Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực học sinh qua phương pháp dạy học theo tình huống trong môn Giáo dục công dân 12

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới Phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.

 

doc43 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2072 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực học sinh qua phương pháp dạy học theo tình huống trong môn Giáo dục công dân 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề......vận dụng vào thực tế cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, đặc biệt là trong các mối quan hệ với bạn bè.
1.2.7. Khai thác có hiệu quả các thủ pháp về tâm lí
Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói rằng dạy học là một nghệ thuật và người giáo viên là một nghệ sĩ. Bản chất của hoạt động dạy học là sự kết hợp của khoa học công nghệ với nghệ thuật của người dạy. Trong cấu trúc của phương pháp dạy học, thủ pháp nghệ thuật được xem là tầng cao nhất. Vì vậy, ngoài vốn hiểu biết sâu rộng và những phương pháp dạy học, người dạy cũng cần có những thủ pháp về tâm lí, hay còn gọi là tính sáng tạo nghệ thuật dạy học. Người dạy có thể khai thác thủ pháp ngôn ngữ hay thủ pháp hành vi để làm cho tình huống trở nên sống động, lôi cuốn người học vào diễn biến của tình huống và kích thích họ tư duy giải quyết vấn đề. Với thủ pháp hành vi: Trong quá trình nêu tình huống, người dạy có thể phối hợp giao tiếp phi ngôn ngữ (ánh mắt, sắc mặt, cử động tay) để diễn tả khiến người học nhập tâm như thể đang sống trong tình huống. Với thủ pháp ngôn ngữ: Người dạy nên luyện tập để có được giọng nói truyền cảm, có thể dùng ngữ điệu bổng trầm, ngôn ngữ trong sáng, hấp dẫn, lí thú kết hợp với vốn sống, vốn từ phong phú dẫn dắt tình huống.
1.2.8. Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện dạy học
Các phương tiện trực quan, các phương tiện kĩ thuật dạy học trong nhà trường đóng vai trò rất lớn trong quá trình dạy học . Nhờ vào phương tiện dạy học mà người học được cung cấp kiến thức một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác, sâu sắc và bền vững. 
Phương tiện dạy học làm sinh động nội dung học tập; phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực quan sát, năng lực tư duy của người học; nâng cao hứng thú, lòng tin của người học vào khoa học , đồng thời tiết kiệm được thời gian trình bày, diễn giảng, giúp tăng năng suất lao động của người dạy. Một số biện pháp cụ thể:
 - Thiết kế tình huống các thiết bị trình chiếu để gây kích thích, lôi cuốn người học. 
- Dùng đoạn phim hay, phim tư liệu để dẫn dắt đến tình huống
- Sử dụng sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh có liên quan để tăng tính sống động của tình huống.
Ví dụ; Khi dạy bài 5”Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo” Tiết 2, trước khi vào bài học giáo viên chiếu lên màn hình một số hình ảnh, thông tin về các tôn giáo đang hoạt động ở nước ta: Việt Nam hiện nay có gần 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong đó có gần 20 triệu tín đồ thuộc 6 tôn giáo đang hoạt động bình thường ở nước ta.
	Trong đó: Phật giáo gần 10 triệu tín đồ.
	 Thiên chúa giáo hơn 5,5 triệu.
	 Phật giáo Hòa Hảo khoảng 1,3 triệu.
	 Cao Đài hơn 2,4 triệu.
	 Tin lành khoảng 1 triệu.
	 Hồi giáo khoảng 60 nghìn.
	Ngoài ra còn nhiều tín ngưỡng khác, có những tín ngưỡng hoạt động không hợp pháp( tà giáo).
	Sau đó giáo viên hỏi : “Từ những thông tin trên em hãy kể tên những tôn giáo đang hoạt động ở Việt Nam và cho biết trong những tôn giáo đó tôn giáo nào du nhập từ nước ngoài vào Vệt Nam, tôn giáo nào ra đời tại Việt Nam, các tôn giáo được bình đẳng với nhau như thế nào?”
