Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy cách vẽ trong phân môn vẽ trang trí

Mỹ Thuật là môn học mà qua đó giúp học sinh cảm nhận được "Cái đẹp", yêu thích, trân trọng và giữ gìn "Cái đẹp". Mặt khác giúp học sinh sáng tạo nên cái đẹp và có những định huớng cho tương lai của bản thân mình. Ngoài ra còn giúp các em học những môn học khác tốt hơn như: Toán, Lý, Hóa . hoặc những môn học xã hội khác. Từ đó, hình thành nên cho học sinh nhân cách sống theo "cái đẹp", hướng đến cái "Chân - Thiện - Mỹ".

 Vậy phải giáo dục "cái đẹp" đó cho học sinh như thế nào để ngoài việc cảm thụ được "cái đẹp" các em còn có thể vận dụng sự hiểu biết của mình vào sáng tạo, tạo nên những sản phẩm theo suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của bản thân một cách dễ dàng hơn, không bỡ ngỡ, mà theo đúng quy trình thực hiện?.

 Từ những suy nghĩ trên, trong quá trình giảng dạy, qua kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy phân môn Vẽ trang trí là một phân môn tương đối khó trong bốn phân môn của bộ môn Mỹ thuật THCS. Vì vậy tôi chọn đề tài "Phương pháp dạy cách vẽ trong phân môn vẽ trang trí của Mỹ thuật THCS" nhằm đem ý kiến của cá nhân mình góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn này.

 

doc16 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9967 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy cách vẽ trong phân môn vẽ trang trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..........................16
Phần C. Kết quả ...........16
Phần D . Phần kết luận ...........17
* Kiến nghị............................................................................................................17
* Tài liệu tham khảo.............................................................................................18
A. MỞ ĐẦU
	I. Lý do chọn đề tài:
	Mỹ Thuật là môn học mà qua đó giúp học sinh cảm nhận được "Cái đẹp", yêu thích, trân trọng và giữ gìn "Cái đẹp". Mặt khác giúp học sinh sáng tạo nên cái đẹp và có những định huớng cho tương lai của bản thân mình. Ngoài ra còn giúp các em học những môn học khác tốt hơn như: Toán, Lý, Hóa ... hoặc những môn học xã hội khác... Từ đó, hình thành nên cho học sinh nhân cách sống theo "cái đẹp", hướng đến cái "Chân - Thiện - Mỹ".
	Vậy phải giáo dục "cái đẹp" đó cho học sinh như thế nào để ngoài việc cảm thụ được "cái đẹp" các em còn có thể vận dụng sự hiểu biết của mình vào sáng tạo, tạo nên những sản phẩm theo suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của bản thân một cách dễ dàng hơn, không bỡ ngỡ, mà theo đúng quy trình thực hiện?...
	Từ những suy nghĩ trên, trong quá trình giảng dạy, qua kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy phân môn Vẽ trang trí là một phân môn tương đối khó trong bốn phân môn của bộ môn Mỹ thuật THCS. Vì vậy tôi chọn đề tài "Phương pháp dạy cách vẽ trong phân môn vẽ trang trí của Mỹ thuật THCS" nhằm đem ý kiến của cá nhân mình góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn này.
	II. Phạm vi của đề tài:
	Nghiên cứu các phương pháp trực quan, thuyết trình, cách sắp xếp các bước vẽ khoa học, xúc tích trong phân môn vẽ trang trí của bộ môn Mỹ thuật THCS.
	III. Đối tượng nghiên cứu:
	- Thiết bị, đồ dùng dạy học (ĐDDH) phân môn vẽ trang trí của Mỹ thuật THCS.
	- Các bước vẽ trang trí, sắp xếp thời gian hợp lý cho phân môn.
	IV. Phương pháp nghiên cứu:
	- Sử dụng phương pháp:
	+ Quan sát, thực nghiệm, phân tích, Tổng hợp.
	+ Phương pháp kiểm tra đánh giá, thực nghiệm giảng dạy.
