Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy tạo lập văn bản cho học sinh THCS
Từ ngàn xưa ông cha ta đã có những câu thành ngữ, tục ngữ rất hay như:
“Trước khi nói uốn lưỡi bảy lần”
“Nói ra đầu ra đũa”
“Nói có sách, mách có chứng”
Để khuyên ta trong giao tiếp nên cân nhắc, nói rõ ràng, có căn cứ. Đó là một cách ngẫu nhiên ông cha ta đã dạy ta tạo lập văn bản bằng ngôn ngữ nói qua chuyện trò trong sinh hoạt sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Còn ngày nay khi mà nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển thì không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ nói như ông cha ta đã dạy mà ta còn phải biết dùng ngôn ngữ văn bản để trình bày một câu chuyện, một vấn đề nào đó theo suy nghĩ, quan điểm, lập trường của mình để thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với mình, dần dần dẫn đến sự thành đạt trên từng chặng đường của cuộc đời một con người. Là một giáo viên Ngữ văn, ta phải làm thế nào để học sinh làm được điều đó trong chặng đường học bậc THCS?
Tôi xin mạn phép lần lượt trình bày cách thức làm được điều đó qua “Phương pháp dạy tạo lập văn bản”cho học sinh THCS mà tôi đã thực hiện trong hai năm nay.Khiêm nhường mà nói thì hiệu quả cũng khả quan .
a cụm từ “Bấy giờ hai em mới trở về nhà” trong đoạn ấy thành “Hai em bé gái trên đường về nhà” +Nhập đoạn IV vào đoạn I(thành đoạn I).Theo đó thay cụm từ “Hai em bé gái” ở đoạn I thành từ “ Chúng” và bỏ cụm từ”mới về được nhà” --Bước 4:Yêu cầu HS đặt đầu đề và hình thành nguyên trạng văn bản. Sau khi Hs có đáp án, GV dán đáp án của mình (đã viết sẵn ở giấy rô-ki ) lên bảng rồi yêu cầu HS đối chiếu, nhận xét với văn bản bị xáo trộn. Đáp án đó như sau: CÔ BÉ HÁI NẤM [I]Hai em bé gái trên dường về nhà, mang theo một giỏ đầy nấm vừa hái trong rừng. Chúng phải đi ngang đường tàu mới về được nhà.Tưởng tàu hỏa còn xa, chúng băng ngang dường ray. Không ngờ tàu hỏa xuất hiệ n.Em gái lớn nhảy lùi lại, còn em nhỏ đánh đổ giỏ nấm, cúi xuống nhặt. Tàu hỏa đã đến quá gần. Em lớn kêu lên: --Bỏ hết nấm, chạy đi! [II] Nhưng em nhỏ không nghe thấy vẫn tiếp tục nhặt nấm. Người lái tàu không thể dừng lại được và tàu chẹt em gái nhỏ. Em lớn khóc sướt mướt. Hành khách đổ xô đến cửa sổ các toa tàu. Khi tàu chạy qua, người ta thấy em gái nhỏ nằm bất động giữa các thanh ray, mặt úp xuống. [III] Một lát sau, em gái nhỏ nhổm dậy, đứng lên, nhặt hết nấm cho vào giỏ và chạy đến chỗ chị. Lep Tôn-xtôi (Truyện cho trẻ em) --Bước 5: So sánh văn bản nguyên bản với văn bản bị xáo trộn Khi trình bày đáp án văn bản đã sửa chữa(văn bản nguyên bản) trên bảng ï, GV nên dán văn bản bị xáo trộn song song với nó để HS dễ nhận ra cái sai , cái đúng; cái hay, cái chưa hay. Kĩ xảo thủ công của một GV khéo tay có thể biến cái bảng phụ (tờ giấy rô-ki) thành cái màn hình phóng đại của máy vi tính, trên đó các thao tác sửa chữa, sắp xếp, tách nhập đoạn được thực hiện rõ ràng, sinh động, hấp dẫn để cuối cùng HS thấy được một văn bản hoàn chỉnh, hoàn thiện mà chính mình có một phần công sức tạo ra . -Còn viết một văn bản hoàn chỉnh thực ra là một loại