Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực sử dụng ngôn ngữ trong các giờ nói Tiếng Anh của học sinh Tiểu học

Cơ sở lí luận

Mục tiêu giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em. Để đạt được mục tiêu này việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học là rất cần thiết. Trong dạy học ngoại ngữ quan điểm này càng đúng vì không có ai có thể thay thế người học trong việc nắm vững các kiến thức ngôn ngữ và sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của các em. Phương pháp dạy học ngoại ngữ chọn giao tiếp là phương hướng chủ đạo, năng lực giao tiếp là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học ( dạy học trong giao tiếp, bằng giao tiếp và để giao tiếp ).Trong số các môn học ở bậc Tiểu học, có thể nói bộ môn Tiếng Anh là một môn học được đổi mới một cách triệt để nhất, từ nội dung, chương trình sách giáo khoa đến phương pháp dạy học bộ môn. (chương trình SGK/ TA cũ). Nếu như trước đây giáo viên chủ yếu dạy theo phương pháp truyền thống như “học thuộc lòng, nghe nhắc lại ”, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, phân tích ngữ pháp có kết hợp với đàm thoại, về thực chất là thầy truyền đạt, giảng giải, trò tiếp nhận và ghi nhớ, thì giờ đây (CT SGK mới) đổi mới phương pháp dạy học là thầy là người tổ chức, giúp đỡ hoạt động học tập của học sinh, còn học sinh là người chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học tập. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới về nội dung, chương trình sách giáo khoa cho phù hợp với việc dạy học theo phương pháp mới. Sách giáo khoa được biên soạn theo quan điểm chủ điểm (me and my friend, me and my school, me and my family, me and the world around ), các kĩ năng được luyện phối hợp trong các dạng bài tập và các hoạt động học tập khác nhau nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát triển được cả bốn kĩ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết, qua đó nâng cao được năng lực sử dụng ngôn ngữ nói chung.

 

doc44 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực sử dụng ngôn ngữ trong các giờ nói Tiếng Anh của học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc cấp phát
Nhóm băng, đĩa, casstte
Nhóm các hình vẽ minh họa
Nhóm các phương tiện kỹ thuật hiện đại: Máy chiếu, máy tính và máy chiếu đa năng Projector
Nhóm đồ dùng dạy học tự làm.
a- Loại tranh ảnh được cấp, phát
	Khi dạy các lớp 3 tôi thường xuyên sử dụng những bức tranh này để vào bài học hoặc giới thiệu chủ đề bài học.
Ví dụ: SGK tiếng Anh 3, Unit 2: What’s your name?
Tôi sử dụng tranh về các nhân vật, treo tranh lên bảng và đặt câu hỏi hoặc yêu cầu học sinh đặt câu hỏi “ What’s your name?” để học sinh khác trả lời.
 “Look at the people below and answer their name”.
Tôi gợi ý cho học sinh nhắc lại tên các nhân vật trong tranh để việc thực hành nói được dễ dàng hơn.
 Trước tiên, tôi yêu cầu 1 học sinh khá (giỏi) trong lớp cùng tôi làm mẫu:
T: What’s your name?
St: My name’s Peter.
Sau đó tôi yêu cầu học sinh làm việc theo cặp hỏi và trả lời tên với các bạn trong và ngoài lớp mình.
	Giáo viên cần lưu ý khi sử dụng tranh: Tranh ảnh phải to, rõ ràng để học sinh cuối lớp có thể nhìn được. Tranh ảnh phải có tính sư phạm cao để tránh sự sao lãng của học sinh khi sử dụng. Giáo viên cần chọn những tranh ảnh mang tính nội dung giao tiếp cao và trực tiếp sử phục vụ việc luyện nghe, nói, đọc, viết. Tránh sử dụng tranh ảnh mang tính hình thức.
b- Các phương tiện kĩ thuật hiện đại: Máy chiếu, máy tính và máy chiếu đa năng Projector
Hiện nay, đa số các trường đã được trang bị máy vi tính, các phương tiện nghe nhìn như máy chiếu Projector, các phương tiện truyền thông khác, nhiều trường đã kết nối Internet. Công nghệ thông tin giờ đây đóng vai trò như một phương tiện, thiết bị dạy học.
Chúng ta không thể phủ nhận tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong điều kiện hiện nay. Khi chúng ta sử dụng công nghệ thông tin, máy tính và máy chiếu đa năng trong giờ dạy tiếng Anh chúng ta sẽ thấy được những ưu việt của nó:
Gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Khai thác triệt để nội dung cần truyền thụ đến học sinh.
