Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh giải bài toán tin học trên máy tính

Như tôi đã trình bày ở trên, sử dụng phần mềm và kết hợp các phần mềm tiện ích vào thiết kế giáo án điện tử, khai thác các chức năng của các phần mềm để nhằm nâng cao chất lượng học trên lớp, giải bài tập trên máy của học sinh là phương pháp mới cần được ứng dụng để đem lại kết quả tốt nhất trong việc dạy và học của thầy và trò. Đó còn là một cách tiếp cận công nghệ thông tin phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn tiếp thu và sử dụng tin học trong nhà trường của cả giáo viên và học sinh.

a. Có thể nói khó khăn lớn nhất khi thực hiện giáo án điện tử (GAĐT), tổ chức tiết thực hành, giải bài tập trên phòng máy tính đó là trang thiết bị, phương tiện và cách sử dụng phần mềm tin học. Mặc dù trong xu thế CNTT phát triển như vũ bão hiện nay nhưng việc trang bị những phương tiện giảng dạy như máy tính xách tay, máy chiếu đa chức năng (Multimedia projector), phòng máy thực hành cho học sinh,. Vẫn còn là một vấn đề rất khó khăn với ngành giáo dục nói chung và các trường THPT nói riêng.

b. Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng GAĐT, sử dụng các thiết bị bổ trợ vì cho rằng mất nhiều thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện một bài giảng, tổ chức một tiết bài tập có ứng dụng CNTT một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên màn chiếu(slide) là một điều không phải dễ dàng đối với nhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi số tiết của mỗi giáo viên trong tuần là khá lớn, trang thiết bị còn thiếu nên giáo viên ít khi nghĩ đến điều này. Giáo viên còn ngại sử dụng GAĐT, các phần mềm ứng dụng, phương tiện tin học, hơn nữa nhà quản lí giáo dục cũng chưa mặn mà lắm với việc đầu tư những trang bị đắt tiền cho việc dạy và học.

c. Ngoài kiến thức chuyên môn, để thực hiện được GAĐT, giáo viên cần phải trang bị được cho mình những kiến thức căn bản về tin học, sử dụng thành thạo phần mềm Power Point, Lecture maker, ViOlet, NetOp School. biết khai thác tài liệu phục vụ giảng dạy từ nhiều nguồn khác nhau như sưu tầm trên Internet, từ các đĩa phim tài liệu, Công việc này đòi hỏi giáo viên phải có niềm đam mê thật sự với công việc, sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ, chịu khó học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp. để săn tìm tư liệu, phần mềm bổ trợ phục vụ cho công tác giảng dạy. Trong khi trình độ sử dụng máy vi tính, sử dụng các phần mềm tiện ích và khai thác thông tin từ mạng Internet của đa số giáo viên còn hạn chế thì đây cũng là một trở ngại không nhỏ đến việc dạy học bằng GAĐT hay tổ chức những tiết bài tập trên phòng máy.