bài tập đã rất quen thuộc với HS. Đó là những bài tập làm văn với các kiểu loại khác nhau trải dài từ lớp 6 đến lớp 9: từ miêu tả , tự sự, phát biểu cảm nghĩ, thuyết minh, hành chính công vụ đến nghị luận. Đối với một văn bản hoàn chỉnh phải tạo lập thì yêu cầu HS phải thực hiện được hai bước chủ yếu không thể thiếu: Đó là lập đề cương và viết hoàn chỉnh. Việc lập đề cương và viết theo đề cương đã lập là một yêu cầu quan trọng, GV cương quyết phải rèn được cho HS. Thực tế dạy học, tôi thấy HS thường không lập được đề cương hoặc có lập thì cũng lập cho có rồi khi viết thì chẳng chú ý gì đến nó, hoàn toàn viết ‘BUÔNG’!Nghĩa là nghĩ đến đâu viết đến đấy không theo một trình tự, qui tắc nào cả! Qúa trình tiến hành hai bước này như sau: Có thể yêu cầu HS hoàn thành đề cương ở lớp rồi về nhà viết văn bản hoàn chỉnh. Nếu cho HS viết văn bản hoàn chỉnh ở nhà thì có thể yêu cầu HS nộp cả đề cương. Trong trường hợp này, HS có thể làm ngược lại qui trình: viết văn bản trước rồi dựa vào văn bản đã viết mà trình bày đề cương để cho có.Tất nhiên như vậy là chưa đạt yêu cầu nhưng cũng không đến nỗi vô tác dụng: bằng cách đối phó đó, vô hình trung HS được rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản.Và tóm tắt văn bản hoàn chỉnh cũng là một yêu cầu cần rèn luyện ở lớp 9. Tóm lại, qui trình tạo lập một văn bản về cơ bản cũng giống qui trình hướng dẫn của SGK, nhưng trong đó lập đề cương và viết theo đề cương là rất cần thiết(mà không ít GV đã làm qua loa). Theo tôi đó là kĩ năng HS cần có và GV cần phải rèn luyện kĩ lưỡng cho HS. Việc ấy sẽ góp phần không nhỏ trong những thành công sau này của các em, không chỉ trong lĩnh vực tạo văn bản khi ngồi trên ghế nhà trường. b/ Phương pháp riêng tạo văn bản cho dạng đề mở Đề mở là đề có tính chất tự do và sáng tạo, do đó cách làm cũng tự do và sáng tạo. Tuy nhiên ta có thể tiến hành theo 2 bước sau: b1/Tìm nguồn cảm hứng Đối với việc làm văn, dù bất cứ loại văn nào thì cảm hứng vẫn là động lực mạnh mẽ của sự sáng tạo. Cảm hứng là trạng thái hưng phấn về tâm lí của con người khi có nhiều điều chất chứa bên trong đòi hỏi được giải bày, được bộc lộ ra, đồng thời đó cũng là ước mong tha thiết, nồng nàn muốn giải bày, muốn bộc lộ những điều chất chứa đó. Sáng tạo có thể nói đó là điều mà con người luôn vươn tới, đối với mọi lứa tuổi, trên mọi hoạt động, trong đó có hoạt động học tập, có hoạt động làm văn của HS. Cảm hứng không tự đến. Nhiều khi phải đi tìm, phải khơi nguồn cảm hứng. Nhất là đối với kiểu bài văn đặc biệt tự do và sáng tạo này thì việc đi tìm nguồn cảm hứng là rất quan trọng. Thông thường, văn chương gợi cảm hứng cho văn chương. Bác Hồ trong bài viết: “Tôi là người học trò nhỏ của Lep Tôn-xtôi” có kể rằng khi Người còn trẻ, đang lao động và học tập cách mạng ở Pháp, có một lần Người đọc được một thiên truyện ngắn của Lep Tôn-xtôi. Đọc xong, Người nhảy từ trên giường xuống và kêu lên: “Viết như thế này thì mình cũng viết được”. Qủa thực, sau đó, Người đã phỏng theo cách viết trong sáng, giản dị của Tôn-xtôi để viết một số bài văn, truyện ngắn có nội dung đấu tranh yêu