Sáng kiến kinh nghiệm Phát tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu trong các bài học Giáo dục quốc phòng an ninh trường THPT

Nhận thức của bản thân.

Trong đời sống cũng như trong quá trình giảng dạy môn GDQP-AN ở

trường THPT, bản thân tôi thấy rằng trong môn học GDQP – AN có rất nhiều nội

dung liên quan đến đời sống hằng ngày, có rất nhiều tình huống mà các em học

sinh đã học trong môn GDQP – AN ở chương trình THPT. Thế nhưng, dù lĩnh hội

được các khái niệm, các bước giải quyết vấn đề, nhưng đến khi vấn đề đó xảy ra

thì các em lại bị động, không thể nói là các em không được học cách giải quyết vấn

đề mà phải nói rằng, lý luận quá xa rời thực tiễn dẫn đến nhiều vụ việc đáng tiếc.

Tôi lấy ví dụ đã xảy ra như em Nguyễn Văn A, trong quá trình học bị ngất, cán bộ

y tế chưa đến kịp. Mặc dù đã được học về cấp cứu ban đầu tai nạn thông thường10

rồi nhưng các em học sinh gần nhất vẫn bị động trong việc sơ cứu. Hay như một số

em đi tắm ở ao hồ, sông suối, có một em Nguyễn Văn B trong quá trình tắm thì bị

đuối nước mà các em còn lại chỉ biết chạy đi gọi người, la hét, hoảng loạn dẫn

đến trường hợp em B tử vong. Các bài báo, các thông tin sai lệch trên mạng xã hội

của lực lượng phản động, ly khai làm cho học sinh nhận thức lệch lạc. Các trường

hợp như điện giật, say nắng, say nóng, bong gân, sai khớp, gãy xương, chấn

thương phần mềm, các tư thế vận động, cách cấp cứu chuyển thương . Mặc dù

các em học sinh đều đã được trang bị kiến thức, nhưng như tôi đã nêu ở phần cơ sở

lý luận nếu lý luận xa rời thực tiễn, nếu không đặt các em vào trong những tình

huống đó, chuẩn bị trước, tập dượt trước khi tình huống đó xảy xa trong mỗi nội

dung của bài học thì các em sẽ luôn bị động và xảy ra những hậu quả đáng tiếc (

hằng năm đều có học sinh, sinh viên bị đuối nước, bị say nắng, say nóng, ngất ).

Từ đó tôi luôn trăn trở, luôn tìm cách đổi mới phương pháp giảng dạy và tìm cách

đưa những tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu vào trong các nội

dung của môn học GDQP-AN để giúp các em có thể vận dụng lý luận sang thực

tiễn, chuẩn bị tốt và sẵn sàng phản ứng tích cực lại với mọi tình huống xảy ra.

