Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học sử dụng công nghệ thông tin phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, và hứng thú của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học

Định hướng đổi mới PPDH hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển năng lực tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy độc lập, tích cực sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh. Trong thời kì bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các trang thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học.

 Trong năm vừa qua, khả năng ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy môn Sinh học 8 , tôi nhận thấy vẫn còn có những hạn chế sau:

- Phần lớn tâm lý giáo viên ngại khó, tuy rất muốn dạy học bằng phương tiện máy chiếu nhưng lại chưa biết hoặc mới biết rất ít về vi tính nên không muốn thiết kế bài giảng điện tử, giáo viên mới chỉ sử dụng tranh ảnh hoặc thay bảng phụ chép đề bài trong qúa trình giảng dạy trên lớp.

- Một số bài giảng điện tử còn mang tính chất trình diễn kiến thức, gần như là một “bảng đen” được viết sẵn tất cả nội dung dạy học lên đó.

 

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2412 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học sử dụng công nghệ thông tin phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, và hứng thú của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CÀ MAU
TRƯỜNG TH PT KHÁNH HƯNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI : 
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHÁT HUY MẠNH MẼ TƯ DUY SÁNG TẠO , VÀ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH , NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn : Sinh học 
 Họ và tên người thực hiện : Phạm Văn Đương
Chức vụ, nhiệm vụ đang phụ trách: Giáo viên kiêm tổ trưởng 
 Đơn vị công tác : Trường TH PT Khánh Hưng 
 Khánh Hưng, ngày 10 tháng 4 năm 2009
ĐỀ TÀI :
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÁT HUY MẠNH MẼ TƯ DUY SÁNG TẠO , VÀ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
	Định hướng đổi mới PPDH hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển năng lực tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy độc lập, tích cực sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh. Trong thời kì bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các trang thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học.
	Trong năm vừa qua, khả năng ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy môn Sinh học 8 , tôi nhận thấy vẫn còn có những hạn chế sau:
- Phần lớn tâm lý giáo viên ngại khó, tuy rất muốn dạy học bằng phương tiện máy chiếu nhưng lại chưa biết hoặc mới biết rất ít về vi tính nên không muốn thiết kế bài giảng điện tử, giáo viên mới chỉ sử dụng tranh ảnh hoặc thay bảng phụ chép đề bài trong qúa trình giảng dạy trên lớp. 
- Một số bài giảng điện tử còn mang tính chất trình diễn kiến thức, gần như là một “bảng đen” được viết sẵn tất cả nội dung dạy học lên đó.
- Cách bố cục mỗi trang trình diễn chưa hợp lí về cỡ chữ, màu chữ, màu nền, tranh ảnh ...
- Còn lạm dụng các hiệu ứng hiển thị gây mất tập trung của học sinh vào nội dung bài giảng.
- Diễn giải nhanh quá, khi đưa ra các tình huống trên máy chiếu không đủ thời gian cho học sinh suy nghĩ.
- Nhưng điều quan trọng nhất là giáo viên chú ý nhiều đến cách trình chiếu, cách chọn hiệu ứng mà không đầu tư vào kiến thức của bài, các kiến thức thường rập khuôn theo sách giáo khoa nên kết quả thu được sau tiết học thường không cao.
 Vậy nguyên nhân của những tình trạng trên là do đâu? 
Trước hết là do quan điểm chưa đúng về việc áp dụng CNTT trong giảng dạy, cho rằng dạy bằng giáo án điện tử không phát huy được trí lực của học sinh, không truyền tải hết được những ý tưởng của giáo viên....; một số giáo viên chưa thực sự đầu tư vào tiết dạy, thực tế học sinh cũng háo hức những tiết học đầu tiên bằng máy chiếu như , nhưng nếu tiết dạy đó chưa đầu tư vào nội dung thì học sinh cũng sẽ chóng nhàm chán vì không hiểu bài và không kịp ghi những ý chính của bài do giáo viên trình diễn quá nhanh . 
Thứ hai, do giáo viên vẫn chưa nắm bắt được tinh thần của sách giáo khoa, chưa xác định được trọng tâm của bài, còn lệ thuộc nhiều vào sách thiết kế có sẵn, thường đặt những câu hỏi chung chung thiên về tái hiện kiến thức, không có câu hỏi thực sự kích thích tư duy độc lập của học sinh. Nhìn chung giáo viên không chủ động trong giờ dạy mà chăm chăm trình chiếu những gì mình đã chuẩn bị sẵn. 
