Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy kiểu bài nghị luận có hiệu quả cho học sinh Lớp 9 ở trường THCS

Chúng ta biết rằng một tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật mà nhà văn, nhà thơ mất bao công sức, bao trải nghiệm để sáng tạo nên. Nó thật sự có giá trị khi mang ý nghĩa đời sống, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm tư tình cảm, nhận thức của con người.

Đứng trước một tác phẩm văn học, một đoạn thơ hoặc một bài thơ người đọc suy nghĩ rồi bộc lộ tình cảm, cách hiểu, cách đánh giá về tác phẩm, đoạn thơ, bài thơ. Đó chính là quá trình nghị luận về một tác phẩm, một đoạn thơ hay một bài thơ.

Kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học, một đoạn thơ, một bài thơ trong nhà trường là yêu cầu học sinh phải chỉ ra được ý nghĩa giá trị của tác phẩm, thể hiện rõ nhận thức, tư tưởng, tâm hồn của mình đứng trước tác phẩm, đoạn thơ, bài thơ và ứng dụng nó vào đời sống hàng ngày.

Tuy rằng, so với chương trình tập làm văn sách giáo khoa lớp 9 cũ thì, sách giáo khoa lớp 9 mới số lượng bài ít hơn, chương trình ngữ văn mới có tính tích hợp nên lớp 9 không chỉ tìm hiểu kiểu bài văn nghị luận như trước đây mà là sự tổng kết, ôn tập và nâng cao các kiểu bài, các phương thức biểu đạt đã học ở lớp 6, 7, 8 của chương trình ngữ văn THCS như :Tự sự, thuyết minh các kiểu bài đó lại kết hợp biểu cảm, miêu tả. Văn nghị luận trong chương trình ngữ văn 9 hiện nay, vẫn đóng vai trò quan trọng bởi rằng trên thực tế đây là kiểu bài tổng hợp yêu cầu HS phải nắm tốt các kiểu bài đã học ở chương trình lớp 6, 7, 8 thì mới học tốt văn nghị luận. Nắm được văn tự sự ở lớp 6, 8 thì sẽ nghị luận về tác phẩm truyện, một đoạn thơ, một bài thơ tốt hơn. Nắm vững được văn biểu cảm ở lớp 7 thì nghị luận tác phẩm trữ tình sẽ hay hơn.

Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn thơ, một bài thơ có vai trò quan trọng như trên và nó đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng, phương pháp đặc biệt là cách cảm, cách nghĩ, nhưng thực tế phần lớn trong học sinh hiện nay việc nghị luận về tác phẩm văn học, một đoạn thơ, một bài thơ còn mang tính đối phó, chép bài mẫu, chép sách giải hay học thuộc lòng một bài của thầy cô phụ đạo thêm nào đó để làm bài lấy điểm.

Việc giúp học sinh nắm được phương pháp, kỹ năng làm bài nghị luận mà thể hiện được cách cảm, cách nghĩ của mình là rất cần thiết trong việc dạy văn của đội ngũ giáo viên THCS hiện nay.

 

doc11 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4499 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy kiểu bài nghị luận có hiệu quả cho học sinh Lớp 9 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u bài nghị luận về một tác phẩm văn học, một đoạn thơ, một bài thơ trong nhà trường là yêu cầu học sinh phải chỉ ra được ý nghĩa giá trị của tác phẩm, thể hiện rõ nhận thức, tư tưởng, tâm hồn của mình đứng trước tác phẩm, đoạn thơ, bài thơ và ứng dụng nó vào đời sống hàng ngày.
