Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy cấu trúc ngữ pháp đối với học sinh phổ thông trung học cơ sở

Ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh ngày nay đã trở thành nhu cầu của xã hội . Ngoại ngữ đã được dưa vào chương trình gióa dục của tất cả các cấp học từ Tiểu học đến Đại học . Đối cới các địa phương miền núi như Huyện Ba Vì bộ môn Tiếng Anh cũng được đưa vào các trường học như môn học chính .

 Như vậy , tầm quan trọng và nhu cầu của Tiếng Anh là hết sức lớn lao . Tuy nhiên , việc học Tiếng Anh trong những năm qua đã có không ít nhười phàn nàn về việc dạy và học chất lượng còn chưa cao , thời gian bỏ ra nhiều mà hiệu quả rất thấp .

 Đứng trước những trăn trở đó , người làm công tác giảng dạy Tiếng Anh cần phải tìm ra cho mình những phương pháp dạy sao cho sđạt hiệu quả cao nhất .

 Phương pháp dạy học Ngoại ngữ nói chung ngày nay không còn là vấn đề mới . Tuy vậy trong các nàh trường phương pháp dạy học Ngoại ngữ hiện nay sử dụng vẫn còn có nhiều tồn tại . Phần lớn giáo viên dạy ở các trường Trung học còn trẻ còn có nhiều hạn chế nhất định về mặt kiến thức và chưa có nhiều knh nghiệm trong giảng dạy , nhiều gióa viên vẫn còn dạy học theo kiểu đọc chép , chưa phát huy tính tích cực , sự ham học hỏi cảu học sinh trong giờ học , làm cho hiệu quả môn học chưa cao .

 Để đổi mới phương pháp dạy học , cần thực hiện có hiệu quả nhiều khâu một cách đồng bộ . Nhưng trước hết phụ thuộc vào nhận thức của người thầy . Đó không chỉ đơn thuần một vài thue pháp và phương oháp lên lớp mà là một quá trình học hỏi , tìm tòi để hiểu rõ hơn mục đích của bài dạy , đối tượng của người học , qua đó xây dựng những hệ thống phương pháp giảng dạy thích hợp như việc soạn giáo án các thủ thuật lên lớp , đồ dung trực quan , các hoạt động ngoại khóa để giờ dạy đạt hiệu quả .

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 12391 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy cấu trúc ngữ pháp đối với học sinh phổ thông trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. SƠ YẾU LÝ LỊCH
 Họ và tên : Nguyễn Quốc Hương
 Sinh ngày 28 tháng 09 năm 1972
 Năm vào ngành : 1997
 Chức vụ và đơn vị công tác : Giáo viên 
 Trường THCS Ba Trại – Huyện Ba vì – TP Hà Nội
 Trình độ chuyên môn : Đại Học Ngoại Ngữ
 Hệ đào tạo : Từ xa
 Bộ môn giảng dạy : Tiếng Anh
 Ngoại ngữ : Tiếng Anh
 Trình độ chính trị : Sơ cấp
 Khen thưởng : Giáo viên giỏi cấp Huyện năm 2004
 II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
 Tên đề tài : “PHƯƠNG PHÁP DẠY CẤU TRÚC NGỮ PHÁP ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ”
PHẦN MỞ ĐẦU :
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
 Ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh ngày nay đã trở thành nhu cầu của xã hội . Ngoại ngữ đã được dưa vào chương trình gióa dục của tất cả các cấp học từ Tiểu học đến Đại học . Đối cới các địa phương miền núi như Huyện Ba Vì bộ môn Tiếng Anh cũng được đưa vào các trường học như môn học chính .
 Như vậy , tầm quan trọng và nhu cầu của Tiếng Anh là hết sức lớn lao . Tuy nhiên , việc học Tiếng Anh trong những năm qua đã có không ít nhười phàn nàn về việc dạy và học chất lượng còn chưa cao , thời gian bỏ ra nhiều mà hiệu quả rất thấp .
 Đứng trước những trăn trở đó , người làm công tác giảng dạy Tiếng Anh cần phải tìm ra cho mình những phương pháp dạy sao cho sđạt hiệu quả cao nhất .