pdf47 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu trong các bài học Giáo dục quốc phòng an ninh trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là chiến sĩ số 2 thực hiện động tác 
bò cao hai chân một tay, hai chân hai tay để vận động đến vị trí đã xác định. 
Giáo viên gọi 1 tổ thực hiện, sau đó cùng các em học sinh còn lại quan sát, 
nhận xét và góp ý về động tác của các em học sinh thực hiện nếu chưa đúng. 
Hình ảnh học sinh đóng vai, xử lý vấn đề của tình huống 
 32 
c. Tình huống 3. 
Thời điểm phát tình huống: Kiểm tra bài cũ động tác trườn để bắt đầu nội 
dung mới. 
Mục đích: Kiểm tra phản ứng của học sinh trước mọi tình huống bất kì liên 
quan đến động tác đã học. Tạo hứng thú, thi đua cho các tổ, nhóm học sinh, vừa tư 
duy xác định động tác vừa hành động thực hiện động tác để tiết học sôi nổi hơn. 
Tình huống: Thời gian tác chiến lúc này là 20 giờ 15 phút cùng ngày, tổ bộ 
binh 1 cách quân địch 400m, trong khu vực có nhiều lùm cây, bụi cỏ che đỡ, che 
khuất ngang tầm người nằm. Trong tình hình sát địch và nhận thấy quân địch lơ là 
trong phòng bị, tổ trưởng tổ bộ binh 1 lúc này lệnh chiến sĩ số 1 cơ động tiếp cận 
cách địch 50m để quan sát rõ hơn. Hết tình huống, trên cương vị là chiến sĩ số 1, 
em sẽ phản ứng lại tình huống này như thế nào ? 
Học sinh xử lý tình huống: Học sinh trên cương vị là chiến sĩ số 1 thực hiện 
động tác trườn để cơ động tới vị trí quan sát địch. 
 Giáo viên cùng các em học sinh còn lại quan sát, nhận xét, đóng góp ý kiến sửa 
sai nếu động tác chưa đúng. 
Hình ảnh học sinh đóng vai, xử lý vấn đề của tình huống 
 33 
Loại 
4. Tính mới, tính khoa học, tính thực tiễn. 
4.1 Tính mới. 
Đã sử dụng hình thức tổ chức dạy học mới theo hướng phát triển năng lực 
của học sinh. 
Kết hợp được hình thức phát tình huống và kiểm tra bài cũ cũng như hệ 
thống nội dung bài học lại với nhau để bài học thêm phong phú. 
Đa dạng hóa được hình thức tổ chức dạy học đối với nội dung bài. 
Gắn lý thuyết với thực tiễn, giúp các em phản ứng tích cực lại với các tình 
huống có thể xảy ra trong cuộc sống thường ngày. 
4.2 Tính khoa học. 
Đảm bảo được nội dung, thời gian của chương trình hiện hành. 
4.3. Tính thực tiễn. 
Phù hợp với thực tế của nhà trường. 
Đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của học sinh. 
Giúp học sinh có thể xử lý được các tình huống thường gặp phải ngoài đời 
sống bằng các kiến thức đã học một cách tốt hơn, chủ động hơn và đạt được hiệu 
quả cao. 
Thay đổi nhận thức của học sinh và xã hội đối với môn học GDQP – AN, 
thấy rõ được tầm quan trọng của môn học, yêu thích môn học hơn và thấy rõ trách 
nhiệm của mình với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 
6. Kết quả đạt được. 
6.1. Về kết quả học tập. 
Nhóm Giỏi Khá Trung bình Yếu 
Đối chứng 
(12A10, 11T4, 
10D3 gồm 126 HS) 
54 % 
(68 HS) 
25 % 
(32 HS) 
21 % 
(26 HS) 
0 % 
( 0 HS) 
Thực nghiệm 