Thứ ba là chưa có nguồn kinh phí về việc mua sắm thiết bị, tổ chức học vi tính cho giáo viên do đó “cái khó bó cái khôn”, nhiều giáo viên cũng muốn sử dụng các phương tiện để ứng dụng CNTT nhưng năng lực vi tính còn hạn chế. *Từ những hạn chế trên, chúng ta phải cải cách phương pháp dạy học vận dụng CNTT như thế nào để phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo kĩ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học .
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
 	Nếu giáo án được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo trước khi lên lớp thì nhất định cách dạy của thầy giáo sẽ chủ động, tự tin, linh hoạt và đạt chất lượng cao hơn. Dù thầy, cô đó có tài giỏi, thông tuệ tới đâu đi nữa và phương tiện dạy học có hiện đại đến đâu đi nữa nhưng nếu không soạn giáo án hoặc soạn giáo án qua loa, hời hợt thì nhất định tiết dạy ấy, bài học ấy sẽ không tránh khỏi những lúng túng, bỡ ngỡ và sơ suất và chẳng có gì mới mẻ, sâu sắc hơn so với lần dạy trước về kiến thức, nội dung vì do phụ thuộc quá nhiều vào trí nhớ và kinh nghiệm của mình mà không cập nhật kiến thức, phương pháp mới. Vì vậy ở từng năm học, mỗi thầy, cô giáo đều phải thực hiện nghiêm túc việc soạn giáo án theo quy định các bước lên lớp đã được phổ biến. Trong bài soạn cần chú ý những vấn đề sau:
 - Xác định mục tiêu của bài học: Trình bày cụ thể mức độ cần đạt được đối với kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy của học sinh.
- Lựa chọn các kiến thức cơ bản, cần thiết và cập nhật theo một cấu trúc hợp lý không nhất thiết phải thực hiện tuần tự theo sách giáo khoa.
- Chuẩn bị nội dung bài giảng theo hệ thống câu hỏi dưới dạng các vấn đề mà giáo viên nêu ra, để thiết kế câu hỏi, giáo viên phải nắm bắt được tinh thần của bài học, ý đồ của người viết sách. Việc tham khảo những giáo án soạn sẵn, những tài liệu tham khảo là cần thiết nhưng chỉ có tính chất tham khảo chứ không rập khuôn một cách máy móc. Giáo án phải là sản phẩm sáng tạo, trí tuệ, công sức của từng cá nhân và phải được hoàn thiện hơn sau mỗi tiết dạy, trong mỗi giáo án phải thể hiện được phương pháp phù hợp với từng kiểu bài, làm nổi bật được hoạt động giữa thầy và trò.
- Lựa chọn các phương pháp và phương tiện gắn với từng nội dung cụ thể giúp học sinh khai thác tự chiếm lĩnh từng đơn vị kiến thức đặt ra. Tuỳ theo nội dung kiến thức của bài để lựa chọn phương tiện thích hợp (không phải nhất thiết bài nào cũng sử dụng PowrPoint). PowrPoint là một phương tiện trình diễn sinh động thông qua sự phong phú của hình ảnh, các dạng sơ đồ, các bài tập trắc nghiệm khách quan...
Bài giảng sử dụng PowrPoint trình diễn là công cụ hữu hiệu để đặt vấn đề cho bài giảng, phân tích những hiện tượng khó diễn tả bằng lời, đưa ra những câu hỏi tình huống cho bài giảng, những câu hỏi có kèm hình ảnh hay sơ đồ giúp học sinh dễ nắm bắt vấn đề, đưa thêm những thông tin mà giáo viên cần truyền đạt để củng cố kiến thức cho học sinh, tổ chức các hình thức học tập mới...
Hình ảnh được trình chiếu trên PowrPoint khác với một tranh tĩnh, bên cạnh sự phong phú của những lựa chọn phù hợp, còn có thể mô tả chi tiết và đưa ra lần lượt những chỉ dẫn cần thiết minh hoạ cho bài giảng. Sử dụng PowrPoint để mô phỏng những quá trình Sinh học mà tranh ảnh thường không thể diễn tả được bản chất của hiện tượng. Chẳng hạn về sự điều tiết của mắt, có thể thiết kế để thay đổi đồng thời vị trí của vật khi tiến dần tới mắt người quan sát với sự thay đổi độ tụ của thuỷ tinh thể để ảnh của vật vẫn hiện trên võng mạc.