Giáo viên có thể thực hiện được hết ý tưởng của mình cho tiết dạy mà phương pháp dạy học truyền thống chưa thể thực hiện được.
Giáo viên có thể khai thác được rất nhiều hình ảnh, âm thanh, thậm chí là các video clip trên mạng Internet để phục vụ cho tiết dạy.
Giảm được sự cồng kềnh của số lượng đồ dùng dạy học mà chúng ta thường sử dụng trong tiết dạy như: tranh, ảnh, đồ vật thật
Giáo viên soạn bài một lần có thể sử dụng được nhiều lần.
Tăng tính năng động cho học sinh, cho phép học sinh học theo khả năng.
Các phương tiện hiện đại sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại.
Học sinh không bị thụ động trong việc tiếp thu bài, có nhiều thời gian nghe giảng để đào sâu suy nghĩ.
c- Bảng phụ
 Dạng bảng gợi ý cho học sinh luyện tập:
- Kẻ bảng vào ½ tờ giấy A0 và đưa ra những gợi ý đơn giản, cơ bản để học sinh luyện tập.
Ví dụ : SGK Let’s learn English book 3: Unit 3: Jobs
Discuss which of the jobs in column A you would/ would not like to do . Explain why/ why not? You can use the cues in column B
A
B
Pilot
Doctor
Taxi driver
Electrician
Policeman
Teacher
Hotel receptionist
Computer programmer
Boring
Rewarding
Difficult
Interesting
Fascinating
Dangerous
Challenging
Fantastic
Đây là một cách để giáo viên cho học sinh luyện tập thực hành nói về nghề nghiệp sau này của mình.
Example: 
I would like to work as a doctor. Working as a doctor would be fascinating job because. I would have a chance to take care of people.
Nhờ có những đồ dùng dạy học mà tôi sử dụng, học sinh đã có hứng thú khi học, dễ nhớ, dễ thuộc và khắc sâu được kiến thức mà các em học. Đặc biệt trong các giờ học Speaking, đồ dùng dạy học đã cung cấp cho các em những ngữ liệu cần thiết cho phần thực hành nói của mình. Vì vậy các em có thể thực hiện nhiệm vụ bài nói tự tin hơn, trôi chảy hơn. 
4.1.11. Outdoor Activities (Hoạt động ngoại khóa)
	Khi học sinh học thì được giáo viên truyền đạt kiến thức, các em đã quen với việc chỉ cần học ngữ pháp làm bài tập. Ngoài ra thầy cô cũng đề cao việc thể hiện ngôn ngữ qua các bài tập, cho nên hình thành thói quen khó có thể thay đổi trong việc học ngôn ngữ, cho nên các em thường gặp phải những khó khăn sau:
 	- Không kiểm soát được khối lượng ngôn ngữ của bản thân.
 	- Đề cao kỹ năng đọc viết để tham gia các kỳ thi.
 	- Không chú tâm phát âm, ngữ điệu, giọng điệu.
 	- Học sinh không nghe và nói thường xuyên sẽ không nhận ra những từ mà các em biết, sẽ trở nên ngại nói tiếng Anh, không dám sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp vì sợ nói sai. 
 Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa, song nó đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành một con người toàn diện và thú vị hơn. Sinh hoạt ngoại khóa của bộ môn tiếng Anh không đơn giản, giáo viên phải chuẩn bị nhiều dụng cụ trực quan, nhằm giúp kích thích sự tò mò, hứng thú của học sinh đối với bộ môn này. 
a- Các biện pháp tạo ra một buổi hoạt động ngoại khóa tiếng Anh có hiệu quả
	- Cho học sinh tự chọn chủ đề hay nội dung được giáo viên giới hạn sẵn. Điều này tạo sự chú ý cho học sinh vào chủ đề và gây hứng thú cho học sinh đối với bài học
 - Giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống, nội dung có liên quan đến trong buổi sinh hoạt: khai thác xem học sinh đã biết và chưa biết gì về nội dung của chủ đề, gợi trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp thảo luận.
	- Giải thích một số từ và cấu trúc cần thiết; tuy nhiên, không cần giới thiệu hết từ mới, nên để học sinh đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Nếu học sinh không hiểu nghĩa của từ, giáo viên sẽ giải nghĩa bằng định nghĩa hoặc cho ví dụ.