 Phương pháp dạy học Ngoại ngữ nói chung ngày nay không còn là vấn đề mới . Tuy vậy trong các nàh trường phương pháp dạy học Ngoại ngữ hiện nay sử dụng vẫn còn có nhiều tồn tại . Phần lớn giáo viên dạy ở các trường Trung học còn trẻ còn có nhiều hạn chế nhất định về mặt kiến thức và chưa có nhiều knh nghiệm trong giảng dạy , nhiều gióa viên vẫn còn dạy học theo kiểu đọc chép , chưa phát huy tính tích cực , sự ham học hỏi cảu học sinh trong giờ học , làm cho hiệu quả môn học chưa cao .
 Để đổi mới phương pháp dạy học , cần thực hiện có hiệu quả nhiều khâu một cách đồng bộ . Nhưng trước hết phụ thuộc vào nhận thức của người thầy . Đó không chỉ đơn thuần một vài thue pháp và phương oháp lên lớp mà là một quá trình học hỏi , tìm tòi để hiểu rõ hơn mục đích của bài dạy , đối tượng của người học , qua đó xây dựng những hệ thống phương pháp giảng dạy thích hợp như việc soạn giáo án các thủ thuật lên lớp , đồ dung trực quan , các hoạt động ngoại khóa  để giờ dạy đạt hiệu quả .
 Xuất phát từ tình hình thực tế , tôi xin mạnh dạn được đề xuất và trình bày với các đồng chí đồng nghiệp một vài phương pháp dạy cấu trúc ngữ pháp đối với học sinh phổ thông trung học cơ sở .
 Tôi xin chân thành cám ơn !
 II . MỤC TIÊU CHUNG , Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI :
 Từ thực tế hiện nay với yêu cầu giảng dạy bộ môn cần thiết phải nghiên cứu , đổi mới phương pháp giảng dạy với mục đích :
 - Gây hứng thú cho học sinh , lôi cuốn học sinh vào tiết học bằng cách giới thiệu chủ đề , giới thiệu yêu cầu chính của từng cấu trúc sử dụng các tình huống thực tế trong lớp học .
 - Làm phong phú cho tiết học bằng các phương tiện , giáo cụ trực quan giúp gây dựng các tình huống cho học sinh phát triển kỹ năng nói , phát triển khả năng khái quát , óc quan sát , tạo cảm giác thoải mái cho học sinh trong giờ học .
 Việc nghiên cứu áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy cấu trúc ngữ pháp giúp tôi tích lũy thêm nhiều kinh nghiện trong quá trình giảng dạy năng cao chất lượng học tập của học sinh .
 III . PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI 
 Đề tài này chủ yếu nghiên cứu đề ra phương pháp dạy cấu trúc ngữ pháp cho học sinh THCS .
 IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
 Do thực tế và yêu cầu giảng dạy của nhà trường tôi được phân công giảng dạy lớp 9 và lớp 7 nên đối tượng toi chọn để khảo sát là học sinh lớp 9 , chú ý khảo sát một số học sinh có lực học ở 3 mức : giỏi , khá , trung bình , yếu .
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :
 Ngay từ khi bắt đầu đứng trên bục giảng , tôi luôn tâm đắc một điều làm thế nào để tìm ra phương pháp giảng dạy cấu trúc ngữ pháp cho học sinh một cách dễ hiểu để vận dụng cấu trúc đó trong khi giao tiếp cũng như khi làm bài kiểm tra một cách có hiệu quả nhất và qua đó phát huy tính chủ động của học sinh đến các cấu trúc ngữ pháp , rồi làm bài tập , hay sưu tầm các câu hỏi có liên quan đến cấu trúc để dạy .
 Với đề tài tưởng như dễ song không hề đơn giản , đồi hỏi phải có một quá trình lâu dài , đúc rút kinh nghiệm , hệ thống hóa phân tích rồi tổng hợp nhiều phương pháp mới có được . Tôi đã thực hiện các biện pháp sau .
 - Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu 
 - Nghiên cứu – đánh giá một cách chính thức chất lượng học sinh trong phạm vi nghiên cứu 
 - Nghiên cứu tài liệu để chọn lọc kiến thức phù hợp kết hợp giữa phương pháp cũ và mới 
 - Tham khảo sách vở , giờ dạy của đồng nghiệp .
 - Tổng hợp và hệ thống các kiến thức một cách chính xác , khoa học có ví dụ và bài tập minh họa sau mỗ cấu trúc 
 - Kết hợp cả 4 kỹ năng : Nghe , nói , đọc viết trong quá trình dạy cấu trúc .
 - Áp dụng thực tế của đề tài ở mọi nơi mọi lúc ( trong giờ và ngoài giờ học )
 VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN :
 Thời gian thực hiện trong năm học 2009 - 2010
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 I. NỘI DUNG :
 Cấu trúc là khối vật liệu chính để xây dựng nên lời nói – khi học sinh có thể dùng một loại cấu trúc có ích như những công thức cơ bản để tạo nên lời nói nhận thức được chức năng của từng cấu trúc và thay thế được ý nghĩa của chúng cho phù hợp với yêu cầu giao tiếp là đạt được mục đích của việc học ngoại ngữ . Nhưng qua thực tế giảng dạy của bản thân cũng như qua việc đi dự giờ của các đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng việc dạy cấu trúc ngữ pháp mới chỉ tiến hành qua các bước sau :
 - Giáo viên ghi ví dụ lên bảng hoặc yêu cầu học sinh xem xét một ví dụ có trong SGK.
 - Giải thích quy tắc ngữ pháp hoặc hình thái ngữ nghĩa của cấu trúc bằng tiếng mẹ đẻ .
 - Học sinh thực hành áp dụng mẫu câu tổng quát thông qua bài tập viết , giáo viên ghi bài tập lên bảng học sinh chuẩn bị , sau đó viết câu trả lời hoặc nói ra câu trả lời .
 Như vậy , giáo là người chủ động làm mọi việc : giáo viên ghi ví dụ lên bảng , gióa viên giải thích hình thái ngữ nghĩa của cấu trúc . Học sinh nghe và ghi , học sinh được thực hành nhưng cũng chỉ là thực hành làm bài tập theo sự hướng dẫn của giáo viên . Với phương pháp này học sinh không được chủ động khám phá tìm tòi những kiến thức mới cần học . Chính vì thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức nên việc học chưa cao , chưa đạt được đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ .
 Qua các đợt tập huấn về “ đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh THCS ” và những năm tháng giảng dạy để kiểm nghiện tôi nhận thấy rằng để dạy cấu trúc ngữ pháp có hiệu quả tôi đã thực hiện các bước sau .
 Bước 1: Giới thiệu tình huống .
 + Giới thiệu hình thái và ý nghĩa của cấu trúc.
 Bước 2: Khái quát hóa cấu trúc.
 Bước 3: Thực hành có hướng dẫn .
 Bước 4: Thực hnàh mở rộng .
 Ví dụ cụ thể : Dạy cấu trúc 
 S + be + too + adj + ( for smb) to do smt
 1: Giới thiệu tình huống , hình thái và ý nghĩa của cấu trúc .
a.Giới thiệu tình huống
 Situation 1: ( Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hành động của giáo viên ).
 Giáo viên thử di chuyển cái bàn gaío viên trên bục giảng ( khi thấy giáo viên làm việc đó , học sinh chưa biết được ý định của giáo viên nên học sinh phải tập trung quan sát , thu hút được sự chú ý của học sinh ) sau đó giáo viên đặt câu hỏi – giáo viên yêu cầu học sinh trả lời 
 T: Can I lift the table ?
 P: No, you can’t 
 T: Why can’t I lift it ?
 P: Because it is heavy .
 T: What can I say ?
 P: The table is heavy . I can’t lift it .
 T: very good , but I can say in another way :
 The table is too heavy for me to lift .
 Situation 2: Giáo viên chỉ lên các bong điện trên trần nhà của lớp học và hỏi ?
