Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển chiến thuật và thể lực trong thi đấu bóng rổ cho học sinh trường THPT 19-5

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN

 Trong công cuộc đổi mới, để xây dựng Đât nước ngày càng vững mạnh, ngành Thể dục Thể thao (TDTT) cũng như các ngành khoa học khác đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của nước nhà

 Đê hòa nhập với sự phát triển TDTT của khu vực và Thế giới, nhằm nâng cao uy tín trên vũ đài quốc tế; Đê thực hiện được điều đó, trong văn kiện Đại hội của Đảng đã xác định :.” Đây mạnh hoạt động TDTT, nâng cao thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam, phát triển phong trào TDTT quần chúng và mạng lưới TDTT rộng khắp. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, vận động viên thể thao thành tích cao, đưa Việt Nam lên trình độ cao trong khu vực Đông Nam Á và có vị trí cao trong nhiều bộ môn.”

 

doc28 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 4608 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển chiến thuật và thể lực trong thi đấu bóng rổ cho học sinh trường THPT 19-5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức cơ bản sẽ làm cho học sinh lơ là, chán nản trong việc quan sát và tập luyện. Vì thế trước mỗi buổi tập tôi đều nghiên cứu, tìm tòi và vạch ra kế hoạch cụ thể cho mối bài tập, truyền đạt kiến thức từ dễ đến khó, phương pháp tập luyện từ nhẹ đến nặng, phù hợp với từng đối tượng học sinh nhưng vấn đảm bảo được tính chính xác của từng động tác tạo cho học sinh hưng phấn và tích cực tập luyện hơn.
Biện pháp 4. Đổi mới trong phương pháp tập luyện và thi đấu một cách hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng phương pháp trực quan trong tập luyện để các em có thể dễ quan sát như: tranh ảnh minh hoạ từng giai đoạn, kỹ thuật động tác. 
Ví dụ : 
+ Dạy kỹ thuật chuyền bóng bằng một tay trên vai có tranh minh họa thư thế thân người, minh họa tay chuyền bóng như thế nào( Khi chuyền bóng hai tay cầm bóng từ trước ngực hơi ngả ra sau rồi nhanh chóng xoay người về hướng chuyền khuỷu tay chuyền bóng đưa từ sau – ra trước cẳng tay duỗi và đưa bóng về trước).trong tình huống phản công nhanh khi đội bạn chưa chú ý kỹ thuật này đòi hỏi thể lực của các em tiền đạo phải nhanh phải mạnh 
+ Dạy kỹ thuật ném rổ có tranh minh hoạ động tác bóng rời tay. (Trước khi ném rổ phải có tư thế chuẩn bị tốt nhất,đứng 2 chân ngang vai, khuỵ gối.giữ bóng trước ngực và chuẩn bị ném, đưa bóng từ ngực lên cao và giữ cho tay không cầm bóng nằm dưới bóng. Lúc đó, các ngón tay của tay cầm bóng phải đặt ở phía trên quả bóng, nhảy lên và đẩy bóng về phía rổ. Khi bóng rời khỏi tay, vẫn phải giữ tuew thế cổ tau ngoắc bóng một cách cố định, không vội kéo tay xuống liền vì như thế sẽ không đảm bảo độ chính xác cho đường bóng vào rổ. 
 + Dạy kỹ thuật 2 bước lên rổ có tranh minh hoạ động tác trên không của cơ thể khi lên rổ và tư thế động tác tay .
+ Dạy kỹ thuật động tác quay người có tranh ảnh để cho học sinh quan sát được tư thế thân người .
 + Dạy kỹ thuật kèm người khi đối phương dẫn bóng, tư thế than người và tay đưa ra như thế nào.
Trên đây là một số hình minh hoạ về các kỹ thuật, giai đoạn động tác giúp học sinh tiếp thu kỹ thuật động tác tốt hơn.