	- Soạn ra các yêu cầu, nhiệm vụ và vai trò cụ thể của từng buối sinh hoạt ngoại khóa.
	- Khi tiến hành các hoạt động, việc dùng giáo cụ trực quan, tranh, hình ảnh minh hoạ, phim, nhạc hoặc đóng vai các nhân vật của một câu chuyên. kèm theo sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung thảo luận. Tranh ảnh là phương tiện để kiểm tra mức độ hiểu của học sinh.
	- Tiến hành theo ba giai đoạn: trước khi, trong khi và sau khi sinh hoạt ngoại khóa. Chia quá trình thành từng bước nhỏ. 
b- Các dạng của hoạt động ngoại khóa
	Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp cho học sinh khám phá bản thân, phát hiện ra những phẩm chất khác ngoài tư chất thông minh trong học tập và cải thiện sụ tự tin cũng như kỹ năng giao tiếp của học sinh. Sau đây là một số những gợi ý về các hoạt động ngoại khóa mà giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia trong các tiết học tự chọn.
	* Dạng 1: Hoạt động trò chơi
	Học sinh có thể tham gia vào một trò chơi An toàn giao thông:
	- Giáo viên chia lớp thành hai đội, đưa cho mỗi đội tên vị trí xuất phát và đích đến, yêu cầu mỗi đội tiến hành thực hiện theo sự chỉ dẫn của đội kia ( bằng tiếng Anh)
	- Mỗi đội có 5 lần thực hiện: Đội nào thực hiện đúng sẽ ghi điểm, nếu chỉ dẫn sai cũng bị trừ điểm.
	- Hoạt động này cải thiện kỹ năng nói và cách diễn đạt rõ ràng, chính xác của học sinh. Đồng thời cũng nâng cao khả năng nghe cho các em.
* Dạng 2: Hoạt động văn nghệ
Hoạt động văn nghệ thường rất phong phú và nó góp phần làm cho học sinh thêm tự tin vào bản thân mình. Có một số cách tiến hành hoạt động này như sau:
- Giáo viên phát cho học sinh lời bài hát ở dạng điền khuyết. Sau đó, giáo viên cho học sinh nghe bài hát một vài lần, yêu cầu các em điền từ còn thiếu và tập hát theo. Sau khi giúp học sinh hoàn thành lời của bài hát, giáo viên có thể gọi một số học sinh ở các nhóm lên trình bày lại bài hát. Nhóm nào hát đúng lời và giai điệu sẽ được thưởng. Hoạt động này giúp phát triển khả năng nhận biết cách phát âm và phát âm chính xác của học sinh.
Ví dụ: SGK tiếng Anh lớp 4, Unit 8: What subjects do you have today?
Giáo viên phát cho học sinh các tờ handouts có lời bài hát sau: 
What day is it today?
It’s  It’s ..
What do you have?
I have ., ..and.
But we’re late, we’re late!
We’re late for.. Let’s run!
We’re late, we’re late!
We’re late for.. Let’s run!
Giáo viên cũng có thể đưa ra một chủ đề nào đó, yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để tìm kiếm các bài hát tiếng Anh có liên quan, sau đó giáo viên tổ chức một cuộc thi hát nhỏ giữa các nhóm trong lớp để chọn ra nhóm chiến thắng. Hoạt động này tạo không khí vui tươi trong lớp học, giúp học sinh tăng cường khả năng hợp tác nhóm và cải thiện sự tự tin cũng như khả năng phát âm tiếng Anh của các em, vì đây là một yếu tố rất quan trọng giúp nâng cao kĩ năng nói cho học sinh. 
* Dạng 3: Tài năng:
Trước buổi ngoại khóa một tuần, giáo viên có thể giao chủ đề cho các học sinh (Ví dụ:Sport, Your hometown, ...). Học sinh chọn cách trình bày tài năng của mình với chủ đề thông qua việc thiết kế, vẽ, phổ nhạc,  Vào buổi ngoại khóa, giáo viên mở cuộc thi cho các nhóm thể hiện tài năng và phần thuyết trình của mỗi nhóm. Giáo viên có thể mời thêm một số thầy cô dạy tiếng Anh khác làm giám khảo cho cuộc thi này để tạo không khí và tính nghiêm túc cho cuộc thi. 
Ví dụ: Chủ đề “Your hometown” thông qua tranh vẽ của học sinh. 