	Đê hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu tình huống sau:
Chị Mai và anh Nam mỗi người theo một đạo, chị Mai theo đạo Thiên chúa, còn anh Nam theo đạo Phật. Họ yêu nhau đã được 3 năm rồi, đến khi hai anh em chị thưa chuyện với gia đình để chuẩn bị kết hôn với nhau thì ông Tuấn ( bố của chị Mai) không đồng ý, với lí do hai người không cùng đạo. Ông Tuấn còn nói, sẽ nhất định không cho phép chị kết hôn với anh Nam. Chị Mai không nghe, cho rằng mình có quyền quyết định việc kết hôn, cho dù bố không đồng ý.
Câu hỏi: 1. Hành vi cản trở của ông Tuấn có vi phạm pháp luật không?
	 2. Chị Mai có quyền tự quyết định việc kết hôn với anh Nam mà không cần sự đồng ý của bố mẹ hay không? Vì sao?
Học sinh trả lời:
	 1. Hành vi cản trở của ông Tuấn là vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
	 2. Chị Mai có quyền tự quyết định việc kết hôn với anh Nam, tuy nhiên cũng cần tham khảo một số ý kiến của cha mẹ, nhưng không phải là tất cả.
2. Kết quả áp dụng	
 - Với phương pháp dạy học trên, tôi đã tiến hành sử dụng dạy thực nghiệm tại khối lớp 12 trong năm học 2014-2015 đạt kết quả rất khả quan: Học sinh hoạt động tích cực, thích thú hưởng ứng những vấn đề mà giáo viên đưa ra. Đa số các em nắm và hiểu bài tốt. Qua phiếu điều tra sau khi dạy và các bài kiểm tra trên lớp kết quả tăng lên rất nhiều. 
PHIẾU ĐIỀU TRA
( Giáo viên làm phiếu điều tra tới học sinh lớp 12 năm học 2014-2015)
Tổng số: 12A- 30; 12B – 33; 12C- 33; 12D- 44; 12E- 46.
Nội dung
Có
Không
Em có quan tâm đến bộ môn Giáo dục công dân trong trường học phổ thông?
150 /186
36 /186
Em có yêu thích giờ học Giáo dục công dân không?
160 /186
26/186
Khi ra cuộc sống theo em môn GDCD có quan trọng không?
140/186
46 /186
Đã khi nào em tự xác định việc cần thiết học môn GDCD?
145/186
41/186
Kết quả các bài kiểm tra định kì 
Lớp
TSố HS
Điểm
9-10
%
Điểm
7-8
%
Điểm
5-6
%
Điểm y
4->1
%
12A
30
8
26.7
20
66.7
2
0.6
0
0
12B
33
10
30.3
15
45.5
8
24.2
0
0
12C
33
7
21.2
15
45.5
10
30.3
1
3.0
12D
44
5
11.3
20
45.5
15
34.1
4
9.0
12E
46
6
13.0
21
45.6
15
32.6
4
8.6
	Như vậy, rõ ràng cách dạy học theo tình huống đạt kết quả rất khả quan. Qua các bài kiểm tra định kì có nhiều em đạt điểm rất cao, khả năng vận dụng các tình huống vào thực tế rất khoa học nhịp nhàng, hiểu sâu hơn về kiến thức xã hội.
3. Bài học sư phạm
 Dạy học tình huống là một hình thức dạy học gây hứng thú và có tính thực tiễn cao. Thông qua các tình huống, người học có thể học được cách đưa ra những câu hỏi chuyên biệt, cách tìm ra giải pháp và chứng minh được câu trả lời của họ bằng học thuyết hay nghiên cứu. Song chúng ta cũng không nên quá lạm dụng vì có thể gây ra tác dụng ngược, làm cho người học cảm thấy nhàm chán. Cách tốt nhất hiện nay là dạy học đa dạng các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của người học một cách tối đa. 