(12A3, 11T5, 10D2 
gồm 128 HS) 
66 % 
(84 HS) 
34 % 
(44 HS) 
0 % 
(0 HS) 
0 % 
(0 HS) 
 34 
 5.2. Về hứng thú học tập: 
 Loại 
Nhóm 
Rất thích Thích Không thích 
Thực nghiệm 
(12A3, 11T5, 10D2 
gồm 128 HS) 
67% 
 (86 HS) 
37% 
 (42 HS) 
0% 
(0 HS) 
Đối chứng (12A10, 
11T4, 10D3 gồm 
126 HS) 
19% 
(24 HS) 
22% 
(28 HS) 
59% 
(74 HS) 
 Hình ảnh khảo sát hứng thú của học sinh sau khi đem phương pháp phát tình 
huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu trong các bài học môn GDQP - AN 
 35 
Như vậy theo kết quả đạt được ở trên chúng ta có thể khẳng định “Phát tình 
huống vào thực tế đời sống, thực tế chiến đấu trong các nội dung của môn học giáo 
dục quốc phòng trường THPT” đã đem lại cho học sinh hiệu quả học tập và hứng 
thú học tập tốt hơn cũng như đạt được kiến thức cần thiết cả về lý thuyết và thực 
hành. Phần nào giúp các em hoàn thiện kiến thức về mọi mặt để tham gia vào sự 
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 
Đề tài này của tôi được ấp ủ từ lâu, đã thực hiện thông qua các giờ dạy và 
đạt được hiệu quả cao trong quá trình dạy và học. Được đồng nghiệp trong trường 
và các trường khác cùng thực nghiệm, góp ý và đánh giá có giá trị thiết thực. Đem 
lại cho học sinh giờ học bổ ích, tích cực, sôi nổi và nâng cao khả năng phán đoán 
tình huống trong thực tế cho học sinh qua việc thực hành các tình huống giả định 
ngay tại lớp học. 
Trong quá trình thực nghiệm đề tài, so sánh kết quả giữa các lớp thực 
nghiệm và đối chứng về việc sử dụng tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến 
đấu thì ở các lớp thực nghiệm đều cho hiệu quả vượt trội kể cả về hứng thú học 
tập, chất lượng học tập. Khi đưa một số hình ảnh có liên quan đến đề tài áp dụng 
để khảo sát ở mạng xã hội, phụ huynh và học sinh đều phản ứng tích cực lại với 
phương pháp dạy học này. 
An ninh trường học là sự ổn định, phát triển bền vững của một nhà trường, 
việc đổi mới phương pháp dạy học giáo dục quốc phòng an ninh mà cụ thể là 
phương pháp phát tình huống trong thực tế đời sống, thực tế chiến đấu trong các 
bài học giúp cho học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục quốc phòng an 
ninh đối với bản thân, nhà trường, xã hội. Từ đó, ra sức học tập, có ý thức bảo vệ 
an ninh trường học, tạo ra môi trường học tập tốt hơn. 
 36 
III. KẾT LUẬN. 
1. Thời gian nghiên cứu. 
 Từ 07/2020 đến 03/09/2020: 
 Nghiên cứu về nội dung các bài học giáo dục quốc phòng an ninh để đưa ra 
các tình huống giả định sát với thực tế. 
 Tìm hiểu các tài liệu, sách vở, thông tin trên mạng internet có liên quan 
Từ 03/ 09/2020 đến hết tháng 1 năm 2021: 
 + Đăng kí đề tài. 
 + Khảo sát hứng thú của học sinh về nội dung nghiên cứu. 
 + Tổ chức giảng dạy theo phương pháp phát tình huống sát thực tế đời sống, 
thực tế chiến đấu ở các lớp thực nghiệm mà mình phụ trách. 
 + Viết đề cương. 
 Từ tháng 02/ 2020 đến tháng 03/2020: 
