Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc sử dụng phiếu hoạt động nhóm (bảng nhóm) trong giảng dạy Ngữ văn hiện nay

 Có một nhận định cho rằng: “ Người hoạ sĩ giỏi không chỉ có đôi tay mà còn có nét bút mềm mại. Một nghệ sĩ tài năng không chỉ có đôi tay mà cần có sự nhạy bén, sáng tạo trong công việc”. Còn với người dạy học, đặt biệt là đối với học sinh, muốn học tts môn ngữ văn cần phải sử dụng các phương tiện học tập, cụ thể nhất là sử dụng phiếu hoạt động vào trong việc hoạt động nhóm của mình. Thông qua phiếu hoạt động nhóm, các em sẽ phát huy trí lực ở mỗi cá nhân, tạo được sự đồng nhất ý kiến, tinh thần đoàn kết trong học tập ở các em, tránh tình trạng một số em chay lười, thụ động, ít suy nghĩ tìm tòi trong cách học ngữ văn THCS hiện nay.

 Cùng với đổi mới phương pháp dạy môn ngữ văn trong trường THCS, việc áp dụng phiếu hoạt động nhóm ( bảng nhóm ) vào tiết ngữ văn là một việc làm thiết thực nhất ở mỗi giáo viên.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2928 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc sử dụng phiếu hoạt động nhóm (bảng nhóm) trong giảng dạy Ngữ văn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS TÂY SƠN
*******************
Sáng kiến kinh nghiệm
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM (BẢNG NHÓM) TRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN HIỆN NAY
 Người viết : Trần Thị Gái
Năm học : 2010-201
I. Tên đề tài:
 “ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM ( BẢNG NHÓM ) TRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN HIỆN NAY”
II. Đặt vấn đề:
1. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu:
 Có một nhận định cho rằng: “ Người hoạ sĩ giỏi không chỉ có đôi tay mà còn có nét bút mềm mại. Một nghệ sĩ tài năng không chỉ có đôi tay mà cần có sự nhạy bén, sáng tạo trong công việc”. Còn với người dạy học, đặt biệt là đối với học sinh, muốn học tts môn ngữ văn cần phải sử dụng các phương tiện học tập, cụ thể nhất là sử dụng phiếu hoạt động vào trong việc hoạt động nhóm của mình. Thông qua phiếu hoạt động nhóm, các em sẽ phát huy trí lực ở mỗi cá nhân, tạo được sự đồng nhất ý kiến, tinh thần đoàn kết trong học tập ở các em, tránh tình trạng một số em chay lười, thụ động, ít suy nghĩ tìm tòi trong cách học ngữ văn THCS hiện nay.
 Cùng với đổi mới phương pháp dạy môn ngữ văn trong trường THCS, việc áp dụng phiếu hoạt động nhóm ( bảng nhóm ) vào tiết ngữ văn là một việc làm thiết thực nhất ở mỗi giáo viên.
2. Lí do chọn đề tài:
 “ Đổi mới không thể thay đổi chốc lát, không thể làm được ngay, xong ngay, cần có thời gian, điều kiện và sự động viên, sự cố gắn của nhiều người.... Tuy nhiên, không thể ngồi chờ đợi đến khi nào đổi mới tất cả rồi mới tiến hành mà cần thay đổi dần, cố gắn làm những gì có thể được..”
 ( Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống - Viện KHGD)
 Thật vậy, đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình ngữ văn hiện nay kà một trong những chiến lược hàng đầu của người giáo viên dạy môn ngữ văn. Đổi mới phương pháp dạy học nghĩa đổi mới tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh, kể cả đổi mới ghi, soạn giảng. Quá trình dạy học là một quá trình trong dó thầy, bằng sự chỉ đạo sư phạm, biến quá trình đào tạo thành hoạt động tự đào tạo của trò, tức là làm cho trò không những là khách thể mà còn là chủ thể tích cực sáng tạo của quá trình này. Học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên sẽ chủ động khám phá, cảm nhận và chiếm lĩnh tác phẩm. Từ đó tạo cho các em có được sự phát triển trí tuệ, năng lực, tâm hồn một cách bền vững sâu sắc và biến quá 
 2
trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục: “ Dạy cho học sinh biết dùng đầu óc của mình” ( Phạm Văn Đồng )
 Trong quá trình tổ chức các hoạt động của tiết dạy ngữ văn, tôi đã tìm tòi, vận dụng những kinh nghiệm như sử dụng bản phụ bằng vải da, bảng phụ cà phiếu học tập, bảng phụ bằng bìa lịch... để kích thích tinh thần học tập của học sinh ở các đối tượng. Song theo tôi, việc sử dụng linh hoạt, sáng tạo phiếu hoạt động nhóm vào tiết ngữ văn là một thực nghiệm khả thi, dễ thực hiện, phù hợp với lứa tuổi học sinh bậc THCS, vừa gây hứng thú cho học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức trong môn ngữ văn.
 Trên cơ sở quan trọng của việc áp dụng phiếu hoạt động nhóm vào tiết học ngữ văn đạt hiệu quả, được sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp thời gian qua tôi đã chọn và bắt tay vào việc thực hiện đề tài: “ Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua phiếu hoạt động nhóm ( bảng phụ ) trong giảng dạy môn ngữ văn hiện nay”
3. Phạm vi đề tài:
 - Trong phạm vi đề tài của mình, tôi xin trình bày vài kinh nghiệm nhỏ về việc : Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc sử dụng phiếu hoạt động nhóm trong giảng dạy môn ngữ văn hiện nay”
 Đi sâu vào đối tượng nghiên cứu thực nghiệm kỹ hơn trong năm nay ở lớp 6.2, 6.1, 9 năm học 2010-2011 của trường THCS Tây Sơn.
III. Cơ sở lí luận:
 Việc đổi mới phương pháp dạy học từng được nghiên cứu đề cập đến rất nhiều trong mọi lĩnh vực các môn học trong nhà trường THCS hiện nay. Trong quá trình dạy học, giáo viên cũng phải vận dụng để tổ chức hướng dẫn cá em sử dụng phiếu hoạt động nhóm ( bảng nhóm ) vào việc tham gia hoạt động nhóm trong tiết học ngữ văn nhằm phát huy trí lực đến mọi đối tượng của lớp học, hướng các em có ý thức suy nhgĩ, phát hiện các tình huống các vấn đề, các dạng bài tập trắc nghiệm hặc cùng thảo luận để tạo văn bản ngắn. Cấn đề này đã có nhiều giáo viên ở các bộ môn khác đã áp dụng trong tiết dạy. Song do tính cần thiết và bổ ích của đề tài trên, đặc biệt trong dạy môn ngữ văn thay sác giáo khoa 6, 7, 8, 9 theo cách nhìn nhận của tôi, để thực hiện đề tài trên có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải đầu tư linh hoạt sáng tạo mà tổ chức các hoạt động cho phù hợp với từng bài dạy, phù hợp với từng đối tượng học sinh trong một tiết dạy.
IV. Cơ sở thực tiễn:
 Trước đây trong việc dạy môn văn, đa số truyền thụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng, trò chỉ biết ghi cho nên tiết dạy thường ít sôi nổi, 
 3
giáo viên làm việc một quá nhiều, học sinh thụ động, chư phát huy hết trí lực của mình trong giờ học môn văn.
 Cùng với đổi mới phương pháp dạy học, các giáo viên đã sử dụng các hình thức hoạt động khác nhau: phiếu học tập bằng giấy phát cho học sinh, bảng phụ bằng bìa lịch... để tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh tring tiết dạy. Song tính thẫm mĩ sử dụng không cao vì phiếu to, phiếu nhỏ, kích cỡ không đều không đẹp mắt. Một số phiếu học tập của giáo viên chuyền đến các nhóm trong hoạt động nhóm chưa phát huy được tính độc lập, sáng tạo ở mỗi cá nhân, chỉ tập trung ở vài học sinh khá, giỏi nên hiệu quả tiết học không cao, những em yếu vẫn hoàn yếu.
