Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học thực hành phần kĩ thuật điện tử Công nghệ 12
Đối vời môn công nghệ phổ thông. Đây là môn học phản ánh những thành tựu khoa học , nhưng nó chịu sự quy định của những điều kiện dạy học. Nội dung dạy học trong trường phổ thông phải cơ bản, thiết thực, hiện đại đồng thời phải phù hợp với học sinh và đáp ứng yêu cầu của khoa học kĩ thuật.
Đối tượng nghiên cứu của môn công nghệ rất phong phú và đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, phần kĩ thuật điện tử môn công nghệ 12, đối tượng là các linh kiện điện tử và một số mạch điện tử cở bản.
Trong chương 1 – Linh kiện điện tử và chương 2 – Một số mạch điện tử cơ bản của phần linh kiện điện tử các em được học về các linh kiện điện tử: Điện trở, tụ điện cuộn cảm, các linh kiện bán dẫn và IC. Các mạch điện tử chỉnh liu, nguồn một chiều, mạch khuếch đại tạo xung, cách thiết kế mạch điện tử đơn giản và các bài thực hành. Vì vậy tôi đưa ra đề đề tài “ Phương pháp dạy thực hành phần kĩ thuật điện tử”. Trong quá trình giảng dạy chương 1 – Linh kiện điện tử và chương 2 – Một số mạch điện tử cơ bản của phần linh kiện điện tử chúng tôi nhận thấy giáo viên chưa khai thác hết hiệu quả từ các tiết thực hành do vậy cũng chưa tạo được hứng thú trong học tập với bộ môn công nghệ. Khi giảng dạy các tiết thực hành của phần này giáo viên cần dạy theo phương pháp dạy thế nào và chuẩn bị các linh kiện rời, linh kiện trên các mạch điện tử, bo mạch, dụng cụ, vật liệu, thiết bị như thế nào để:
+ Học sinh phân biệt được các loại linh kiện điện tử, đọc được các số liệu kĩ thuật của các linh kiện và xác định được chất lượng của các loại linh kiện rời hay linh kiện được lắp sẵn trên mạch.
+ Học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tế, lắp ráp và điều chỉnh được thông số mạch điện tử trên bo mạch.
......................................... 2.1. Cơ sở lí luận.................................................................................................. 2.2. Thực trạng nghiên cứu.................................................................................. . Các giải pháp thực hiện............................................................................... 2.4. Hiệu quả của sáng kiến........................................................... 3.Kết luận và kiến nghị................................................................................... 3.1. Kết luận........................................................................................................ 3.2. Kiến nghị...................................................................................................... 3.3. Phụ lục 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Trong chương 1 – Linh kiện điện tử và chương 2 – Một số mạch điện tử cơ bản của phần linh kiện điện tử công nghệ lớp 12 có tổng 12 bài học thì có 6 bài thực hành. Trong khi công nghệ điện tử đang phát triển từng ngày thì giáo viên đã sử dụng các linh kiện, thiết bị mới chưa? Mỗi tiết thực hành giáo viên khai thác tối đa khả năng, năng lực làm thực hành của mỗi học sinh chưa, đã tạo được hứng thú cho học sinh trong các tiết thực hành chưa? Các tiết thực hành hiệu quả chưa, đã chuyền cho các em niềm vui, tình yêu và ý thức làm việc trong lao động thực hành chưa? Với những chăn trở và kinh nghiệm trong giảng dạy dù trường THPT chỉ có 2 giáo viên dạy kĩ thuật công nghiệp đúng chuyên nghành, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị thực hành còn thiếu, mẫu vật thực hành không có, .nhưng chúng tôi luôn cố gắng tìm tòi để những tiết thực hành trong môn công nghệ 12 đạt hiệu quả cao nhất, làm học sinh hứng thú và thêm yêu môn công nghệ và có thể lựa chon nghành nghề cho con đường tương lai của các em sắp tới. Vì vậy chúng tôi xin giới thiệu về đề tài : Phương pháp dạy học thực hành phần kỹ thuật điện tử . 