Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy hát tập thể môn Âm nhạc trong trường Tiểu học

Nhân dân ta vốn có truyền thống yêu ca hát, tiếng hát đã gắn liền với cuộc sống lao động và đấu tranh từ bao đời nay, tiếng hát là tiếng nói của trái tim, là bình minh của ngày mới nó đã trở thành môn nghệ thuật âm nhạc luôn được mọi người yêu thích. Âm nhạc không chỉ mang lại những cảm xúc vui sướng trong đời sống tinh thần mà còn tạo cho chúng ta tìm hiểu, biết về thế giới con người tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện.

 Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường tiểu học, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn âm nhạc vào giảng dạy trong chương trình chính khoá. Nó đã trở thành một trong chín môn học bắt buộc trong trường Tiểu học để đào tạo con người toàn diện cũng như các môn học khác trong hệ thống Giáo dục. Âm nhạc bao gồm kiến htức kĩ năng, cơ sở kĩ năng, phương pháp dạy học. Am nhạc không phải là là môn nghệ thuật . Vì vậy tiến trình dạy học phải tuân theo những quy luật, những nguyên tắc sư phạm vừa phải, đảm bảo tính vừa sức về truyền thụ kiến thức và sự phát triển của nghệ thuật âm nhạc. Song thực tế việc giảng dạy bộ môn âm nhạc trong nhà trường tiểu học hiện nay chưa có sự quan tâm đúng mức với quan nhiệm dạy cho đủ số tiết, đủ số giờ theo quy định của chương trình, chưa chú trọng đến chất lượng và hiệu quả giờ dạy, chưa kết hợp các phương pháp dạy học cho trẻ ở từng độ tuổi với các dạng hoạt động của từng môn học đề giờ dạy phong phú, đạt hiệu quả để đáp ứng với yêu cầu cải cách giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc đã được ưu tiên và chú y hơn về thời gian, chương trình bộ môn đã được đem thảo luận ở nhiều tổ bộ môn âm nhạc, ở nhiều hội thảo khoa học với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục trong nhà trường.

 

doc20 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6986 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy hát tập thể môn Âm nhạc trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bình và trung bình là nhiều. Xét về hứng thú học tập thì các em học sinh đều không thích học môn này vì sợ lên biểu diễn còn ngượng ngùng, e ngại, sợ sệt, đây là một thực trạng rất dáng lo ngại trong tiết dạy hát vì đó là môn nghệ thuật đáng lẽ phải thu hút được sự hứng thú yêu thích học môn này của học sinh. Nếu đội ngũ giáo viên của chúng ta không biết đổi mới phương pháp dạy học, không biết phát huy khả năng vốn có và khám phá năng khiếu bẩm sinh của các em thì sẽ không có được tiết dạy hát đạt kết quả cao.
	- Từ những vấn đề trên tôi đã tìm hiểu ra nguyên nhân để có hướng khắc phục những tồn tại trong việc dạy và học. 
	* Nguyên nhân: 
	- Nguyên nhân lớn vẫn là giáo viên chưa biết phối kết hợp các phương pháp sao cho hợp lý để áp dụng vào trong bài dạy, truyền thụ kiến thức phải mang tính vừa sức, phù hợp với lứa tuổi để giúp các em học yếu, các em không có năng khiếu xoá bỏ những mặc cảm tự ti thì đều có thể học được bộ môn âm nhạc. 
	- Trong quá trình giảng dạy đa số giáo viên vẫn sử dụng các phương pháp cũ trong tiết dạy không biết sử dụng đồ dùng dạy học, nhất là đánh đàn, chưa thu hút được sự yêu thích, ham muốn của học sinh đối với môn nghệ thuật này. 
	- Do học sinh không nắm bắt kiến thức từ lớp dưới lên hát còn sợ, ngại ngùng không biểu diễn được mà còn hát sai nhiều, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể. Phần tập đọc nhạc còn lúng túng về cao độ và trường độ, không biết bỏ đoạn (1) để đọc đoạn (2), chép nhạc vẫn còn bẩn, sai vị trí các nốt trên khuông. Học sinh tiếp thu còn thụ động, không tạo cho mình được tính bạo dạn khi đứng trước tập thể, khi lên hát, biểu diễn học sinh vẫn còn sợ, e ngại thì làm sao có thể biểu diễn và hát hay được. 
V. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 
	Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của việc dạy môn âm nhạc ở lớp 5 đồng thời sau khi nắm bắt được những ưu điểm, hạn chế của phương pháp dạy học cũ, tôi đã nghiên cứu và đổi mới phương pháp dạy âm nhạc bằng cách hướng vào giải quyết những vấn đề sau: 
1. Giúp giáo viên sử dụng tốt đồ dùng dạy học, cụ thể như: bản đồ đối với những bài hát dân ca, đàn và một số phương pháp như luyện thanh, uốn nắn những sai sót, hát hoà hợp trong tập thể. 
2. Tổ chức các trò chơi âm nhạc qua hình tiết tấu trong phần tập đọc nhạc nhằm thu hút sự chú ý và phát huy tốt khả năng âm nhạc của học sinh, tạo tính tích cực chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức. 
3. Cải thiện phương pháp dạy môn âm nhạc để có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao. 
	Để học sinh lớp 5 tự tin và học tốt môn âm nhạc đạt hiệu quả đầu tiên tôi hình thành cho các em một số thói quen học tập như sau: 
	- Thói quen khi lên bảng hát không e ngại trước tập thể, tập mạnh bạo trong khi múa hát. 
	- Giờ học phải chú ý học hát, tập chép, đọc nhạc dưới sự chỉ đạo của giáo viên. 
	- Biết vận dụng vào nhạc để hát cho đúng, phải tạo cho mình kiến thức âm nhạc vững chắc để biết nhận xét, so sánh người hát sau bài học biết hát và đọc, chép nhạc ở mức độ đơn giản nhất. 
	Về phía giáo viên: 
	- Khi lên lớp với khuynh hướng nhằm truyền đạt kiến thức âm nhạc sơ đẳng cho học sinh. Để khai thác năng khiếu của học sinh, khơi dậy ở các em sự ham hiểu biết, trí tò mò về thế giới âm nhạc. Học sinh có thể đặt các câu hỏi liên quan trong bài với giáo viên. 
	- Thật sự chú ý trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học hấp dẫn, thu hút sự chú ý và gây dựng hứng thú được học nhạc của học sinh. Thường xuyên áp dụng các phương pháp đổi mới và sử dụng phương pháp trong giờ dạy sao cho hợp lý đối với từng kiểu bài để học sinh không bị nhàm chán trong tiết học. 
	- Cần chú trong rèn luyện và không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. 
	*Tóm lại : 
Các kết quả trong nghiên cứu cho thấy
	Hướng dẫn học sinh lớp 5 học môn âm nhạc bao gồm các phương pháp sau:
	- Đặc trưng của phương pháp dạy hát ở tiểu học là trên cơ sở thông hiểu nội dụng nghệ thuật của bài hát, đây là công việc trọng tâm của bài học. Ngoài các phương pháp dạy hát cũ, giáo viên dạy bằng “phương pháp truyền miệng”, đó là cách thầy, cô hát mẫu trò hát theo thì tôi còn đưa ra một số phương pháp mới sau: 
	1. Phương pháp sử dụng nhạc cụ (đàn).
	Đây là yêu cầu tối thiểu của một tiết dạy hát đòi hỏi giáo viên chuyên nhạc phải biết đánh đàn và sử dụng đàn thành thạo. Nhạc cụ dùng trong tiết học đạt hiệu quả nhất vì nó là phương tiện để thu hút sự hứng thú học nhạc của học sinh, đồng thời còn phải sử dụng cả trong khi dạy hát và dạy tập đọc nhạc. 
	Vào đầu tiết dạy hát giáo viên có thể hát và biểu diễn theo đàn có âm nhạc điệu kèm theo giúp cho bài hát thêm sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh muốn được học hát bài đó 
	Cứ sửa sai như vậy thì học sinh chắc chắn hát sẽ đúng và chuẩn xác. Cách sửa sải trên bàn, bảng phụ có thể sử dụng tất cả những bài hát trong tiểu học. Sửa sai về cao độ, trường độ, dấu luyến đều có thể dạy được, giáo viên sẽ lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển âm nhạc của các em sau này. 