* Tổ chức đấu tập vận động là một trong nhứng hình thức tác dụng kích thích tập luyện và phù hợp với tâm sịnh lý – lứa tuổi học sinh. Giáo viên nên tổ chức các đấu tập xen kẽ giữa các buổi tập, các buổi tập. Tổ chức các đấu tập một cách đa dạng phong phú, không lặp lại gây nhàm chán cho học sinh. Có thể tổ chức theo tổ, theo nhóm, theo đội. Giáo viên cũng có thể tham gia nhiệt tình tạo không khí hưng phấn cho các em. Đây là biện pháp vừa giúp các em ôn lại kiến thức đa học đồng thời nâng cao tính thi đua, tính đoàn kết trong tập thể. 
* Tổ chức hoạt động ngoại khoá làm tăng tính hấp dẫn của môn học này.
Ngoài việc tổ chức cho các em thi đấu ở môi trường hẹp là ở tổ, ở lớp, có thể mở rộng giao lưu, thi đấu với học sinh trường khác. Được tham gia thi đấu, giao lưu nhiều học sinh sẽ tích cực, nhiệt tình, tự tin tập luyện hơn và rút ra nhiều kinh nghiệm học tập, sử dụng nhiều chiến thuật thi đấu hơn.
Biện pháp 5. Trong thi đấu đảm bảo tính công bằng, khách quan cho học sinh trong việc đánh giá kết quả thi đấu của các em.
 	Sau mỗi buổi tập, nội dung học, giáo viên nên đánh giá kết quả tập luyện của các em bằng nhiều cách. Giáo viên có thể nhận xét cụ thể từng học sinh, có thể để học sinh tham gia đánh giá kết quả lẫn nhau. Cần lưu ý khi đánh giá, nên đưa ra những lời động viên, khích lệ nhiều hơn là phê bình, khiển trách. Nếu thấy học sinh có sự tiến bộ qua từng tiết học hay đạt thành tích cao giáo viên có thể cho điểm ngay tại chỗ để động viên việc học tập của các em. Qua đó các em thấy rõ khả năng của mình trong việc tập luyện.
 Trên đây là những biện pháp mà tôi áp dụng vào việc nâng cao tính tích cực và tự giác của học sinh trong đội tuyển trong năm học 2016-2017. Qua một năm áp dụng biện pháp trên, tôi phát phiếu điều tra về lựa chọn mức độ tập luyện của học sinh .
	Qua phiếu điều tra GV, thống kê số liệu mức độ tích cực tập luyện của học sinh 4 lớp như sau:
Đội 
Sĩ Số
Học sinh chọn mức độ tích cực tập luyện
Ghi chú
Rất Cao
Cao
TB
Thấp
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Đội nam
12
6
50%
6
50%
0
0
0
0
Đội nữ
12
6
50%
6
50%
0
0
0
0
 Qua bảng tổng hợp phiếu điều tra, nhờ áp dụng hệ thống biện pháp trên học sinh hăng hái tập luyện bóng rổ hơn so với khi chưa áp dụng, chất lượng đại trà 100% học sinh 2 đội biết kỹ thuật bóng rổ và một số điều luật cơ bản. Các em tập luyện tích cực hơn, kết quả kiểm tra môn bóng rổ ở 2 đội có thành tích cao hơn so với những năm trước. 
	2.2. Một số bài tập phát triển thể lực.
	Trong chương trình giảng dạy môn Bóng rổ ở trường THPT 19-5 các em chỉ được học các kỹ thuật của môn Bóng rổ là chính mà không được trang bị về thể lực nhiều. Nếu người giáo viên không đưa các bài tập bổ trợ vào để giảng dạy mà chỉ thực hiện các bài tập trong yêu cầu của PPCT và các bài tập hướng dẫn trong SGK thì :
 - HS chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỹ thuật đó vào thi đấu thì không thực hiện được vì thiếu thể lực di chuyển chậm, không đủ sức để thi đấu.	
	 - Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung học lặp lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị sớm mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện.