d. Nhiều trường học trên địa bàn huyện đã được trang bị phòng máy vi tính, tuy nhiên hầu như chưa khai thác được nhiều khả năng của máy tính mang lại. Vì tôi ở một trường huyện nên có nhiều đối tượng học sinh học tập tại đây. Kiến thức học sinh cũng như thái độ học tập quá chênh lệch. Chính vì thế hiệu quả của việc giảng dạy chưa thật sự thuyết phục, giáo viên cũng không có điều kiện để tìm hiểu về kỹ năng sử dụng GAĐT, kỹ năng sử dụng phần mềm tin học, sử dụng trang thiết bị tin học bổ trợ

Chính vì những khó khăn trên mà việc ứng dụng CNTT trong dạy học trên địa bàn huyện nói chung và trong trường nói riêng còn rất hạn chế. Với số lượng máy chiếu đa năng trong các trường ít ỏi như hiện nay thì việc đa số giáo viên biết soạn giảng GAĐT, biết sử dụng thành thạo GAĐT, trang thiết bị bổ trợ, phần mềm tin học ứng dụng để dạy và học là một mục tiêu mà cần phải một thời gian nữa mới có thể đạt được.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh giải bài toán tin học trên máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 viên không phải mất nhiều thời gian để đi đến các máy xem bài làm học sinh, hướng dẫn các em học sinh. Mà giáo viên có thể ngồi tại máy giáo viên đã được cài đặt phần NetOp Teacher để hướng dẫn theo dõi học sinh làm bài, trao đổi với học sinh nếu cần, mà không làm ảnh hưởng đến các học sinh khác đang giải bài tập. Đặc biệt điểm mạnh của phần mềm này là cho phép đưa bài giải mẫu của giáo viên hoặc bài giải của học sinh khá giỏi để cả lớp nhận xét đánh giá hoặc ghi chép. Đồng thời phần mềm cho phép ghi và phát lại các thao tác của học sinh nào đó đang ngồi ở một máy bất kỳ khi đang thực hành trong khoảng thời gian nào đó, hơn thế nữa phần mềm cho phép khóa bàn phím, chuột của một hoặc cả phòng máy nếu giáo viên không muốn cho học sinh sử dụng bàn phím, chuột và còn nhiều tiện ích khác nữa ... Nhờ vậy thông qua phần mềm này giúp giáo viên có thể thiết kế và tổ chức một tiết giải bài tập tại phòng máy với kết quả rất khả quan. 
	NetOp School là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể quản lý theo dõi được quá trình làm bài của học sinh trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. Giúp giáo viên tương tác trao đổi với học sinh, phù hợp với mọi đối tượng học sinh khá, trung bình, yếu trong khi giải bài tập. 
NetOp School có giao diện được thiết kế trực quan và dễ sử dụng, có ngôn ngữ giao tiếp bằng tiếng Anh thì phần nào gây khó khăn cho những ai mới tiếp xúc lần đầu. Nhưng sẽ rất dễ dàng cho những ai biết tìm tòi học hỏi. Với những tính năng trên khi tổ chức tiết bài tập cho học sinh giải trực tiếp trên máy sẽ mang lại nhiều hữu ích, giờ học sẽ trở nên sống động, thu hút sự chú ý của học sinh vào giải bài tập. Đây cũng là động lực thúc đẩy học sinh phát huy tính sáng tạo, tự giác, tích cực trong học tập.
Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm của mình, nếu kết hợp được các phần mềm đó với nhau thì rất có hiệu quả. Từ suy nghĩ trên với việc được tham gia tập huấn các lớp bồi dưỡng tin học, niềm đam mê trong ngành nên thúc đẩy tôi tìm tòi học hỏi nên đã sử dụng thành thạo và kết hợp một số phần mềm tiện ích trong việc thiết kế giáo án điện tử, tổ chức các tiết bài tập trên phòng máy mà theo bản thân tôi cảm thấy cần phải phát huy. Cách làm đó có tác dụng thực sự cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở nhà trường THPT. 
PHẠM VI ĐỀ TÀI :
PowerPoint, Lecture maker, ViOlet, NetOp School... là những phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính, quản lý quan sát học sinh khi thực hành, giải bài tập một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. 
	Với đề tài này, tôi không có tham vọng viết tất cả công dụng của các phần mềm trong thiết kế giáo án điện tử, quản lý học sinh trên phòng máy, theo dõi trao đổi với học sinh khi giải bài tập... Từ thực tế những việc đã làm được tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến để đồng nghiệp cùng trao đổi bàn bạc, rút ra kinh ngiệm và vận dụng một cách có hiệu quả các phương tiện hiện đại, công cụ phần mềm vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Phaùt huy öùng duïng coâng ngheä thoâng tin cho hoïc sinh giaûi baøi toaùn tin hoïc treân maùy tính”
PHẦN I: THỰC TRẠNG
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH:
Như tôi đã trình bày ở trên, sử dụng phần mềm và kết hợp các phần mềm tiện ích vào thiết kế giáo án điện tử, khai thác các chức năng của các phần mềm để nhằm nâng cao chất lượng học trên lớp, giải bài tập trên máy của học sinh là phương pháp mới cần được ứng dụng để đem lại kết quả tốt nhất trong việc dạy và học của thầy và trò. Đó còn là một cách tiếp cận công nghệ thông tin phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn tiếp thu và sử dụng tin học trong nhà trường của cả giáo viên và học sinh.