	2.Phương pháp sử dụng bản đồ. 
	. Phương pháp sử dụng bản đồ giáo viên có thẻ sử dụng ở phần giới thiệu bài hát dân ca giúp học sinh hiểu sâu hơn về xuất xứ bài hát, nó là dân ca của vùng nào, vùng dân ca đó ở phái nào trên bản đồ. Trên cơ sở đó các em không được đi thăm quan nhưng cũng có thể hiểu biết sơ lược về vị trí của dân tộc đó. Trong phần giới thiệu bài, giáo viên treo bản đồ giới thiệu về các dân tộc có liên quan đến bài, sau đó gọi 1 – 2 học sinh lên chỉ để nhận biết. Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng, các vùng dân ca nằm khắp đất nước nhưng mỗi một bài dân ca có những nét đẹp hay riêng, việc sử dụng bản đồ nhằm thu hút sự chú ý tò mò ham hiểu biết của học sinh. Không những thế nó còn tạo cho giờ dạy thêm phong phú và sử dụng đồ dùng đạt hiệu quả. 
	VD: Dạy bài 19 học bài hát “Hát mừng” dân ca Hrê (Tây Nguyên). 
	Trong phần xuất xứ bài hát, giáo viên treo bản đồ và giải thích qua về các dân tộc. 
Hỏi: Thế nào là thể loại dân ca?
Gọi 2 học sinh lên bảng chỉ vùng dân ca Hrê (Tây Nguyên)
Hỏi: Dân ca có tác giả hay không? 
Vì sao?
Dân ca là sự lưu giữ các bài hát từ đời này qua đời khác bằng cách “truyền miệng” xác định vị trí của vùng Hrê chỉ trên bản đồ. “Dân ca có tác giả, do nhièu người dân lao động sáng tác. 
3. Phương pháp luyện thanh (luyện giọng). 
	- Luyện thanh ở đầu tiết học hát có tác dụng khởi động, làm mềm mại cơ quan cảm âm và phát âm của trẻ. Học sinh sẽ nhạy cảm với việc nghe đúng, hát đúng cao độ, phát âm và nhả chữ. Luyện thanh đơn giản chỉ tiến hành 2 – 3 phút với một thang 5 âm hoặc một vài quãng giai điệu đặc trưng của bài hát, sử dụng vài nguyên âm đáng chú ý của bài. 
	VD: Trước khi vào học hát giáo viên cho học sinh khởi động giọng qua 2 mẫu luyện thanh đơn giản dưới đây:
	Phương pháp luyện thanh giúp học sinh cả về đọc và nghe nhạc, phát triển âm vang, tròn ấm. Nếu làm được như vậy ở tất cả các tiết học thì sẽ phát triển giọng hát của học sinh sau này. 
	4. Phương pháp uốn nắn những sai sót. 
	Trong quá trình học hát. sửa hát sai là việc cần thiết , giáo viên cần tập năng lực phát hiện, sau đó có thể kết hợp việc hát mẫu cho rõ ràng hơn với sự nỗ hỗ trợ của các hình dấu trên bảng gợi ra cảm giác âm thanh cho các em. 
	VD: Thấp xuống, trầm xuống: Hình mũi tên xuống  
	 Cao hơn: Hình mũi tên lên Ÿ
	 Luyến một nét cong lên hoặc cong xuống È; Ç
	 Dài hơn nữa (ngân) một nét ngang: ¾
	Cũng có thể dùng bàn tay để ra dấu “chú ý”, “cao lên”, “trầm một chút”, “ngân dài”, “luyến”, “ngắt”. 
	Bên cạnh đó ta còn sửa cho học sinh tập lấy hơi và dùng hơi hợp lý, lấy hơn trong khi hát học sinh thường thở hổn hển, mệt mỏi, lấy hơi là hít hơi qua mũi, miệng, trữ ở phổi rồi đưa dần qua thanh quản để hát hết một chặng hơi (câu hoặc bbphân câu). Khi đó điều kiện thời gian lại lấy hơi tiếp, hát tiết. 