Một trong những ưu điểm của PowrPoint là có thể đưa vào những đoạn video, ảnh flash dùng mô tả hiện tượng Sinh học mà không thể hoặc khó thực hiện thí nghiệm trên lớp .
Tóm lại, yêu cầu đặt ra cho việc thiết kế bài giảng điện tử là thiết kế được các hoạt động để hỗ trợ học sinh trong việc tự chiếm lĩnh kiến thức. Các bài giảng điện tử được thiết kế phải là phương tiện hỗ trợ tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
 	Từ kinh nghiệm của bản thân, qua trao đổi với đồng nghiệp, tổ chuyên môn, tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ khi giảng dạy bài 49: “Cơ quan phân tích thị giác ” Sinh học lớp 8. Bài giảng gồm các Slide (trang) sau:
 *Slide 1: Sau khi giới thiệu bài, mục của bài, tôi hướng dẫn học sinh cách khai thác kiến thức từ những câu hỏi (ở bên trái của màn hình) và ghi những nội dung cơ bản của bài (ở bên phải màn hình). Sau mỗi một câu hỏi giáo viên để thời gian (tuỳ theo nội dung câu hỏi) cho học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên nhận xét đánh giá câu trả lời của học sinh, đồng thời trình chiếu nội dung cơ bản lên màn hình. 
*Slide 2: “Cấu tạo của cầu mắt”. 
Mục này, qua dự giờ một số đồng nghiệp tôi thấy có hạn chế sau: Giáo viên cho học sinh quan sát “Sơ đồ cấu tạo của mắt” trên Slide (trang) riêng và nêu bài tập trên một Slide khác, vì sợ không kịp thời gian nên học sinh chưa quan sát kỹ được sơ đồ thì giáo viên đã chuyển sang Slide bài tập, do đó học sinh chưa xác định rõ được các thành phần và chức năng của cầu mắt. Từ những tồn tại trên, tôi đã đầu tư suy nghĩ xây dựng cách dạy phần này như sau:
 Đối tượng học sinh bậc THCS đang nhận thức “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”, do đó để tìm hiểu cấu tạo và chức năng của cầu mắt, tôi đã thiết kế cả kênh hình và kênh chữ trên cùng một Slide ( khi trình chiếu học sinh vẫn thấy rất rõ cả kênh hình và kênh chữ). Giáo viên trình chiếu đồng thời cả hai sơ đồ và bài tập, hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ, trao đổi nhóm để hoàn chỉnh các thông tin về cấu tạo cầu mắt bằng cách điền các từ thích hợp vào chỗ trống. Sau khi cử đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác điều chỉnh, bổ sung, giáo viên mới đưa hiệu ứng đáp án đúng. Sau khi hoàn thành bài tập, gọi một học sinh trình bày cấu tạo của cầu mắt, giáo viên trình chiếu những nội dung cơ bản về cấu tạo của cầu mắt (bên phải màn hình) hướng dẫn học sinh chép vào vở (phải chọn hiệu ứng chậm và lường thời gian để học sinh chép kịp). 
*Slide 3: Tương tự như trên tôi cũng thiết kế kênh hình và kênh chữ trên cùng một Slide. Sau khi hướng dẫn học sinh quan sát “Sơ đồ cấu tạo của màng lưới” tôi nêu câu hỏi 4 (trong Slide 3). Học sinh trình bày cấu tạo trên sơ đồ, lớp góp ý bổ sung, giáo viên kết luận và trình chiếu nội dung cơ bản (bên phải màn hình). Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự khác nhau giữa tế bào nón và tế bào que trong mối quan hệ với thần kinh thị giác và yêu cầu học sinh giải thích một số hiện tượng qua câu hỏi 5 và câu hỏi 6. 
 Với cách thiết kế như vậy, học sinh luôn được quan sát hình ảnh, sơ đồ, dễ dàng khai thác kiến thức một cách triệt để, điều đó đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh.
*Slide 4,5: “Sự tạo ảnh ở màng lưới”.
Hạn chế rõ rệt nhất của một số tiết dạy ở mục này là: giáo viên trình chiếu “Sơ đồ thí nghiệm về sự điều tiết độ cong (độ hội tụ) của thể thuỷ tinh ” ở trạng thái tĩnh vì một trong hai lí do sau: thứ nhất là do phương pháp dạy học thông báo, giáo viên mô tả thí nghiệm và nêu kết quả của thí nghiệm để học sinh rút ra kết luận. Lí do thứ hai là giáo viên “ngại” không muốn chọn hiệu ứng vì hình vẽ này rất công phu và nếu trình chiếu “động” phải tới 56 hiệu ứng trên một Slide. Vì thế giờ dạy diễn ra một chiều, học trò tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Giờ dạy tẻ nhạt không phát huy được tính tích cực của học sinh, dấu ấn kiến thức khắc vào trí não học sinh một cách mờ nhạt, hiệu quả của việc học tập thấp. 