2.2 Mục đích nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu, thực hiện và rút kinh nghiệm hi vọng đề tài này sẽ mang đến cho học sinh những tiết thực hành hiệu quả nhất. Nội dung của đề tài này là từ lí thuyết về linh kiện điện tử các em đã được học khi thực hành các em nhận dạng, phân loại và xác định được chất lượng, láp ráp và điều chỉnh thong số mạch. Gioa viên dẫn dắt học sinh đi từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động, từ lí thuyết đến thực hành từ đó rèn luyện cho các em sự tư duy, sự năng động, ý thức và sự nghiêm túc trong lao động thực hành. Là cơ sở để hình thành tư duy kĩ thuật cho học sinh, tạo điều kiện cho việc lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ năng, phát huy tính chủ động của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới. Giúp cho học sinh hiểu và nắm bài nhanh nhất, tạo nhiều hứng thú cho học sinh học bộ môn công nghệ, hình thành các ý tưởng từ đó làm ra các sản phẩm trong sáng tạo khoa học kĩ thuật. 1.3 Đối tượng nghiên cứu. Đối vời môn công nghệ phổ thông. Đây là môn học phản ánh những thành tựu khoa học , nhưng nó chịu sự quy định của những điều kiện dạy học. Nội dung dạy học trong trường phổ thông phải cơ bản, thiết thực, hiện đại đồng thời phải phù hợp với học sinh và đáp ứng yêu cầu của khoa học kĩ thuật. Đối tượng nghiên cứu của môn công nghệ rất phong phú và đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, phần kĩ thuật điện tử môn công nghệ 12, đối tượng là các linh kiện điện tử và một số mạch điện tử cở bản. Trong chương 1 – Linh kiện điện tử và chương 2 – Một số mạch điện tử cơ bản của phần linh kiện điện tử các em được học về các linh kiện điện tử: Điện trở, tụ điện cuộn cảm, các linh kiện bán dẫn và IC. Các mạch điện tử chỉnh liu, nguồn một chiều, mạch khuếch đại tạo xung, cách thiết kế mạch điện tử đơn giản và các bài thực hành. Vì vậy tôi đưa ra đề đề tài “ Phương pháp dạy thực hành phần kĩ thuật điện tử”. Trong quá trình giảng dạy chương 1 – Linh kiện điện tử và chương 2 – Một số mạch điện tử cơ bản của phần linh kiện điện tử chúng tôi nhận thấy giáo viên chưa khai thác hết hiệu quả từ các tiết thực hành do vậy cũng chưa tạo được hứng thú trong học tập với bộ môn công nghệ. Khi giảng dạy các tiết thực hành của phần này giáo viên cần dạy theo phương pháp dạy thế nào và chuẩn bị các linh kiện rời, linh kiện trên các mạch điện tử, bo mạch, dụng cụ, vật liệu, thiết bị như thế nào để: + Học sinh phân biệt được các loại linh kiện điện tử, đọc được các số liệu kĩ thuật của các linh kiện và xác định được chất lượng của các loại linh kiện rời hay linh kiện được lắp sẵn trên mạch. + Học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tế, lắp ráp và điều chỉnh được thông số mạch điện tử trên bo mạch. 1.4 Phương pháp nghiên cứu. a. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết. Nghiên cứu chủ trương, đường lối, tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá việc học của học sinh. Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Công nghệ 12( phần kĩ thuật điện tử). Nghiên cứu về các các linh kiện điện tử Nghiên cứu và chuẩn bị các bo mạch điện tử có đầu chờ (mạch tạo xung đa hài dùng tranzito và mạch điều khiển đèn chạy chữ) b. Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Với phần học này để khảo sát học sinh, dạy 2 lớp với 2 phương pháp khác nhau: + Lớp thứ nhất dạy thực hành theo phương pháp, linh kiện, dụng cụ, vật liệu, thiết bị cũ. + Lớp thứ hai theo phương pháp mới mà tôi sẽ trình bày sau đây. Sau đó cho học sinh làm bài kiểm tra thực hành trong 3 phút, cho các linh kiện tử đã học và bo mạch tạo xung đa hài dùng tranzito có đầu chờ và nguồn 1 chiều 3v, yêu cầu học sinh ráp mạch và điều chỉnh thông số mạch tạo xung đa hài dùng tranzito. Ngoài ra để rèn luyện tính sáng tạo của học sinh, khuyến khích các em về nhà tìm hiểu và thiết kế mạch điều khiển mạch đèn chạy chữ đơn giản dùng nguồn một chiều theo sơ đồ( hình 14.4 SGK công nghệ 12). c. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. + Lớp thứ nhất 12D theo phương pháp cũ, kế hoạch giáo dục cũ, linh kiện điện tử, thiết bị cũ: Số học sinh Mức độ nắm kiến thức Giỏi Khá Trung bình Yếu 37 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 5 13,6% 17 45,9% 14 37,8% 1 2,7% + Lớp thứ hai 12C theo phương pháp mới, kế hoạch giáo dục mới, linh kiện điện tử, thiết bị mới. Số học sinh Mức độ nắm kiến thức Giỏi Khá Trung bình Yếu 34 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 24 70,6% 6 17,64% 4 11,76% 0 0% Những điểm mới của sáng kiến. - Giáo viên chuẩn bị kế hoạch giáo dục ngay từ đầu năm học mới, một số điều chỉnh mới trong chương 1 và chương 2 là: Chương 1: Linh kiện điện tử Tiết 1: Bài 2- Điện trở, tụ điện, cuộn cảm Tiết 2: Bài 4- Linh kiện bán dẫn và IC Tiết 3,4,5: Bài: 3,5,6 - Thực hành- Điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm – Điốt – Tirixto – Triac – Tranzito. Chương 2: Một số mạch điện tử cơ bản Tiết 6: Bài 7 - Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu – Nguồn một chiều Tiết 7: Bài 8 - Mạch khuếch đại – Mạch tạo xung Tiết 8: Bài 9 - Thiết kế mạch điện tử đơn giản Tiết 9: Bài 10 - Thực hành mạch nguồn một chiều Tiết 10, 11: Bài 12 - Thực hành mạch điều chỉnh thông số của mạch tạo xung đa hài dùng trazito. Tiết 12: Kiểm tra 45 phút - Trong sáng kiến này giáo viên không sử dụng các mạch tạo xung đa hài dùng tranzito đã được lắp ráp sẵn và phải kèm theo bộ nguồn một chiều cồng kềnh từ phòng thiết bị của trường mà tự thiết kế bo mạch tạo xung đa hài dùng tranzito có đầu chờ và nguồn là pin 3-9V rất đơn giản và gọn nhẹ đồng thời chuẩn bị thêm các loại kinh kiện điện tử mới. - Kết hợp sử dụng phương pháp thăm quan trải nghiệm và tự thiết kế một mach điện tử đơn giản. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến Mục tiêu của giáo dục hiện nay là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để hưởng ứng tinh thần đó thì trường THPT đã và đang quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học nhằm định hướng cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Vì vậy thay đổi phương pháp giảng dạy và nghiên cứu phương pháp giảng dạy mới để phù hợp hơn với đối tượng học sinh là vấn đề quan trọng. Công nghệ là môn học mang tính thực tiễn. Dạy công nghệ để học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học kĩ thuật, thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đạị hóa đất nước. Người giáo viên ngay ban đầu phải hình thành phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng môn học. Phương pháp dạy học thực hành trước đây chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, cồng kềnh, độ an toàn không cao, mất thời gian chuẩn bị nên các tiết thực hành khó thực hiện và khi thực hiện không đạt kết quả cao, không tạo ra được sự tập trung hứng thú cho học sinh. Qua thực tế rút ra bài học từ chính phương pháp dạy thực hành mới của chúng tôi và kết quả học sinh đạt được theo từng năm học, tôi nhận thấy nên đưa phương pháp này vào bài dạy học thực hành để học sinh được làm thực hành nhiều hơn hiệu quả hơn. 