 + Tiếp tục giảng dạy theo phương pháp mà mình đang nghiên cứu. 
 + Viết báo cáo đề tài. 
2. Ý nghĩa của đề tài. 
2.1. Đối với học sinh. 
“Phát tình huống sát thực tế chiến đấu, thực tế đời sống trong các bài học 
Giáo dục quốc phòng – An ninh trường THPT” là một phương pháp dạy và học 
nhằm mang lại kết quả cao trong giáo dục. Học sinh sẽ không còn thấy nhàm chán 
hay căng thẳng trong giờ học nữa mà ngược lại yêu thích môn học này hơn, mỗi 
tiết học càng thêm sôi động và hứng thú hơn. Không những giúp các em có thể ghi 
nhớ kiến thức, động tác vừa học ngay tại lớp và ở bãi tập, giảm bớt thời gian để ôn 
bài ở nhà mà còn tăng khả năng làm việc độc lập của cá nhân và kỹ năng hoạt động 
đội nhóm. Giúp các em vận dụng các kiến thức dã học để xử lý các tình huống sát 
thực tế đời sống hàng ngày. Giúp các em nhận thức rõ được tầm quan trọng của 
từng nội dung bài học đối với cuộc sống hàng ngày để qua đó học tập tốt hơn. Góp 
phần sức lực nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 
2.2 Đối với bản thân. 
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài trên, tôi cảm thấy mình linh hoạt 
hơn trong quá trình giảng dạy, góp sức mình để đem phương pháp, cách thức tổ 
chức dạy học mới làm cho nội dung bài học sinh động hơn. Sẽ không là một giáo 
viên GDQP – AN khô khan, rập khuôn nữa mà vận dụng, tổ chức các tình huống 
sát thực tế để các tiết học sôi nổi hơn, gắn lý thuyết với thực tế hơn. Qua đó đạt kết 
quả cao trong dạy và học, học sinh yêu thích mình và bộ môn GDQP –AN hơn. 
 37 
2.3. Đối với đơn vị, địa phương. 
Việc áp dụng hiệu quả đề tài giúp cho quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục 
quốc phòng an ninh đối với đối tượng học sinh trung học phổ thông đạt được hiểu 
quả cao hơn, giúp cho các em học sinh đoàn kết hơn, rèn luyện tác phong nghiêm 
túc, có ý thức tổ chức kỷ luật hơn. Từ đó các em thực hiện nhiệm vụ học tập rèn 
luyện trong nhà trường, xã hội tốt hơn. Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước 
của cha ông, càng ngày càng yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội. 
3. Kiến nghị, đề xuất. 
Để nội dung của các bài học môn giáo dục quốc phòng an ninh được sinh 
động và đạt kết quả cao, tôi xin được kiến nghị và đề xuất một số ý kiến như sau: 
Sở GD & ĐT cần quan tâm hơn nữa về việc cung cấp các loại tranh ảnh, mô 
hình, vật chất, trang bị cũng như tập huấn sâu hơn về nội dung của môn học GDQP 
- AN để giáo viên GDQP – AN nắm chắc hơn nữa về các nội dung, từ đó sáng tạo, 
vận dụng vào đơn vị mình. 
 Nhà trường THPT nên chú trọng hơn nữa công tác GDQP – AN qua việc xây 
dựng cơ sở vật chất, nhất là vật chất phục vụ các bài học thực hành để các em có 
thể thực hiện được động tác thực hành tốt hơn, thể hiện phản ứng của mình với 
tình huống được tốt hơn. 
 Tổ chức hội thao GDQP - AN cấp trường ở các trường THPT để tạo ra sân 