	+ Tiến hành thực hiện chuyên đề.
	- Để thực hiện được các phương pháp trên chủ yếu là dự giờ, trao đổi, kiểm tra, hội thảo chuyên đề.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
- Vẽ trang trí giúp học sinh có cách nhìn cách cảm về bố cục, đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt và có thể tạo ra các họa tiết, hình trang trí đẹp
- Vẽ trang trí phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo.
II. Thực trạng về giảng dạy, học tập môn Mỹ thuật ở trường THCS 
	1- Tình hình giảng dạy của giáo viên:
 	Mỹ thuật là một môn học khá mới đối với huyện nhà, bởi vậy mà giáo viên không có điều kiện học hỏi, rút kinh nghiệm từ những đồng nghiệp đi trước. Mặt khác, sự đầu tư cơ sở vật chất, ĐDDH cho đặc thù bộ môn chưa có, cho nên vấn đề giảng dạy của bộ môn rất khó khăn đối với giáo viên. 
	Tuy vậy, không vì những khó khăn trên mà giáo viên bất mãn hay dạy sơ sài mang tính đối phó. Qua tìm hiểu, dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp, tôi thấy giáo viên rất yêu nghề, cố gắng khắc phục những hạn chế trên, nhiệt tình, tích cực dự giờ thăm lớp, trao đổi, học hỏi lẫn nhau, tự sưu tầm, tìm hiểu nhiều tư liệu để nâng cao kiến thức cho mình và sử dụng đồ dùng dạy học, tích cực làm đồ dùng dạy học có sự đầu tư và nghiên cứu cao, đem lại giá trị giảng dạy tốt, phù hợp với từng phân môn của Mỹ thuật.
	Song, do đội ngũ giáo viên còn quá trẻ, dạy chưa được nhiều, kinh nghiệm giảng dạy chưa cao cộng với những khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giảng dạy của bộ môn này. Vấn đề nổi trội, đáng quan tâm nhất ở đây là sự truyền đạt kiến thức cho học sinh qua từng bước vẽ để các em dựa vào đó mà thể hiện bài vẽ của mình theo đúng quy trình thực hiện, nắm vững kiến thức cơ bản để vận dụng vào bài vẽ của mình nhằm đem lại hiệu quả, chất lượng cao cho quá trình dạy và học, từ đó các em có thể vận dụng vào các bài vẽ tương tự ứng dụng vào cuộc sống, đảm bảo tính khoa học, sự chính xác, cân đối, phù hợp với từng đối tượng. Nhưng qua thực tế, hầu như giáo viên chưa đảm bảo đựơc yêu cầu này.
	Mặt khác, sự khai thác kiến thức từ đồ dùng dạy học cũng góp phần không nhỏ đến kết quả của quá trình dạy - học của phân môn. Giáo viên chưa cho học sinh quan sát, nhận xét, phát hiện ra những chỗ được và chưa được, chỗ đáng học hỏi và chỗ cần phải tránh trong những bài vẽ được dùng làm đồ dùng dạy học.
	Bên cạnh những yếu tố chủ quan nêu trên, do đặc thù của phân môn, phân phối chương trình vừa lý thuyết vừa thực hành trong một tiết nên thời gian để giáo viên vừa truyền đạt kiến thức kỹ cho học sinh lại vừa đảm bảo thời gian đủ để học sinh thực hành tại lớp là quá khó. Bởi vậy mà giáo viên phải nghiên cứu bài trước khi dạy thật kỹ, chuẩn bị đồ dùng dạy học thật chu đáo, mang tính "đại diện", xúc tích cao, thành lập các bước vẽ lôgíc, khoa học, đảm bảo nội dung, dể hiểu để học sinh dễ dàng vận dụng vào bài vẽ của mình. Dù thế nào đi chăng nữa thì thời gian thực hành tại lớp vẫn không thể đảm bảo trong một tiết học, cho nên giáo viên cho học sinh tiếp tục về nhà làm bài, tiết sau giáo viên kiểm tra việc làm bài ở nhà của học sinh là chủ yếu.