a. Có thể nói khó khăn lớn nhất khi thực hiện giáo án điện tử (GAĐT), tổ chức tiết thực hành, giải bài tập trên phòng máy tính đó là trang thiết bị, phương tiện và cách sử dụng phần mềm tin học. Mặc dù trong xu thế CNTT phát triển như vũ bão hiện nay nhưng việc trang bị những phương tiện giảng dạy như máy tính xách tay, máy chiếu đa chức năng (Multimedia projector), phòng máy thực hành cho học sinh,... Vẫn còn là một vấn đề rất khó khăn với ngành giáo dục nói chung và các trường THPT nói riêng.
b. Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng GAĐT, sử dụng các thiết bị bổ trợ vì cho rằng mất nhiều thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện một bài giảng, tổ chức một tiết bài tập có ứng dụng CNTT một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên màn chiếu(slide) là một điều không phải dễ dàng đối với nhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi số tiết của mỗi giáo viên trong tuần là khá lớn, trang thiết bị còn thiếu nên giáo viên ít khi nghĩ đến điều này. Giáo viên còn ngại sử dụng GAĐT, các phần mềm ứng dụng, phương tiện tin học, hơn nữa nhà quản lí giáo dục cũng chưa mặn mà lắm với việc đầu tư những trang bị đắt tiền cho việc dạy và học.
c. Ngoài kiến thức chuyên môn, để thực hiện được GAĐT, giáo viên cần phải trang bị được cho mình những kiến thức căn bản về tin học, sử dụng thành thạo phần mềm Power Point, Lecture maker, ViOlet, NetOp School... biết khai thác tài liệu phục vụ giảng dạy từ nhiều nguồn khác nhau như sưu tầm trên Internet, từ các đĩa phim tài liệu,  Công việc này đòi hỏi giáo viên phải có niềm đam mê thật sự với công việc, sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ, chịu khó học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp... để săn tìm tư liệu, phần mềm bổ trợ phục vụ cho công tác giảng dạy. Trong khi trình độ sử dụng máy vi tính, sử dụng các phần mềm tiện ích và khai thác thông tin từ mạng Internet của đa số giáo viên còn hạn chế thì đây cũng là một trở ngại không nhỏ đến việc dạy học bằng GAĐT hay tổ chức những tiết bài tập trên phòng máy.
d. Nhiều trường học trên địa bàn huyện đã được trang bị phòng máy vi tính, tuy nhiên hầu như chưa khai thác được nhiều khả năng của máy tính mang lại. Vì tôi ở một trường huyện nên có nhiều đối tượng học sinh học tập tại đây. Kiến thức học sinh cũng như thái độ học tập quá chênh lệch. Chính vì thế hiệu quả của việc giảng dạy chưa thật sự thuyết phục, giáo viên cũng không có điều kiện để tìm hiểu về kỹ năng sử dụng GAĐT, kỹ năng sử dụng phần mềm tin học, sử dụng trang thiết bị tin học bổ trợ
Chính vì những khó khăn trên mà việc ứng dụng CNTT trong dạy học trên địa bàn huyện nói chung và trong trường nói riêng còn rất hạn chế. Với số lượng máy chiếu đa năng trong các trường ít ỏi như hiện nay thì việc đa số giáo viên biết soạn giảng GAĐT, biết sử dụng thành thạo GAĐT, trang thiết bị bổ trợ, phần mềm tin học ứng dụng để dạy và học là một mục tiêu mà cần phải một thời gian nữa mới có thể đạt được.
TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH :
Xuất phát từ những thực tế trên, trong quá trình công tác giảng dạy, tôi nhận thấy có một số kết quả sau:
- Giáo viên rất lúng túng trong việc khai thác CNTT cho tiết bài tập. Nhiều giáo viên tỏ ra thiếu tự tin khi nhắc đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học, thậm chí có người còn cho rằng không thể làm được. Chính vì nguyên nhân họ chưa thật sự xem đó là công cụ quan trọng cần phải nghiên cứu về cách sử dụng, kỹ năng thao tác và đào sâu chuyên môn CNTT.