	Với phong trào Bóng rổ rộng khắp như bây giờ việc tiếp thu một vài kỹ thuật động tác đối với các em học sinh lứa tuổi này là không khó. Để các em phát triển thêm về thể lực, cũng như có điều kiện để phát triển kỷ thuật động tác, kỹ thuật di chuyển từ kỹ năng đến kỹ xảo thì yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất hứng thú về học môn Bóng rổ của các em. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới có chất lượng cao, học sinh tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ cho học sinh, phát triển thể lực chuyên môn là nền tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn.
2.2.1. Biện pháp thực hiện các bài tập bổ trợ vào buổi tập bóng rổ để phát triển thể lực chuyên môn.
	Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học bóng rổ tôi đã nghiên cứu và vận dụng đem vào giảng dạy các bài tập bổ trợ phát triển thể lực với thời gian từ 5 – 6 phút/tiết (vào phần thể lực của mỗi giáo án) liên tục từ tiết thứ nhất cho đến tiết cuối cùng của chương trình TTTC.
	a. Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh.
	Đặc điểm thi đấu Bóng rổ và tập luyện Bóng rổ là người chơi bóng rổ luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích trên sân bằng bước chạy, bật nhảy, cùng với đó là việc kết hợp các động tác chuyền bóng,bắt bóng,lừa bóng, ném bóng vào rổ hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật,v.vVì vậy sức mạnh trong bóng rổ được thể hiện ở các động tác xuất phát, các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh, và các động tác ném rổ,v.vTừ đó thấy sức mạnh trong môn bóng rổ là sức mạnh tốc độ. 
	 Năng lực làm việc biểu hiện lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất mang tính bột phát cho nên trong giảng dạy sức mạnh tốc độ phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao vì vậy phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao của các nhóm cơ tham gia vào hoạt động mà không tập luyện sức mạnh bóng rổ một cách tuỳ tiện.
	Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và thi đấu bóng rổ. Các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn bóng rổ được tôi đưa vào cho học sinh tập luyện các bài tập sau.
	Bài tập 1: Ném bóng
	- Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác chuyền bóng, ném rổ ở vị trí xa.
	- Chuẩn bị: Hai em một quả bóng đứng đối diện nhau cách nhau 8 m.
	- Cách tập luyện: 
	Đứng thành 4 hàng ngang, 2 hàng dọc, quay mặt vào nhau cách nhau 8m, giản cách 1 sải tay. Giáo viên ra lệnh bằng còi 2 hàng có bóng thực hiện ném bóng bắng 2 tay trên đầu ra xa phía hàng đối diện.
	 - Thực hiện: 
	Đứng chân trước chân sau (không được lấy đà, không được nhảy lên) đưa bóng ra sau vươn hông và ném. Hàng đối diện nhặt bóng và ném lại tương tự.
 Đội hình tập luyện:
 	x	 x	 x	 x	 x	 x	 x
	8m 
 x	 x x x x	 x x 
 x GV
 	x	 x	 x	 x	 x	 x	 x
	8m 
 x	 x x x x	 x x 
	Bài tập 2: Xoay cổ tay
	- Mục đích : Phát triển sức mạnh của cổ tay và độ dẻo của cổ tay trong khi thực hiện kỷ thuật ném rổ.
	- Chuẩn bị : Mỗi học sinh một quả bóng.
	- Cách tập luyện : Tập đồng loạt hàng cách hàng một sải tay. 
	Chạm hai tay vào hai hông quả bóng rổ rồi lắc cổ tay qua trái rồi qua phải liên tục trong thời gian 3phút .Mỗi nhóm thực hiện 3-4lần.
 Đội hình tập luyện.
x x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x x
	Bài tập 3: Đi thấp
	- Mục đích: Phát triển sức mạnh của cơ chân.
	- Cách tập: Hai tay chống hông ngồi nhổm, khi có hiệu lệnh của giáo viên người tập đi về phía trước với độ dài là Nam 3 vòng sân bóng rổ, Nữ 2 vòng sân.
	- Đội hình tập luyện: Tập luyện theo 2 hàng dọc, nối đuôi nhau đi.
 x x x x x 
 x x x x x 
 x GV
Đội hình.