Tuy rằng, so với chương trình tập làm văn sách giáo khoa lớp 9 cũ thì, sách giáo khoa lớp 9 mới số lượng bài ít hơn, chương trình ngữ văn mới có tính tích hợp nên lớp 9 không chỉ tìm hiểu kiểu bài văn nghị luận như trước đây mà là sự tổng kết, ôn tập và nâng cao các kiểu bài, các phương thức biểu đạt đã học ở lớp 6, 7, 8 của chương trình ngữ văn THCS như :Tự sự, thuyết minh các kiểu bài đó lại kết hợp biểu cảm, miêu tả. Văn nghị luận trong chương trình ngữ văn 9 hiện nay, vẫn đóng vai trò quan trọng bởi rằng trên thực tế đây là kiểu bài tổng hợp yêu cầu HS phải nắm tốt các kiểu bài đã học ở chương trình lớp 6, 7, 8 thì mới học tốt văn nghị luận. Nắm được văn tự sự ở lớp 6, 8 thì sẽ nghị luận về tác phẩm truyện, một đoạn thơ, một bài thơ tốt hơn. Nắm vững được văn biểu cảm ở lớp 7 thì nghị luận tác phẩm trữ tình sẽ hay hơn. 
Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn thơ, một bài thơ có vai trò quan trọng như trên và nó đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng, phương pháp đặc biệt là cách cảm, cách nghĩ, nhưng thực tế phần lớn trong học sinh hiện nay việc nghị luận về tác phẩm văn học, một đoạn thơ, một bài thơ còn mang tính đối phó, chép bài mẫu, chép sách giải hay học thuộc lòng một bài của thầy cô phụ đạo thêm nào đó để làm bài lấy điểm.
Việc giúp học sinh nắm được phương pháp, kỹ năng làm bài nghị luận mà thể hiện được cách cảm, cách nghĩ của mình là rất cần thiết trong việc dạy văn của đội ngũ giáo viên THCS hiện nay.
Như chúng ta biết chương trình sách giáo khoa mới được xây dựng trên hướng tích hợp hai chiều đó là sự quan hệ giữa các phân môn trong chương trình văn - tiếng việt và tập làm văn là tích hợp ngang. Quan hệ giữa chương trình các lớp 6,7,8,9 là tích hợp dọc. 
Thực tế cho thấy muốn dạy cho học sinh học tốt một kiểu bài TLV, thì điều quan trọng và cần thiết là phải giúp các em học tốt phần môn tiếng việt và văn.
Đáp ứng tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy theo NQ40 của QH khóa 10 về đổi mới nội dung sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học , bản thân tôi đã có tìm tòi nghiên cứu cách học văn để viết văn. 
Kể từ khi thực hiện đổi mới sách giáo khoa lớp 9, việc giảng dạy cho học sinh lớp 9 làm tốt một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn thơ, bài thơ nhiều giáo viên còn lúng túng. Khi chấm những bài làm văn nghị luận của học sinh, có nhiều giáo viên đã phàn nàn: Học sinh chỉ biết kể lại diễn biến câu chuyện như văn tự sự hoặc làm bài văn nghị luận như bài tóm tắt truyện. Phần lớn là liệt kê sự việc mà không biết cách nhận xét, đánh giá hoặc bày tỏ chính kiến của mình về một sự việc,hoặc những vấn đề tác giả đưa ra trong tác phẩm.
Được sự phân công của của ban chuyên môn nhà trường, trong những năm học qua, bản thân luôn có ý thức trong công tác soạn giảng, đặc biệt chú trọng đến nội dung giảng dạy về phương pháp làm văn kiểu bài nghị luận. Qua hoạt động dự giờ đồng nghiệp ở trường, tôi nhận thấy mỗi lần gặp 1 tiết dạy về phương pháp làm văn nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn thơ, bài thơ, giáo viên đều lúng túng, tiết dạy chưa thật thành công, học sinh chưa nắm được phương pháp làm văn nghị luận. Suy nghĩ về vấn đề này nên bản thân đã mạnh dạn áp dụng dạy thử kiểu bài văn nghị luận, theo cách tích hợp ở các bài giảng của mình và thấy có kết quả khả quan hơn. Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng của việc làm bài nghị luận văn học trong nhà trường THCS hiện nay. Nhằm trao đổi với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm giúp cho học sinh lớp 9 nắm vững hơn phương pháp làm văn nghị luận nên tôi đã quyết định chọn đề tài này. Căn cứ vào khung phân phối chương trình và nội dung chuẩn kiến thức TLV 9, cùng với tình hình học tập hiện nay của học sinh vùng nông thôn, tôi lựa chọn đề tài: “ PHƯƠNG PHÁP DẠY KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN CÓ HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS ”. 
