Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh chuyên Hóa học qua dạy học Chuyên đề phức chất

1. Đồng phân ion hoá (ĐP cầu phối trí) (ionisation isomers):

Sinh ra do sự sắp xếp khác nhau của các anion trong cầu nội và cầu ngoại của phức chất.

Thí dụ [Pt(NH3)4Cl2]Br2 và [Pt(NH3)4Br2]Cl2.

 Lưu ý: Một số tài liệu: Đồng phân hiđrat hoá (hydrate isomers) là 1 loại đp ion hóa

Thí dụ:

• [Pt(NH3)4Cl2]Cl.H2O và [Pt(NH3)4(H2O)Cl]Cl2

• CrCl3.6H2O:

[Cr(OH2)6]Cl3 (tím), [CrCl(OH2)5]Cl2.H2O (xanh nhạt), [CrCl2(OH2)4]Cl.2H2O (xanh đậm).

2. Đồng phân phối trí (coordination isomers)

 Sinh ra do sự phối trí khác nhau của loại phối tử quanh hai nguyên tử trung tâm của phức chất gồm cả cation phức và anion phức. Thí dụ:

• [Cu(NH3)4][PtCl4] và [CuCl4][Pt(NH3)4].

• [Cr(NH3)6][Co(CN)6] và [Co(NH3)6][Cr(CN)6].

 