4. Hiệu quả kinh tế - xã hội
Qua việc thực hiện đề tài này tôi thấy đề tài mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả hơn, giáo viên đỡ vất vả vì hạn chế việc thuyết trình, đỡ tốn kém trong việc sử dụng bảng phụ, học sinh có nhiều cơ hội hoạt động tập thể, có ý kiến trao đổi, từ đó giúp các em học tập tốt hơn, có hứng thú học tập. Vì thế chất lượng giáo dục được nâng lên. 
5. Điều kiện và khả năng áp dụng
 Tôi đã đúc rút kinh nghiệm trên từ thực tiễn giảng dạy của bản thân, đồng thời cũng đã vận dụng vào giảng dạy bộ môn trong nhà trường. Tôi nhận thấy việc dạy học theo tình huống là 1 việc làm không khó, có tính khả thi và thực tiễn cao. Bởi nó có thể ứng dụng rộng rãi trong thực tế dạy và học của các giáo viên. Việc vận dụng dạy học theo tình huống này, thực hiện ở ngay đầu tiết học, trong chuyển ý sang các nội dung bài học, trong giờ học hoặc phần củng cố kiến thức.Việc vận dụng cách dạy học này, không chỉ ở lớp 12 mà có thể vận dụng rộng rãi ở toàn bộ chương trình GDCD 10, 11, bất kì người giáo viên nào cũng có thể làm được. Hơn nữa, không chỉ vận dụng ở bộ môn GDCD , vẫn có thể vận dụng ở tất cả các môn học trong nhà trường: như Văn, Địa, thậm chí Toán, Lý.... Bởi vì đây là 1 trong những con đường nhằm khắc phục tình trạng dạy học nhồi nhét, truyền thụ 1 chiều, mà để phát huy trí thông minh, năng lực độc lập nhận thức của học sinh.	
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1.Kết luận:
Dạy học theo tình huống thể hiện quan niệm đúng đắn: học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của giáo dục. Đồng thời cách dạy này được thực hiện với những bước đi, biện pháp sư phạm hợp lý, nhằm bồi dưỡng cho học sinh hứng thú tìm tòi, nghiên cứu lịch sử, được tập luyện dần dần với phương pháp nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng học tập bộ môn. 
Vì vậy, về phía thầy: cũng phải thay đổi quan niệm, phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho học sinh. Thầy cần tích cực tạo ra các tình huống có vấn đề để giờ học sôi nổi, tránh sự nhàm chán ở học sinh. Điều này đòi hỏi người thầy phải có sự say mê, lòng yêu nghề và tinh thần sáng tạo. Có như thế chắc chắn chúng ta sẽ thành công trong giờ dạy. Ngược lại về phía Ban giám hiệu các nhà trường : cũng cần coi trọng bộ môn GDCD khuyến khích những sáng tạo của giáo viên, nhất là những giáo viên có tâm huyết khi xây dựng những giáo án công phu, phải đánh giá đúng mực. Đồng thời phải tuyên truyền sao cho xã hội, phụ huynh, học sinh thấy được vai trò của bộ môn GDCD trong giáo dục để họ tích cực hưởng ứng môn học chứ không phải bị ép buộc, gò bó.
Đề tài này được đúc kết từ những trải nghiệm của bản thân và những người dạy trong nhóm, do đó không thể tránh khỏi những hạn chế và bất cập. Tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường, đặc biệt là những thông tin phản hồi từ phía học sinh để đề tài này hoàn thiện hơn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn,  bạn bè đồng nghiệp và các học sinh trong năm qua đã nhiệt tình quan tâm, hưởng ứng và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
  	Xin chân thành cảm ơn!