chơi giữa các lớp, cũng như kiểm tra đánh giá kết quả sau khi kết thúc nội dung 
chương trình học có sử dụng tình huống sát thực tế để kiểm tra mức độ nhận thức 
cũng như phản ứng đối với tình huống đưa ra. 
 Áp dụng giữa các hình thức hoạt động khởi động, tổ chức trò chơi quân sự, 
kiểm tra bài cũ bằng cách phát tình huống để đạt hiệu quả cao hơn, tiết học sẽ sôi 
nổi hơn. 
 Theo bản thân tôi, sáng kiến “Phát tình huống sát thực tế chiến đấu, thực 
tế đời sống trong các bài học Giáo dục quốc phòng – An ninh trường THPT” 
mà tôi trình bày ở trên có thể nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, để vận 
dụng tốt và rộng rãi phương pháp này vào dạy học thì bản thân mỗi giáo viên phải 
bỏ nhiều công sức, sáng tạo trong lao động, tinh thần trách nhiệm cao trong công 
việc. Đòi hỏi giáo viên phải luôn học tập trao dồi năng lực tư duy, nắm vững lí 
luận, thường xuyên rèn luyện nghiệp vụ và hành động của mình trước khi giáo dục 
học sinh. 
 Với kinh nghiệm còn hạn chế nên tôi chỉ nêu ra đây một phương pháp dạy - 
học mà bản thân tôi thấy tâm đắc nhất góp phần vào đổi mới phương pháp dạy và 
học hiện nay. Với phương pháp này tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp 
giáo viên có thể vận dụng vào giảng dạy để nâng cao hứng thú và kết quả học tập 
cho học sinh với các nội dung môn học Giáo dục quốc phòng – An ninh. Tôi mong 
 38 
muốn và mạnh dạn đề xuất sáng kiến này được áp dụng rộng rãi đối với môn học 
GDQP - AN trong các nhà trường THPT. 
 Trên đây là những ý kiến đóng góp của tôi qua nội dung sáng kiến kinh 
nghiệm mà bản thân nghiên cứu và đúc rút được trong quá trình dạy học, những 
vấn đề mà tôi đưa ra còn nhiều thiếu sót, hy vọng sẽ nhận được những đóng góp 
thiết thực và quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn.! 
 39 
4.Tài liệu tham khảo 
1. Sách giáo dục Quốc phòng, An ninh cấp THPT lớp 10, 11, 12. 
2. Sách hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa cấp THPT lớp 10, 11, 
12 
3. Sách giáo viên giáo dục Quốc phong, An ninh lớp 10, 11, 12. 
4. Nghị định số 116/2007/NĐ - CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về 
Giáo dục Quốc phòng - An ninh. 
5. Tài liệu tập huấn giáo viên: Thực hiện chương trình, kiểm tra, đánh giá môn học 
GDQP - AN cấp THPT. (lưu hành nội bộ). 
6. Tài liệu tập huấn giáo viên Giáo dục Quốc Phòng – An ninh cấp trung học phổ 
thông (tài liệu lưu hành nội bộ). 
 40 
5. Phụ lục. 
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát ý kiến học sinh ở lớp đối chứng. 
Họ và tên:....................................... 
Lớp:.......... Trường THPT Đô Lương 3 
Em có thích( có hứng thú) với các tiết học môn giáo dục quốc phòng an ninh 
không?( Đánh dấu X vào câu trả lời giải thích lí do vì sao thích hoặc không) 
Mức độ Rất thích Thích Không thích 
Lựa chọn 
Lí do 
Đề xuất 
 41 
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát lớp thực nghiệm 
