: 60 + 40 = 100(g)
- Nồng độ % của đ dịch sau khi trộn là: áp dụng công thức 
Thay số ta có: .
Vậy chọn đáp án B.
	* Cách 2: áp dụng theo phương pháp đường chéo ta có.
20% 20% - C 
 C 
 15% C - 15% 
 60(20% - C) = 40(C - 15%)
 C = 18%
Ví dụ 2: Cần pha bao nhiêu gam dd NaCl 20% vào 400(g) dd NaCl 15% để được dung dịch NaCl 16%.
 A. 100 B. 150 C. 200 D. 250
* Cách 1: Theo phương pháp đại số.
- Gọi a (g) (a>0) là số gam dd NaCl cần pha.
- Khối lượng NaCl có trong a(g) dd NaCl 20% là: 
- Khối lượng NaCl có trong 400(g) dd NaCl 15%% là: 
- Khối lượng chất tan sau khi trộn 2 dung dịch là: (0,2a + 60)(g)
- Khối lượng dung dịch sau khi trộn 2 dung dịch là: (a + 400) (g)
- Nồng độ % của dung dịch sau khi trộn là: áp dụng công thức 
- Giải tìm được a = 100(g). Chọn đáp án A
* Cách 2: áp dụng theo phương pháp đường chéo.
 20% 
 16% - 15% 
 16% 
 15% 
 20% - 16% 
 Ta có mdd = 100(g). Chọn đáp án A
* So sánh 2 cách giải ta thấy
- Nếu giải theo phương pháp thông thường thì cũng cho ta kết quả. Hơn nữa có khi học sinh còn dễ hiểu. Nhưng lại rất mất thời gian mà dạng bài tập trắc nghiệm thì lại khắt khe về mặt thời gian. Nếu vậy thì sẽ không đáp ứng được về thời gian.
- Nếu giải theo phương pháp đường chéo thì lại cho ta kết quả rất nhanh không mất thời gian phù hợp với dạng bài tập trắc nghiệm. Nhưng nếu học sinh áp dụng không tinh thì có thể tìm được một kết quả không chính xác (tức là có khi tìm được kết quả âm).
	Nhưng để đáp ứngđược về mặt thời gian thì phương pháp đường chéo vẫn là công cụ hữu hiệu nhất để học sinh tận dụng được về mặt thời gian.
2. Dạng bài toán liên quan đến phương pháp bảo toàn nguyên tử.
- Có rất nhiều phương pháp để giải bài toán hoá học khác nhau, nhưng phương pháp bảo toàn nguyên tử và phương pháp bảo toàn số electron cho phép chúng ta gộp nhiều nhiều phương trình phản ứng lại làm một, quy gọn việc tính toán và nhẩm nhanh đáp số. Rất phù hợp với việc giải các bài toán hoá học trắc nghiệm. Cách thức gộp phương trình làm một và cách lập phương trình theo phương pháp bảo toàn nguyên tử sẽ được giới thiệu qua một số ví dụ sau đây:
Ví dụ 1: Khử hoàn toàn 17,6 (g) hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 4,48 lít khí CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là:
 A. 14,5 gam B. 15,5 gam C. 14,4 gam D. 16,5 gam
- Bài toán này nêu giải theo phương pháp đại số thì phải lập hệ phương trình và giải hệ, nếu vậy thì rất dài và mất thời gian.
- Nếu áp dụng theo phương pháp bảo toàn nguyên tử thì sẽ đơn giản và ngắn hơn rất nhiều:
Phương trình: FeO + CO Fe + CO2(1)
 Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2(2)
- Theo phương trình 1 và 2 ta thấy số nguyên tử O có trong CO bằng số nguyê tử O có trong 2 ôxit sắt. Vì thế khối lượng của ôxi trong 2 oxit sắt được tính như sau:
- Bài ra có số mol của CO là: 0,2(mol). Khối lượng của ôxi là: 0,2.16 = 3,2
- Do số nguyên tử O trong oxit sắt bằng số nguyên tử trong oxi nên khối lượng cũng bằng nhau và bằng 3,2(g).
- Khối lượng sắt thu được là: 17,6 - 3,2 = 14,4(g)
Vậy chọn đáp án C
 Ví dụ 2: Để khử hoàn toàn 3,04g hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần 0,05(mol)H2. Mặt khác hoà tan hoàn toàn 3,04g hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc thu được thể tích SO2(Sản phẩm khử duy nhất) ở đktc là:
A. 448ml B. 224ml C. 336ml D. 112ml.
Giải: Thực chất phản ứng khử các oxit sắt trên là:
 H2 + O H2O.