VD:Trong bài “Con chim hay hót”có câu: Nó rúc nó rúc cành tre. Nó hót le te
	Lấy hơi qua mũi, nhưng thực tế nhiều khi phải lấy hơi qua cả miệng mới đủ thời gian cho phép. Lấy hơi nhẹ là cố gắng để ít phát ra tiếng gió. Khi lấy hơi không so vai ưỡn ngực, ngòi hát thoả mái không gò ép lấy hơi nhanh là lấy hơi trong thời gian cho phép (phần nhiều rất ngắn ngủi: một dấu lặng ngắn hoặc thời gian ăn bớt của nốt nhạc đã hát) không được lỡ nhịp của chặng hát sau. Trong khi dạy hát cần có dấu lấy hơi ghi trên lời ca và ra hiệu cho học sinh lấy hơi thống nhất theo phương án hợp lý đã định. 
	Về phía phát âm thì với học sinh ta hiện nay phát âm vẫn còn sai nhiều và đặc biệt đối với tỉnh Hưng Yên thì ngọng nhiều nhất là “l” và “n”. Trong khi hát học sinh vẫn còn sai, ngọng vần, ngọng phụ âm, tiếng hát lè nhè hay bị gắt giọng. Do vậy đòi hỏi ở giáo viên phải sửa sai cho học sinh về cách phát âm trong khi hát. Nhưng điều trước tiên là người thầy phải phát âm chuẩn mới uốn nắn và sửa sai cho các em được. .
Vì vậy, việc uốn nắn những sai sót trong khi hát là một điều rất cần thiết để rèn cho các em về dùng hơi, lấy hơi, tư thế ngồi, đứng hát phát âm chuẩn. Nhưng chúng ta cần phải thường xuyên liên tục quan tâm sửa sai từng kĩ thuật nhỏ trong khi học hát thì mới phát triển được khả năng cảm thụ âm nhạc và học hát của học sinh. Song cuối cùng có thể vẫn phải chấp nhận một số sai sót nhỏ, không vì câu nện mà làm học sinh mệt mỏi và chán nản trong khi tập hát. 
5. Phương pháp dạy hát hoà hợp trong tập thể. 
- Trong giờ học hát chúng ta vẫn thấy học sinh hát còn chưa được đều, người hát to, người hát nhỏ, hát sớm, hát chậm. Ở học sinh tiểu học không thể tránh khỏi tình trạng như vậy song ở trường tiểu học hình thức hát là hát tập thể (đồng ca, tốp ca, hợp xướng, hát tập thể trong lớp và sân trường) vẫn còn phổ biến. Giáo viên cần phải phân tích và giáo dục học sinh biết biểu hiện tính thống nhất và sức mạnh của tập thể trong tiếng hát chung, đó là tiếng hát hoà hợp là hát đều về nhịp điệu, về âm lượng (tức là không có tiếng hát e dè, lí nhí, không có tiếng hát trội giọng, gào thét). Các giọng hát đều ấm áp, trong sáng, góp giọng của từng người trong tiếng hát chung. Dạy được điều này giáo viên cần thường xuyên khích lệ những em rụt rè, chưa quen hoạt động tập thể, đồng thời sự tập luyện thường xuyên chắc chắn sẽ tạo được những ý thức và kĩ năng hát hoà hợp trong tập thể. Nếu thực hiện được như vậy sẽ làm cho chất lượng tiếng hát ngày một nâng lên, giọng hát của các em được hoà đồng, tạo một sức mạnh phát ra âm thanh đều, hay hơn, lại bảo vệ được sức khoẻ và giọng hát cho học sinh. 
6. Phương pháp tập đọc chép nhạc. 
Để tiến hành một tiết dạy đạt hiệu quả, việc chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp là rất quan trọng, yêu cầu người thầy phải có năng lực thực sự hát hay, tai nghe tốt, có sự cảm thụ về am nhạc mới gây được sự ham thích của học sinh trong giờ học nhạc. Đối với lớp 5 việc đọc nhạc và ghi chép nhạc là 2 yếu tố rất quan trọng tập đọc nhạc lf tập đọc độ cao và độ dài của âm thanh, luyện cho học sinh tập nhớ các nốt nhạc trên khuông qua phần tập ghi nốt nhạc, giáo viên có thể sử dụng thế tay hợc bàn tay 5 ngón tượng trưng cho 5 dòng kẻ trên khuông nhạc. Ngoài những phương pháp cũ về phần tập đọc và ghi ché nhạ tôi đã đổi mới phần tập đọc và ghi chép nhạc tôi đã đổi mới thêm phần tổ chức trò chơi trong hình tiết tấu và một số phương pháp nhỏ về phần đọc thang âm – chép nhạc. 