docx86 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh chuyên Hóa học qua dạy học Chuyên đề phức chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kiểm tra
Hoạt động 6: Dặn dò
 HS chuẩn bị, tuần tiếp theo ôn tập, kiểm tra chuyên đề
Giáo án 3: ÔN TẬP: CHUYÊN ĐỀ PHỨC CHẤT (3 tiết; 135 phút)
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa kiến thức về phức chất:
+ HS nêu được các kiến thức về phức chất: Khái niệm phức chất, thành phần phức chất, đọc tên được các phức chất, giải thích cấu tạo, tính chất, ứng dụng.
+ Củng cố các kiến thức về phức chất: cấu trúc, so sánh độ dài liên kết, tính chất hóa học, điều chế. 
- Vận dụng kiến thức để giải bài tập có liên quan
2. Kĩ năng
- Phân tích, tổng hợp kiến thức, tìm mối liên hệ logic
- Dựa kiến thức đã học vận dụng linh hoạt giải quyết các bài tập về phức chất.
- Kĩ năng làm việc theo nhóm, thảo luận nhóm. Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật công não
- Viết phương trình hóa học, lập sơ đồ điều chế 
3. Phát triển năng lực
- Năng lực sáng tạo:
+ Tự tổng hợp kiến thức tìm mối liên hệ logic theo cách trình bày riêng của mỗi cá nhân/ mỗi nhóm
+ Vận dụng giải được các bài tập trong tình huống mới.
+ Biết vận dụng tổ hợp các kiến thức để giải quyết các vấn đề một cách linh hoạt. 
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán
II- Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Kế hoạch giảng dạy, phiếu đánh giá SĐTD, Đánh giá hoạt động thảo luận nhóm
- Máy chiếu, máy tính, thiết bị thông minh kết nối máy chiếu
- Phiếu học tập, phiếu hỗ trợ
2. Học sinh
- HS tự đọc, nghiên cứu về sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn trải bàn theo tài liệu GV phát và trên mạng internet (Áp dụng với đối tượng lần đầu tiên sử dụng kĩ thuật này)
- HS ôn tập kiến thức trong chuyên đề, giấy A4, bút dạ các mầu, bút nét to, bé 
III- Phương pháp, biện pháp
Đàm thoại, thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, đánh giá tổng kết buổi học
IV- Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số. (1 phút)
Kiểm tra bài cũ : Lồng ghép trong quá trình dạy học.
Nội dung bài giảng:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1. Nêu mục tiêu đạt được của tiết học. ( 2 phút)
Hiểu được những mục tiêu chính của tiết học.
Kiến thức cần nắm vững
Hoạt động 2. HS thiết kế SĐTD về phức chất (30 phút)
Gv giới thiệu 1 số mẫu SĐTD
GV chia lớp thành 8 nhóm yêu cầu các nhóm tổng hợp các kết quả của từng HS.
GV yêu cầu HS hệ thống hóa lại kiến thức chuyên đề theo SĐTD(vẽ trên giấy A4): Sơ dồ dạng chung, tùy HS sáng tạo vẽ khác nhau (Lưu ý đặc thù của bộ môn Hóa trong phát triển các ý tưởng để xây dựng SĐTD. GV có thể khuyến khích để các em có thể tạo ra các SĐTD khác nhau tạo nên sự phong phú đa dạng về nội dung, hình dáng, màu sắc, cấu trúc).
Gv chụp ảnh sản phẩm, kết nối máy tính, chiếu cho HS quan sát
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả bằng SĐTD (40 phút)
- Yêu cầu mỗi nhóm báo cáo từ 4-
6 phút.
- GV theo dõi tổ chức HS thảo
luận.
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm (20 phút)
Phát phiếu đánh giá sản phẩm 
- GV nhận xét, lưu ‎ý HS ôn tập thêm về cấu trúc, từ tính, mầu sắc - GV đánh giá NLST qua sản phẩm SĐTD, cách trình bày của mỗi nhóm.
GV tổng kết 
- Mỗi HS đề xuất các ý tưởng khác nhau
để thiết kế SĐTD cho cùng một từ khóa ban đầu là Phức chất