0,05mol 0,05mol.
Đặt số mol của hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 lần lượt là x, y, z ta có:
nO = x + 4y + 3z = 0,05 mol (1)
Ư
Ưx + 3y + 2z = 0,04 mol (2)
Từ (1) và (2) ta có: x + y = 0,02
Mặt khác:
2FeO + 4H2SO4 Ư Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
 x x/2 
2Fe3O4 10H2SO4 Ư 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O
 y y/2
Ư Chọn đáp án B
	Ví dụ 3: Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí ở (đktc) gồm CO và H2 đi qua một ống đựng 16,8g hỗn hợp gồm 3 oxit: CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32g. Tính V và m.
A. 0,224 lít và 14,48g B. 0,672 lít và 18,46g
C. 0,112 lít và 12,28g D. 0,448 lít và 16,48g
Giải: Thực chất phản ứng khử các oxit trên là:
CO + O CO2 H2 + O H2O
- Khối lượng khí tạo thành nặng hơn hỗn hợp khí ban đầu chính là khối lượng của nguyên tử ôxi trong các ôxit tham gia phản ứng. Do vậy.
- áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
 môxit = mChất rắn + 0,32 m = 16,48g
Ư Chọn đáp án D
	Ví dụ 4: Thổi rất chậm 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CO và H2 qua một ống sứ đựng hỗn hợp gồm cá oxit: CuO, Fe3O4, Al2O3, Fe2O3 có khối lượng là 24g dư đang được nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng khối lượng chất rắn còn lại trong ống là:
A. 22,4g B. 11,2g C. 20,8g D. 16,8g
Giải: 
- Thực chất phản ứng khử các oxit trên là:
CO + O CO2 H2 + O H2O
 Ư mO = 1,6g
- Vậy chất rắn còn lại trong ống sứ là: 24 - 1,6 = 22,4g Ư Chọn đáp án A
3. Dạng bài toán liên quan đến phương pháp bảo toàn khối lượng.
Ví dụ 1: Khử hoàn toàn 6,64 gam hỗn hợp gồm: Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần dùng vừa đủ 2,24 lít khí CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là:
A. 5,4 gam B. 5,04 gam C. 5,03 gam D. 5,02 gam
Giải: 
Phương trình: FeO + CO Fe + CO2 (1)
 Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 (2)
 Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2 (3)
- Bài ra số mol của khí CO là: 0,1 (mol). Khối lượng của CO là: 0,1.28 = 2,8g
- Theo phương trình 1, 2, 3 ta thấy tổng số mol của CO bằng tổng số mol của CO2 ta có số mol của CO2 là 0,1 (mol). Khối lượng của CO2: 0,1.44 = 4,4g 
- áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
 m hh chất ban đầu + mCO = mFe + 
 6,64 + 2,8 = mFe + 4,4
Ư khối lượng sắt thu được là: mFe = 5,04g
Ư Chọn đáp án B
Ví dụ 2: Cho một luồng khí CO dư đi qua ống sứ chứa 5,64 gam hỗn hợp gồm: Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 (đun nóng). Sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn, khí đi ra dẫn vào dụng dịch Ca(OH)2 dư thu được 8 gam kết tủa. Khối lượng của sắt thu được là:
A. 4,36 gam B. 4,63 gam C. 3,46 gam D. 3,64 gam
Giải:
Phương trình: FeO + CO Fe + CO2 (1)
 Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 (2)
 Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2 (3)
 CO2 + Ca(OH)2 Ư CaCO3 + 2H2O (4)
- Số mol của CaCO3 là: 0,8 (mol)
- Theo phương trình (4) số mol CO2 = số mol của CaCO3 = 0,08 (mol)
- Theo phương trình 1, 2, 3 ta thấy tổng số mol của CO bằng tổng số mol của CO2 ta có số mol của CO2 là 0,8 (mol). Khối lượng của CO2: 0,08.44 = 3,52g
- Khối lượng của khí CO là: 0,08.28 = 2,24g 
- áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
 m hh chất ban đầu + mCO = mFe + 
 5,64 + 2,24 = mFe + 3,52
Ư khối lượng sắt thu được là: mFe = 4,36g
Ư Chọn đáp án A
- Do thời gian không cho phép nên tôi cũng chỉ giới thiệu được một số ví dụ điển hình để minh hoạ cho mỗi phương pháp giải bài tập với cách nhẩm nhanh để các em học sinh tham khảo, đồng thời để các đồng nghiệp có thể lấy đó làm ví dụ trong qúa trình hướng dẫn học sinh giải bài tập trắc nghiệm theo những phương pháp trên.