- Việc vận dụng những phương pháp giải các bài toán tin học trong những năm vừa qua chưa thật sự đem lại những kết quả cao, kéo theo chất lượng học sinh chưa thật sự tốt, học sinh còn thiếu sự chủ động và tính sáng tạo, học tập còn máy móc và ít hứng thú tự mình tư duy, các em chỉ học được những gì cơ bản nhất chứ chưa có sự đầu tư, tìm tòi những tri thức mới, chưa thực sự “hiểu” và “lĩnh hội” được phương pháp đưa thuật toán từ dạng sơ đồ khối, thuật toán dạng liệt kê để đưa vào một ngôn ngữ lập trình viết thành một chương trình giải bài toán trên máy tính.
	- Rất nhiều học sinh chưa được tiếp cận với cách giải bài toán tin học, rất lúng túng khi xây dựng các biến, hằng, thủ tục, hàm... trong khi viết chương trình để giải bài toán. Nhiều em không biết bắt đầu từ đâu, viết như thế nào, thứ tự câu lệnh ra sao... Kết quả dẫn đến bài giải của các em không hiệu quả, chưa chính xác, chương trình còn mắc nhiều lỗi cú pháp cũng như về lỗi ngữ nghĩa. 
- Khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp giải bài tập theo phương pháp truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả mang lại dù có cao song cũng không đồng đều giữa các đối tượng học sinh, tính tích cực và hứng thú học tập của học sinh cũng chưa cao.
Đây là kết quả thu được từ học sinh lớp 11A5, 11A6 trường THPT Trường Chinh qua đợt kiểm tra thường xuyên sau khi học xong bài “CẤU TRÚC LẶP” bài 10 tin học 11 dành cho THPT.
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A5
44
5
11,4
14
31,8
18
40,9
7
15,9
11A6
37
3
8,1
11
29,7
17
46,0
6
16,2
Rõ ràng không thể phủ nhận kết quả của cách giải bài tập theo phương pháp truyền thống, song kết quả khảo sát như trên là chưa thực sự đồng đều và chưa thỏa lòng mong muốn của giáo viên.
PHẦN II: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG 
ÄHoạt động 1: Xây dựng sơ đồ thuật toán cho các bài tập:
Bước này là khâu chuẩn bị của giáo viên trước khi đến lớp, là bước quan trọng giúp học sinh định hướng được cách giải quyết bài toán. Ở phần này giáo viên có thể soạn thành các slide trên PowerPoint để trình chiếu bằng máy chiếu, nếu không có máy chiếu giáo viên có thể dùng công cụ Demonstrate có trong NetOp School để soi Desktop của máy giáo viên các máy tính trong phòng thực hành để học sinh thao khảo.
Lấy ví dụ trong tiết bài tập(tiết PPCT 23) sau khi học xong bài “ Kiểu mảng và biến có chỉ số”, tôi tổ chức và thiết kế một tiết bài tập trên các slide trên phần mềm Power Point như sau:
Slide 1:
- Đây là Slide được chiếu lên màn chiếu để học sinh thấy được yêu cầu bài toán.
- Giáo viên yêu cầu học sinh xác định Input và Output cho bài toán.
- Giáo viên cho xuất hiện Input và Output để học sinh thấy rõ yêu cầu của bài toán. 
.
Slide 2:
	Đây là Slide nhằm giúp học sinh nhìn thấy một cách trực quan hơn một hướng giải quyết bài toán dạng “kiểm tra tính chất của một dãy số”. Từ đó giúp học sinh tư duy, tích cực trao đổi nhóm với bạn bè, với thầy cô, thấy rõ được tính dừng, tính đúng đắn của thuật toán. Từ sơ đồ khối này học sinh trung bình cũng có thể vận dụng kiến thức đã học, dùng ngôn ngữ lập trình để chuyển thành những câu lệnh theo một trình tự sao cho tạo thành một chương trình giải bài toán như yêu cầu của đề. 