 T: Can I touch the lights ?
 P: No , you can’t 
 T: Why can’t I do this ?
 P: Because you are short 
 T: What can I say ?
 P: I am short . I can’t touch the lights .
 T: Very goods , but I can say in another way :
 I am too short to touch the lights .
 - Giáo viên ghi các mẫu câu lên bảng 
 Ex 1: a- The table is heavy . I can’t lift it .
 b- The table is too heavy for me to lift
 EX 2: a- I am short . I can’t touch the lights .
 b- I am too short to touch the lights .
 Như vậy thông qua tình huống giáo viên đã xây dựng đựợc các câu mẫu có sử dụng cấu rrúc mới cần học . Do đó ngay bước đầu học sinh có phần nào hiểu được cấu trúc này được dung trong các tình huống như thế nào thấy được sự khác nhau trong cách diễn đạt câu của giáo viên và học sinh .
 b. Giới thiệu hình thái và ý nghĩa của cấu trúc .
 - Giáo viên chỉ vào hai ví dụ ghi trên bảng , yêu cầu học sinh đọc đồng thanh để họ làm quen với âm thanh và cấu trúc .
 - Tiếp theo gióa viên chỉ ra hình thái và cách sử dụng của cấu trúc bằng những câu hỏi nhỏ . Học sinh trả lời được những câu hỏi này chính là họ nắm được lý thuyết của cấu trúc .
 Giáo viên chỉ vào ví dụ 1 và hỏi :
 T: How many simple sentences are there in example 1a ?
 P: There are two .
 T: How are they related to each other ?
 P: The first sentence shows a reason to a negative result in the second sentence . 
 T: How many simple sentences are there in example 1b ?
 P: There is one .
 T: What do you think about the meaning of example 1a and 1b ?
 P: They are the same meaning .
 T: So, what is “ too ” used for ?
 What does “ too ” express ?
 P: “ Too ” is used to combine 2 simple sentences . It expresses the impossibility .
 T: Are the subjects of the two sentences similar or different ?
 P: They are different .
 T: What form of word is the subject of the second sentence changed into ?
 P: It is changed into objective pronoun after “ for ”
 Giáo viên yêu cầu học sinh xét ví dụ 2a , 2b để tìm ra sự khác nhau giữa chủ ngữ của hai câu đơn ở 2a và 1a . Từ đó học sinh rút ra kết luận là khi hai câu đơn có cùng chủ ngữ , thì khi nối câu dung : “ for + smb ) .
 Sauk hi giáo viên hỏi , học sinh trả lời . Học sinh đã nắm được lý thuyết . Gióa viên củng cố lý thuyết bằng cách yêu cầu học sinh nhắc lại và tự ghi vào vở viết theogợi ý .
 - “ Too ” được dung để làm gì ?
 - Nó diễn tả điều gì ?
 - Lưu ý khi nối hai câu đơn có cùng chủ ngữ hoặc khác chủ ngữ .
 2. Khái quát hóa cấu trúc .
 Để giúp học sinh tự xây dựng công thức tổng quát của cấu trúc , giáo viên gạch chân một số từ cơ bản , yêu cầu học sinh khái quát hóa thành côn thức .
 Ex 1: The table is too heavy for me to carry
 S be too adj for smb to- inf
 Ex 2: I am too short to touch the lights
 S be too adj to- inf
 Giáo viên yêu cầu học sinh từ công thức của hai ví dụ trên xây dựng thành một công thức chung , gióa viên viết và đống dấu khung cấu trúc .
S + be + too + adj + ( for smb ) + to- inf ..
 3. Thực hành có hướng dẫn :
 Bước này giúp học sinh luyện tập để họ làm quen với cách sử dụng cấu trúc . Giáo viên sử dụng câu mẫu để học sinh luyện tập .
Ex: This TV programme
 show
 film 
 song
is too
hard
difficult
boring
for me
 us
 them
 him
to understand
 see
 watch
 sing
 Giáo viên chia ví dụ thành những phần nhỏ và cho thêm một số từ . Nhìn vào bảng trên học sinh sẽ tự nhận thấy những phần nào có thể thay thế được . Giáo viên cho học sinh thay thế lắp ghép để tạo thành câu mới và yêu cầu học sinh đọc to câu của mình trước lớp .