HS thảo luận, kết hợp các ý tưởng để thiết kế SĐTD chung của nhóm
HS vẽ trên giấy A4
- Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả bằng SĐTD các cách riêng khác nhau.
Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, thảo luận, tranh luận. 
- Trưởng nhóm tóm tắt ý kiến báo cáo và bổ sung vào sơ đồ của nhóm mình.
- HS lắng nghe, hoàn thiện.
HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng (Phần SĐTD)
I- Kiến thức cần nắm vững
(xem sản phẩm SĐTD: phụ lục 7)
Bài tập vận dụng
Hoạt động 5. Hoàn thành phiếu học tập, báo cáo (30 phút)
GV phát phiếu học tập
Chia HS thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Bài tập 1
Nhóm 2: Bài tập 2
Nhóm 3: Bài tập 3
Nhóm 4: Bài tập 4
GV theo dõi quá trình làm việc nhóm và hỗ trợ HS nếu cần thiết(cho phiếu hỗ trợ, trực tiếp gợi ‎)
GV chụp ảnh bài làm của HS, kết nối với máy tính, chiếu cho HS lên thuyết trình, cho nhóm HS khác nhận xét
 GV có thể đưa thêm 1 số câu hỏi Như yêu cầu giải thích cụ thể hơn các bước điều chế (bài tập 2), áp dụng quy tắc gì? Có cách khác hay không?
HS làm bài tập trong phiếu học tập
HS các nhóm đưa ý kiến hoàn thành từng nhiệm vụ trong phiếu học tập
HS nhóm 1 đưa ý kiến, thảo luận 
HS có thể đưa ra các ý kiến khác nhau: Xét sự ảnh hưởng của điện tích ion trung tâm, bán kính ion trung tâm, số hiệu nguyên tử của nguyên tố là ion trung tâm, độ âm điện...
HS hoàn thành phiếu 
Mỗi nhóm cử 1HS thuyết trình
HS lắng nghe
HS nêu câu hỏi: VD Giải thích cách làm rõ hơn?
II- Bài tập vận dụng
Đáp án: 
Bài tập 1: 
(phụ lục)
Bài tập 2: Pt+ nước cường toanà H2PtCl6
H2PtCl6+ KClàK2PtCl6 + HClK2PtCl6+K2C2O4àK2PtCl4+2CO2+ 2KCl
K2PtCl4+ 2NH3 -> cis-[Pt(NH3)2Cl2] + 2KCl
 Chất khử có thể chọn là SO2(tạo H2SO4), K2C2O4(tạo CO2), N2H4.2HCl(tạo N2+ HCl)
 Bài tập 3:
Hoạt động 6: Đánh giá tổng kết
(10 phút)
Đánh giá toàn buổi ôn tập, công bố vào buổi học sau
Đánh giá = (tự đánh giá + điểm đánh giá chung của nhóm / số thành viên)
HS tự đánh giá theo bảng hướng dẫn
HS đánh giá đồng đẳng
Hoạt động 7: Dặn dò
Nhắc HS ôn tập toàn chuyên đề, tiết sau làm bài kiểm tra 60 phút
Phiếu học tập: Thảo luận nhóm
Các bài tập ôn tập chuyên đề phức chất (xem phụ lục 1)
Phiếu hỗ trợ Bài 1: 
	Phiếu hỗ trợ ít: Xét các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến độ dài liên kết tương tự như xét liên kết trong phức chất với các hiđrocacbon không no trang 30- 32 quyển 2, tác giả Triệu thị Nguyệt
	Phiếu hỗ trợ nhiều: Chú ý giữa phối tử CO và ion trung tâm M có liên kết σ thông thường, ngoài ra CO là phối tử nhận nên xét sự ảnh hưởng của điện tích ion trung tâm đến khả năng tạo liên kết cho (M→L) làm ảnh hưởng đến độ dài liên kết CO.
PHỤ LỤC 5: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm
TT
Lớp TN
(Chuyên Lương Văn Tụy- Ninh Bình)
Lớp ĐC
(Chuyên Thái Bình- Tỉnh Thái Bình)
Lớp
Sĩ số
GV dạy
Lớp
Sĩ số
GV dạy
1
12 Hóa
35
Trần Thị Liên (tác giả)
Hồ Thị Khuê Đào
12 Hóa
32
Phạm Quang Hiệu
2
11 Hóa
34
Đinh Xuân Quang
Trần Thị Liên (tác giả)
11 Hóa
30
Phạm Quang Hiệu
	GV dạy TN chúng tôi lựa chọn đáp ứng các tiêu chí: Nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong giảng dạy, tâm huyết trong việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực học tập sáng tạo cho HS.
2. Tiến trình thực nghiệm.
Trước khi TN chúng tôi: 
- Trao đổi với giáo viên dạy về mục đích, kế hoạch TN, phân tích điểm mới và sự khác biệt so với cách dạy mà hiện nay các GV thường đang thực hiện.