	Đây chỉ là một cách giải bài toán dạng này, còn nhiều cách giải khác mà tôi không đưa ra. Trong quá trình giải bài tập học sinh có thể sáng tạo ra nhiều phương pháp giải khác có thể hay hơn, xúc tích hơn nhưng phải đảm bảo các tính chất: tính xác định, tính dừng và tính đúng đắn. 
Ä Hoạt động 2: Tổ chức thực hiện trên phòng máy:	
	Cho học sinh ổn định ngồi vào bàn máy tính, cho học sinh khởi động máy xong. Giáo viên yêu cầu học sinh tập trung lên màn chiếu, nếu không có máy chiếu giáo viên có thể dùng công cụ Demonstrate của phần mềm NetOp School soi các Slide từ máy giáo viên lên các máy học sinh để học sinh trao đổi và xác định yêu cầu bài toán và đưa ra hướng giải quyết. 
	Sau khi cho 2 Slide xuất hiện và học sinh phát biểu, trao đổi nhóm xong, giáo viên cho học sinh bắt đầu vận dụng kiến thức đã học về ngôn ngữ lập trình để diễn đạt thành các câu lệnh, tạo thành một chương trình hoàn chỉnh sao cho máy có thể hiểu, thực thi và đưa ra được Input của bài toán.
	Giáo viên bám sát hoạt động của lớp, bằng cách mở NetOp Teacher để quan sát các cách giải quyết bài toán sau khi có được thuật toán dạng sơ đồ khối. Sau khi mở NetOp Teacher thì mà hình xuất hiện như sau:
Giáo viên phải xác định vị trí máy tương ứng với tên máy hiện trong cửa sổ NetOp Teacher để biết học sinh nào đang ngồi ở máy tên gì và học sinh đó đang làm những gì. Với giao diện đồ họa của NetOp Teacher như trên thì phần nào cũng gây lúng túng cho giáo viên mới sử dụng lần đầu. Do đó giáo viên nên sử dụng phần mềm một vài lần để biết chức năng của nó. Có thể xem hướng dẫn sử dụng trên mạng Internet, có thể vào mạng Internet dùng máy tìm kiếm, ví dụ như tôi vào trang www.google.com.vn để tìm hướng dẫn và tải phiên bản NetOp School 3.0 hoặc các phiên bản mới hơn (có thể là phiên bản dùng thử vì đây là phần mềm có bản quyền cần phải được đăng kí).
	Giả sử giáo viên muốn xem học sinh ngồi máy 06 đang giải bài toán như thế nào ta chọn máy 06 sau đó chọn Control để xem bài làm của học sinh như thế nào? Có bị vướn mắc chỗ nào không? Nếu giáo viên cần trao đổi với học sinh vào công cụ Chat như sau:
	Giáo viên có thể vào mục Chat hoặc Sent Message để trao đổi phương pháp và kĩ năng viết chương trình. Nếu học sinh lúng túng giáo viên có thể sử dụng công cụ Control với toàn quyền điều khiển như đang ngồi trên máy học sinh, có thể biên dịch và hiệu chỉnh bài làm của học sinh, giúp học sinh thấy được lỗi cú pháp hoặc lỗi ngữ nghĩa mà học sinh không phát hiện được. 
Việc theo dõi quá trình thực hành giải bài tập của học sinh trên máy giáo viên rất hữu ích:
	C Học sinh tích cực tập trung giải bài tập vì ngại giáo viên phát hiện làm việc riêng hoặc không làm bài tập.
	C Giáo viên có thể trao đổi với học sinh trung bình, yếu, kém bằng công cụ Chat mà điều đó nếu phát biểu bằng lời thì học sinh ngại mặt cảm với bạn bè.
	C Giáo viên có thể tiết kiệm được thời gian đi lại giữa các máy để sửa bài cho học sinh, bằng cách này giáo viên chỉ ngồi tại máy của mình để hiệu chỉnh bài làm của học sinh. 
	C Còn rất nhiều tiện ích trong chương trình NetOp School mà tôi chưa ứng dụng vào hoặc được bổ sung trong những phiên bản mới hơn mà tôi chưa khai thác.