	Bài tập 4: Chạy đạp sau 2 tay vịm tường .
	- Mục đích: Phát triển sức mạnh của chân. 
	Cách tập luyện : 
	Chia lớp ra thành 4 tổ để thực hiện. Mỗi em thực hiện đứng 2 tay vịm tường tại chỗ chạy đạp sau, liên tục trong thời gian ngắn.
Yêu cầu: Phải nâng cao đùi và đạp mạnh về sau trong thời gian ngắn ( Nam 50giây,Nữ 30giây)
	b. Các bài tập phát triển sức nhanh.
	Trong tập luyện và thi đấu bóng rổ, yếu tố sức nhanh là một tố chất cơ bản. Nó thể hiện ở những lần dẫn bóng tốc độ nhanh biến hoá ở những pha đột phá. Đòi hỏi khi vận động phải có phản ứng nhanh. Bóng rổ là một môn thể thao không có chu kỳ nên quá trình phản ứng của nó là phụ thuộc vào sức nhanh động tác. Quan trọng nhất đó là sức nhanh di chuyển để thực hiện kỷ thuật dẫn bóng đột phá. Vì vậy các bài tập được đưa vào để phát triển sức nhanh cho học sinh được tôi chọn đưa vào đó là:
	Bài tập 1: Nhảy dây.
	- Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân, cổ tay và sự phối hợp vận động của tay và chân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước di chuyển để thực hiện kỷ thuật dẫn bóng qua người, chuyền bóng và ném rổ.
	- Chuẩn bị: 20 đến 25 dây nhảy đơn.
	- Cách tập: Lớp tập hợp thành 4 hàng ngang và cách nhau trước sau,hai bên là 3m.Khi có hiệu lệnh của giáo viên, từng hàng ngang tập đồng loạt, chú ý khi nhảy dây đầu gối không được co chỉ dùng sức cổ chân và nhảy liên tục.
	- Thời gian: Mỗi nhóm thực hiện 3lần.Nam thực hiện 1phút, Nữ thực hiện 30 giây .
	Đội hình tập luyện:
 x	x	x	x	x	x	x	x
	Nam
	x	x	x	x	x	x	x	x 
	x	x	x	x	x	x	x	x 
	Nữ	
 x 	x	x	x	x	x	x	x
 	x GV
	Bài tập 2: Di chuyển dẫn bóng luồn cọc .
	- Mục đích: Phát triển sức nhanh di chuyển dẫn bóng.
	- Chuẩn bị: 
	Chuấn bị 4 quả bóng rổ.
	Chuẩn bị 12 lá cờ làm cột mốc và cắm thành 2 hàng dọc. Hàng 1 và hàng 2 cách nhau 5m, khoảng cách giữa 2 cột mốc là 3m.
	- Cách tập: 
	Chia lớp thành 2 nhóm (Nam và Nữ) đứng ở hai đầu hàng dọc và cách đầu hàng là 2m. Khi nghe còi của giáo viên các em học sinh dẫn bóng nhanh luồn qua các cọc mốc rồi dẫn luồn cọc nhanh về vị trí ban đâu, rồi đến bạn tiếp theo. 
Đội hình tập luyện:
 	x x x x
	 	x x x x
 x x x x 
	 x x x x 
Bài tập 3: Chạy di chuyển rẻ quạt..
	- Mục đích: Nhằm phát triển sức nhanh di chuyển tiến lùi cho người tập.
	- Chuẩn bị: Trên sân đánh dấu 6 vị trí tạo thành hình rẻ quạt .
	- Cách tập: Chia lớp ra thành 4 tổ và đánh dấu các mốc tạo thành hình rẻ quạt, rồi từng em vào vị trí rồi xuất phát chạy đến mốc 1 rồi chạy về mốc xuất phát,rôi chạy tiếp đến các mốc còn lại, mỗi học sinh thực hiện 1 lần.