Họ và tên:....................................... 
Lớp:.......... Trường THPT Đô Lương 3 
Em có thích( có hứng thú) khi học môn học giáo dục quốc phòng an ninh khi 
giáo viên đưa các tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu vào bài học 
hay không . ( Đánh dấu X vào câu trả lời giải thích lí do vì sao thích hoặc không) 
Mức độ Rất thích Thích Không thích 
Lựa chọn 
Lí do 
Đề xuất 
 42 
Giáo án của một tiết học sử dụng tình huống 
BÀI 8: CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN VẬN ĐỘNG TRÊN CHIẾN 
TRƯỜNG (Tiết 1) 
 PHẦN I: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 1. Về kiến thức: 
 - Hiểu được ý nghĩa yêu cầu 
- Nắm được tác dụng của động tác đi khom, chạy khom. 
 2. Về kĩ năng: 
 - Thực hành được các động tác đi khom, chạy khom 
- Bước đầu biết vận dụng các động tác đi khom và chạy khom phù hợp với 
địa hình, địa vật và các tình huống. 
 3.Về thái độ: 
- Xây dựng ý thức, thái độ nghiêm túc trong học tập, không ngại khó, ngại 
bẩn. 
II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM 
1. Nội dung: Ý nghĩa - yêu cầu. Động tác đi khom, chạy khom. 
2. Trọng tâm: Động tác đi khom, chạy khom. 
III. THỜI GIAN: 45 PHÚT 
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Tổ chức: Theo đơn vị lớp học 
2. Phương pháp: Giảng và thuyết trình 
V. ĐỊA ĐIỂM: Sân thể dục trường THPT Đô Lương 
VI. VẬT CHẤT 
1. Giáo viên: 
 - Nghiên cứu bài 6 (SGK) 
- Súng AK hoặc CKC 12– 16 khẩu, bia số 4 hoặc số 7, cờ địch, cờ chỉ huy, còi. 
 - Tranh vẽ 1 bộ. 
 - Kiểm tra bãi tập, bố trí, chia khu vực luyện tập giữa các tiểu đội và giới hạn 
cự ly giữa cờ xanh, đỏ, vạch xuất phát, vạch đích phục vụ luyện tập cũng như trò 
chơi trên địa hình phù hợp. 
 2. Học sinh: 
 43 
 - Đọc bài 6 - SGK, chuẩn bị đúng, đủ trang phục theo quy định trước khi lên lớp. 
PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI 
I. TỔ CHỨC GIẢNG BÀI: 5 PHÚT 
1. Nhận lớp: 
 - Lớp trưởng kiểm tra quân số, trang phục, vũ khí, vật chất, báo cáo giáo viên. 
 - GV nhận lớp và kiểm tra lại. 
 2. Phổ biến những quy định của tiết học, quy định về sử dụng súng. 
 3. Hoạt động khởi động. 
 - Giáo viên đưa ra câu hỏi. 
+ Khi nhận nhiệm vụ tiếp cận địch thì chúng ta cần phải thực hiện những yêu 
cầu gì. 
+ Khi cần hạ thấp độ cao thì có phải thay đổi các tư thế,động tác hay không. 
+ Trong quá trình vận động trên chiến trường, nếu một chiến sĩ trong tiểu đội 
thực hiện sai kĩ thuật, bị địch phát hiện. Tiểu đội đó sẽ bị ảnh hưởng như thế nào.? 
Tại sao? 
 - Mỗi câu trả lời đúng tiểu đội sẽ tiến một bước. Tiểu đội nào tiến nhiều bước 
nhất là tiểu đội giành chiến thắng. 
 - Giáo viên kết luận, đối với độ cao ngang tầm ngực thì chiến sĩ thực hiện 
động tác đi khom. 
 4. Phổ biến ý định giảng bài. 
II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI 
1. Lên lớp: 15 phút 
NỘI DUNG – THỜI GIAN PHƯƠNG PHÁP 
VẬT 
CHẤT 
I - Ý NGHĨA – YÊU CẦU: 5 