.2. Kiến nghị và đề xuất
Qua tổ chức thực hiện cũng như qua kết quả nghiên cứu bước đầu từ thực tế giảng dạy, tôi có một vài kiến nghị, đề xuất như sau:
1. Kiện toàn đội ngũ giáo viên: Định kỳ tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy và cập nhật kiến thức pháp luật cho giáo viên.
2. Chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực.
3. Xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo. Giáo viên cần có nguồn cung cấp các câu chuyện pháp luật phong phú, các tình huống thực tế phong phú, sách báo , phương tiện thông tin đại chúng... Mỗi giáo viên phải thường xuyên xây dựng cho mình thói quen đọc và nghe.
4. Học sinh rèn luyện cho mình thói quen học tập tích cực, chủ động; rèn luyện kỹ năng diễn đạt trước lớp, trước đám đông.
5. Tôi cũng rất mong muốn được nhà trường và các cấp quản lí giáo dục quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện để có thể sử dụng phương pháp này trong giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân lớp 12 ở các năm học tiếp theo để có thể rút ra được những kết luận chính xác hơn, góp phần cùng toàn trường, toàn ngành và toàn xã hội nâng cao chất lượng giáo dục.
.
 Tam điệp, ngày 15 tháng 05 năm 2015
NGƯỜI THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN
XÁC NHẬN CỦA BGH
NGƯỜI VIẾT
 Trần Thị Kim Chung
MỤC LỤC
Phần A - Đặt vấn đề.............................................................................................1
I.Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
II.Lịch sử vấn đề......................................................................................................4
III.Mục đích nghiên cứu..........................................................................................7
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................7
V.Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................7
VI.Phạm vi nghiên cứu............................................................................................7
VII.Phương pháp nghiên cứu..................................................................................7
Phần B - Giải quyết vấn đề...................................................................................7
I. Cơ sở lý luận........................................................................................................8
1.Tình huống dạy học..10
2. Bài tập tình huống dạy học12
3. Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống12
4. Kĩ thuật thiết kế tình huống dạy học13 
II. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................14
1. Vài nét về thực trạng...........................................................................................14
2. Nguyên nhân của thực trạng này ........................................................................16
III.Nội dung vấn đề.............................................................................................
1. Biện pháp phát triển năng lực của học sinh trong dạy học theo tình huống
1.1. Vị trí và mục tiêu của chương trình GDCD 12............................................ 
1.1.1. Vị trí.............................................................................................................17
1.1.2.Mục tiêu..........................................................................................................18
1.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tình huống trong dạy học môn Giáo dục công dân 12 ở trường THPT Ngô Thì Nhậm................................18
1.2.1. Lựa chọn, xây dựng một hệ thống tình huống có tính khoa học, thiết thực, hấp dẫn. ........................................................................................................................19
1.2.2 Chuẩn bị tốt các câu hỏi dẫn dắt gợi mở........................................................20
1.2.3. Khai thác tính “vấn đề” của tình huống một cách khéo léo..........................22
1.2.4. Phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của người học, tạo điều kiện cho người học hoạt động........................................................................................................23
1.2.5. Khéo léo dẫn dắt điều khiển, sử dụng thời gian hợp lí.................................24
1.2.6.Nâng cao năng lực sư phạm của người dạy...................................................26
1.2.7. Khai thác có hiệu quả các thủ pháp về tâm lí................................................27
1.2.8. Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện dạy học..................................27
2. Kết quả áp dụng...................................................................................................28
3. Bài học sư phạm...................................................................................................29
4. Hiệu quả kinh tế - xã hội.....................................................................................30
5. Điều kiện và khả năng áp dụng...........................................................................30
Phần C: Kết thúc vấn đề........................................................................................31
1. Kết luận................................................................................................................31