III/ Phương pháp nghiên cứu
1- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Trong đề tài này tôi có sử dung một số tài liệu có liên quan để nghiên cứu cụ thể như:
- Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm của tác giả “Trần Kiều”.
- Lý luận dạy học hoá học của tác giả “Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh”.
- Phương pháp nghiên cứu giáo dục.
Mục đích khi sử dung phương pháp này là nhằm thu thập những thông tin, số liệu có liên quan đến đề tài để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Đối tượng của phương pháp là các tài liệu có liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học.
2- Phương pháp điều tra giáo dục.
Điều tra giáo dục là phương pháp rất phổ biến trong quá trình nghiên cứu khoa học.
- Mục đích: Thu thập số liệu sử lý thông tin để phục vụ cho qua trình làm đề tài.
- Đối tượng của phương pháp: Tập thể học sinh thuộc hai khối 8, 9 trường THCS Tam Đa chủ yếu tập chung vào học sinh khối lớp 9.
3- Phương pháp quan sát.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài và áp dụng đề tài mang tính chất thí điểm tôi có quan sát xem thái độ cũng như phản ứng của học sinh xem các em tiếp cận đề tài ở mức độ nào và khi đưa vào áp dụng rộng rãi thì có phát huy kết quả không
Qua phương pháp này tôi thu thập được những thông tin từ phía học sinh để có thể điều chỉnh đề tài cho phù hợp với từng đối tượng học sinh từ đó giúp đề tài của tôi có thể được áp dụng rộng rãi trên tất cả cá đối tượng học sinh.
4- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Thực hiện phương pháp này tôi tiến hành áp dụng vào giảng dạy cho những học sinh khá giỏi trước. Đặc biệt là đội tuyển học sinh giỏi trong năm học vừa qua tôi thấy rằng khi áp dụng đề tài này cho các đối tựơng học sinh như vậy thì phát huy rất tốt những khả năng của các em từ đó tôi thấy chất lượng nắm bài của các em rất tốt đồng thời những kỹ năng thực hành của các em rất thuần thục từ đó thúc đẩy được sự ham học hỏi của các em hơn. 
Ngoài những phương pháp chủ yếu trên tôi còn sử dụng một số phương pháp khác để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài như: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, Phương pháp đàm thoại, Phương pháp trao đổi hỏi ý kiến. Tuy nhiên ở mỗi một phương pháp nó lại có những thuận lợi và có những khó khăn nhất định trong qúa tình thu thập thông tin và các dữ liệu để nghiên cứu đề tài.
IV/ Kết quả
- Trước khi áp dụng đề tài thì tôi thấy răng mỗi khi ra đề kiểm tra với những câu hỏi trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải nhanh để trách mất thời gian thì học sinh lại rất lúng túng khi tìm được ra kết quả thì thời gian dành cho bài tự luận cũng không còn nhiều. Chính vì thế mà các em thường thiếu hụt thời gian mặc dù đề ra không phải là quá dài. Khi hướng dẫn các em một số phương pháp có thể giải nhanh được các bài tập thì mỗi khi có bài tập trắc nghiệm trong bài kiểm tra thì không còn là những nỗi lo cho các em đặc biệt là về mặt thời gian. Đồng thời cũng là điều kiện để rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh khi giải các bài tập hoá học.
- Có thể nói rằng việc áp dụng những phương pháp giải được nhanh các bài tập trong hoá học là rất quan trọng đặc biệt là dạng đề thi như hiện nay thì trắc nghiệm chiếm tới 40% đến 50% thậm trí trong bài kiểm tra 15 phút thì trắc nghiệm có thể là 100%. Mà bài tập trắc nghiệm có nhiều bài cũng cần phải giải thì mới tìm được kết quả.
- Với kết quả khá khả quan tôi nghĩ rằng việc triển khai đề tài này không có gì là khó mà còn giúp học sinh khá nhiều trong việc rèn luyện tư duy cho học sinh và phát huy tính sáng tạo cho các em khi giải các dạng bài toán hoá học. Đặc biệt đối với những đồng chí giáo viên ôn thi đội tuyển thì việc áp dụng những phương pháp này là rất hữu ích và mang lại kết quả khá cao. 
V/ Đúc rút kinh nghiệm
Qua việc thực hiện đề tài này tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho chính bản thân và các em học sinh cụ thể là:
1. Đối với bản thân.
- Trau dồi, tích luỹ được những vốn kiến thức bổ ích cho bản thân trong quá trình giảng dạy
- Tiếp cận được với những phương pháp dạy học tích cực từ đó có thể áp dụng vào trong công tác giảng dạy của mình.