	 Đọc nhạc sẽ tạo cho học sinh thói quen đọc nhạc ở nhà và ở lớp tạo tiền đề cho việc đọc nhạc ghép lời ca. Khi học sinh đọc tốt, nắm bắt chắc giai điệu thì các em có thể ghép lời ca và hát được chuẩn xá. Từ việc đọc thang âm sẽ tiến hành việc tập đọc nhạc được thuận lợi và phát huy được khả năng học nhạc của các em, kể cả các em học kém cũng dựa vào phương pháp này để tập đọc nhạc thành thạo. 
	7. Phương pháp tập đọc nhạc. 
	Với phần này các em sử dụng kĩ năng hiểu là chủ yếu, kĩ năng này giúp các em biết ghi các kí hiệu trong âm nhạc và hiểu được các kí hiệ đó. Các em rất dễ nhầm lẫn giữa các kí hiệu âm nhạc có khái niệm cấu tạo gần giống nhau, vậy giáo viên cần hướng dẫn cách ghi tỉ mỉ từng nốt nhạc và vị trí các nốt trên khuông. Đầu tiên tôi hình thành cho học sinh những kĩ năng đơn giản nhất về khuông nhạc trước khi đưa nốt lên khuông nhạc. 
DẠY KIỂU BÀI THỰC HÀNH
	Thực hành là nội dung xuyên suốt quá trình dạy và học bộ môn, thông qua thực hành để dạy lý thuyết, trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một cách tối ưu để tạo điều kiện cho tất cả học sinh được nhìn, được nghe và được luyện tập trong từng tiết dạy phải tạo được sự hứng thú tập bộ môn của học sinh. Muốn vậy các kiến thức kĩ năng và thực hành âm nhạc trong mỗi bài học phải được biên soạn có hệ thống, sao cho dung lượng kiến thức và kĩ năng thực hành của mỗi bài học phải mang tính vừa sức. Phương pháp giảng dạy các phân môn phải được cải tiến sáng tạo, áp dụng linh hoạt cho phù hợp với thời lượng tiết học, điều kiện dạy và học đặc biệt phù hợp với trình độ và khả năng học tập của từng lớp học và từng học sinh. Sau đây tôi sẽ đi cụ thể vào một tiết dạy hát ở lớp 5B trong đó tôi áp dụng các phương pháp đổi mới về việc dạy môn âm nhạc, để thấy được hiệu quả và chất lượng học hát của học sinh lớp 5A, tôi thực nghiệm và lấy 5B làm đối chứng. 
Bài 22
Ôn tập bài hát “Tre ngà bên lăng Bác”
Tập đọc nhạc số 6.
	I/ YÊU CẦU
	1. Kiến thức: Hát bài “Tre ngà bên lăng Bác” với một tình cảm nhẹ nhàng, duyên dáng, biết hát và biểu diễn một vài động tác múa phụ hoạ đơn giản. 
	Học sinh đọc chuẩn xác bài tập đọc nhạc số 6
	Cho chuẩn cao độ, áp dụng tập đoc hình tiết tấu chơi trò chơi âm nhạc. 
	2. Kĩ năng.
	Sử dụng kĩ năng nghe hiểu, đọc hiểu và ghi hiểu. 
	3. Giáo dục.
	Qua bài hát giáo dục học sinh phải biết yêu thích âm nhạc và đặc biệt là các bài dân ca của các vùng trong cả nước phải biết giữ gìn nền văn hoá dân tộc. 
	II/ CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên
- Đàn, bảng phụ (luyện thanh, luyện giọng và bài tập đọc nhạc)
	- Bản đồ, tranh
	- Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy.
	2. Về phía học sinh. 
	- Vở chép nhạc.
	- Xem trước bài học ở nhà.
	 III/ LÊN LỚP.
	A- KIỂM TRA BÀI CŨ.
	Hoạt động của thầy
Giáo viên hỏi: Giờ trước của các em đã học bài gì?