	2- Tình hình học tập của học sinh:
	Do học sinh có tư tưởng đây là môn học phụ nên không chú trọng học tập cũng như không có sự đầu tư về thời gian vật chất cũng như tư duy sáng tạo...Vả lại, Mỹ thuật là môn mà học sinh thể hiện năng khiếu riêng rõ rệt nên những em nào có năng khiếu thì siêng năng, ham học, còn những em không có năng khiếu thì không muốn học hoặc học chỉ mang tính "đối phó".
	Mặt khác, đối với học sinh dân tộc thiểu số, không thể phủ nhận rằng có em rất ham học và có năng khiếu rõ rệt, thái độ học tập nghiêm túc, nhưng hầu hết với đối tượng học sinh này thì các em không chuẩn bị đồ dùng học tập, đơn giản và cần thiết nhất như bút chì, giấy vẽ, thước...các em cũng không có, các bạn quyên góp, ủng hộ cho thì các em cũng vứt hết, không quan tâm.
	Do đó chất lượng dạy và học còn rất nhiều khó khăn. 
	III. Nội dung chương trình của phân môn vẽ trang trí trong chương trình Mỹ thuật THCS:
	Chương trình Mỹ thuật THCS nói chung, phân môn vẽ trang trí nói riêng là một cấu tạo đồng tâm. Các đơn vị kiến thức được bổ sung, nâng cao dần ở từng lớp, ở mỗi cấp học, khối lớp học.
	1-Lý thuyết:
	Tìm hiểu về:
	+ Cách sắp xếp trong trang trí.
	+ Màu sắc và phương pháp sử dụng.
	+ Phương pháp vẽ trang trí, như kẻ trục đối xứng, phác thảo mảng, vẽ đậm nhạt,vẽ hoạ tiết, vẽ màu
	+ Hoạ tiết, hoạ tiết dân tộc
	+ Đơn giản và cách điệu.
	+ Chữ và kẻ chữ
	2- Thực hành:
	+ Trang trí cơ bản, chẳng hạn như trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đường diềm
	+ Trang trí ứng dụng: Như các bài trang trí thảm, khăn trải bàn, lọ cắm hoa, trại, bìa sách, bìa lịch, viết khẩu hiệu, vẽ biểu đồ, phóng tranh... 
	IV. Phương tiện trực quan và phương pháp khai thác kiến thức trên phương tiện trực quan:
	1. Các loại đồ dùng trực quan:
Mỹ thuật là môn học rất đa dạng, phong phú về ĐDDH nói chung và đồ dùng trực quan nói riêng. Đồ dùng trực quan được chia làm:
	- Vật thật: 
	Mỗi bài trang trí ứng dụng đều có thể dễ dàng sưu tầm mẫu vật thật sẵn có, như khăn trải bàn, hoạ tiết dân tộc, lọ hoa, bìa sách..., là loại đồ dùng rất gần gũi với đời sống hàng ngày của học sinh. Bởi vậy giáo viên nên cố gắng cho học sinh quan sát mẫu thật để các em khắc sâu kiến thức và hứng thú với tiết học, làm tiết dạy sinh động, đem lại hiệu quả cao.
	- Vật tượng hình: Là các bức vẽ, hình minh hoạ, tranh ảnh, phim, video. nhằm làm các em khắc sâu thêm kiến thức, nắm rõ quy trình thực hiện, tạo sự sinh động cho tiết học. Ngoài ra lời nói diễn cảm có hình ảnh cũng có tính trực quan, bởi nó dựng lên một hình ảnh, một khung cảnh sinh động trước người nghe.