* Dạng 4: Câu lạc bộ nói tiếng Anh (English Speaking Club)
Đây là hoạt động nhằm tạo môi trường thực hành tiếng và cơ hội gặp gỡ, giao tiếp cho giáo viên và học sinh trong trường và có thể cả ở ngoài trường. Mỗi tháng, ban tổ chức câu lạc bộ có thể tổ chức hoạt động một lần với thiết kế một số hoạt động ca hát, đóng kịch, các trò chơi ngôn ngữ bằng tiếng Anh. 
Các thành viên đến tham gia câu lạc bộ đều phải dùng tiếng Anh để giao tiếp với nhau từ lúc đến cho đến khi kết thúc câu lạc bộ, đặc biệt là khi tham gia trò chơi hoặc thảo luận chủ đề. Trong một số phần chơi hoặc phần thi sẽ có sự tham gia đánh giá của ban giám khảo. 
Từ đầu năm học 2015 - 2016, tôi và một số học sinh yêu thích tiếng Anh của trường đã đứng ra tổ chức Câu lạc bộ nói tiếng Anh. Tôi và Ban tổ chức câu lạc bộ đã kêu gọi và động viên được khá đông đảo học sinh trong trường tham gia. Câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt mỗi tháng một lần hoặc khi nào có lịch thi giữa kì, thi học kì thì sẽ là 6 tuần một lần. Mỗi đợt sinh hoạt, chúng tôi sẽ đưa ra các chủ đề khác nhau để học sinh chuẩn bị trước khoảng 1 tuần diễn ra câu lạc bộ. Sau đó, tại câu lạc bộ, các em sẽ được làm việc theo cặp, theo nhóm để thảo luận nhiều hơn về chủ đề và trình bày, thuyết trinh phần thảo luận của nhóm mình với các nhóm khác. Kèm theo phần thảo luận chủ đề là các chia sẻ kinh nghiệm học tập các kĩ năng của môn tiếng Anh, các trò chơi ngôn ngữ có thưởng và các phần trình diễn tài năng văn nghệ, thời trang, đóng kịch bằng tiếng Anh rất đa dạng. Học sinh đến tham gia câu lạc bộ với sự hào hứng. Các em luôn cố gắng nói tiếng Anh trong thời gian diễn ra câu lạc bộ, có nhiều em đã tự tin lên rất nhiều trong việc giao tiếp tiếng Anh.
Dưới đây là một số hình ảnh sinh hoạt của câu lạc bộ: 
c- Các yêu cầu cơ bản khi thiết kế buổi hoạt động ngoại khóa
- Yêu cầu phù hợp với chương trình sách giáo khoa.
- Yêu cầu phù hợp với đối tượng.
- Yêu cầu tiện lợi, hữu dụng.
- Yêu cầu về ngôn ngữ.
4.2 Yếu tố cơ bản tác động đến động cơ giao tiếp của học sinh
Tính cách và thái độ của giáo viên trên lớp đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hứng thú và sự tiến bộ của học sinh. Thực tế cho thấy, nếu giáo viên đến lớp với thái độ sôi nổi, biết thông cảm, nhiệt tình hay có tính hài hước chắc chắn sẽ thành công trong giảng dạy hơn những người không có, hoặc thiếu một trong những đặc điểm này. Những giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy có thái độ tích cực đối với môn học và người học sẽ khiến cho họ trở nên hứng thú trong giờ học đọc.
 Khả năng ngôn ngữ, phương pháp giảng dạy và cách đánh giá của giáo viên cũng tác động đến động cơ của người học. Khả năng thiết kế bài giảng thú vị, sử dụng các thủ thuật và hoạt động đa dạng và phù hợp sẽ lôi cuốn được sự tham gia tích cực của học sinh.
Việc đánh giá và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh. Giáo viên không nên so sánh học sinh này với học sinh khác, mà nên khích lệ và tạo ra môi trường học mang tính giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên giáo viên cũng nên đánh giá sự tiến bộ cho học sinh biết, để các em tự tin và hứng thú tham gia các hoạt động giao tiếp.
5. Kết quả đạt được
Sau một năm áp dụng sáng kiến: “Phát huy tính tích cực sử dụng ngôn ngữ trong các giờ nói tiếng Anh của học sinh Tiểu học’’ tôi thực sự phấn khởi bởi những kết quả đạt được. Trước hết:
Giáo viên đã nhận thức đúng mục đích của bài dạy kỹ năng nói theo hướng phát huy tính tích cực sử dụng ngôn ngữ của học sinh.
Nắm vững và thực hiện các bước cơ bản của bài dạy kĩ năng nói một cách thuần thục.