 Sau khi học sinh đã được thực hành sử dụng cấu trúc , để giúp học sinh học thuộc long cấu trúc tổng quát giáo viên có thể cho một số cặp câu yêu cầu học simh nối câu ( giáo viên xóa mẫu câu tổng quát ở trên bảng ) .
 1. The sound is very low . We can’t hear it .
 2. This book is very difficult . I can’t read it .
 3. This table is very heavy . He couldn’t move it .
 4. The programme is very long . They can’t broadcast it .
 Để tạo ra khônh khí sôi nổi thi đua làm bài tập . Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm cho học sinh 3 phút để các nhóm chuẩn bị . Hết thơig gian mỗi nhóm phải cử 1 đại diện lên bảng viết câu trả lời của mình . Trong khi học sinh viết trên bảng , giáo viên đi quanh lớp yêu cầu học sinh thực hành bài tập bằng miệng . Khi 4 học sinh đã hoàn thành viết câu ở trên bảng , giáo viên kiểm tra và chấm điểm , đội nào nhiều điểm hơn là đội thắng .
 Ngoài dạng bài tập nối câu giáo viên còn có thể sử dụng dạng bài tập tìm và sửa lỗi .
 1. The film is too difficult for we to understand .
 2. She is too short for her to touch the ceiling .
 3. The show is bad too for the children to see .
 Giáo viên chia lớp thành 2 đội theo 2 dãy cho học sinh suy nghĩ trong 5 phút . Sau đó hai đội tìm và sửa lỗi sai . Đội nào tìm và sửa đúng lỗi nhiều hơn thì đội đod thắng và được điểm cao hơn . 
 Bên cạnh các dạng bài tập giáo viên còn có thể cho học sinh dạng bài tập viết lại câu theo từ gợi ý sao cho nhĩa của câu thứ 2 giống như câu thứ nhất để phát huy hết khả năng của học sinh và tìm ra những học sinh khá giỏi của lớp.
 1. The exercise is very difficult . I can’t do it .
à The exercise 
 2. These books are very expensive . He can’t buy them .
à These books ..
 3. He is very young . He can’t go to school .
 à He 
 4. It is so cold that we can’t bathe .
 à It is too 
 4. Thực hành mở rộng :
Sau các bước nêu trên học sinh đã nắm chắc và thuộc long cấu trúc . Nhiệm vụ của giáo viên lúc này là phải biết xây dựng các tình huống giúp học sinh vận dụng thay thế từ ngữ để tạo thành câu nói có nhĩa . Giáo viên có thể sử dụng những đồ vật thật trong lớp học .
 Situation 1 : Giáo viên chỉ lên trần nhà và hỏi :
 Can you touch the ceiling ? Why or why not ?
 What can you say ?
 Situation 2 : Giáo viên chỉ lên quạt trần và hỏi :
 Can you reach that electric fan ? Why ? Why not ? What can you say ?
 Hoặc gióa viên có thể dùng tranh vẽ .
 Picture 1: Vẽ một chiếc áo khoác đề giá 1 triệu đồng 
 Giáo viên hỏi :
 Is this coat cheap or expensive ? Can you buy it ? 
 What can you say ?
 Picture 2 : Vẽ cảnh tuyết đang rơi nhiệt độ - 100c 
 Giáo viên hỏi :
 What is the weather like ? Can you go out / go swimming ?
 Why not ? What can you say ?
 Picture 3 : Vẽ một trận đá bong khan đài có rất ít cổ động viên , một số đang ra về giáo viên hỏi :
 Why do the football fans go out in the middle ? Is the match boring or interesting ? 
 What can you say ?
 Hoặc giáo viên có thể dung cử chỉ hành động để học sinh đoán và đặt câu :
 Hành động 1 : một học sinh đang đọc sách , học sinh đó giả vờ ngáp và ngủ gật .
 T: Can he continue reading a book ?