II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Chúng ta biết rằng quá trình chiếm lĩnh một tác phẩm, một đoạn thơ, một bài thơ là đi từ khái quát cụ thể tổng hợp. Đây là quá trình tổng - phân - hợp. Bài viết của học sinh cũng phải thể hiện được quá trình ấy theo bố cục thông thường của bài TLV: Mở bài – thân bài – kết bài. Trong nội dung này tôi chỉ tập trung sâu vào phương pháp nghị luận về tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích.
	Phần Mở Bài: 
Là phần thể hiện sự cảm nhận khái quát của học sinh về tác phẩm, hoặc một đoạn trích. Để giúp học sinh làm tốt phần này trước hết ta phải dạy phần tìm hiểu chú thích và tìm hiểu chung về văn bản (phân môn văn) phải tốt. Phần này thường gắn với tìm hiểu chú thích trong sách giáo khoa qua tiếp cận văn bản bằng trực giác sinh động nhận biết giá trị tác phẩm qua âm thanh của từ ngữ là đọc diễn cảm .
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích ta đã giúp các em nắm được đặc điểm chung của tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
 	Đọc văn bản kết hợp với tìm hiểu chung, bước đầu ta giúp học sinh cảm nhận được sơ bộ giá trị nghệ thuật như: ngôi kể ,tình huống truyện... và đề tài thể hiện trong văn bản (giá trị nội dung). Từ đó thể hiện cảm nhận tình cảm của mình đối với văn bản. Từ các chi tiết đã tìm được giáo viên hướng dẫn học sinh biết và tự rèn cách viết mở bài của văn nghị luận. ( ta đã biết rằng: nghị luận tác phẩm truyện ở lớp 9 chủ yếu ở hai dạng đề, nghị luận chung về tác phẩm và nghị luận về nhân vật trong tác phẩm).
*Đối với dạng bài nghị luận chung về tác phẩm truyện.
Tác phẩm. 
Tác giả.
Hoàn cảnh sáng tác.
Sơ bộ về nghệ thuật.
Sơ bộ về nội dung.
Cảm nhận của em về tác phẩm. 
	Ví dụ: Dạy tìm hiểu chú thích và tìm hiểu chung Đặt vấn đề . 
* Dạy văn bản (tiết văn học)
Tìm hiểu văn bản “chiếc lược ngà”
Bước 1: cho học sinh đọc và tìm hiểu tiểu dẫn trong sách giáo khoa viết ra 3 nội dung:
* Tác phẩm: “Chiếc lược ngà”
* Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1966 khi tác giả hoạt động chiến trường miền Nam.
* Tác giả: Nguyễn Quang Sáng, nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến và thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản, phim.
Bước 2: Cho học sinh đọc và tìm hiểu chung về văn bản:
* Sơ bộ: Nghệ thuật
-Truyện được kể theo ngôi thứ nhất , có tình huống bất ngờ.
* Về nội dung: (Đề tài) Tình cha con ông sáu thật cảm động
* Cảm nhận chung: Xúc động trước tình cha con ông Sáu (hoặc yêu mến sự hồn nhiên của bé Thu)
 Ở lớp 9 , nghi luận tác phẩm truyện chủ yêu là nghi luận về nhân vật. để giúp học sinh làm được dạng đề này , phần tìm hiểu chung về tác phẩm ta cần cho học sinh tìm hiểu các nhân vật chính và nhận xét sơ bộ về nhân vật sau khi đọc tác phẩm
Ví dụ:
* Nhân Vật: Bé Thu có cá tính mạnh mẽ ,cứng cỏi và rất mực yêu thương cha.
Dạy viết văn nghị luận (tiết tập làm văn)
* Nghị luận về tác phẩm "chiếc lược ngà"
Sắp xếp thứ tự.
Tác phẩm. 
Tác giả.
Hoàn cảnh sáng tác.
Sơ bộ về nghệ thuật.
Sơ bộ về nội dung.
Cảm nhận chung.