phút 
1. Ý nghĩa 
Tư thế vận động là những động 
tác cơ bản thường vận dụng trong 
chiến đấu để nhanh chóng đến gần 
mục tiêu tìm mọi cách tiêu diệt 
địch. 
2. Yêu cầu 
GV nêu ý nghĩa sau đó phân 
tích, rút ra ý nghĩa của các 
động tác. 
GV nêu 2 yêu cầu, tập trung 
phân tích yêu cầu thứ nhất, 
hướng dẫn học sinh phân tích 
yêu cầu thứ 2 
*Khi phân tích cần làm rõ 
vị trí, nội dung và biện pháp 
Giáo 
án, 
SGK, 
SGV, 
Súng 
AK 
hoặc 
CKC 
6– 8 
khẩu, 
 44 
- Luôn quan sát địch, địa hình, 
địa vật và đồng đội, vận dụng các tư 
thế vận động phù hợp. 
- Hành động mưu trí, mau lẹ, bí 
mật. 
II - CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG 
TÁC CƠ BẢN KHI VẬN ĐỘNG 
1. Động tác đi khom 
Đi khom thường vận dụng trong 
trường hợp gần địch có địa hình, địa 
vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm 
ngực hoặc đêm tối sương mù địch 
khó phát hiện 
- Đi khom cao khi không có 
chướng ngại vật 
+TTCB: Chân trái bước lên một 
bước, mũi bàn chân hơi chếch sang 
phải, chân phải dùng mũi bàn chân 
làm trụ xoay gót lên cho người 
nghiêng sang phải( thu nhỏ mục 
tiêu), hai chân chùng, trọng lượng 
dồn đều vào hai chân, từ bụng trở 
lên cúi thấp, mắt quan sát địch, tay 
trái cầm ốp lót tay, tay phải cầm tay 
cầm, ngón trỏ đặt ngoài vành cò, 
mặt súng nghiêng sang trái, đầu 
nòng súng cao ngang mắt trái, súng 
ở tư thế sẵn sàng chiến đấu 
+ Khi tiến 
Chân phải bước lên đặt cả bàn 
chân xuống đất, mũi bàn chân chếch 
sang phải, hai chân vẫn chùng. Cứ 
như vậy tay nọ chân kia tiếp tục 
tiến. 
- Đi khom thấp thực hiện như đi 
thực hiện yêu cầu. 
Học sinh chú ý nghe giảng 
Học sinh cùng nhau trao 
đổi, phân tích yêu cầu thứ 2 và 
đưa ra ý kiến 
Lấy ví dụ để làm rõ vấn đề 
GV nêu trường hợp vận 
dụng 
GV nêu tình huống, cho HS 
quan sát hình 
Học sinh lấy ví dụ vật che 
khuất, che đỡ để làm rõ tình 
huống 
GV: - Hướng dẫn động tác 
theo 2 bước: 
+ Làm nhanh. 
+ Làm chậm có phân 
tích. 
HS: Quan sát hình vẽ, kết 
hợp chú ý GV làm mẫu và 
phân tích. 
GV: - Gọi 1 học sinh lên 
thực hiện lại động tác rồi mời 
một học sinh trong hàng nhận 
xét. 
GV kết luận và rút ra những 
điểm chú ý khi thực hiện động 
tác 
bia số 
4 hoặc 
số 7, 
cờ 
địch, 
cờ chỉ 
huy, 
còi. 
 45 
khom cao chỉ khác hai chân chùng 
hơn, người cúi thấp hơn 
- Chú ý 
 + Thuận tay trái động tác làm 
ngược lại. 
+ Khi mang súng trường tay phải 
cầm cở báng súng. 
+ Khi đi khom người không 
được nhấp nhô, không ôm súng. 
+ Trong chiến đấu không có 
khẩu lệnh nhưng trong khi tập có 
thể sử dụng khẩu lệnh: “Đi khom 
cao chuẩn bị - Tiến” 
2. Động tác chạy khom: 
Thường vận dụng trong trường 
hợp cần vận động nhanh từ địa hình 
này sang địa hình khác. 
Động tác cơ bản như động tác đi 
khom chỉ khác tốc độ nhanh hơn, 
bước chân dài hơn. 
- GV nêu tình huống phân 
tích và chỉ ra điểm khác nhau 
giữa 2 động tác. 
- Làm mẫu động tác. 
- Gọi 1 HS thực hiện lại. 