	2. Lựa chọn và sử sụng ĐDDH:
	ĐDDH là phương tiện hết sức quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn. Bởi vậy mà người dạy, người học cần có sự chuẩn bị, sưu tầm trước cho tiết học phù hợp với nội dung của bài, tránh trùng lặp. Cần phân loại ĐDDH: Hình để cung cấp khái niệm, hình ảnh để phát huy khả năng suy nghỉ, phát huy năng lực sáng tạo, khích lệ tinh thần học tập. Hình minh họa để hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài tập. Biết kết hợp ĐDDH như mẫu thật, hình ảnh, tranh vẽ đúng lúc phù hợp thì chất lượng bài học càng được phát huy. Biết kết hợp nhịp nhàng giữa lời giảng và động tác chỉ đồ dùng dạy học, cùng với nét vẽ nhanh minh họa trên bảng để cho sự lĩnh hội của học sinh được “đồng thời” bằng cả thị giác và thính giác. Tránh trường hợp sử dụng ĐDDH chưa có trọng tâm, chưa thực sự chú ý về tính thẩm mỹ của nó, như: chưa chọn lọc được hình mẫu đẹp về hình, về cấu trúc, màu sắc, trình bày đồ dùng chưa khoa học, ít sử dụng kết quả học tập của học sinh làm ĐDDH.
 Như khi dạy bài 4: “Tạo dáng và trang trí chậu cảnh” (Mỹ Thuật 8), trước tiên ta nên cho học sinh quan sát, nhận xét một số chậu cảnh thật, sau đó cho các em tham khảo các tranh ảnh về các loại chậu cảnh cũng như chức năng của chúng. Sau cùng, cho các em tham khảo một số bài vẽ của các anh, chị học năm trước để các em khắc sâu hơn kiến thức: “thế nào là chậu cảnh” và “cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh như thế nào”. Từ đó các em có thể nhận ra cái được và cái chưa được trên từng bài vẽ, trên cơ sở đó, học sinh sáng tạo ra bài vẽ về tạo dáng và trang trí chậu cảnh của riêng mình.
Đôi lúc, tùy bài mà ta có thể đưa ra một lúc nhiều đồ dùng dạy học để học sinh quan sát, nhận xét, đối chiếu, so sánh các hình ảnh với nhau, có cách nhìn bao quát về nội dung bài học. Có lúc, ta nên trình bày theo trình tự bài giảng dể học sinh theo dõi từng vấn đề của nội dung, tránh sự phân tán tư tưởng của học sinh.
Nhưng đối với hình minh họa các bước vẽ, sau khi giới thiệu với học sinh, cho học sinh ghi xong các bước vẽ, giáo viên nên cất ngay các loại tranh ảnh, đồ dùng dạy học để tránh sự “lai căng” trong bài vẽ của học sinh, mà phải lưu ý, bắt buộc học sinh biết tự suy nghỉ, sáng tạo, tạo ra một sản phẩm mới rất riêng của mình.
Khi sử dụng đồ dùng dạy học tránh dùng những vật, tranh ảnh quá nhỏ, quá mờ làm học sinh khó quan sát, nhận xét, đối chiếu
Khi phân tích đồ dùng dạy học nên có phong cách truyền đạt dễ hiểu, đủ thời gian để học sinh kịp quan sát, ghi nhận, tiếp thu kiến thức.
Để khai thác triệt để chức năng của đồ dụng dạy học, giáo viên nên chuẩn bị những câu hỏi sát với nội dung bài, phù hợp với đồ dùng dạy học, với từng đối tượng học sinh. Hướng dẫn học sinh rút ra các nhận xét, kết luận từ đồ dùng dạy học, chỉ ra được đâu là cái “được”, đâu là cái “chưa được” và cần phải khắc phục như thế nào
Ở phần quan sát và nhận xét, giáo viên nên cho học sinh tự quan sát, nhận xét theo ý kiến riêng của mình nhằm phát huy tính tự tìm tòi, học hỏi của các em, khắc sâu kiến thức cho các em, sau đó giáo viên mới gợi mở thêm bằng các câu hỏi. Cuối cùng, giáo viên rút ra kết luận bằng những kinh nghiệm sư phạm của mình, từ đó học sinh có thể nhận ra cái sai, cái đúng trong kiến thức của bản thân.
Hiện nay, giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học chủ yếu dựa vào hai nguồn cung cấp:
+ Đồ dùng do nhà nước sản xuất và cung cấp: Chủ yếu là tranh, ảnh.