nước và cách mạng. Kể lại chuyện này, Người hài hước tự nhận xét mình về ngày ấy: “Như người ta nói : Điếc không sợ súng”. Tuy vậy, rõ ràng là tác phẩm của đại văn hào Nga đã gây cảm hứng mạnh mẽ, làm cho Bác tự tin và phấn chấn để viết các bài văn của mình. Học sinh chúng ta cũng vậy, muốn có cảm hứng để viết văn, cần phải đọc các bài văn của các nhà văn, rồi tự đối chiếu, tự suy nghĩ xem trong chừng mực nào mình có thể viết được những điều tương tự như nhà văn đã viết. Ai cũng đã sống qua thời thơ ấu của mình, ít nhiều cũng có những kỉ niệm vui buồn đáng kể lại, đáng viết ra. Khi đọc một đoạn hồi kí của Tô Hoài hay một bài phê bình của Nguyễn Đình Thi, mỗi HS có thể như Bác Hồ lúc còn nhỏ đối với Lep Tôn-xtôi “Điếc không sợ súng”, có thể hào hứng và tự tin thốt lên : “Viết như thế này thì mình cũng viết được”. Dĩ nhiên còn lâu ta và HS ta mới được như nhà văn và cũng có thể chẳng bao giờ được thế, song cái tâm trạng phấn chấn, hứng khởi như vậy chính là cảm hứng của HS đang được khơi nguồn, HS sẽ cảm thấy viết văn là viết những điều có sẵn trong chính các em từ bao giờ, không phải là lặp lại những điều người khác đã nói, đã viết, mà giải bày những điều tự mình cảm được, nghĩ được. Lúc bấy giờ cầm bút viết văn là cả một niềm vui sướng lẫn với một sự phấn đấu để cho dòng chữ, trang văn được hình thành. Như người điếc, người câm bẩm sinh vì họ chưa bao giờ nghe cho nên họ không thể nào nói được, cho nên ai chưa hề đọc văn thì không bao giờ có thể viết văn được. Những bài văn được học trong lớp học, được học ngoài giờ học là những kích thích, khêu gợi đầu tiên để từ chỗ thích đọc văn tiến tới chỗ thích viết văn. GV Ngữ văn chúng ta cần chú ý điều này mà đầu tư , sáng tạo trong quá trình đọc, giảng bình, giới thiệu những tác phẩm hay, đặc biệt những tác phẩm gần gũi với tâm sinh lý lứa tuổi của các em. Để có cảm hứng viết văn HS có thể trao đổi với cha mẹ, với thầy cô chủ nhiệm, với bạn bè hoặc với người khác. Đặc biệt là với chúng ta –những GV dạy Ngữ văn-, chúng ta có thể gợi cho các em những đề tài đa dạng phổ biến thuộc nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Bên cạnh đó, HS có thể lắng nghe, tham khảo ý kiến của bạn, của cha me,ï của người khác trong thực tế đời thường hoặc trên thông tin đại chúng khi họ nhận xét, bình phẩm cách đối xử, cách sống, cách viết, nội dung viết, chủ đề viết của một ai đó mà mình có hứng thú, có ý tưởng muốm viết để từ đó rút kinh nghiệm xem nên viết về ai, cái gì, kỉ niệm nào, tác phẩm nào. Cũng có thể ta cho HS suy nghĩ trước nên viết về cái gì, sau đó hỏi ý kiến ta, bạn bè, người thân có nên viết điều đó không, và nên viết như thế nào. Nên nhớ HS của chúng ta chỉ mới là học sinh THCS, các em chưa phải là nhà văn nên những điều viết ra chắc chắn còn vụng về, non nớt, song điều quan trọng nhất là các em đang tập viết về những điều của chính các em có được, chính các em nghĩ ra. Chắc chắn là các em sẽ tự tin, hào hứng khi viết bài văn kiểu này. Và thái độ của chúng ta là nên động viên, khuyến khích, tán thưởng. b2/ Xác định chủ đề, sắp xếp ý tứ Tìm nguồn cảm hứng để viết