- Cung cấp tài liệu dạy – học chuyên đề Phức chất và tổ chức trao đổi về tài liệu dạy- học (nội dung chuyên đề, giáo án, phiếu học tập, các đề kiểm tra (đáp án, biểu điểm); bảng kiểm quan sát đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, phiếu hỏi và các phiếu hỗ trợ khác) và hướng dẫn sử dụng cho các GV dạy TN. 
	Với các lớp ĐC chúng tôi thống nhất các GV dạy học theo PP thông thường, không sử dụng tài liệu chúng tôi biên soạn.
1. Tiến hành các giờ dạy thực nghiệm.
2. Tiến hành đánh giá. 
	Các bài kiểm tra, phiếu kiểm quan sát, phiếu hỏi, phiếu đánh giá sản phẩm được đánh giá và thu thập số liệu.
3. Kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.
	TN sư phạm đã kiểm tra được các giả thuyết khoa học của đề tài. Sau đây là các kết quả và phân tích cụ thể.
3.1. Phân tích định tính
Chúng tôi tiến hành phân tích định tính thông qua hỏi ý kiến GV, HS và quan sát không khí học tập của lớp, thái độ học tập của HS trong quá trình thực nghiệm. Kết quả cho thấy: Việc dạy học có sử dung tài liệu mà chúng tôi đã xây dựng kết hợp với các biện pháp đề xuất đã tạo nên môi trường dạy - học có sự tương tác tích cực giữa GV và HS, giữa các HS với nhau, kích thích HS không chỉ ham học mà còn mong muốn khám phá tri thức khoa học. HS rất hào hứng khi được học tập theo các PP, biện pháp, kĩ thuật dạy học mới bởi vì các e được chủ động thực hiện nhiệm vụ, chiếm lĩnh tri thức theo cách riêng của mình mà không bị áp đặt bởi GV. Các em hoạt động tích cực, hăng say, có thái độ học tập miệt mài, không khí lớp học sôi nổi. HS trong lớp, đặc biệt là những HS giỏi, tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh các tri thức khoa học, được có nhiều cơ hội thể hiện những ưu điểm, năng lực nổi trội của mình. Từ đó các em hiểu sâu, nhớ lâu và biết cách tìm tòi kiến thức mới. Thông qua đó đã phát huy và nâng cao được NLST của HS. Trong khi đó HS lớp ĐC hoạt động chưa nhiệt tình, đôi khi còn thụ động trong bài học, không khí lớp học trầm. 
3.2. Phân tích định lượng 
	Chúng tôi đã phân tích số liệu thu được từ TN bằng phần mềm Microsoft excel: Tính giá trị trung bình (), hệ số biến thiên (V), tính độ lệch chuẩn (S) và mức độ ảnh hưởng (ES), lập bảng phân phối tần suất, tần suất, tần suất luỹ tích; vẽ đồ thị đường luỹ tích từ bảng phân phối tần suất luỹ tích. Phân tích để khẳng định nguồn ảnh hưởng đến kết quả học tập với lớp TN. 
3.2.1. Đánh giá theo bảng kiểm quan sát
Ghi chú: Chấm điểm theo thang điểm 10. Tối đa 10 điểm/1 tiêu chí
Điểm trung bình = Tổng điểm các tiêu chí đánh giá/ số tiêu chí 
Bảng 1. Kết quả bảng kiểm quan sát biểu hiện năng lực sáng tạo của HS
TT
Tiêu chí
Điểm TB
HS tự đánh giá
GV đánh giá
TN
ĐC
TN
ĐC
1
Biết khái quát hóa những vấn đề riêng lẻ, cụ thể thành vấn đề tổng quát và hoàn chỉnh.
8.5
7.9
8.5
7.5
2
Biết vận dụng và phát triển mô hình ban đầu thành mô hình mới, ý tưởng mới. VD SĐTD
9.0
7.7
9.2
8.0
3
Biết phát triển vấn đề, vận dụng cái đã biết để giải quyết vấn đề.
8.4
8.0
8.3
7.8
4
Biết đề xuất cách giải quyết mới, ngắn gọn và hiệu quả hơn đối với một vấn đề quen thuộc.
8.2
7.4
8.6
6.0
5
Biết đề xuất các nguồn tài liệu, thiết bị học tập
9.3
7.0
9.0
6.2
6
Biết lựa chọn sử dụng hiệu quả các nguồn tài liệu, thiết bị học tập tạo ra sản phẩm mới.
8.3
7.7
8.1
6.7
7
Biết đề xuất ý tưởng mới, cách làm mới trong các hoạt động học tập