 Ví dụ: Tôi dùng công cụ Control để xem bài làm của học sinh trên máy 13 thì trên máy tôi nhận được như sau:
Nếu đây là một bài của học sinh khá giỏi, có phương pháp giải và kĩ năng lập trình tốt ta có thể làm bài mẫu dùng máy chiếu soi lên màn chiếu để học sinh khác tham khảo và so sánh với bài làm của mình. Tôi thấy công cụ này rất hữu ích khi học sinh so sánh được bài làm của mình với bài tập mẫu giáo viên soi lên màn chiếu. Từ đó trao đổi với nhau rút ra kinh nghiệm, học hỏi được nhiều phương pháp giải mới, kĩ năng lập trình mới ở nơi bạn bè thầy cô.
	Hoàn thành xong bài tập 1 tôi tiếp tục cho học sinh giải bài tập 2 dạng tương tự như bài tập 1 thông qua 2 Slide tôi soi lên màn chiếu. Điều này sẽ làm rõ hơn yêu cầu và dễ dàng hơn cho học sinh bắt tay vào viết chương trình giải bài toán trực tiếp trên máy. 
Nội dung Slide 3 như sau:
- Tôi tiếp tục yêu cầu học sinh xác định Input và Output của bài toán.
- Sau đó tôi cho xuất hiện Input và Output như Slide bên để học sinh thấy rõ yêu cầu của bài toán. 
	Sau khi học sinh nhận xét và đưa ra Input và Output của bài toán tôi yêu cầu học sinh phát vấn thuật toán, cho học sinh trao đổi với nhau và đưa ra nhiều phương pháp giải quyết. Đặc biệt, điều thú vị trong giải bài toán tin học thì mỗi bài toán có nhiều phương pháp giải khác nhau, mỗi thuật toán có độ phức tạp, tính tường minh khác nhau. Do đó giáo viên phải khéo léo, sáng tạo theo học sinh, không nên cứng nhắc dễ dẫn đến sai sót trong khi giải toán. Sau khi học sinh trao đổi, đưa ra nhận xét chung phương pháp giải toán trên xong tôi cho xuất hiện slide 4 mô phỏng thuật toán bằng sơ đồ khối như sau:
Cũng như hướng giải quyết của bài toán 1 học sinh sẽ được trực tiếp làm bài trên máy và trao đổi với bàn bè, trao đổi với giáo viên. Trong quá trình học sinh giải bài toán giáo viên theo quan sát cả lớp một cách tổng quát với phần mềm NetOp Teacher như hình như sau: 
	Vẫn thực hiện hướng giải quyết như bài toán 1, nếu còn thời gian giáo viên sẽ test thử các bài làm của học sinh, qua đó giáo viên đưa ra nhận xét các phương pháp mới lạ có thể học sinh sáng tạo, khác với thuật toán sơ đồ khối giáo viên đưa ra trong slide. Qua đó giáo viên và học sinh sẽ thu lượm và gặt hái được nhiều phương pháp giải mới và có thể hấp dẫn hơn sơ đồ khối như tôi đã đưa ra. Điều đó gây nhiều hứng thú cho các em học sinh và giáo viên khi tham gia giải bài tập theo phương pháp này. Theo tôi phương pháp giải bài toán trực tiếp trên máy sẽ tạo cho học sinh sức sáng tạo, gây hứng thú cho học sinh tham gia giải bài tập và đặc biệt tạo được vết nhớ lâu dài trong học sinh.