Của tác giả nào?
Gọi 2 học sinh lên bảng đưa nốt lên khuông.
Hoạt động của trò
- Học sinh xung phong trả lời câu hỏi bài: “Tre ngà bên lăng Bác” nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích
- Học sinh lên bảng trình bày đưa vị trí các nốt trên khuông và hình nốt nhạc đã học
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng bài hát: “Tre ngà bên lăng Bác”
Giáo viên nhận xét ghi điểm
Một học sinh lên trình bài bài “Tre ngà bên lăng Bác”.
	B- DẠY BÀI MỚI.
	1. Giới thiệu bài: Giáo viên treo bản đồ.
	Dẫn bài: Giờ trước thầy đã hướng dẫn các em học hát bài “Tre ngà bên lăng Bác” nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích
Bây giờ cô cùng các em đi du lịch đến thăm lăng Bác Hồ qua tranh. 
Tiếp theo cô giới thiệu với cả lớp bài tập đọc nhạc số 6 với bài “Chú bộ đội”.
	2. Phát triển bài. 
Hoạt động của thầy
Ôn tập bài hát “Tre ngà bên lăng Bác”
- Hát và biểu diễn mẫu theo đàn 1-2 lần
- Luyện thanh: (giáo viên nhắc học sinh đứng dậy)
- Treo bảng phụ
- Bật đàn cho học sinh hát lại bài hát.
- Giáo viên hướng dẫn các động tác
a/ Luyện thang âm (luyện giọng)
Treo bảng phụ: 
+ Giáo viên nhắc học sinh đứng dậy luyện thang âm. 
+ Đọc thang âm chính
+ Đọc âm ổn định
b/ Tập tiết tấu (bài tập đọc nhạc số 6)
- Giáo viên treo bảng phụ
- Giáo viên đọc mẫu tiết tấu vài lần sau đó cho học sinh đọc hình nốt và gõ đệm theo tiết tấu. 
Đen đen đen đơn đơn đen đen trắng, 
Đen đơn đơn đen đơn đơn đơn đơn đen trắng.
- Giáo viên hướng dẫn cho 1 dãy học hình nốt, 1 dãy tập gõ đệm theo tiết tấu.
Hoạt động của trò
- Học sinh ngồi đúng tư thế nghe cô hát mẫu 1 – 2 lần.
- Cả lớp đứng dậy luyện thanh theo các mẫu âm giáo viên đánh trên đàn
Đọc đúng cao độ, trường độ
Học sinh đứng dậy luyện thang âm theo đàn.
-
 - 
- Luyện thang âm theo độ cao của đàn 
- Luyện âm ổn định theo độ cao của đàn 
- Học sinh quan sát và lắng nghe
c/ Tập đọc nhạc số 6: Giáo viên treo bảng 
 Chú bộ đội
 Nhạc và lời: Hoàng Hà
- Giáo viên đọc và gõ đệm theo tiết tấu
Học sinh thực hiện theo điều khiển của giáo viên
- Học sinh nhớ lại các bài tập tiết tấu vừa đọc và luyện
- Giáo viên hỏi: Trong bài có mấy loại hình nốt gì?
- Cho biết độ dài của các hình nốt đó>
- Bài tập đọc nhạc viết ở nhịp nào? (nhịp 2/4)
- Giáo viên đọc mẫu khuông 1, 2 sau đó hướng dẫn lớp thực hiện.
- Xem trong bài tập trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời nhịp 2/4
- Các dãy nhóm thực hiện bài tập theo thầy.
C/ TỔNG KẾT BÀI HỌC.
	- Giáo viên hệ thống lại những nội dung đã học. 
	- Nhận xét giờ học (ưu, khuyết điểm)
	- Nhắc nhở học sinh về nhà học bài.
	V- KẾT QUẢ.