8.8
7.3
8.6
7.3
8
HS biết giải bài tập và thực hiện theo mẫu có sẵn mà GV đưa ra
9.0
8.9
8.0
7.4
9
HS biết đề xuất nhiều phương pháp (cách giải) khác nhau
9.4
8.0
9.0
7.8
10
HS biết tìm cách làm ngắn gọn hơn
8.0
8.0
8.1
7.0
11
HS biết tìm mối quan hệ, so sánh, liên tưởng với các kiến thức đã biết để giải quyết vấn đề
8.6
8.7
8.8
8.0
12
Biết lập kế hoạch của cá nhân và nhóm với những bài tập, nhiệm vụ xác định
8.4
7.3
8.2
7.5
13
Biết thực hiện kế hoạch của cá nhân và nhóm với những bài tập, nhiệm vụ xác định
8.4
7.6
8.2
7.1
14
Biết đánh giá công việc của cá nhân và nhóm với những bài tập, nhiệm vụ xác định
8.7
7.8
8.5
7.4
15
HS biết phân tích, đánh giá vấn đề, đề ra giả thuyết, kiểm tra và chọn phương án đúng
8.5
8.0
8.5
8.0
16
Biết tranh luận, phản bác và bảo vệ ý kiến của cá nhân, của nhóm
9.5
9.0
9.4
8.5
17
Biết đề xuất câu hỏi cho một vấn đề nghiên cứu
8.0
8.0
8.2
7.0
18
Biết dự đoán kết quả, kiểm tra và kết luận chính xác về vấn đề đã nêu ra
8.4
7.8
8.0
7.1
Trung bình
8.63
7.89
8.51
7.35
Độ lệch chuẩn SD
0.45
0.54
0.42
0.64
Mức độ ảnh hưởng ES
1.37
1.81
Từ giá trị trung bình cho thấy ở lớp TN điểm quan sát của HS cao hơn ở các lớp ĐC. 100% HS các lớp TN đều đạt kết quả cao (> 8.0), đều tự đánh giá năng lực của mình tương đối sát với kết quả đánh giá của GV. Khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức, tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, độc lập suy nghĩ sáng tạo của HS ngày một tốt hơn. Năng lực tư duy của HS cũng không rập khuôn máy móc mà linh hoạt, mềm dẻo hơn, có khả năng nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ và nhiều khía cạnh khác nhau trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ bản. Mức độ ảnh hưởng ES > 1 tra bảng Cohen [7, tr.58] cho thấy việc áp dụng đề tài đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát huy NLST của HS.
 Như vậy thông qua dạy học chuyên đề phức chất với các BP mà chúng tôi đã đề xuất, HS đã có môi trường thuận lợi để thường xuyên được rèn luyện, phát huy, nâng cao NLST của mình.
3.2.2. Đánh giá bằng phiếu hỏi
	Chúng tôi đã lấy thông tin từ 3 GV dạy TN. Các GV đều cho rằng sử dụng tài liệu mà chúng tôi xây dựng đã phát huy được NLST của HS. Các GV đều đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt. 
Bảng 2. Kết quả phiếu hỏi GV về mức độ phát huy NLST của HS
TT
Tiêu chí
Mức độ phát huy NLST của HS
Rất tốt
%
Tốt
%
Khá
%
Đạt
%
Không đạt
%
1
Biết lựa chọn, sử dụng hiệu quả các nguồn tài liệu
2/3(66,67)
1/3(33.33)
0
0
0
2
Biết khái quát hóa những vấn đề riêng lẻ thành vấn đề tổng quát.
2/3(66,67)
1/3(33.33)
0
0
0
3
Biết vận dụng và phát triển mô hình ban đầu thành mô hình mới.
3/3(100)
0
0
0
0
4
Biết phát triển vấn đề, vận dụng cái đã biết để giải quyết vấn đề.
2/3(66,67)
1/3(33.33)
0
0
0
5
Biết phân tích và đánh giá kết quả, đề ra giả thuyết, kiểm tra và chọn phương án hoàn thiện.
2/3(66,67)
1/3(33.33)
0
0
0
6
Biết đề xuất cách giải quyết mới, ngắn gọn và hiệu quả hơn đối với một vấn đề quen thuộc.
1/3(33.33)
1/3(33.33)
1/3(33.33)
0
0
7
Biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để đạt kết quả tốt.
1/3(33.33)
1/3(33.33)
1/3(33.33)
0
0
8
Biết đề xuất nhiều phương pháp (cách giải) khác nhau.
1/3(33.33)
1/3(33.33)
1/3(33.33)
0
0
9
Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để đề xuất phương án giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