PHẦN III: KẾT QUẢ
Sau một quá trình nghiên cứu và vận dụng trong hai năm liền, tôi thấy các giáo viên trường THPT Trường Chinh giảng dạy bằng GAĐT, kết hợp cho học sinh làm bài trên máy tính hoặc dùng máy chiếu vật thể để đưa bài giải học sinh lên cho lớp thảo luận trao đổi. Tôi đã thực hiện được nhiều tiết dạy bằng GAĐT kết giải bài tập trực tiếp trên máy tính tại trường. Sau mỗi tiết dạy, tôi đã cùng các đồng chí giáo viên của tổ thảo luận, góp ý, rút kinh nghiệm và đi đến nhận xét thống nhất: GAĐT, phần mềm ứng dụng và phương tiện hỗ trợ dạy học... đã góp phần cải tiến rõ rệt chất lượng học tập của học sinh và nâng cao chất lượng nghiệp vụ của giáo viên. Đến thời điểm hôm nay toàn thể tổ: Lý – Tin – Công nghệ trường THPT Trường Chinh đã sử dụng rộng rãi CNTT vào trong dạy học và trong năm học 2008 - 2009 cũng như năm học 2009 - 2010 này hầu hết các tiết thao giảng của giáo viên đều có sử dụng GAĐT. Đồng thời ban giám hiệu nhà trường cũng đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như khuyến khích giáo viên sử dụng GAĐT, đưa CNTT vào trong giảng dạy.
 Bên cạnh đó chất lượng khảo sát học sinh sau tiết dạy bài “KIỂU MẢNG” bài 11 tin học 11 dành cho THPT, tôi đã cho học sinh giải bài tập trực tiếp trên máy tính bằng phương pháp như trên ở hai lớp khác nhau. Sau đó tôi đã khảo sát bằng bài kiểm tra thường xuyên đã cho thấy việc giải bài tập trên máy theo phương pháp mới như trên đã góp phần nâng cao chất lượng đại trà của học sinh, chất lượng học tập của học sinh cũng đồng đều hơn. Cụ thể:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A5
44
11
25,0
15
34,1
17
38,6
1
2,3
11A6
37
7
19,0
15
40,5
13
35,1
2
5,4
KẾT LUẬN
Thành công của giải pháp:
	- Từ một phương pháp giải bài tập truyền thống là phấn trắng bảng đen đã thay bằng phương pháp mới, đó là giải bài toán trực tiếp trên máy nghĩa là ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy. Đổi mới hoàn toàn phương pháp đứng lớp phấn trắng bảng đen. Giải pháp đề tài này dẫn dắt cho học sinh tìm ra phương pháp giải mới, phát huy được sức sáng tạo, thúc đẩy tính tích cực, tạo niềm đam mê cho học sinh trong những tiết bài tập. 
	- Giúp giáo viên bám sát được học sinh, theo dõi quan sát và trao đổi kiến thức với học sinh bằng một phương pháp mới đó là thông qua công cụ phần mềm tiện ích giúp các em học sinh yếu kém tự tin hơn, say mê tìm tòi học hỏi dễ dàng tiếp cận với giáo viên, gây được hứng thú học tập cho các em, giúp các em tự giác, chủ động học tập hơn, tự tìm cho mình phương pháp giải toán phù hợp.
Phạm vi áp dụng:
	- Đề tài này được áp dụng cho tất cả các trường học nói chung và trường THPT nói riêng nếu thấy phù hợp.
	- Giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy bằng giáo án điện tử, kết hợp phần mềm tin học và đưa các thiết bị bổ trợ vào trong giảng dạy.
Kiến nghị với nhà trường và với Sở Giáo dục và Đào tạo
	- Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương,các cấp quản lý giáo dục và liên kết với phụ huynh học sinh để tăng cường hơn nữa các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho giáo dục.
	- Tăng cường các đợt tập huấn chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho toàn thể giáo viên, nhằm tạo kiến thức kỹ năng về tin học giúp giáo viên tự tin, sáng tạo ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy.
	- Có những biện pháp tích cực khuyến khích cán bộ giáo viên tự học tập nâng cao trình độ tin học và xây dựng ý thức vận dụng CNTT vào dạy học, luôn xem việc ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy là giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và học.
	- Mặc dù đây chỉ là một giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học và tôi đã có nhiều cố gắng trong việc chọn lọc giải pháp và kiến thức trình bày, nhưng chắc chắn phương pháp đưa ra không tránh khỏi những thiếu sót khách quan. Qua đây tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của hội đồng khoa học, của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. 
	Xin chân thành cảm ơn!
	Ninh Sơn, tháng 06 năm 2010
	Người viết
	Trần Quốc Minh

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_Tran_Quoc_Minh.doc
Sáng Kiến Liên Quan