cũng là dần dần xác định chủ đề và nội dung để viết. Khác với các dạng đề đóng, dạng đề mở tự do, sáng tạo này không có đầu đề cụ thể được nêu ra đểâ làm chuẩn đích cho bài làm của HS. Ví dụ đề ra là: “Kể lại một kỉ niệm sâu sắc trong đời mình và nêu những suy nghĩ về kỉ niệm đó”. Hoặc: “Tóm tắt một tác phẩm văn học đã được đọc mà mình yêu thích và nói cảm tưởng của mình về tác phẩm đó” Thì cái đích đó là gì? HS phải tự nêu ra. HS phải suy nghĩ, phải hồi tưởng, phải chọn lựa +Nếu viết về kỉ niệm thì đó nên là kỉ niệm gì ? Về một ngôi nhà mình đã sống trong thời thơ ấu mà hiện nay đang ở xa chăng? Hay là một chuyến theo mẹ ba về thăm nội, thăm ngoại ? Hoặc viết về một tình bạn đặc biệt thời thơ dại đến bây giờ vẫn còn tưởng nhớ? Hay hình ảnh một thầy, cô giáo cũ đã cách xa song vẫn còn nhiều tác động đối với tâm hồn mình hôm nay? + Nếu viết về một tác phẩm văn chương hay nghệ thuật thì đó là tác phẩm nào? Bài thơ Quê hương của Giang Nam chăng? Hay về truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mĩ Ô-Hen-ri, hay truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, tiểu thuyết Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, hay tác phẩm nào đó của một nhà văn hiện đại đang được nhiều người ưa thích ? Hay là về một cuốn phim vừa mới được xem? Hiện nay học sinh THCS, đặc biệt là HS lớp 9 dù ở thành thị hay thôn quê ngay cả vùng sâu, vùng xa có em nào mà không một lần xem một quyển truyện hay xem một cuốn phim? Nếu HS vùng sâu, vùng xa chưa có dịp nào thì GV văn nhất định phải tạo điều kiện để các em được một lần xem một cuốn phim và đọc một quyển sách một cách nghiêm túc. Ít nhất là một truyện ngắn trên một tờ báo hàng ngày, ở thư viện trường hoặc một tờ báo địa phương nơi mình ở . Hoặc một cuốn phim ngắn có tác dụng giáo dục mà GV đã ra công tìm kiếm, rồi tổ chức mở video cho các em xem vào một buổi chiều nào đó. Tóm lại, xác định chủ đề hiểu đơn giản nhất là xác định :Viết về cái gì? Về vấn đề gì? Xác định viết về cái gì , vấn đề gì xong rồi, lại phải giúp HS tìm cách viết về cái đó, vấn đề đó như thế nào? Trước hết phải tìm cách sắp xếp ý tứ, nội dungù. Nếu viết về một kỉ niệm thì HS phải miêu tả và tự sự về kỉ niệm đó, sau đó nói cảm tưởng, suy nghĩ của mình. Nếu viết về một tác phẩm thì trước hết phải giới thiệu và tóm tắt tác phẩm đó, sau đó nói cảm tưởng, ý kiến.Trong cả hai hướng đề tài này, đề tài thứ nhất của đề chủ yếu yêu cầu HS dùng kiểu văn miêu tả và tự sự, đề tài thứ hai của đề chủ yếu yêu cầu HS dùng kiểu văn phát biểu cảm tưởng và nghị luận. Cả hai kiểu bài tự do, sáng tạo này cần lưu ý HS phải phối hợp cả tư duy hình tượng lẫn tư duy logic trong cách viết. Trên những nét lớn , do yêu cầu của loại văn tự do và sáng tạo tôi chỉ có thể tóm tắt một cách khái quát trình tự viết một bài văn loại này như sau (Còn chi tiết, cụ thể thì mỗi HS phải tự mình triển khai, mở rộng) --Với đề “Kể lại một kỉ niệm sâu sắc trong đời mình và nêu lên những suy nghĩ về kỉ niệm đó” có thể là: *Mở bài: Hoàn cảnh nào đã dẫn mình hồi tưởng lại kỉ niệm sắp được viết ra? Kỉ niệm đó là kỉ niệm về điều gì? Về người nào? *Thân bài: a.Nội dung kỉ niệm: sự việc và con người. b.