 	Từ những hạn chế trên, tôi đã thiết kế mục này như sau: 
 Trình chiếu từng nét vẽ một và đặt câu hỏi sau đó mới trình chiếu tiếp những nét vẽ hoặc các chữ tương ứng. Chẳng hạn giáo viên vừa vẽ vừa đặt câu hỏi 7, học sinh dự đoán , sau đó giáo viên mới trình chiếu tiếp ảnh của vật và kết luận “ ảnh ngược, nhỏ, rõ”. Các câu hỏi 8,9 cách dạy cũng tương tự như vậy.
Với cách thiết kế bài như trên, buộc học sinh phải chủ động suy nghĩ, tiếp thu trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên qua một hệ thống câu hỏi lôgic, chứ không phải thụ động thừa nhận kết quả thí nghiệm của tác giả do giáo viên mô tả như thường làm. Do đó sau khi học xong bài, học sinh đã hiểu rõ được cấu tạo, chức năng của từng bộ phận của mắt và đã biết vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa một cách dễ dàng.
	Để củng cố và ghi nhớ bài học, giáo viên chỉ định một học sinh đọc phần kết luận của bài (Slide 6), sau đó giáo viên cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm và hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập (Slide 7,8). 
 Giáo viên lưu ý học sinh câu 2 : Màng giác không phải là màng của cầu mắt do đó đáp án đúng là c (màng lưới).
*Kết quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :
 Với việc nghiên cứu kỹ chương trình SGK, đọc các tài liệu tham khảo bài 
“Cơ quan phân tích thị giác’’ đã được chuẩn bị khá chu đáo, công phu.
 Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thức rằng : để hiểu hết ý định của người viết sách giáo khoa và lựa chọn phương pháp giảng dạy thật không dễ, nhưng để truyền đạt những kiến thức cơ bản đó đến với học sinh với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi, phát hiện kiến thức càng khó khăn hơn.
 Ở bài học này, học sinh đã hiểu rõ các thành phần chính và chức năng của cơ quan phân tích thị giác thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, sơ đồ tĩnh và sơ đồ động để học sinh tự rút ra kết luận chứ không bị áp đặt một cách máy móc.
Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến:
KHI CHƯA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Khối lớp 8
Sĩ số 90
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Giỏi
8
8,9
Khá
25
27,8
T.Bình
46
51,1
Yếu
11
12,2
Khối lớp 8
Sĩ số 90
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Giỏi
14
15,6
Khá
35
38,9
T.Bình
35
38,9
Yếu
6
6,6
Như vậy với suy nghĩ, cố gắng ban đầu tôi thấy rằng khi tập trung đầu tư công sức, kiến thức theo phương pháp tích cực vào bài dạy, học sinh tiếp thu bài một cách tích cực không thụ động và hứng thú hơn. Chính sự ham học của học sinh lại là động lực thúc đẩy giáo viên cần phải đổi mới tư duy, phương pháp dạy học phù hợp với SGK mới. Mỗi giờ học mà các em đạt kết quả cao đã thể hiện được phần nào tâm huyết của người dạy.
IV - KẾT LUẬN :
Sử dụng bài giảng thiết kế trên PowerPoint nâng cao được hiệu quả giờ dạy. Sự hỗ trợ của hình ảnh và âm thanh và nghệ thuật của người thầy làm bài giảng sinh động hơn. Tuy nhiên khi thiết kế bài giảng điện tử cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:
*Không nên quan niệm trong tiết dạy sử dụng giáo án điện tử là không cần sử dụng bảng, phấn mà phải tuỳ theo kiến thức yêu cầu của từng bài, có những bài phần trình chiếu chỉ là phương tiện hỗ trợ giáo viên điều khiển tiến trình dạy học trên lớp có hiệu quả hơn, phần ghi bảng của thầy luôn giúp học sinh hệ thống kiến thức bài giảng.