 Đội hình tập luyện:
	3 
 4 2
	5	1
	xp	
	 c. Nhóm các bài tập phát triển sức bền.
	Trong môn bóng rổ sức bền có những đặc trưng riêng. Hoạt động tập luyện và thi đấu bóng rổ đòi hỏi người tập phải thường xuyên di chuyển nhanh, phán đoán nhanh và họ phải thường xuyên di chuyển . Ngoài ra hoạt động thi đấu bóng rổ được đánh theo thời gian. Do đó thời gian cho mỗi trận là rất ngắn . Vì vậy, sức bền trong bóng rổ được thể hiện ở sức bền mạnh và sức bền nhanh. Để phát triển 2 loại sức bền này chúng ta cần tập cho những bài tập sau:
	Bài tập 1: Bật cóc tiến, bật cóc lùi.
	- Mục đích: Phát triển sức bền mạnh của cơ chân nhằm tăng khả năng sức bền di chuyển cho người thi đấu .
	- Cách thực hiện: Tập đồng loạt ở đội hình 4 hàng ngang giản cách 1 sải tay
	Học sinh 2 tay chống hông, ngồi nhổm lên 2 gót chân. Có hiệu lệnh học sinh bắt đầu bật lên xuống liên tục ( chú ý bật độ dài tối đa 40 cm) trong thời gian 1 phút. Thời gian nghỉ giữa các lần 1 phút. 
 Đội hình:
	x	x	x	x	x	x	x	x	x
	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x
	 x	x x x	x	x	x	x	x	
	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x
 x GV
	Bài tập 2: Chạy di chuyên sang phải, trái..
	- Mục đích: Phát triển sức bền nhanh, sức bền di chuyển phối hợp.
	- Chuẩn bị: Kẻ 2 vạch thẳng dài 20m, song song và cách nhau 5m.
	- Cách tập: Chia lớp ra thành 2 nhóm và nhóm chia ra các tốp để tập luyện. Người tập đứng ở giữa 2 vạch . Khi có còi báo hiệu của giáo viên người tập di chuyển ngang bằng bước trượt sang phải rồi di chuyển sang trái nhanh và cứ di chuyển lập lại liên tục như thế trong vòng 30 giây (Nam) và 20 giây (Nữ).
	 Đội hình tập luyện: 
	—	x	—
	—	 x	—
	— 	 x	—
	— x	—
	d. Bài tập phát triển khéo léo.
	Trong tập luyện và thi đấu bóng rổ, yếu tố khéo léo là một tố chất cơ bản. Nó thể hiện ở những lần dẫn bóng lừa qua đối phương hoặc nhữnh lần ném rổ Đòi hỏi người tập phải có sự khéo léo trong thi đấu . Vì vậy các bài tập được đưa vào để phát triển khéo léo cho học sinh được tôi chọn đưa vào đó là:
	Bài tập : Dẫn bóng di chuyển luồn nhanh qua các mốc rồi thực hiện hai bước lên rổ .- Mục đích: Phối hợp các loại di chuyển, phát triển các năng lực vận động và khả năng khéo léo lừa bóng và lên rổ 
- Cách tập: Chia lớp ra thành 4 nhóm đứng ở 2 bên bảng rổ.Từng người dẫn bóng nhanh luồn qua các cột mốc rồi thực hiên 2 bước lên rổ.
 Đội hình thực hiện.
 x x x x x 	luồn cột mốc	 	 x x x x x x . . .
	Trên đây là toàn bộ hệ thống các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn bóng rổ mà tôi đưa vào giảng dạy cho học sinh trong thời gian các em học nội dung bóng rổ (TTTC) .
3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến 
	 Để đánh giá năng lực phát triển về thể lực chuyên môn cũng như kỹ thuật mà các em đã được học tôi đã đưa 3 nội dung đặc trưng để kiểm tra cho các lớp .
	a. Nội dung kiểm tra:
	1. Dẫn bóng luồn cọc nhanh rồi 2 bước lên rổ(1lần/1hs).
	2. Tại chỗ đứng ở vị trí ném phạt, ném bóng vào rổ(10lần/1hs).
 3. Dẫn bóng nhanh cự ly 20m(1lần/1hs).
	b. Cách tiến hành kiểm tra và thang điểm.