Ý nghĩa kỉ niệm đó: cảm tưởng và suy nghĩ. *Kết bài: Kỉ niệm đó sẽ lưu lại mãi trong đời làm cho đời thêm ý nghĩa. --Với đề: “Tóm tắt một tác phẩm văn học đã được học hoặc đọc mà mình yêu thích và nói lên cảm tưởng của mình về tác phẩm đó” có thể theo trình tự sau: **Mở bài: Trong hoàn cảnh nào mình đã đọc tác phẩm sắp được giới thiệu? Tác phẩm đó là gì? Của ai? **Thân bài: a/Tóm tắt tác phẩm: câu chuyện và nhân vật. b/Bình luận tác phẩm: cảm tưởng và ý kiến. **Kết bài Tác phẩm đó có ý nghĩa gì trong đời sống tinh thần và tình cảm của mình?. Từ trình tự đó, ta hướng dẫn HS triển khai, từng bước hoàn chỉnh một văn bản.Và sản phẩm của một đề mở sẽ là một văn bản tư do và sáng tạo. Gọi như vậy là vì nó được viết ra từ chính cảm xúc và suy nghĩ riêng của mỗi HS và vì vậy không nhất thiết phải đồng loạt giống nhau về nội dung và hình thức. Tuy vậy, với tính cách là một bài văn, nó cũng phải bao gồm các câu văn kết lại thành các đoạn văn (đoạn mở bài, các đoạn tạo thành thân bài, đoạn kết bài ), tất cả hợp thành một bài văn hoàn chỉnh mang một nội dung nhất định trong một hình thức nhất định mà một GV Văn phải rèn luyện cho HS mình làm được. Đó là chuẩn mực phải đạt được của một GV khi dạy HS tạo lập văn bản ở bậc học THCS. 2/Kết luận: Như con chim non tập bay theo chim mẹ, lúc ban đầu HS dang đôi cánh tâm hồn và trí tuệ của mình theo sự hướng dẫn và qui định về đề tài, về nội dung và về hình thức do thầy cô giáo nêu ra, nhưng dần dần HS phải tự mình cất cánh bay lên theo phương hướng do chính mình lựa chọn. Một GV Văn có trách nhiệm, có nhiệt huyết, có tâm hồn , có lí tưởng nhân văn chắc chắn sẽ làm được điều đó, sẽ nâng đỡ, dìu dắt, khơi gợi hướng đi, bồi đắp kĩ năng kĩ xảo để chim non sẽ bay xa, bay cao hơn cả chim mẹ, bay đến những chân trời tự do và sáng tạo vô tận. C/NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua hai năm thực hiện ,bản thân tôi đã thấy HS có nhiều tiến bộ . HS đã tiến bộ rõ nét trong quá trình tạo lập văn bản, trong viết bài hoàn chỉnh. Và các GV bộ môn khác cũng nhận ra HS đã biết viết câu, lập luận có cơ sở trong lúc làm bài. _Đầu năm học 2007-2008 trong 62 HS lớp 8 có: 46 HS- đa số dân tộc thiểu số- chưa diễn đạt được ý mình bằng ngôn ngữ viết (mức đô thấp nhất của tạo lập văn bản), do vốn từ quá nghèo nàn và khả năng chấm câu thì rất khiêm tốn. Khi chấm bài viết tập làm văn của các em, tôi mất rất nhiều thời gian , phải đọc đi đọc lại nhiều lần, vắt óc suy nghĩ đến khờ người thì họa may mới hiểu được ý của vài ba em . (Đó là những bài viết dài một đôi giấy mà dòng nào cũng sai chính tả, cộng thêm các em viết theo phát âm của dân tộc Khơ-me, Stiêng : một từ không dấu thanh thì các em cho dấu thanh (?,~,/,.)vào, còn những từ có dấu thanh thì các em lại bỏ đi, cả đôi giấy đầy chữ mà không có lấy một dấu chấm câu nào!) _Nhưng đến năm học này, năm 2008-2009 số HS lên lớp 9 là 56 em, trong 46 HS đó, nay còn 42 em (4 em đã bỏ học) đã có 30 HS – có thể mạnh dạn nói – đã tạo lập được một văn bản có 3 phần, viết câu hiểu được, lỗi