2/3(66,67)
1/3(33.33)
0
0
0
10
Biết dự đoán kết quả, kiểm tra và kết luận về vấn đề đã nêu ra
1/3(33.33)
1/3(33.33)
1/3(33.33)
0
0
3.5.2.3. Đánh giá sản phẩm học tập của HS.
	Sử dụng phiếu đánh giá sản phẩm học tập để HS ở lớp TN tự đánh giá, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3. Kết quả đánh giá sản phẩm của HS
Sản phẩm
Tiêu chí
Mức độ phát huy NLST của HS (%)
Rất tốt
Tốt
Khá
Trung bình
Không đạt
Bài tập nghiên cứu
(giáo án 2)
Tên đề tài có tính hấp dẫn, nêu được các nhiệm vụ cần giải quyết
17
70
13
0
0
Bài trình chiếu dễ quan sát, đẹp, đúng, đủ nội dung, bố cục chặt chẽ, linh hoạt.
80
16
4
0
0
Thuyết trình lưu loát, hấp dẫn. Thể hiện rõ kết quả hợp tác các thành viên trong nhóm
74
20
6
0
0
Thể hiện tính mới, độc đáo, thực tiễn.
50
40
10
0
0
SĐTD
(giáo án 3)
Tạo ra SĐTD mới từ mẫu chung
80
20
0
0
0
Nội dung chính xác, đầy đủ
80
15
5
0
0
Hình dáng, mầu sắc phù hợp, có tính khoa học và thẩm mĩ
79
19
2
0
0
Trình bày kết quả theo cách riêng, phù hợp đặc trưng môn HH
56
40
4
0
0
Từ kết quả bảng trên cho thấy kết quả học sinh tự đánh giá sản phẩm đều ở mức khá, tốt và rất tốt, không có sản phẩm chưa đạt. Như vậy thông qua dạy học có sử dụng tài liệu do chúng tôi thiết kế HS đã phát huy được rất tốt năng lực sáng tạo của mình. 
3.2.4. Đánh giá theo bài kiểm tra
	Kết quả tổng hợp các bài kiểm tra TN được tổng hợp trong các bảng sau:
Bảng 4. Bảng phân phối tần số HS đạt điểm Xi
Điểm Xi
Trung bình
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN1
0
0
0
0
1
1
6
12
14
1
0
7.14
0
0
0
0
1
1
2
9
12
8
2
7.77
0
0
0
0
0
0
1
10
9
12
3
8.17
0
0
0
0
1
1
2
2
15
12
2
8.03
ĐC1
0
0
0
1
1
3
6
8
12
1
0
6.84
0
0
0
1
1
2
2
12
13
1
0
7.06
0
0
0
0
1
2
3
12
12
2
0
7.19
0
0
0
0
1
1
1
17
12
0
0
7.19
TN2
0
0
0
0
2
1
4
16
7
3
1
7.12
0
0
0
0
1
2
3
11
10
6
1
7.44
0
0
0
0
0
2
5
5
10
9
3
7.82
0
0
0
0
0
1
10
2
5
14
2
7.79
ĐC2
0
0
0
1
2
1
9
13
3
1
0
6.47
0
0
0
1
2
1
8
11
7
0
0
6.57
0
0
1
1
1
2
4
12
9
0
0
6.63
0
0
0
1
1
1
13
11
2
1
0
6.4
	Các đề kiểm tra mà chúng tôi xây dựng được các giáo viên đánh giá tương đối khó, phù hợp cho đối tượng HS giỏi, phát huy và đánh giá được khả năng của HS (mức độ biết 10%, hiểu 40%, vận dụng bậc thấp 30%, vận dụng bậc cao 20%). Tuy vậy, kết quả thu được cho thấy HS chuyên Hóa có tố chất thông minh, có NLST: điểm kiểm tra nhìn chung khá cao, qua từng giai đoạn thực nghiệm, HS được dần làm quen với các PP, BP dạy học chúng tôi đề xuất, các e đã có cơ hội phát huy NLST của mình.
Bảng 5. Bảng tần suất (%) HS đạt điểm Xi
Lần
Lớp
% HS đạt điểm Xi
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
TN
0
0
4.35
2.9
14.49
40.57
30.43
5.8
1.45
ĐC
0
3.23
4.84
6.45
24.19
33.87
24.19
3.23
0
2
TN
0
0
2.9
4.35
7.25
28.99
31.88
20.29
4.35
ĐC
0
3.23
4.84
4.84
16.13
37.1
32.26
1.61
0
3
TN
0
0
0
2.9
8.7
21.74
27.54
30.43
8.7
ĐC
1.61
1.61
3.22
6.45
11.29
38.71
33.87
3.22
0
4
TN
0
0
1.44
2.9
17.39
5.8
28.99
37.68
5.8
ĐC
0
1.61
3.23
3.23
22.58
45.16
22.58
1.61
0
Bảng 6. Bảng phân bố tần suất lũy tích các bài kiểm tra
Lần
Lớp
% HS đạt điểm Xi trở xuống
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
TN
0
0
4.35
7.25
21.74
62.31
92.74
98.5
100
ĐC
0
3.23
8.06
14.52
38.71
72.58
96.77
100
100
2
TN
0
0
2.9
7.25
14.5
43.49
75.37
95.66
100
ĐC
0
3.23
8.07
12.91
29.04
66.14
98.4
100
100
3
TN
0
0
0
2.9
11.6
33.34
60.88
91.31
100
ĐC
1.61
3.22
6.44
12.89
24.18
62.9
96.77
100
100
4
TN
0