Nhưng nguồn cung cấp này chưa đầy đủ. Với thực trạng hiện nay ở trường THCS không có đồ dùng dạy học cho Mỹ thuật 7, Mỹ thuật 9. Mỹ thuật 8 thì chỉ có vài tranh ảnh, không đầy đủ. Chưa nói đến mẫu vật cho phân môn vẽ theo mẫu. Đó là điều rất hạn chế cho việc dạy và học ở bộ môn Mỹ thuật. 
+ Đồ dùng do giáo viên và học sinh tự sưu tầm, sáng tạo. Đây là loại đồ dùng có vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề dạy và học. Bởi trong quá trình sưu tầm, sáng tạo đồ dùng học sinh đã phần nào nắm bắt kiến thức, phát hiện những cái đẹp, cái hay, cái mới lạ trong cuộc sống và có những hiểu biết đúng đắn về sự phong phú của thế giới cũng như biết trân trọng những giái trị của cái đẹp trong cuộc sống.
Ở đồ dùng tự làm, giáo viên phải biết tìm tòi, sáng tạo những đồ dùng mỹ thuật, mang tính khác biệt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và đảm bảo sự thẩm mỹ, như làm đồ dùng dạy học đa năng, khai thác thác kiến thức cho nhiều bài sẽ gây hứng thú cho học sinh trong tiết học.
3. Pp xây dựng, truyền đạt các quy trình tiến hành bài thực hành:
Ngoài những phương pháp dạy học mới theo yêu cầu của Bộ Giáo duc và Đào tạo, việc giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh là một phương pháp hết sức quan trọng để các em rèn luyện kỹ năng thực hành của mình. Nếu giáo viên hướng dẫn trình tự các bước vẽ sơ sài, thiếu hoặc sai kiến thức thì bài vẽ của học sinh sẽ thiếu sự cân đối về bố cục, sai lệch về hình mảng, đường nét Do đó, giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài, xây dựng các bước vẽ theo một hệ thống nhất định, cô đọng, xúc tích, có liên quan, thống nhất chung từ kiến thức của chương trình lớp 6 đến lớp 9. Ở phần này, giáo viên có thể dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn cụ thể, kỹ bài, không bắt buộc cứ phải phần lý thuyết từ 15 đến 20 phút, phần thực hành từ 25 đến 30 phút. Phần thực hành giáo viên có thể cho học sinh về nhà tự làm, bởi học sinh đã nắm vững kiến thức thì việc thể hiện bài rất dễ dàng và gây hứng thú làm bài cho học sinh.
Để ví dụ cho ý kiến trên, tôi xin giới thiệu một số phương pháp xây dựng hệ thống theo quy trình các bước vẽ cho phân môn vẽ trang trí như sau:
	Mỹ thuật lớp 6:
	Bài 14: Vẽ trang trí: TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM.
Ở bài này SGK cung cấp kiến thức còn chung chung, chưa phù hợp với đối tượng nhận thức của học sinh, giáo viên không nên máy móc đi các bước vẽ giống SGK, mà từ những kiến thức trong SGK giáo viên xây dựng lại trình tự các bước vẽ phù hợp hơn, cô động, xúc tích hơn giúp học sinh dễ nắm bắt và nhớ kiến thức được lâu hơn và dễ dàng hơn.
Trước khi hướng dẫn học sinh cách trang trí một đường diềm đơn giản, ta nên chú ý học sinh 2 từ "đơn giản" bởi ta chỉ vẽ một bài đơn giản, mang tính tượng trưng, chứ không phải một bài đi sâu, phức tạp, do các em mới tập làm quen với bài vẽ trang trí của đầu cấp.
 bước 1: Ta không nên cho học sinh "kẻ 2 đường thẳng song song" mà xây dựng kiến thức là "kẻ 2 đường song song", bởi 2 đường song song này có thể là đường cong hay đường tròn chứ không bó buộc trong 2 đường thẳng, không khéo học sinh lại nhận thức là đường diềm chỉ có giới hạn trong 2 đường thẳng song song.