chính tả đã giảm.Có thể tính liên kết còn vụng về, mạch văn chưa được suôn nhưng những chuyển biến đó là một tín hiệu đáng mừng, đáng khích lệ cho cả thầy và trò trường tôi, khi áp dụng phương pháp dạy tạo lập văn bản theo kiểu này! Những điểm 2,3 của năm trước đã thay vào nhũng điểm số từ 4 đến 6 rất nhiều ở năm nay.Tuy sự tiến bộ chưa cao nhưng đã có phần nhanh. Nếu kiên trì theo lớp, dạy theo phương pháp này thì biết đâu đấy tới lớp 12 một trong 30 HS đó sẽ có HS giỏi văn! D/NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1/ GV phải nắm chắc chương trình giảng dạy không những ở khối lớp mình dạy mà còn phải nắm vững chương trình cả bậc THCS để xây dựng kế hoạch giảng dạy cho khoa học (không chồng chéo) 2/ Luôn luôn tự học, tự rèn, tự sáng tạo để có kiến thức phong phú, tư liệu dạy học đa dạng để tạo hứng thú cho các em , đặc biệt sưu tầm những bài văn hay , gần gũi với đời sống địa phương, phù hợp với tâm sinh lí của các em để đọc cho các em nghe, gợi, mở hướng để các em muốn bày tỏ, muốn trao đổi, muốn đọc, muốn viết. 3/ Phải có vốn sống phong phú, tâm hồn nhạy cảm, ứng xử linh hoạt, trầm tĩnh trong mọi tình huống –đặc biệt là những tình huống bất thường. 4/ Phải gần gũi, hòa đồng với HS , hiểu HS, sẵn sàng chia sẻ kịp thời, biết khích lệ khi HS có tiến bộ dù sự tiến bộ chỉ mới manh nha, còn phê bình thì nên nhẹ nhàng, tế nhị III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ Với đà phát triển của xã hội về mọi mặt như hiện nay, với xu thế hội nhập, với xu hướng nhìn ra thế giới và với “mong ước sánh vai với các cường quốc năm châu” của các nước nghèo đang dần trở thành hiện thực thì phương pháp dạy tạo lập văn bản cho học sinh THCS như trên, tuy đơn giản nhưng mang tính truyền thống(kế thừa nền tảng của cái cũ) là cơ sở khơi nguồn cảm hứng rất thiết thực và hữu hiệu cho HS. Thực hiện phương pháp này, GV sẽ từng bước giúp các em thành đạt trong tương lai tuy chưa phải là phương pháp tối ưu nhưng khả thi , chỉ cần GV thương quí HS, yêu nghề, thêm một chút đam mê thì sẽ làm được, mọi khó khăn trở ngại sẽ được đẩy lùi, mở ra con đường khởi đầu chông gai là điều không tránh khỏi nhưng chắc chắn cái đích sẽ là thảm đỏ, vòng nguyệt quế của vinh quang. Thực hiện phương pháp dạy tạo lập văn bản cho học sinh THCS sẽ nâng cao chất lượng dạy và học không những môn Ngữ văn mà còn nâng cao chất lượng dạy và học các môn học khác nữa. Như vậy có thể nói ý tưởng xây dựng phương pháp dạy tạo lập văn bản cho HS của tôi sẽ góp phần đáp ứng tích cực mục đích cuối cùng của mỗi GV, của Phòng, của Sở, của Bộ, của Ngành. Vậy tại sao các bạn không sử dụng phương pháp tạo lập văn bản này-dạy thử nghiệm-cho HS dù chỉ một lần nhỉ? Mong quí đồng nghiệp nghiên cứu, áp dung, và đóng góp để phương pháp dạy tạo lập văn bản cho học sinh THCS đã hiệu quả càng hiệu quả hơn, không chỉ cho riêng tôi, cho HS trường tôi mà có thể được nhân rộng ra, nếu tư tưởng lớn của các bạn gặp tư tưởng này của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Lộc Khánh ngày 25/2/2009 Người viết Lung Thị Bích Nga
File đính kèm:
- SKKN_Lop_3.doc