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến Đối với phân phối chương trình ở chương I các tiết học thực hành không liền mạch bị xen kẽ bởi lí thuyết. Đối với trường phổ thông việc đầu tư cho môn này còn ít. Hiện nay với trường THPT chỉ có 2 bộ máy chiếu, như vậy là quá ít chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của công tác giảng dạy vì còn nhiều tiết trùng nhau không thực hiện được, vì vậy cần phải trang bị thêm thì mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đối với học sinh tôi trực tiếp giảng dạy, chỉ chủ yếu là học sinh nông thôn và miền núi, vùng 135 nên trình độ nhận thức các em không đều, đa số không thích học môn công nghệ. Tuy nhiên, với phương pháp học mới này sẽ kích thích hứng thú cho học sinh yêu thích môn học, giúp cho các em hiểu được đà phát triển và tầm quan trọng của công nghệ đối với sản xuất và đời sống , khám phá khả năng của bản thân trong quá trình thực hành công nghệ để định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Các sáng kiến hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Để quá trình được thực hành liền mạch chúng tôi lựa chọn kế hoạch giáo dục cho chương 1, chương 2 môn công nghệ 12 như sau: Chương 1: Linh kiện điện tử Tiết 1: Bài 2- Điện trở, tụ điện, cuộn cảm Tiết 2: Bài 4- Linh kiện bán dẫn và IC Tiết 3,4,5: Bài: 3,5,6 - Thực hành- Điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm – Điốt – Tirixto – Triac – Tranzito. Chương 2: Một số mạch điện tử cơ bản Tiết 6: Bài 7 - Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu – Nguồn một chiều Tiết 7: Bài 8 - Mạch khuếch đại – Mạch tạo xung Tiết 8: Bài 9 - Thiết kế mạch điện tử đơn giản Tiết 9: Bài 10 - Thực hành mạch nguồn một chiều Tiết 10, 11: Bài 12 - Thực hành mạch điều chỉnh thông số của mạch tạo xung đa hài dùng trazito. Tiết 12: Kiểm tra 45 phút Sau khi kết thúc các tiết học lí thuyết ở mỗi chương thì kế hoạch dạy các tiết thực hành như sau: PPCT Nội dung thực hành Chuẩn bị Tiết 3 Thực hành: Điện trở - Tụ điện – Cuộn cảm – Điốt – Tirixto – Triac – Tranzito. Nhân dạng các loại linh kiện điện tử đã học Đọc được các số liệu kĩ thuật trên các linh kiện điện tử Đo được diện trở thuận điện trở ngược của các linh kiện bán dẫn để xác định các cực và chất lượng của các linh kiện. Cho bốn nhóm học sinh: Đồng hồn vạn năng: 4 chiếc Các loại linh kiện điện tử: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm, điốt, tranzito, tirixto, triac, IC, LEDcả loại tốt và loại xấu (số lượng mỗi loại từ 8 chiếc trở lên). Tiết 4 Thực hành: Điện trở - Tụ điện – Cuộn cảm – Điốt – Tirixto – Triac – Tranzito. Học sinh làm thực hành theo nhóm về các nội dung đã được hướng dẫn ở tiết trước dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. Cho bốn nhóm học sinh: Đồng hồn vạn năng: 4 chiếc Các loại linh kiện điện tử: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm, điốt, tranzito, tirixto, triac, IC, LEDcả loại tốt và loại xấu (số lượng mỗi loại từ 8 chiếc). Tiết 5 Thực hành: Điện trở - Tụ điện – Cuộn cảm – Điốt – Tirixto – Triac – Tranzito. Kiểm tra theo nhóm: Mỗi nhóm trong 10 phút giáo viên sẽ chỉ định thành viên bất kì làm thực làm hành theo một số yêu cầu của của giáo viên, thư kí của nhóm sẽ điền kết quả của nhóm vào mẫu báo cáo thực hành như trong SGK: Em hãy phân loại các loại linh kiện? Em hãy đọc và đo trị số của các điện trở mầu? Em hãy đọc số liệu ghi trên tụ điện và giải thích các số liệu đó? Em hãy đo điện trở thuận và điện trở ngược của các linh kiện ( điốt, tirixto, triac) và nêu nhận xét? Em hãy xác định loại và chất lượng của tranzito? Cho bốn nhóm học sinh: Đồng hồn vạn năng: 4 chiếc Các loại linh kiện điện tử: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm, điốt, tranzito, tirixto, triac, IC, LEDcả loại tốt và loại xấu (số lượng mỗi loại từ 8 chiếc). Tiết 10 Thực hành: Điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng trazito. Tìm hiều lại nguyên lí mạch tạo xung đa hài dùng tranzito Chọn các linh kiện dùng cho mạch tạo xung đa hài dùng tranzito. Xác định giá trị của các loại điện trở, các cực của đèn LED, các cực của tụ hóa và các cực của tranzito C828. Ráp mạch tạo xung đa hài dùng tranzito trên bo mạch có đầu chờ và nguồn một chiều 3v. Điều chỉnh được xung đa hài đối xứng sang đa hài không đối xứng và chu kì xung ra nhanh hay chậm. Chẩn bị cho 4 nhóm học sinh: Bo mạch tạo xung đa hài dùng tranzito có đầu chờ và nguồn 1 chiều 3v: 4 bo mạch. Các linh kiện điện tử: 10 chiếc tranzito C828, 10 chiếc đèn LED hai màu, 10 điện trở màu loại 1k, 10 điện trở mầu loại 100k, 10 tụ hóa loại 10F, 10 tụ hóa loại 20F Kìm, kẹp tua vít. Tiết 11 Thực hành: Điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng trazito. Kiểm tra theo nhóm: Mỗi nhóm kiểm tra trong 10 phút, giáo viên sẽ chỉ định thành viên bất kì làm thực hành theo yêu cầu của giáo viên, kết quả được thư kí của nhóm ghi vào mẫu báo cáo thực hành theo mẫu trong SGK: Trong 2 phút em hãy ráp hoàn chỉnh mạch tạo xung đa hài dùng tranzito sau đó bật công tắc nguồn cho LED luân phiên sáng tắt và đếm số lần sang tắt của LED trong khoảng 20s? Em hãy mắc song song thêm hai tụ với hai tụ ban đầu và đếm số lần sang của các LED trong 20s? Em hãy bỏ bớt 1 trong hai tụ vừa lắp thêm ra và so sánh thời gian sang tối của hai LED? Em có nhận xét gì và kết luận gì về chiều, hướng thay đổi các thông số? Chẩn bị cho 4 nhóm học sinh: Bo mạch tạo xung đa hài dùng tranzito có đầu chờ và nguồn 1 chiều 3v: 4 bo mạch. Các linh kiện điện tử: 10 chiếc tranzito C828, 10 chiếc đèn LED hai màu, 10 điện trở màu loại 1k, 10 điện trở mầu loại 100k, 10 tụ hóa loại 10F, 10 tụ hóa loại 20F Kìm, kẹp tua vít. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. So sánh kết quả những năm về trước khi vận dụng phương pháp, linh kiện và bo mạch điện tử mới này tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt trong tiếp thu kiến thức. Các em có ý thức rằng phải học phải cố gắng để làm thực hành thành công và làm thực hành để củng cố lí thuyết, nên từ lí thuyết đến thao tác thực hành các em đều làm thành thạo và có cả sự hứng thú và hồi hộp khi chính bàn tay mình đã làm cho mạch đèn sang nhấp nháy . Trong giờ học các em sôi nổi tham gia làm, học hỏi, chỉ bảo lẫn nhau làm việc. Cụ thể tôi đã khảo sát trong năm học này đối với 2 lớp mà tôi giảng dạy của khối 12 là 12D và 12C. + lớp 12D dạy trên lớp theo phương pháp cũ, kế hoạch giáo dục cũ các tiết thực hành không liền mạch đồng thời các bộ thiết bị cũ có nhiều lỗi, mất nhiều thời gian chuẩn bị làm học sinh không có nhiều hứng thú với tiết thực hành vì vậy hiệu quả của các tiết thực hành thấp có khi là khó thực hiện. + Lớp 12C dạy dạy theo kế hoạch giáo dục mới, các linh kiện điện tử mới, bo mạch mới gọn nhẹ dễ sử dụng không mất nhiều thời gian chuẩn bị đồng thời lại phát huy được khả năng thích thử thách, thích chinh phục của các em tạo cho các em sự hồi hộp và hứng thú trong quá trình làm thực hành. Sau khi dạy song tôi tiến hành kiểm tra trong 3 phút yêu cầu học sinh ráp mạch tạo xung đa hài dùng tranzito và điều chỉnh thông số thì đa số học sinh được học theo phương pháp mới chỉ ráp mạch trong khoảng hơn 1 phút và điều chỉnh thông số mạch trong khoảng 30s có nghĩa trong khoảng 2 phút các em đã ráp và điều chỉnh song mạch, đặc biệt có em chỉ làm trong khoảng 1 phút 30 giây. Nhưng đối với học sinh học theo phương pháp cũ vì các em không có độ hứng thú nên không cố gắng, không tập trung đa số thao tác rất chậm và mắc nhiều lỗi khi thao tác. Kết quả thu được của hai lớp như sau: + Lớp thứ nhất 12D theo