 bước 2, sách giáo khoa ghi: "Chia khoảng để vẽ họa tiết nhắc lại hoặc xen kẽ". Thực ra phần họa tiết ta đã cho học sinh quan sát ở mục I của bước vẽ, ta chỉ nên cho học sinh ghi "chia đều các khoảng cách" rồi lưu ý thêm cho học sinh dùng họa tiết nhắc lại, họa tiết xen kẽ thì ta nên chia khoảng cách thế nào.
 bước 3, sách giáo khoa ghi: "Vẽ họa tiết cho đều vào các mảng hình", ta nên ghi: "Vẽ họa tiết". Câu từ trở nên vừa cô động, dễ hiểu, dễ nhớ mà vẫn đảm bảo nội dung để học sinh có thể vận dụng quá trình thực hành bài, vừa thống nhất chung đặc điểm của phân môn vẽ trang trí từ lớp 6 đến lớp 9.
 bước 4, sách giáo khoa ghi: "Lựa chọn màu sắc", ta xây dựng lại: "Vẽ màu", còn "lựa chọn" thì ta lưu ý cách lựa chọn màu cho học sinh dựa trên những bài mẫu tham khảo.
 Hòa sắc lạnh
Hòa sắc nóng
Như vậy xây dựng các bước vẽ cô đọng, xúc tích giúp học sinh nhớ lâu kiến thức, nó liên quan đến tất cả các kiến thức chung kéo dài từ lớp 6 đến lớp 9, học sinh dễ dàng ứng dụng các bài học tiếp theo.
Mỹ thuật 8:
	Bài 4: Vẽ trang trí: TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH.
Hầu hết các tiết dạy của một số đồng nghiệp, tôi bắt gặp cách xây dựng quá trình vẽ dựa hoàn toàn vào sách giáo khoa, như vậy nó chưa phát huy hết tính sáng tạo của giáo viên và tính khoa học của từng bước vẽ.
Mục II: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh:
Phần 1 ta ghi là "Tạo dáng" thì bắt buộc phần 2 ta ghi là "Trang trí", như vậy nó mới logic và khoa học hơn.
 phần 1: Tạo dáng: Bước 1 ta ghi: "Phác khung hình và kẻ trục", bước 2: Tìm tỉ lệ các bộ phận của chậu, (thật ra chỉ cần ghi ngắn gọn "Tìm tỉ lệ các bộ phận" là đủ), thì không thể thiếu bước 3 là: "Vẽ phác nét chính" và bước 4 là: "vẽ chi tiết". Đó là kiến thức chung chạy suốt trong chương trình của phân môn vẽ trang trí từ lớp 6 đến lớp 9, nó giúp bài vẽ chuẩn xác về nét, hình, dễ chỉnh sữa cho bài được cân xứng, đây là bước hết sức quan trọng cho phân môn vẽ trang trí. Sau khi hoàn thiện 4 bước trên ta mới qua được phần 2: "Trang trí".
Phần 2: Trang trí:
 bước 1: Ta chỉ nên ghi ngắn gọn: Phác mảng họa tiết, bước 2: Vẽ họa tiết, bước 3: Vẽ màu. Như thế đã đầy đủ nội dung, mà xúc tích ngắn gọn, tránh ghi tràn
lan, phân tán, thiếu trọng tâm mà không ứng dụng chung cho đặc thù của phân môn vẽ trang trí. 
Mỹ thuật 8.
	Bài 15: Vẽ trang trí. TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ.
Theo ý kiến của riêng tôi: ta nên xây dựng quy trình các bước vẽ như sau:
* Tạo dáng và trang trí mặt nạ.
1. Tạo dáng: 
	+ Bước 1: Vẽ hình dáng chung.
	+ Bước 2: Kẻ trục, vẽ phác hình.
 + Bước 3: Vẽ chi tiết
	2. Trang trí:ingphu strinh
	+ Bước 1: Vẽ hình, phác mảng hình trang trí.