Ví dụ: 
Nguyễn Quang Sáng một nhà văn được trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến và thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản, phim. Tác phẩm "chiếc lược ngà" tiêu biểu cho truyện ngắn thành công của ông. Đây là tác phẩm được ông viết vào năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất , xây dựng được tình huống truyện bất ngờ tự nhiên đã thể hiện thật cảm động tình cảm cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Đọc tác phẩm ta vô cùng xúc động trước tình cảm máu thịt ấy.
* Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về nhân vật, Đối với nghị luận về nhân vật ta sắp xếp các ý:
Nhân vật.
Tác phẩm.
Tác giả.
Đặc điểm.
Cảm nhận.
 và ghép các số thứ tự ta sẽ có rất nhiều cách mở bài như trên
ví dụ: Nghi luận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn "Chiếc lược Ngà " Của Nguyễn Quang Sáng .
Ví dụ Nhân vật bé Thu trong truyện ngắn "chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một cô bé có cá tính mạnh mẽ, cứng cỏi, là người con có tình yêu thương cha thật sâu nặng. Tính cách và phẩm chất của bé Thu đã để lại trong em nhiều tình cảm yêu mến.
Phần Thân Bài: Thể hiện sự nhận biết cụ thể ,chi tiết của học sinh về tác phẩm . Để giúp học sinh làm tốt phần này giáo viên cần nhắc lại đăc điểm của văn tự sự ở lớp 6. Dựa vào đặc điểm của văn bản tự tự giáo viên có hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh tìm hiểu diễn biến ý nghĩa cốt truyện từ đó có nhận xét đánh giá về chuỗi sự việc do nhân vật gây ra hoặc xảy ra với nhân vật. Nội dung mà học sinh tìm hiểu được trong tiết văn chính là nội dung bài làm văn nghị luận về tác phẩm truyện của học sinh. như vậy quá trình hướng dẫn học sinh học văn bản tự sự để nghi luận về tác phẩm truyện là quá trình tích hợp rất cao.
Ví dụ:Tiến trình dạy tiết tìm hiểu tác phẩm "Làng" của kim Lân	 Nghị luận về truyện ngắn "Làng" Của Kim Lân
(Lưu ý: Nghi luận về tác phẩm truyện trong chương trình ngữ văn 9 chủ yếu là nghị luận về nhân vật, nên bài viết này không đề cập đến nghị luận các khía cạnh khác như đề tài , kết cấu....)
Nhắc lại đặc điểm của văn bản tự sự ở lớp 6
 Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm(Văn)
Cách lập ý chi tiết trong làm bài nghị luận tác phẩm truyện(Tập Làm văn)
Hai yếu tố quan trọng:
*Nhân Vật
* Sự Viêc:Do Nhân vật gây ra hoặc xảy ra với nhân vật.
Cốt Truyện:Gồm Chuỗi Sự việc.Chuỗi sự việc thường sắp xếp theo trình tự:Mở đầu, thắt nút, phát triển ,mở nút và kết thúc. Trong cốt truyện thắt nút và mở nút là quan trọng vì đây là tình huống để nhân vật, sự việc trong tác phẩm bộc lộ rõ đặc điểm qua đó rút ra ý nghĩa, nội dung của truyện.
Từ đó ta giúp hs xác định cốt trưyện để tóm tắt được truyện và nắm được sự việc cần nhận xét đánh giá.
Lưu ý:Trong sự việc lớn 
sẽ có chuỗi sự việc nhỏ diễn tả cụ thể chi tiết hành động hoăc tâm trạng ... của nhân vật .
Dựa vào đặc điểm của văn bản tự sự giúp học sinh xác định cốt truyện ,tóm tắt truyện .qua đó học sinh nắm được nhân vật và chuỗi sự việc. Định hướng cho học sinh đi vào tìm hiểu truyện qua sự việc chính yếu : thắt nút và mở nút.