phương pháp cũ, kế hoạch giáo dục cũ, linh kiện thiết bị cũ: Số học sinh Mức độ nắm kiến thức Giỏi Khá Trung bình Yếu 37 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 5 13,6% 17 45,9% 14 37,8% 1 2,7% + Lớp thứ hai 12C theo phương pháp mới, kế hoạch giáo dục mới, linh kiện thiết bị mới mà tôi sẽ trình bày sau đây. Số học sinh Mức độ nắm kiến thức Giỏi Khá Trung bình Yếu 34 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 24 70,6% 6 17,64% 4 11,76% 0 0% Nhìn vào kết quả so sánh trên ta thấy tác dụng của phương pháp mới, kế hoạch giáo dục mới, linh kiện, thiết bị mới này đem lại kết quả cao hơn, các em học tập đầy hứng thú sôi nổi, tích lũy được nhiều kĩ năng làm việc từ việc làm thực hành. Ngoài ra bản thân chúng tôi khi dạy phương pháp này chúng tôi cảm thấy rất tự tin và hứng thú, chúng tôi được trao đổi với các em nhiều hơn, cả thầy và trò đều cảm nhận được các tiết học thực hành thật thực tế và ý nghĩa, có hứng thú với bộ môn và luôn momg chờ tiết học sắp tới. Đồng thời chúng tôi đã đưa phương pháp mới kế hoạch giáo dục mới, linh kiện, thiết bị mới này này vào thao giảng, nhận được phản hồi rất tích cực từ đồng nghiệp. Các thầy cô và các em học sinh cũng đã có cái nhìn khác về bộ môn phụ bộ môn công nghệ. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận Qua những năm công tác giảng dạy bộ môn công nghệ tại trường THPT chúng tôi luôn trăn trở, tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là các tiết học thực hành đầy tính thực tế giúp các em hứng thú hơn với môn học đồng thời từ thực hành mà các em sẽ hình thành được nhiều ý tưởng và hiện thực hóa các ý tưởng trong chương trình sang tạo khoa học kĩ thuật. Sau thời gian tìm tòi học hỏi và nghiên cứu tài liệu, thảo luận chúng tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm phục vụ quá trình giảng dạy của mình. Hi vọng những sáng kiến này sẽ được nhà trường, các đồng nghiệp sử dụng đưa vào giảng dạy các tiết học thực hành. 3.2 Kiến nghị a. Đối với Sở GD&ĐT, Nhà trường. Môn công nghệ (Kĩ thuật công nghiệp) có nội dung kiến thức tương đối phù hợp cho học sinh thấy được bản chất vấn đề, phụ thuộc nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao hơn nữa của các cấp lãnh đạo. Là một giáo viên giảng dạy môn công nghệ tôi xin kiến nghị với Sở GD&ĐT, Nhà trường một số vấn đề sau: + Bổ sung các thiết bị thực hành: Các linh kiện điện tử mới, các bo mạch mới, đồng hồ vạn năng mớiđể phần nào theo kịp với sự phát triển của công nghê. + Bổ sung thêm các tài liệu tham khảo để phục vụ quá trình dạy học. + Thường xuyên có những đợt bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, cho giáo viên đi thực tế học hỏi kinh nghiệm ở các trường điểm, nhà máy xí nghiệp có lĩnh vực liên quan đến bộ môn. b. Đối với đồng nghiệp + Phải đầu tư giáo án cẩn thận, đầy đủ từ nguồn tài liệu và kiến thức cũng như kĩ năng của mình + Để dạy tốt được các tiết thực hành thì người giáo viên phải học hỏi làm thực hành như một người thợ về kĩ thuật điện tử. + Phải có hướng khai thác hợp lí, khoa học, phát huy trí lực của học sinh. Trên đây chỉ là những kinh nghiệm của chúng tôi về dạy học thực hành phần kĩ thuật điện tử Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nho Quan, ngày 27 tháng 4 năm 2019 NGƯỜI THỰC HIỆN Hoàng Văn Khoa Ngô Thị Xuân Tự PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên công nghệ 11- PGS. TS Nguyễn Văn Khôi. Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Phương pháp dạy học KTCN – tác giả Lê Huy Hoàng – Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội. 3. Tư liệu từ trang web: “ WWW.tvtl.bachkim.vn”
File đính kèm:
- NQB Phương pháp dạy học thực hành phần kỹ thuật điện tử mon Cong nghe.docx