2. Kiến nghị và đề xuất............................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Giáo khoa GDCD 12- Nhà xuất bản giáo dục
2. Sách Giáo viên GDCD 12- Nhà xuất bản giáo dục
3. Chuẩn kiến thức kĩ năng- Bộ giáo dục và đào tạo
4.Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh- Môn GDCD- Bộ Giáo dục và đào tạo
5. Sách tình huống Giáo dục công dân 12- Tác giả Trần Văn Thắng( chủ biên)
6. Sách Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Giáo dục công dân 12- Tác giả Đinh Văn Đức (tổng chủ biên)
7. Hướng dẫn thực hiện chương trình , sách giáo khoa lớp 12 môn Giáo dục công dân- tác giả Nguyễn Hữu Khải
8. Mạng Internet
9. Hiến pháp 2013
MỤC LỤC
Phần A - Đặt vấn đề.............................................................................................1
I.Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
II.Lịch sử vấn đề......................................................................................................4
III.Mục đích nghiên cứu..........................................................................................7
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................7
V.Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................7
VI.Phạm vi nghiên cứu............................................................................................7
VII.Phương pháp nghiên cứu..................................................................................7
Phần B - Giải quyết vấn đề...................................................................................7
I. Cơ sở lý luận........................................................................................................8
1.Tình huống dạy học..10
2. Bài tập tình huống dạy học12
3. Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống12
4. Kĩ thuật thiết kế tình huống dạy học13 
II. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................14
1. Vài nét về thực trạng...........................................................................................14
2. Nguyên nhân của thực trạng này ........................................................................16
III.Nội dung vấn đề.............................................................................................
1. Biện pháp phát triển năng lực của học sinh trong dạy học theo tình huống
1.1. Vị trí và mục tiêu của chương trình GDCD 12............................................ 
1.1.1. Vị trí.............................................................................................................17
1.1.2.Mục tiêu..........................................................................................................18
1.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tình huống trong dạy học môn Giáo dục công dân 12 ở trường THPT Ngô Thì Nhậm................................18
1.2.1. Lựa chọn, xây dựng một hệ thống tình huống có tính khoa học, thiết thực, hấp dẫn. ........................................................................................................................19
1.2.2 Chuẩn bị tốt các câu hỏi dẫn dắt gợi mở........................................................20
1.2.3. Khai thác tính “vấn đề” của tình huống một cách khéo léo..........................22
1.2.4. Phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của người học, tạo điều kiện cho người học hoạt động........................................................................................................23
1.2.5. Khéo léo dẫn dắt điều khiển, sử dụng thời gian hợp lí.................................24
1.2.6.Nâng cao năng lực sư phạm của người dạy...................................................26
1.2.7. Khai thác có hiệu quả các thủ pháp về tâm lí................................................27
1.2.8. Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện dạy học..................................27
2. Kết quả áp dụng...................................................................................................28
3. Bài học sư phạm...................................................................................................29
4. Hiệu quả kinh tế - xã hội.....................................................................................30
5. Điều kiện và khả năng áp dụng...........................................................................30
Phần C: Kết thúc vấn đề........................................................................................31
1. Kết luận................................................................................................................31
2. Kiến nghị và đề xuất............................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Giáo khoa GDCD 12- Nhà xuất bản giáo dục
2. Sách Giáo viên GDCD 12- Nhà xuất bản giáo dục
3. Chuẩn kiến thức kĩ năng- Bộ giáo dục và đào tạo
4.Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh- Môn GDCD- Bộ Giáo dục và đào tạo
5. Sách tình huống Giáo dục công dân 12- Tác giả Trần Văn Thắng( chủ biên)
6. Sách Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Giáo dục công dân 12- Tác giả Đinh Văn Đức (tổng chủ biên)
7. Hướng dẫn thực hiện chương trình , sách giáo khoa lớp 12 môn Giáo dục công dân- tác giả Nguyễn Hữu Khải
8. Mạng Internet
9. Hiến pháp 2013

File đính kèm:

  • docSKKN- TRẦN THỊ KIM CHUNG.doc
Sáng Kiến Liên Quan