- Có cơ hội để tham khảo ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và các em học sinh từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp hơn.
- Giáo viên không phải chủ động truyền đạt kiến thức mà chỉ giữ vài trò chỉ đạo học sinh giải quyết các tình huống, tức là học sinh tự tìm tòi, khám phá để chiếm lĩnh kiếm thức, đồng thời qua các bài tập trắc nghiệm thực sự rèn luyện cho các em có một tư duy tích cực trong giải bài tập hoá học.
- Nếu đề tài này được áp dụng và giáo viên hướng dẫn học sinh một cách chi tiết thì nó sẽ góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt là dạy học theo phương pháp mới “ Lấy người học làm trung tâm”. 
2. Đối với học sinh.
- Phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh có thể có thể tự mình hiểu và lĩnh hội kiến thức một cách chủ động.
- Rèn luyện được tính tự giác, tính độc lập nghiên cứu khoa học từ đó hình thành cho học sinh thói quen làm việc theo khoa học.
- Giúp học sinh tiếp cận được với những phương pháp dạy học mới, phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
- Rèn luyện cho học sinh thành thạo trong việc thực hành thí nghiệm chủ động trong việc làm thí nghiệm để tìm kiếm kiến thức.
- Học sinh có được một phương pháp giải bài tập nhận biết một cách chi tiết dễ hiểu xúc tích và có hệ thống bài tập để rèn luyện.
VI/ Những vấn đề bỏ ngỏ và điều kiện thực hiện
Trong một thời gian có hạn cho nên đề tài của tôi còn có nhiều phần còn hạn chế đồng thời để thực hiện được đề tài này đòi hỏi một số yếu tố cụ thể là.
A- Những vấn đề bỏ ngỏ
Đối với bài tập trắc nghiệm thì phải đủ ở cả hai mảng đó là hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ nhưng ở đây tôi mới chỉ trình bầy được những ví dụ thuộc phần hoá học vô cơ là chủ yếu vì thế riêng phần hoá hữu cơ cũng rất mong các đồng nghiệp cùng tôi sẽ bổ xung thêm để các em học sinh có được một tài liệu hoàn chỉnh về dạng bài tập nhận biết giúp các em dễ dàng học tập.
Trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều phần tôi trình bày trong đề tài còn chưa chi tiết đặc biệt là khi áp dụng những phương pháp này thì có những chú ý gì?. Liệu khi áp dụng phương pháp đó thì có xảy ra tình trạng sai xót hay nói cách khác là những sai lầm khi áp dụng những phương pháp giải nhanh này không?. Việc đưa ra các bài tập mẫu còn chưa được nhiều và đa dạng ở các loại bài tập cho nên việc tham khảo bài tập mẫu còn hạn chế.
Trong đề tài này thì phạm vi nghiên và đối tượng nghiên cứu còn bó hẹp vì thế nó cũng phần nào ảnh hưởng đến tính khả thi của đề tài. Cụ thể là nếu đề tài này nếu chỉ áp dụng để giải những bài tập trắc nghiệm thì hơi lãng phí mà nó còn có thể áp dụng để giải các bài tập dạng khác cũng rất hữu ích.
B/ Điều kiện thực hiện đề tài
Điều kiện thực hiện đề tài sáng kiến là rèn luyện được cho học sinh khả năng tư duy nhưng phải hướng dẫn các em thất nhuẫn nhuyễn với các phương pháp đó thì khi áp dụng tránh được những sai xót đáng tiếc dẫn tới có thể tìm ra đáp án sai.
Chỉ áp dụng được với những trường có chất lượng học sinh đồng đều còn những trường có chất lượng học sinh không đồng đều hoặc còn nhiều học sinh trung bình và yếu kém thì hiệu quả có thể không cao khi mà các em không chịu khó nghiên cứu. 
Giáo viên phải chịu khó nghiên cứu tìm tòi những kiến thức mới bổ xung kịp thời để phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Học sinh phải chịu khó nghiên cứu tài liệu, cần cù, tính tỉ mỉ cao, ham học hỏi và thích thú với bộ môn. 
VII/ Kiến nghị
đối với đề tài này thực chất không phải là mới đối với các đồng chí giảng dạy bộ môn hoá học nhưng để áp dụng và có hiệu quả tôi xin có một số kiến nghị như sau:
- Về phía nhà trường cần tạo điều kiện cho các thày cô giảng dạy bộ môn có điện kiện để thực hiện đề tài, cung cấp thêm những đầu sách tham khảo, đầu tư thêm về cơ sở vật chất như phòng thí nghiệm chuyên môntạo điều kiện để giáo viên và học sinh có điều kiện nghiên cứu.