Nắm vững mục đích và các thủ thuật trong từng bước của bài dạy kĩ năng nói theo định hướng giao tiếp.
Giáo viên có nhiều cơ hội lựa chọn các phương pháp phù hợp nhất vào giờ dạy và lớp dạy của mình.
Tránh được những hiểu lầm về khái niệm dạy nói trước kia.
Giúp học sinh bỏ hẳn thói quen nói bị thiếu từ, thiếu âm.
Học sinh phát triển tư duy, tăng cường phản xạ và cải thiện kĩ năng giao tiếp, nhớ các mẫu câu giao tiếp nhiều hơn và dễ dàng hơn nhờ các em thực hành thường xuyên một cách logic, khoa học.
Học sinh phấn khởi, tích cực hoạt động trong giờ học, 
Học sinh ngày càng yêu thích đối với môn học đa số học sinh làm tốt các yêu cầu của bài học và các bài kiểm tra.
Kết quả cụ thể qua khảo sát các lớp 3A, 4A, 5A như sau:
Trước khi áp dụng sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến
Lớp
Tỉ lệ HS khá trở lên
(Speaking)
Thái độ
Lớp
Tỉ lệ HS khá trở lên
(Speaking)
Thái độ
3A
55 %
Rụt rè, lúng túng
3A
73 %
Tự tin, tích cực giao tiếp
4A
56 %
4A
77%
5A
59 %
5A
78 %
6. Bài học kinh nghiệm
Quá trình giảng dạy ở trường Tiểu học trong năm học 2015 - 2016, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
Tìm hiểu và nghiên cứu các văn bản chỉ đạo chuyên môn của ngành giáo dục và các quyết định, chỉ thị, công văn của Bộ giáo dục & Đào tạo về chỉ đạo chuyên môn, trong đó đặc biệt chú trọng kế hoạch nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục và đào tạo
Xây dựng kế hoạch chuyên môn có lộ trình, có nội dung biện pháp thực hiện rõ ràng. Tùy vào nội dung bài học là đơn giản hay phức tạp, chúng ta yêu cầu các em hoạt động theo nhóm, cặp hay cá nhân. Tùy vào đối tượng học sinh, chúng ta có những gợi ý khác nhau và yêu cầu cũng khác nhau.
Với học sinh giỏi, có thể hướng dẫn sơ cho các em tự luyện tập, và dĩ nhiên là yêu cầu cao hơn, yêu cầu các em nói về nội dung bài một cách lưu loát, đầy đủ các ý, đúng ngữ pháp và logic.
Với học sinh trung bình- khá, ta gợi ý một số ý chính, yêu cầu học sinh thực hiện, nói đầy đủ ý và dần nâng cao.
Còn với học sinh yếu, ta gợi ý kĩ hơn, hoặc cho yêu cầu riêng, từ vựng riêng, các em thực hiện một số thao tác cơ bản rồi luyện tập, sau đó trình bày theo hướng dẫn, gợi ý của giáo viên
Tăng cường dạy học trải nghệm cho các em.
Làm tốt công tác kết hợp giữa giáo viên và gia đình giúp các em học tập tốt hơn.
Đạt được kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo của Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường và sự quyết tâm đầy trách nhiệm của đội ngũ giáo viên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận 
Trong sáng kiến này tôi đã đề xuất “Phát huy tính tích cực sử dụng ngôn ngữ trong các giờ nói tiếng Anh của học sinh Tiểu học”. Qua quá trình nghiên cứu và thực tiễn giảng dạy cho thấy rằng việc áp dụng phương pháp dạy học không phải nói là làm được ngay, nó là một quá trình liên tục và lâu dài. Muốn có một tiết dạy kĩ năng nói theo định hướng phát huy tính tích cực sử dụng ngôn ngữ nói riêng và các kĩ năng nói chung có hiệu quả và đạt được mục đích đề ra, thì giáo viên trước hết phải nắm vững được phương pháp bộ môn và biết cách sử dụng các hoạt động, thủ thuật một cách thuần thục và có hiệu quả. Giáo viên phải nghiên cứu và nắm vững được mục tiêu của bài đọc, hình thức bài đọc, để từ đó mà lựa chọn các thủ thuật phù hợp và áp dụng nó một cách linh hoạt. Hơn thế nữa, giáo viên còn phải biết cách khuyến khích tất cả học sinh từ giỏi, khá đến yếu đều tham gia tích cực vào bài đọc. Cuối cùng, giáo viên phải thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tìm đọc tài liệu tham khảo về phương pháp, kĩ năng dạy bài đọc, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn sư phạm. Nếu giáo viên làm được tất cả những điều trên thì chắc chắn giờ dạy nói sẽ có hiệu quả cao và đạt được mục tiêu cuối cùng là học sinh vận dụng vào giao tiếp được.