0
1.44
4.34
21.73
27.53
56.52
94.2
100
ĐC
0
1.61
4.38
8.05
30.63
75.79
98.37
100
100
 Để quan sát rõ hơn tần suất lũy tích các bài kiểm tra chúng tôi vẽ các đồ thị sau:
Hình 3.1. Đồ thị đường luỹ tích
bài kiểm tra số 1.
Hình 3.2. Đồ thị đường luỹ tích
bài kiểm tra số 2.
Hình 3.3. Đồ thị đường luỹ tích
bài kiểm tra số 3.
Hình 3.4. Đồ thị đường luỹ tích
bài kiểm tra số 4.
Bảng 7. Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh (%)
Đề 
kiểm tra
Yếu – kém
(Dưới 5 điểm)
Trung bình
(5, 6 diểm)
Khá
(7, 8 điểm)
Giỏi
(9, 10 điểm)
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
1
4.35
8.07
17.39
30.65
71.01
58.07 
7.24
3.23
2
2.90
8.06
11.59
20.97
60.87
69.35
24.64
1.61
3
0
6.45
11.59
17.74
49.28
72.58
39.13
3.23
4
1.15
4.84
20.29
25.81
34.78
67.74
43.48
1.61
	Từ bảng 7 chúng tôi vẽ các đồ thị sau:
Hình 3.5. Đồ thị phân loại kết quả
bài kiểm tra số 1
Hình 3.6. Đồ thị phân loạikết quả
bài kiểm tra số 2
Hình 3.7. Đồ thị phân loại kết quả
bài kiểm tra số 3
Hình 3.8. Đồ thị phân loạikết quả
bài kiểm tra số 4
Bảng 8. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của các bài kiểm tra
Bài kiểm tra
Lớp
X
S
V (%)
Giá trị p
Mức độ ảnh hưởng ES
1
TN
7.13
1.15
16.13
0.016
0.35
ĐC
6.66
1.37
20.57
2
TN
7.61
1.30
17.08
0.00037
0.6
ĐC
6.82
1.31
19.06
3
TN
8.00
1.22
15.25
2.38*10-6
0.8
ĐC
6.92
1.35
19.51
4
TN
7.94
1.37
17.25
2.66*10-7
1.05
ĐC
6.81
1.08
15.86
 Dựa trên các kết quả TNSP và thông qua việc xử lý số liệu TNSP, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở lớp TN cao hơn các lớp ĐC. Điều này được thể hiện ở 3 mặt sau:
Các đồ thị đường lũy tích
 Các đường tích lũy của lớp TN trong 2 bài kiểm tra đều luôn nằm bên phải và phía dưới các đường tích lũy của lớp ĐC (từ hình 3.1 đến 3.4) Điều này cho thấy, HS các lớp TN đáp ứng được mục tiêu phát huy NLST tốt hơn so với các lớp ĐC.
Tỉ lệ HS yếu kém, trung bình, khá và giỏi
 Tỷ lệ % HS đạt điểm giỏi ở lớp TN cao hơn tỷ lệ % HS đạt điểm giỏi ở lớp ĐC. Ngược lại, tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp TN thấp hơn tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp ĐC (bảng 8 và hình 3.5, 3.6, 3.7, 3.8).
Từ đó ta thấy, phương án TN đã đáp ứng được mục tiêu phát huy NLST của HS, góp phần giảm tỉ lệ HS yếu, kém, trung bình, khá tăng tỉ lệ HS đạt điểm giỏi.
Giá trị các tham số đặc trưng 
- Điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn HS lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ HS các lớp TN nắm vững kiến thức, đáp ứng được tốt hơn các tiêu chí mà đề kiểm tra yêu cầu.
- Độ lệch chuẩn S ở lớp TN trong 4 bài kiểm tra nhỏ hơn của lớp ĐC chứng tỏ sự phân tán của lớp TN ít hơn sự phân tán hơn lớp ĐC.
- Hệ số biến thiên V của các lớp dao động ở mức độ trung bình (nằm trong khoảng 10-30%) chứng tỏ kết quả thu được là đáng tin cậy. 
- Giá trị p của các lớp TN < 0,05 nên sự khác biệt điểm số giữa các lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa.
- Mức độ ảnh hưởng ES của 4 bài kiểm tra chứng tỏ độ ảnh hưởng đối với lớp TN là đáng kể. Nghĩa là việc áp dụng tài liệu mà chúng tôi đề xuất đã có tác động tích cực tới việc phát huy NLST, nâng cao kết quả học tập môn HH của HS.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM VÀ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH

File đính kèm:

  • docxPHU LUC SKKN LIEN.docx
  • docxBÌA.docx
  • docxđơn SKKN.docx
Sáng Kiến Liên Quan