 *Nhân vật ông Hai yêu làng vì hoàn cảnh phải rời làng đi tản cư .đến nơi tản cư ông luôn khoe về làng minh, về cách mạng , về làng kháng chiến(Mở đầu)
*Bất ngờ ông nghe tin làng chợ dầu theo giặc(Tình huống thắt nút)
* Nghe Tin Này Tâm trạng ông giằng xé, tuyệt vọng(Phát triển)
*Tin làng chợ dầu theo giặc được cải chính( Sự việc mở nút)
*Ông hai lại đi khoe làng(Kết thúc)
Tìm hiểu cụ thể ,chi tiết văn bản:
GV dùng hệ thống câu hỏi để giúp hs tìm hiểu .phần nội dung trả lời được sử dụng lập dàn ý chi tiết cho bài nghị luận về tác phẩm truyện
*GV hướng dẫn hs tìm hiểu tình huống 1(Thắt nút, phát triển)
H:Hãy tóm tắt diễm biến tâm trạng Ông Hai khi mới nghe tin làng chợ dầu theo giặc ?
H: Qua các sự việc( Diễn biến tâm trạng của nhân vật)em có nhận xét , đánh giá như thế nào về cách miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả ? 
Cách miêu tả ấy có tác dụng gì ?
Cảm nghĩ của em về tình cảm của ông Hai ?
*H:Nỗi giằng xé ,xung đột của ông Hai như thế nào khi cái tin dữ ấy đã đẩy ông vào tình thế tuyệt vọng : Biết đi đâu bây giờ khi người ta không chứa chấp người dân làng việt gian ?
H: Tại sao ông Hai định về làng ? Tại sao ông Hai lại không về?
H:Câu nói của ông Hai cho em hiểu tình cảm của ông như thế nào ?
Cảm xúc suy nghĩ của em về tình cảm của ông Hai?
H: Trong nỗi tuyệt vọng đó ông Hai đã trò chuyện cùng với ai?
H:Tại sao ông Hai lại hỏi thằng út khi nó chưa đủ lớn để chia sẽ cùng ông?
*GV hướng dẫn hs tìm hiểu tình huống mở nút và kết thúc)
H:Thái độ tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ dầu theo giặc được cải chính như thế nào?
H:Tại sao ông Hai có thái độ khác mọi ngày khi nghe tin làng mình theo giặc?
H: Ông Hai trở lại ông Hai của ngày nào như thế nào?( Khoe làng)
H:Nhà mình bị tây đốt lẽ ra ông phải buồn vì sao ông lại đi khoe?
Cảm xúc suy nghĩ của em trước tình cảm của ông Hai?
* Lưu ý : Trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu các tình huống và diễn biến sự việc có thể cho các em nhận xét đáng giá một chuỗi sự việc hoặc từng sự việc và bộc lộ cảm xúc ,suy nghĩ của mình.
*Qua chuỗi sự việc ,GV hướng dẫn hs tìm hiểu thêm vài nét về về nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện ...Để khái quát trong phần tổng kết
 Làm văn nghị luận về tác phẩm truyện là thể hiện phần nhận xét đánh giá của học sinh qua các tình huống và diễn biến sự việc.
1/ Nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
* Tâm Trạng khi mới nghe tin:
-Sự việc (SV)1:Tin quá đột ngột, ông sững sờ"Cổ ông lão nghẹn ẳng hẳn lại,da mặt tê rân rân". Ông lão lặng đi cố chưa tin.
-SV2:Từ lúc ấy tâm trí ông chỉ có cái tin dữ xâm chiếm , nghe tiếng chủi "Bọn Việt gian" ông cúi gằm mặt mà đi...
-SV3:Suốt mấy ngày sau ông Hai không dám đi đâu, lúc nào cũng nơn nớp tưởng người ta đang bàn tán đến cái chuyện làng mình theo tây.
Nhận xét , đánh giá :
-Ngòi bút miêu tả tâm lí của Kim Lân tỏ ra sâu sắc khi đặt ông Hai vào tình huống gay gắt để bộc lộ tình cảm. Tác giả đã diễm tả cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sợ hãi.
-Tình yêu làng của ông Hai thể hiện thật chân thànhvà trong sáng.Tình yêu ấy gắn liền với tình yêu kháng chiến.
-Hs tự bộc lộ.(VÍ dụ: Tấm lòng ấy của ông chúng ta thật thấu hiểu và yêu quí)
* Tâm trạng khi cái tin làng chợ dầu theo giăc. Ám ảnh nặng nề và trở thành xung đột.