V. Nội dung nghiên cứu:
1. Phương tiện sử dụng trong hoạt động nhóm:
 - Trước hết tôi hướng dẫn các em cách thức làm phiếu hoạt động nhóm như sau:
 +Dùng 2 tờ giấy trắng cỡ A4 làm phiếu hoạt động nhóm, trình bày cụ thể theo cách thức như sau:
 Trang 1: Đánh máy vi tính cách dòng:
 PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM
 Lớp......... Năm học.............
 Trang 2,3: Kẻ hàng bằng vi tính
 + Sau khi đánh vi tính ba mặt trên, Dùng giấy nhựa dẻo cứng, kích cỡ 40 x 30 để ép plactíc các mặt phiếu, ta được một phiếu hoạt động nhóm một cách nhanh chóng. Phiếu này rất tiện lợi: giá rẻ độ 5000đ đến 6000đ dùng cho cả nhóm ( 4 em ) và dễ mang theo, dễ sử dụng. Phiếu này giao cho em nhóm trưởng giữ mang theo hằng ngày. Đặc biệt phiếu này không chỉ sử dụng ở bộ môn ngữ văn mà còn có thể sử dụng ở tất cả các bộ môn
2. Cách thực hiện hoạt động nhóm:
a. Phiếu hoạt động nhóm này được đem ra sử dụng khi giáo viên tổ chức hoạt động nhóm trong tiết học. Khi giáo viên ghi bài tập lên bảng phụ và yêu cầu các nhóm hoạt động. Lúc bấy giờ các nhóm theo hiệu lệnh của giáo viên đối mặt vào nhau để thảo luận. Yêu cầu tất cả thành viên trong nhóm phải cùng thục hiện, cùng trao đổi ý tưởng của mình. Nhóm trưởng có nhiệm vụ ghi nội dung chính vào bảng bằng bút bảng trắng và giao lại phiếu cho giáo viên.
b. Sau khi các nhóm giao lại phiếu giáo viên lần lược đính các phiếu lên bảng bằng nam châm và cho các nhóm khác nhận xét. Đặc biệt giáo viên chú ý gọi các em yếu của mỗi nhóm tự nhận xét bài làm của bạn. Đây là đièu kiện cần thiết để các đối tượng yếu kém có cơ hội xây dựng bài một cách 
 4
dạn dĩ và nắm bắt vấn đề một cách tự nhiên, tránh áp đặt. Sau đó giáo viên chốt lại nội dung chính của bài tập để quy nạp lượng kiến thức ghi bảng. Như thế qua hoạt động nhóm, các em đã linh hoạt sử dụng phiếu, nhận xét và mạnh dạn hơn khi nắm bắt kiến thức một cách tự tin, chủ động và thấy được cái sai về kiến thức và điều chỉnh ngay
c. Việc sử dụng phiếu hoạt động nhóm vào từng tiết dạy có hiệu quả chính là do giáo viên đã phat huy trí lực đến các đối tượng trong tiêt dạy, đã đồng thời động viên các em yếu môn văn tham gia tích cục hơn. Qua việc tham gia hoạt động nhóm, các em sẽ hoà đông hơn, đoàn kết và nhất trí cao khi làm công việc, tránh cảm giác thụ động, lười hoạt động.
d. Tính tích cực của việc sử dụng phiếu hoạt động nhóm còn thể hiện ở tính tích hợp các kiến thức của các phân môn trong tiết dạy văn. Kĩ năng viết đoạn văn, kĩ năng phán đoán giải quyết các tình huống có vấn đề trong bài tập được giao sẽ thành thạo hơn, linh hoạt hơn thông qua hoạt động này, giáo viên đã phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong từng tiết học, tránh tình trạng ngồi ỳ, ỷ lại các học sinh khá giỏi môn văn
3. Qui trình cho một tiết minh hoạ áp dụng phiếu hoạt động nhóm
- Tiết 52. - Ngữ văn 6 với bài SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
 Trong tiết dạy này, giáo viên đã vận dụng cách thức sử dụng phiếu hoạt động nhóm trong từng mục kiến thức bài học như sau:
 - Ở hoạt động 1: Giáo viên đã vận dụng cách thức sử dụng phiếu hoạt động nhóm để phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng
 Ví dụ: Cách nói nào chưa chính xác trong các trường hợp sau ?