	* Dẫn bóng luồn cọc nhanh rồi 2 bước lên rổ. 
 - Dụng cụ:	 + Sân bóng rổ của nhà trường.
	 	 	 + 8 quả bóng rổ .
	- Cách tiến hành: Người thực hiện kiểm tra cầm bóng trên tay khi nghe khẩu lệnh thi người kiển tra dẫn bóng nhanh qua các cột mốc rồi thực hiên lên rổ. 	
	 Điểm 9-10: Di chuyển nhanh, lên rổ bóng vào rổ,kỹ thuật dẫn bóng và lên rổ không có sai sót.
	 Điểm 7-8 : Di chuyển nhanh, lên rổ bóng không vào rổ,kỹ thuật dẫn bóng và lên rổ không có sai sót.
 Điểm 5-6 : Di chuyển chậm, lên rổ bóng không vào rổ,kỹ thuật dẫn bóng và lên rổ không có sai sót.
 Điểm 3-4 : Di chuyển chậm, lên rổ bóng không vào rổ,kỹ thuật dẫn bóng và lên rổ ít sai sót.
	 Điểm 1-2: Sai sót nhiều trong di chuyển dẫn bóng ,kỹ thuật thực hành còn yếu, chưa có cảm giác với bóng.
* Tại chỗ đứng ở vị trí ném phạt, ném bóng vào rổ.
	Người kiểm tra đứng ở vị trí ném rổ (vạch ném phạt) chuẩn bị 10 quả bóng rổ, thực hiện ném rổ liên tục 10 quả vào rổ. 
Kết quả:	 
 Điểm 9-10:Ném đúng kỹ thuật, có 9-10 quả vào rổ.
	 Điểm 7-8 : Ném đúng kỹ thuật, có 7-8 quả vào rổ.
 Điểm 5-6 : Ném đúng kỹ thuật, có 5-6 quả vào rổ.
 Điểm 3-4 : Ném đúng kỹ thuật, có 3-4 quả vào rổ.
	Điểm 1-2: Ném sai kỹ thuật, có 1-2 quả vào rổ.
	* Dẫn bóng nhanh cự ly 20m.
	Mỗi đợt có 2 người kiểm tra đứng vào vạch xuất phát khi nghe khẩu lệnh thì dẫn bóng nhanh nhất ở cự ly 20m.	
	Kết quả: Tính thời gian cho điểm như sau :	
 Điểm 9-10 : Thời gian dẫn bóng 5 giây 10, dẫn đúng kỹ thuật.
	 Điểm 7-8 : Thời gian dẫn bóng 5 giây 20, dẫn đúng kỹ thuật.
 Điểm 5-6 : Thời gian dẫn bóng 5 giây 35, dẫn đúng kỹ thuật.
	 Điểm 3-4 : Thời gian dẫn bóng 5 giây 50, dẫn sai kỹ thuật.
	 Điểm 1-2 : Thời gian dẫn bóng 6 giây 10, dẫn sai kỹ thuật.
c. Kết quả thu được.
	Sau khi kiểm tra 3 nội dung trên cho 2 lớp (12A1 và 12A2) điểm kiểm tra của 2 lớp có kết quả như sau:
 Điểm của 3 nội dung trên được tính.
 Nội dung1 + ( Nội dung 2 + Nội dung 3) x 2
 5 
	- Lớp không đưa các bài tập bổ trợ, tập các bài tập đơn thuần:
TT
Đội
Số hs
 Loại giỏi(%)
(Điểm 9-10)
 Loại khá
(Điểm7-8)
 Loại TB
(Điểm5-6)
 Loại Yếu
(Điểm dưới5)
1
Đội nam 
12
6em = 50%
6em= 50%
0 em = 0 %
0 em = 0 %
2
Đội nữ
12
6 em =50%
6em= 50%
0 em = 0 %
0 em = 0 %
3
Tổng
24
12 em = 50%
12 em = 50%
0 em = 0%
0 em = 0%
 - Nhóm đưa các bài tập bổ trợ vào áp dụng tập luyện hàng ngày theo phương pháp thực nghiệm.
d. Nhận xét, đánh giá.