SV1:Ông Cấu gắt bực bội với vợ con và nghĩ quẩn:"Hay là quay về làng" nhưng rồi ông lại kiên quyết:"Làng thì yêu thật, nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù"
-Nhận xét đáng giá:
Từ một tình yêu làng sâu đậm trở thành một nỗi căm thù. Ta có thể thấy với ông Hai , cái làng chợ Dầu , Quê hương ông có ý nghĩa lớn lao, thiêng liêng hơn là danh dự.Tình yêu làng trong ông bây giờ đã phát triễn lên một bước mới, tầm vóc mới. Ông yêu làng không mù quáng như trước cách mạng. Giờ đây ông yêu làng nhưng phải là làng kháng chiến.Ở ông Hai tình yêu làng trong tình yêu nước.Đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng.
-Suy nghĩ của em: Hs tự bộc lộ .Ví dụ :Đó là bài học vô cùng quý giá và sâu sắc mà ông Hai đem đến cho mỗi chúng ta.
SV2:Cuộc đối thoại giữa hai cha con ông sáu:
"À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?"Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm."...
Đánh giá sự việc 2: Ông nói với con, hỏi con để nhắc nhở một tình yêu về làng , để tự nhủ lòng mình trung thành với kháng chiến, với cụ Hồ.Lòng trung thành của cha con ông hai là của hàng triệu nông dân Việt Nam đối với lãnh tụ là vô cùng sâu sắc và kiên định.
2/Tin làng chợ dầu theo giặc được cải chính:
SV1:"Ông vui tươi rạng rỡ hẳn lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ" " Ông mua quà cho các con"
-Đánh Giá nhận xét SV1:Đây là tin vui đối với ông. Tin này đã làm ông như được hồi sinh vì làng ông không phải Việt Gian .Ông có thể tự hào về làng như ngày nào.
-SV2:Gặp bao nhiêu người , ông cũng khoe"Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ!Đốt nhẳn!Ông chủ tịch làng tôi vừa lên trên này cải chính."
-Đánh giá ,nhận xét SV2: Đáng lẽ ra ông phải buồn vì nhà bị đốt, ngược lại ông lấy làm hãnh diện, tự hào.Bởi lẽ đây chính là bằng chứng hùng hồn nhất chứng minh làng ông không theo tây.Tình yêu làng của ông Hai thật là sâu sắc , Tha thiết, tình yêu ấy gắn liền với tình yêu nước, yêu kháng chiến.
Cảm xúc ,suy nghĩ:Hs tự bộc lộ .Ví dụ:Tình cảm đó của ông Hai chúng ta thật trân trọng.
* Như vậy cách lập dàn bài trên rất chi tiết và đầy đủ nội dung cần nghị luận .Các em chỉ cần bỏ các phần mục rồi ghép lại là thành thân bài một bài nghị luận. 
3/Tiến hành dạy phần tổng kết 	Viết phần kết bài.
	Đấy là phần tổng hợp của quy trình chiếm lĩnh một tác phẩm văn học. Chúng ta khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật mà chúng ta đã tìm hiểu cụ thể ,chi tiết trong phần thân bài. Nội dung này thường nằm trong phần ghi nhớ sách giáo khoa sau mỗi văn bản.
Ví dụ : Giúp học sinh nắm phần ghi nhớ của truyên"Làng"	Viết phần kết bài.
Nội dung ghi nhớ
Viết phần kết bài
"Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rờ làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực ,sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.
 Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật."
*Giúp học sinh khái quát giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung qua phần ghi nhớ. hướng dẫn học sinh vận dụng phần tổng kết cho phần kết bài.
Ngoài nội dung phần ghi nhớ ,để đầy đủ hơn học sinh phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm hoặc về nhân vật trong tác phẩm hay có thể rút ra bài học .
 Truyện đã xây dựng được tình huống truyện bất ngờ,miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc. Truyện đã thể hiện một cách chân thực, sinh động một tình cảm bền chặt và sâu sắc là tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư trong kháng chiến chống pháp.