 P: No . he can’t 
 T: Why not ?
 P: Because he is sleepy 
 T: What can you say ?
 Hành động 2 : Giáo viên yêu cầu một học sinh giả brất mệt mỏi đi được vài bước sau đố ngồi bệt xuống .
 T: Can you walk any father ?
 P: No , she can’t 
 T: Why not ?
 P: Because she is very tired .
 T: What can you say ?
 Với dạng bài tập thực hành mở rộng này giúp học sinh phát triển óc quan sát , củng cố vốn từ vựng và khắc sâu kiến thức , công thức cấu trúc đã học .
II. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI :
 Sau những tiết dạy mà tôi áp dụng các bước dạy cấu trúc nêu trên , qua kết quả kiểm chất lượng sau giờ học và kiểm tra kiến thức học sinh thường xuyên , tôi thấy chất lượng học tập của học sinh nâng lên rõ rệt so với việc áp dụng phương pháp dạy cấu trúc cũ . 
 Trước khi áp dụng đề tài 
STT
Lớp
Sỹ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Ghi chú
1
9A
36
0
5
16
15
2
9B
36
0
6
18
12
3
9G
36
1
10
20
5
Sau khi áp dụng đề tài 
STT
Lớp
Sỹ số
Giỏi 
Khá
TB
Yếu
Ghi chú
1
9A
36
5
12
16
3
2
9B
36
4
12
15
5
3
9G
36
10
16
10
 	 Cũng áp dụng đề tài này để bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi học sinh giỏi cấp huyện kết quả như sau :
 Tổng số học sinh dự thi 04 điều đạt 04 học sinh 
 Trong đó 01 học đạt giải khuyến khích 
 03 học sinh được công nhận 
 C. KẾT LUẬN CHUNG :
 Việc dạy cấu trúc ngữ pháp đống một vai trò rất quan trọng trong việc dạy cấu trúc .
 Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi tháy kết quả học tập của học sinh được nâng cao rõ rệt . Các giờ học ngữ pháp đã phong phú , sôi nổi hơn , học sinh ham thích học bộ môn hơn và không còn e dè khi phải nói Tiếng Anh trưpớc lớp mà đã mạnh dạn tham gia thảo luận trong các tổ nhóm của mình , làm bài tập , tham gia các trò chơi cố gắng dành chiến thắng cho đội , nhóm của mình . Bên cạnh đó việc vận dụng phương pháp dạy cấu trúc mới này giúp học sinh tự tìm ra những kiến thức mới cần phải học qua các câu gợi mở của giáo viên điều này phát huy tính tự giác tích cực của học sinh .
 D. KIẾN NGHỊ :
 Trong thời gian nghiêm cứu và thực hiện đề tài . Tôi đã gặp không ít khó khăn , bất cập . Rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến môn Tiếng Anh bằng cách đầu tư cơ sở vật chất , băng đài , sách tham khảo và tổ chức cá cuộc giao lưu , các cuộc tập huấn chuyên môn nghiệp vụ để chúng tôi học hỏi đồng nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp cho kịp với thời kỳ đổi mới của xã hội .
 Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi , rất mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến bổ sung thêm cho sáng kiến kinh nghiệm này được đầy đủ và có hiệu quả hơn .
 Tôi xin chân thành cám ơn ! 
 Ba Trại ngày 20 tháng 05 năm 2010
 Người viết
 Nguyễn Quốc Hương
 III. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Sách giáo khao 
 2. Sách giáo viên 
 3. Phương pháp giảng dạy 
 4. Sách bài tập 
 5. Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi
 IV. PHỤ LỤC 
 1. Lý do chọn đề tài
 2. Nội dung
 3. Hiệu quả của đề tài
 4. Đề nghị 
 5. Tài liệu tham khảo
 Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI 
 CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
 Ngày  tháng  năm 2010
 Chủ tịch Hội đồng
 ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
 NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN
 Ngày  tháng  năm 2010
 Chủ tịch Hội đồng

File đính kèm:

  • docDe_tai_SKKN_doc.doc
Sáng Kiến Liên Quan