*Cần bố cục trang trình diễn hợp lý về cỡ chữ, màu chữ, màu nền. Nên trình bày cả kênh hình và kênh chữ trên cùng một trang trình diễn sẽ đạt hiệu quả hơn khi trình bày kênh hình riêng, kênh chữ riêng. Thông thường nên dùng nền sáng và chữ màu tối.
*Không lạm dụng các hiệu ứng hiển thị, điều này gây mất tập trung của học sinh vào nội dung bài giảng.
*Diễn giảng không nên nhanh quá, khi đưa ra các tình huống trên máy chiếu cần có đủ thời gian để học sinh suy nghĩ.
*Cần nhận thức tính hiệu quả của việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy, từ đó chú trọng việc đầu tư cơ sở vật chất như: phòng học, hệ thống máy... đồng thời tạo điều kiện, động viên khuyến khích để giáo viên đầu tư vào việc thiết kế bài giảng điện tử theo hướng phát huy tính tích cực cho học sinh.
 Nhưng dù có dùng phương tiện dạy học hiện đại gì đi nữa thì trước hết giáo viên phải thật sự là những người có trình độ kiến thức chuyên môn vững vàng, một vốn kiến thức thực tiễn phong phú và khả năng lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với từng bài dạy; giáo án phải được chuẩn bị một cách đầy đủ, chi tiết, cụ thể, xác định đúng mục đích, nội dung, phương pháp sử dụng, cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề như thế nào. Đặc biệt là phải xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp hướng học sinh tìm hiểu để tháo gỡ từng vấn đề, sau khi học sinh trả lời câu hỏi nhất thiết giáo viên phải nhận xét đánh giá kết quả của các em, có thế mới động viên khuyến khích các em xây dựng bài học được tốt.
 	Khi giảng dạy giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh, tạo không khí vui vẻ, năng động trong lớp học, tránh tình trạng nhồi nhét, đọc SGK cho học sinh chép. Giáo viên cần kết hợp tốt các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn sinh học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện để các em tự tìm tòi, phát triển kiến thức. Phải kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác thí nghiệm, hướng dẫn học sinh quan sát tranh, mẫu vật, phát phiếu học tập, phân chia nhóm .....đặc biệt với cách viết “dấu ” kiến thức của SGK hiện nay nhằm bắt học sinh phải tư duy tìm tòi kiến thức thì việc cho học sinh ghi nội dung bài học là rất quan trọng, vì vậy giáo viên phải đầu tư thời gian vào phần ghi bảng đó chính là nội dung cơ bản của bài học. Nội dung ghi bài của học sinh nên cụ thể hoá dưới dạng sơ đồ hoặc chắt lọc những kiến thức căn bản nhất để học sinh có thời gian thực hiện được các hoạt động tìm hiểu bài trên lớp và thuận lợi trong việc học bài ở nhà .
 	Việc soạn giáo án, lựa chọn phương tiện dạy học và tổ chức dạy học trên lớp của mỗi người cần mang một phong cách, nét riêng của người ấy, tuyệt nhiên không có loại giáo án khuôn mẫu, không có cách tổ chức lên lớp giống nhau mà phải tùy thuộc vào đối tượng học sinh, phụ thuộc vào từng kiểu bài để thiết kế bài dạy, lựa chọn phương tiện dạy học và tổ chức việc dạy học trên lớp đạt hiệu quả cao nhất. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy, các cô và đồng nghiệp./.
Xin chân thành cảm ơn. 
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-Tên đề tài: Phương pháp dạy học sử dụng công nghệ thông tin phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo , và hứng thú của học sinh , nâng cao chất lượng dạy và học 
 -Tác giả : Phạm Văn Đương 
Tổ Sinh-Hóa-Địa CN
Trường THPT Khánh Hưng
Nội dung
Xếp
loại
Nội dung
Xếp
loại
-Đặt vấn đề
-Biện pháp 
-Kết quả phổ biến,ứng dụng
-Tính khoa học
-Tính sáng tạo
-Đặt vấn đề
-Biện pháp 
-Kết quả phổ biến,ứng dụng
-Tính khoa học
-Tính sáng tạo
Xếp loại chung:
Ngày 12 tháng 4 năm 2009
Tổ chuyên môn
 Lê Thanh Sơn
Xếp loại chung:
Ngày 15 tháng 4 năm 2009
Thủ trưởng đơn vị
Nguyễn Vũ Lan
Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh; Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại:. 
 Ngày tháng năm 200
 Giám Đốc

File đính kèm:

  • docSKKN - PHAM VAN DUONG.doc
Sáng Kiến Liên Quan