-Hs tự bộc lộ.Ví dụ : Hiểu được tình cảm của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm , ta càng hiểu được vì sao một đất nước Việt Nam khiêm nhường lại có thể đánh thắng bọn thực dân Pháp và đế quốc Mỹ? !Chúng ta thật tự hào về điều đó.
III/ KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG:
 Là giáo viên dạy văn, tôi thường tìm gặp những đồng nghiệp có thâm niên cao trong ngành để trao đổi học hỏi thêm kinh nghiệm. Bản thân cũng đã nhiều lần trao đổi cùng tổ văn trong trường , cùng nhau xác định hướng để vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trên vào thực tế. Hai năm qua dạy học theo cách thức này đã nâng kết quả học tập của học sinh lớp 9 lên rõ rệt.
*Năm học:2008 - 2009:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
TB trở lên
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2/61
3,3
13/61
21,3
40/61
65,6
6/61
9,8
0
55/61
90,2
*Năm học:2009 - 2010:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
TB trở lên
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
3/70
4,3
21/70
30,0
46/70
65,7
0
0
70
100%
So sánh kết quả học tập của học sinh, ở những lớp 9 được phân công giảng dạy, qua hai năm vận dụng phương pháp này, chúng ta thấy kết quả học tập của học sinh là có sự tiến bộ về chất lượng.
Tôi thiết nghĩ để làm tốt kiểu bài nghị luận nói chung và nghị luận về tác phẩm truyện,đoạn thơ bài thơ nói riêng đạt kết quả cao nhất, thì mỗi giáo viên không chỉ, phải dạy tốt tiết tập làm văn mà trong quá trình giảng dạy của giáo viên luôn phải tích hợp với các phân môn khác như văn học. tiếng việt( Tuy nhiên ở đây trong phạm vi bài viết này tôi chưa thể đề cập đến việc dạy tiếng việt để viết tập làm văn nhưng rõ ràng sự tích hợp đó là yêu caaufd rất cần thiết.)
	Với bản thân, việc giúp học sinh lớp 9 làm tốt kiểu bài nghị luận ,đây là sự đầu tư suy ngẫm nhiều năm qua, đồng thời tôi đã trao đổi rất nhiều với bạn đồng nghiệp và đã vận dụng vào thực tế trong giảng dạy các năm qua. Thực tế sau hai năm vận dụng vào giảng dạy, bản thân đã thu được kết quả ban đầu, mặc dù chưa thực sự theo mong muốn, vì bản thân chỉ phân công thực hiện giảng dạy cho học sinh lớp 9. Từ thực tế trên tôi thấy rằng : việc vận dụng phương pháp này có hiệu quả đòi hỏi các nhà trường và tập thể giáo viên dạy văn chúng ta phải có kế hoạch lâu dài. Ngay từ lớp 6 cần tập trung giúp học sinh nắm vững đặc điểm của văn tự sự , để đến lớp 9 học sinh dễ dàng khám phá một tác phẩm tự sự , rồi áp dụng kết quả chiếm lĩnh ấy vào tiết tập làm văn.
IV/ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
	Đây là đề tài thuộc kiểu bài nghị luận văn học nói chung, nên từ đề tài này các nhà giáo chúng ta hãy suy ngẫm trao đổi với nhau về phương pháp dạy học sinh làm văn nghị luận tác phẩm trữ tình. 
 Để đội ngũ thầy cô giáo giảng dạy tốt kiểu bài văn nghị luận nói riêng, các kiểu bài tập làm văn nói chung. Điều cần thiết là các nhà trường, các cấp quản lí giáo dục, thường xuyên mở chuyên đề ở cấp độ liên trường hoặc cấp huyện, để giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với nhau.
 Qua bài viết này rất mong quý lãnh đạo và đồng nghiệp góp ý kiến để bản thân có thêm những kinh nghiệm quý báu về việc thực hiện công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các THCS vùng nông thôn trong những năm tiếp theo.
Người thực hiện: Nguyễn Trọng Quý

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KNDAY_VAN_NGHI_LUAN.doc
Sáng Kiến Liên Quan