Theo đổi mới phương pháp dạy học, thì dạy học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp của học sinh qua các kĩ năng, trong đó có kĩ năng nói. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh giáo viên cần phải khuyến khích học sinh biết vận dụng ngôn ngữ, kiến thức thực tế vào để giao tiếp. Để có được một bài dạy kĩ năng nói mà trong đó học sinh tích cực sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra, giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng về các phương pháp và thủ thuật dạy kĩ năng này.
Trong sáng kiến này, tôi đã nêu ra mục đích, các bước, các phương pháp và thủ thuật áp dụng cho bài dạy kĩ năng nói theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Những phương pháp và thủ thuật này được rút ra trong quá trình nghiên cứu các sách, tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học môn Tiếng Anh và từ chính kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của bản thân. Đặc biệt tôi cũng đúc rút được những kinh nghiệm rất hữu ích cho việc dạy Tiếng Anh trên hai trang web: www.teachingenglish.org.uk và www. teachingenglish.edu.vn
 Tôi viết sáng kiến này với một mong muốn duy nhất là để cùng trao đổi, thảo luận và bàn bạc cùng với các đồng nghiệp về phương pháp và kinh nghiệm dạy bài kĩ năng nói theo hướng phát huy tính tích cực sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Tôi đặt nhiều tâm huyết viết chuyên đề này và chia sẻ cùng đồng nghiệp những phương pháp chung mà tất cả giáo viên Tiếng Anh cùng được học. Nhưng cái mới mà tôi muốn chia sẻ cùng các bạn đó là những điều mà tôi đúc rút qua các tiết học thực tế trên lớp học. Những nội dung cần lưu ý đối với giáo viên mà tôi đã trình bày cụ thể trong các phần. Tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp có thể ứng dụng để giảng dạy hoặc trên cơ sở sáng kiến này tìm ra được những giải pháp tốt nhất cho việc dạy bài kĩ năng nói theo hướng phát huy tính tích cực sử dụng ngôn ngữ của học sinh nói riêng và việc dạy Tiếng Anh nói chung .
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở giáo dục , phòng Giáo dục 
Sở Giáo dục, phòng Giáo dục tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc hội thảo, chuyên đề để giáo viên có nhiều cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.
2.2. Đối với nhà trường
Nhà trường cần quan tâm cập nhật các trang thiết bị phục vụ cho bộ môn như: tranh ảnh, máy chiếu...
Thư viện nhà trường cần thường xuyên cập nhật các tài liệu về phương pháp dạy học môn Tiếng Anh cho giáo viên các loại sách, báo Tiếng Anh để giúp học sinh trau dồi kĩ năng đọc hiểu.
Cần đầu tư thiết bị chuyên dụng chuẩn cho phòng học môn ngoại ngữ (Phòng Nghe-Nhìn) để đạt hiệu quả cao nhất cho việc dạy và học ngoại ngữ.
2.3. Đối với giáo viên
Thường xuyên, tích cực và nghiêm túc tự rèn luyện để sử dụng thành thạo các phương pháp và thủ thuật trong các tiết dạy bài kĩ năng đọc thông qua việc soạn giáo án và tổ chức thực hành trên lớp học.
Tích cực hướng dẫn học sinh trau dồi và nâng cao kĩ năng học và thực hành kĩ năng đọc hiểu.
Thường xuyên dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp trong trường, trong khu, trong huyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng và phương pháp giảng dạy.
Phối hợp, tư vấn cho phụ huynh mua sắm tài liệu tham khảo cho học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu ở nhà. 
Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của tôi được áp dụng trong dạy bài kĩ năng nói theo hướng phát huy tính tích cực sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm“Phát huy tính tích cực sử dụng ngôn ngữ trong các giờ nói tiếng Anh của học sinh Tiểu học’’ mong muốn đóng góp một phần công sức cùng các đồng nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả bài dạy kĩ năng nói theo hướng phát huy tính tích cực sử dụng ngôn ngữ của học sinh môn Tiếng Anh nói riêng và giảng dạy bộ môn Tiếng Anh Tiểu học nói chung. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_su_dung_ngon_ng.doc
Sáng Kiến Liên Quan