	- Sau khi áp dụng các phương pháp đổi mới vào trong quá trình dạy thực nghiệm tại lớp 5A, tôi tiến hành kiểm tra chất lượng và cho đối chứng với lớp 5B, kết quả thu được như sau: 
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Thái độ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Thích
Không thích
5A
26
10
38.4
15
57.8
1
1
26
0
5B
26
9
34.6
14
54.0
3
11.4
24
2
	Qua kiểm tra khảo sát lần này đối chiếu với kết quả khảo sát đợt trước tôi thấy chất lượng học hát nhạc của cả hai lớp đều tiến bộ, học sinh đã trang bị sơ qua cho mình kiến thức học hát nhạc đơn giản. Song điều đáng chú ý là đa số học sinh lớp 5A tôi dạy thực nghiệm đã chuyển biến tốt về chất lượng và hứng thú học tập, các em đã hiểu biết khá vững chắc kiến thức âm nhạc, một số học sinh kém đã có ý thức tự học và thích học môn hát nhạc. Bên cạnh đó vẫn còn số ít học sinh còn chưa tự tin khi lên hát và biểu diễn, phần tập chép nhạc vẫn còn sai nhiều, hiểu biết còn máy móc để khắc phục một số yếu điểm đó của học sih tôi tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy tại lớp 5A biết phát huy điểm mạnh, hạn chế những yếu điểm, nắm bắt được khả năng học nhạc của học sinh để truyền đạt kiến thức cho các em hát hiểu, nghe hiểu và đọc hiểu. 
VI. NHỮNG KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
	Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu đổi mới phương pháp và phương pháp giảng dạy thực nghiệm tại lớp 5A tôi thấy các em hát rất tốt, yêu thích âm nhạc, hoạt động âm nhạc hứng thú và rất mong muốn được học bộ môn này. Vậy làm thế nào để học sinh lớp 5 học tốt môn hát nhạc? Điều đó còn phụ thuộc phần lớn vào phương pháp, kĩnăng truyền đạt kiến thức của thầy, đòi hỏi mỗi người giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài dạy, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, biết tổng hợp các phương pháp dạy học mới. Trong giờ dạy cần sử dụng linh hoạt các phương pháp phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, thực sự biết đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng các loại hình hoạt động trong tiết dạy hát như tổ chức trò chơi, tập đọc tiết tấu, đọc nhạc lời giảng của giáo viên cần cô đọng, ngắn gọn, súc tích để thu hút sự chú ý của học sinh.
	Nắm chắc yêu cầu của từng loại bài đề ra phương pháp giảng dạy phù hợp để giờ dạy đạt hiệu quả. 
	Biết kết hợp với phân môn sao cho hợp lý (thường là một tiết bao gồm 2 hoặc 3 phân môn: tập hát, đọc và ghi chép nhạc).
	Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, ghi hiểu và nghe hiểu giúp học sinh bạo dạn và tự tin hơn. 
	1. Đối với nhà trường. 
	- Phải trang bị đàn Organ, bản đồ, tranh ảnh, sách tham khảo, đồ dùng tập đọc nhạc, các loại nhạc cụ gõ (thanh phách, song loan, trống con)
	- Phải có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ việc dạy và học môn âm nhạc như: tăng âm, loa đài. 
	- Phải có phòng giáo dục nghệ thuật để phục vụ dạy và học cho bộ môn. 
	2. Đối với giáo viên chuyên môn. 
	- Phải có trình độ đào tạo chuyên ngành Trung học sư phạm âm nhạc. 
	- Giáo viên phải biết sử dụng những nhạc cụ quen dùng, có phương pháp dạy âm nhạc cho học sinh một cách cơ bản, dễ hiểu, dễ tiếp thu. 
	3. Đối với học sinh. 
	- Phải có đầy đủ sách giáo khoa môn âm nhạc. 
	- Phải có một số nhạc cụ gõ.
	- Phải có vở ghi chép nhạc.
	 KHUYẾN NGHỊ 
	Việc thực hiện dạy bộ môn âm nhạc trong trường tiểu học hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn về công tác giảng dạy cũng như học tập của học sinh do còn thiếu một số thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Vì vậy tôi kiến nghị với các cấp lãnh đạo đặc biệt là Phòng Giáo dục và Đào tạo quan tâm, trang bị và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học để đảm bảo cho việc dạy và học môn âm nhạc được tốt hơn. 
Tiên Lãng, ngày 2 tháng 2 năm 2012
Người viết
Vũ Thị Tuyển

File đính kèm:

  • docSKKN - Tuyen.doc
  • docmuc luc.doc
Sáng Kiến Liên Quan