	- Về phía địa phương và phụ huynh học sinh cần tạo điều kiên cho các em học sinh có thời gian học, nghiên cứu nhiều hơn để từ đó các em có điều kiện tiếp xúc với nhiều luồng kiến nhằm thúc đẩy quá trình học tập của các em tốt hơn.
	- Đối với các cấp trên cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, luôn tổ chức các chuyên đề về phương pháp giảng dạy và phương pháp giải bài tập để từ đó các đồng chí giáo viên có thể tự trau dồi thêm, tích luỹ thêm cho mình những kiến thức, phương pháp tốt nhất phúc vụ cho việc giảng dạy nhằm mục đích năng cao chất lượng dạy và học đáp ứng với nhu cầu thực tế của xã hội. 
VIII/ Kết luận chung
Trong tương lai thế hệ trẻ chính là chủ nhân của đất nước vì thế “ Đất nước ta có phát triển được hay không, dân tộc ta có sánh vai với các nước trên thế giới hay không” phải trông chờ vào sự học tập của các em học sinh. Trong sự vươn lên đó sự chăm sóc, sự dạy dỗ theo đúng phương pháp sẽ thúc đẩy đúng hướng tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước, quê hương. Chính vì thế mà phương pháp giải bài tập nhận biết trong hoá học cũng đống góp một phần nhỏ nhoi vào việc phát triển trí lực cho các em nhằm tạo ra cho các em có một nhận thức toàn diện hơn.
Hơn nữa với cuộc vận động của Bộ trưởng bộ giáo dục là “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” thì việc tạo ra một diện mạo mới cho sự phát triển trí tuệ của học sinh là rất quan trọng mà để làm được điều đó thì mỗi đồng chí giáo viên cần luôn luôn đổi mới phương phướng giảng dạy để đáp ứng với xu thế ngày nay. Vì vậy tôi xây dựng đề tài này nhằm mục đích tạo ra cơ hội mới cho các em học sinh nắm bắt được nhiều nội dung kiến thức hơn, nhiều phương pháp giải bài tập hơn, đồng thời rèn luyện được nhiều kỹ năng, những tư duy sáng tạo trong học tập. 
Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót rất mong các em học sinh đặc biệt là các đồng nghiệp tham gia ý kiến đóng góp nhằm giúp tôi bổ xung thêm để đề tài được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin trân thành cảm ơn!
Phụ lục
Nội dung 
I/ Đặt vấn đề: A/ Lí do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận 
2. Cơ sở thực tiễn 
3. Kết luận( Khái quát lí do chọn đề tài SKKN) 
B/ Mục đích của đề tài 
C/ Đối tương nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 
1 .Đối tượng nghiên cứu 
2. Phạm vi nghiên cứu 
II/ Nội dung thực hiện đề tài 
III/ Phương pháp nghiên cứu 
IV/ Kết quả 
V/ Đúc rút kinh nghiệm 
IV/ Những vấn đề bỏ ngỏ và điều kiện thực hiện 
A/ Những vấn đề bỏ ngỏ
B/ Điều kiện thực hiện đề tài
V/ Kiến nghị 
VI/ Kết luận chung 
Trang
1
1
4
7
9
10
11
11
12
21
23
23
25
26
27
Tài liệu tham khảo
1. Phương pháp dạy học ở trường THCS của tác giả
 “ Trần Kiều”.
2. Phát triển tính tích cực, tính tự giác của học sinh trong quá trình dạy học của tác giả 
“ Nguyễn Ngọc Sơn”.
	3. Công nghệ dạy học với vấn đề tổ chức quá trình dạy học của tác giả
“ Lê Khánh Bằng”
	4. Lí luận dạy học hoá học của các tác giả
 “Nguyễn Ngọc Quang”
 “Nguyễn Cương”
 “Dương Xuân Trinh”
	5. Sách giáo khoa Hoá Học lớp 8, 9 của các tác giả
 "Dương Tất Tốn"
"Trần Quốc Sơn"
	6. Báo giáo dục Hưng Yên
	7. Các sách bài tập nâng cao hoá học 9 của NXB giáo dục
	8. Các tài liệu có liên quan khác.
	9. Tạp chí hoá học và ứng dụng. “hội hoá học Việt Nam”

File đính kèm:

  • docPP GIAI BTTN HH 8.doc
Sáng Kiến Liên Quan