- Nhận xét, kết luận và 
chuyển 
2. Kế hoạch luyện tập 
Mục 
tiêu 
Nội 
dung 
Thời 
gian 
Tổ chức và 
phương pháp 
Vị trí 
và 
hướng 
tập 
Ký, tín 
hiệu 
luyện 
tập 
Người 
phụ 
trách 
Vật 
chất 
Hiểu 
được ý 
nghĩa, 
yêu 
cầu. 
Thực 
hiện kỉ 
thuật 
động 
tác đi 
khom 
 Ý 
nghĩa, 
yêu 
cầu. Đi 
khom 
chạy 
khom 
18 
phút 
+ Tổ chức: -
Lấy đội hình 
lớp học để giới 
thiệu nội dung. 
- Lấy đội hình 
tổ, tiểu đội, cá 
nhân nằm 
trong đội hình 
tổ, tiểu đội để 
luyện tập. 
+Phương 
GV 
quy 
định 
rõ 
Còi, 
kết hợp 
với 
khẩu 
lệnh 
của 
giáo 
viên 
Tổ 
trưởng, 
tiểu đội 
trưởng, 
giáo 
viên 
Giáo 
án, 
trang 
phục, 
tranh 
các tư 
thế, 
động 
tác cơ 
bản 
vận 
 46 
chạy 
khom 
pháp: Luyện 
tập theo 4 
bước: - Bước 
1: Từng người 
tự nghiên cứu( 
Ý nghĩa, yêu 
cầu, nhớ lại 
động tác, khẩu 
lệnh, nội dung 
nào chưa rõ 
hỏi lại giáo 
viên. 
- Bước 2: 
Từng người 
luyện tập 
- Bước 3: 
Tổ(nhóm) 
luyện tập 
- Bước 4: Tiểu 
đội luyện tập. 
 động 
trên 
chiến 
trường 
,bãi tập 
có cắm 
cờ 
xanh, 
đỏ giới 
hạn vị 
trí thực 
hiện 
khom 
cao, 
khom 
thấp, 
chạy 
khom, 
Súng 
tiểu 
liên 
AK: 16 
khẩu. 
3. Phát tình huống vận dụng động tác đi khom, chạy khom. 
Mục 
tiêu, 
yêu cầu 
Nội 
dung 
Thời 
gian 
Cách thức tổ 
chức 
Vị trí 
và 
hướng 
tập 
Ký, tín 
hiệu 
luyện 
tập 
Người 
phụ 
trách 
Vật 
chất 
Thực 
hiện 
yêu 
cầu, kỉ 
thuật 
động 
tác đi 
khom 
chạy 
khom. 
Chấp 
hành 
 Động 
tác đi 
khom 
chạy 
khom 
4 
phút 
Giáo viên nêu 
tình huống. 
- Tổ bộ binh 
1nhận nhiệm 
vụ trinh sát 
địch, trong 
tình hình đêm 
tối có sương 
mù, có địa 
hình địa vật 
che đỡ, che 
khuất cao 
GV 
quy 
định 
tùy 
vào 
địa 
hình 
Còi, 
kết hợp 
với 
khẩu 
lệnh 
của 
giáo 
viên 
Giáo 
viên, 4 
tiểu đội 
trường 
Giáo 
án, 
trang 
phục, 
tranh 
các tư 
thế, 
động 
tác cơ 
bản 
vận 
động 
 47 
kỷ luật, 
hướng 
dẫn của 
giáo 
viên, 
thực 
hiện 
đúng 
kỹ 
thuật 
động 
tác 
ngang tầm 
ngực. Chiến sĩ 
số 1 cần cơ 
động tiếp cận 
điểm A cách 
đây 20m để 
quan sát mục 
tiêu. 
Học sinh: 
- Thực hiện 
động tác theo 
yêu cầu của 
tình huống để 
vận động đến 
điểm A. 
GV và các học 
sinh quan sát, 
nhận xét 
 trên 
chiến 
trường 
,bãi tập 
có cắm 
cờ 
xanh, 
đỏ giới 
hạn vị 
trí thực 
hiện 
khom 
cao, 
khom 
thấp, 
chạy 
khom, 
Súng 
tiểu 
liên 
AK: 16 
khẩu. 
III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG. 3 phút 
 - Giải đáp những vấn đề Hs còn thắc mắc. 
 - Hệ thống nội dung tiết học. GV đặt câu hỏi để củng cố kiến thức của học 
sinh: 
 + Nêu tình huống giả định vận dung động tác đi khom – chạy khom: Gọi mỗi 
tiểu đội một người lên xử lý tình huống để kiểm tra. 
 - GV nhận xét về thái độ học tập của học sinh trong tiết học 
 - Nhận xét đánh giá, cho điểm tiết học 
 - Kiểm tra sĩ số, vật chất. 
 - Xuống lớp. 
Rút kinh nghiệm 
.. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_tinh_huong_sat_thuc_te_doi_song_t.pdf
Sáng Kiến Liên Quan