	+ Bước 2: vẽ hình.
 + Bước 3: vẽ màu.
Từ những kiến thức cho học sinh ghi trên kết hợp với lời giảng, giáo viên minh họa nhanh lên bảng qua từng bước sẽ tạo sự hứng thú và dễ dàng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Tuy các bước vẽ ngắn gọn nhưng đảm bảo được đầy đủ nội dung, trọng tâm của bài vẽ.
V. HIỆU QUẢ 
Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào trong giảng dạy đã mang nhiều hiệu quả, học sinh cảm nhận được cái đẹp, làm ra những sản phẩm, các em rất thích học môn Mĩ thuật và đã đạt được kết quả khá cao trong học kỳ vừa qua. Cụ thể như sau:
Khối
Đ
CĐ
6
95%
5%
7
100%
0
8
95%
5%
9
100%
0
C. KẾT QUẢ.
Phương pháp xây dựng, truyền đạt các quá trình tiến hành bài thực hành là một vấn đề hết sức quan trọng cần được quan tâm đặc biệt đối với phân môn vẽ trang trí nói riêng, với môn Mỹ thuật nói chung. Phương pháp này ngoài việc giúp giáo viên có sự đầu tư, quan tâm sáng tạo hơn đối với bài dạy, nó còn giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức nhanh chóng, nhớ lâu và ứng dụng vào các bài thực hành có kết quả cao trong cách xây dựng bố cục, cân đối về mảng, đường nét, hoạ tiết
Bên cạnh việc xây dựng các bước vẽ logic, khoa học, qua kinh nghiệm 8 năm giảng dạy, qua dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp, tôi thấy rằng những tiết dạy nào giáo viên sử dụng ĐDDH hợp lý, phong phú, có sự sáng tạo, sử dụng đúng phương pháp thì tiết dạy rất sinh động, giúp học sinh hứng thú học tập, lĩnh hội kiến thức nhanh, nhớ lâu. Kỹ năng thực hành rất thành thạo, sáng tạo.
D. KẾT LUẬN
Đối với người giáo viên, sự đánh giá của thành công khi đứng trên bục giảng là làm sao có thể truyền đạt được hết kiến thức cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng, ghi nhớ lâu và ứng dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Vì thế người giáo viên không ngừng tìm tòi, học hỏi, lĩnh hội kiến thức từ đồng nghiệp, từ tư liệu, tranh ảnh để nâng cao kỹ năng giáo dục của mình, sáng tạo cái mới, cái khoa học để làm sinh động, chất lượng đối với tiết dạy, đem lại thành công cho chuyên môn.
Với bản thân tôi, là một người giáo viên, tôi cũng không ngừng học, hỏi sưu tầm nhiều nguồn tư liệu, làm giàu thêm kiến thức cho chuyên môn.
Từ đó, tôi rút ra được một số kinh nghiệm qua sự giảng dạy của mình. Rất mong sự góp ý, nhận xét của quý thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
* KIẾN NGHỊipi
	Để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn này cũng như để đáp ứng phương pháp sáng kiến của tôi đạt hiệu quả cao hơn, tôi có một số kiến nghị sau:
	- Giáo viên giảng dạy cần phải nghiên cứu, sưu tầm, chuẩn bị kỹ bài dạy và ĐDDH, phải thuộc giáo án trước khi lên lớp.
	- Giáo viên cùng bộ môn phải thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm qua từng bài dạy.
	- Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có phòng học đặc thù cho bộ môn, ý kiến với Phòng Giáo dục cung cấp đầy đủ 
* TÀI LIỆU THAM KHẢO.
	- Sách giáo khoa Mỹ thuật 6.
	- Sách giáo khoa Mỹ thuật 7.
	- Sách giáo khoa Mỹ thuật 8.
	- Sách giáo khoa Mỹ thuật 9.
	- Sách giáo viên Mỹ thuật 6,7,8,9.
 NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 Trần Lý

File đính kèm:

  • docSKKNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNN.doc
Sáng Kiến Liên Quan