Qua so sánh 1bảng thành tích kiểm tra trên của 2 đội. Kết quả học tập của 2 đội được thực nghiệm có thành tích nâng lên rõ rệt, các em được áp dụng các bài tập bổ trợ mới có tinh thần thoải mái hơn, yêu thích tập luyện hơn mặc dù tập luyện mệt hơn. Kết quả kiểm tra đánh giá về kỹ thuật cũng như tố chất thể lực của 2 đội được thực nghiệm tăng lên rõ rệt. 
	Đặc biệt các em học sinh nữ, nhiều em cũng đã rất thích thú tập luyện và đạt kết quả khá cao.
	So sánh thành tích kiểm tra của 2đội có sự khác biệt rõ về thành tích như sau:
	Loại giỏi: Quân bình tăng 50% 
	Loại khá: Quân bình tăng 50%Loại TB: Quân bình giảm 
 CHƯƠNG III
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
	 	Sáng kiến đã được áp dụng và thu được hiệu quả rõ nét tại Giải bóng rổ tỉnh Hòa Bình năm học 2016-2017.
	Đã áp dụng tại trường THPT 19/5, kết quả:
	 + Đội bóng rổ Nam Trường THPT 19/5 đạt Giải nhất, giải bóng rổ tỉnh Hòa Bình năm học 2016-2017
	 + Đội bóng rổ Nữ Trường THPT 19/5 đạt đạt Giải nhất, giải bóng rổ tỉnh Hòa Bình năm học 2016-2017
 + Trường THPT 19/5 đạt giải nhất toàn đoàn
Bản thân tác giả Sáng kiến đã được Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện Đội bóng rổ tham dự Giải bóng rổ toàn quốc.
 + Đội Bóng rổ nam đạt Huy chương Đồng hội khỏe phù đổng toàn quốc
 + Đội Bóng rổ nữ đạt Huy chương Đồng hội khỏe phù đổng toàn quốc 
 + Đội Bóng rổ nam nữ tỉnh Hòa Bình đạt giải nhì toàn đoàn
Vị thế của bộ môn ngày càng được khẳng định.
	Phong trào bóng rổ, sức khỏe của học sinh được nâng cao.
2. Đề xuất
	Đối với Sở GD&ĐT Hòa Bình: Kính mong Sở GD&ĐT tiếp tục quan tâm chỉ đạo.
	Đối với trường THPT 19/5: Tạo điều kiện về kinh phí, sân bãi để tiếp tục phát triển phong trào.
	Đối với học sinh: Tiếp tục ra sức luyện tập thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại.
HIỆU TRƯỞNG Kim Bôi, ngày 25 tháng 5 năm 2017
 NGƯỜI VIẾT
 Nguyễn Quang Đông
 Bùi Thành Trung.
MỤC LỤC
 Trang
CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1
 1.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 1
 2.Mục tiêu sang kiến 2
CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN	2
1.Nêu vấn đế sáng kiến 	2
2. Giải pháp thực hiện sáng kiến 	3
3. Khả năng áp dụng nhân rộng sáng kiến.	13
CHƯƠNG III KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT 16
1. Kết luận	18
2. Đề xuất	20	
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Điều lệ trường trung học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI , Nhà xb Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội.
 Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý Giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TW1, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỹ thuật bóng rổ trong các trường THPT, NXB GD 2017. 
Bộ giáo dục và Đào tạo, 
Trường ĐHSP Hà Nội, 

File đính kèm:

  • docSang kien NGUYỄN QUANG ĐᅯNG Năm 2017.doc
  • docBia De cuong anh Dong.doc
  • docDe cuong anh Dong.doc
Sáng Kiến Liên Quan