 a. Một trăm con voi
 b. Một đôi voi
 c. Một đôi con voi
Thời gian thực hiện nhóm từ 1- 2 phút, nhóm trưởng ghi vào phiếu hoạt động nhóm và mang nộp ngay cho giáo viên bộ môn. Giáo viên gọi các nhóm nhận xét với nhau và kết luận trên phiếu hoạt động nhóm của học sinh.
- Ở hoạt động 3, phân loại lượng từ, giáo viên lại tiếp tục cho các em sử dụng phiếu hoạt động nhóm để phát hiện các cụm danh từ trong câu văn ( trên bản phụ của giáo viên). Sau khi tìm xong, các em ghi tên mô hình cụm danh từ đã học ở tiết trước để từ đó phân loại lượng từ ( dựa vào phụ ngữ trước của cụm danh từ)
 Ngoài ra giáo viên còn cho giáo viên còn cho các em sử dụng nhóm để viết đoạn văn ngắn giới thiệu đôi nét về lớp em trong đó có sử dụng một vài 
 5
số từ và lượng từ. Sau khi các em viết xong, giáo viên cho các em đổi phiếu và nhận xét.
+ Tiết 89 - Bài “ Buổi học cuối cùng”
 Trong tiết này giáo viên hướng dẫn các em sử dụng phiếu hoạt động nhóm trong ba tình huống sau:
 - Tình huống 1. Vì sao văn bản có nhan đề là : “ Buổi học cuối cùng”?
 a. Buổi học cuối cùng của một học kì
 b. Buổi học cuối cùng của một năm học
 c. Buổi học cuối cùng của cậu bé Phrăng trước khi chuyển đến ngôi trường mới
 d. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp
 - Tình huống 2. So sánh diễn biến tâm trạng nhân vật Prăng trước khi đến lớp trong buổi học cuối cùng?
 - Tình huống 3. Ở phần luyện tập, giáo vien cho các em viết trên phiếu một đoạn văn ngắn với đề tài “Nêu cảm nhận của em về nhân vật Prăng ’’
VI. Kết quả nghiên cứu:
 Kinh nghiệm này đã được bản thân thực hiện và điều chỉnh trong năm học 2010- 2011
 Kì 1. sử dụng phiếu hoạt động nhóm vào hoạt động nhóm của các em, kết quả 80% học sinh tham gia, một số em còn lại chưa quen nên lười hoạt động
 Ở học kì II, cũng năm học này, vận dụng kinh niệm này vào tiết học, có khoảng 90% học sinh tham gia học sinh sử dụng có hiệu quả, tuết học sôi nổi
 Đặc biệt trong tiết thao giảng, hội giảng: 100% học sinh than gia tích cực và phát huy trí lực đến các đối tượng đầy đủ
 Lớp
Chất lượng đạt HKI
Chất lượng đạt HKII
6.1
65%
80%
6.2
60%
75%
9
80%
90%
VII. Kết luận:
 1. Những khó khăn khi làm đề tài:
 - Một số học sinh chưa ý thức trong việc sử dụng phiếu hoạt động nhóm, đôi lúc còn thờ ơ, không tham gia làm bài tập
 - Một số nhóm còn bút bản trắng hoặc phiếu hoạt độnh nhóm nên đôi khi thực hiện không đồng loạt, dẫn đến hiệu quả tiết dạy chư cao
 2. Bài học kinh nghiệm:
 Để vận dụng có hiệu quả phiếu hoạt động nhóm trong tiết ngữ văn theo hướng đổi mới, giáo viên cần:
 6
-Hướng dẫn chu đáo cách thức làm phiếu hoạt động nhóm ngay trong tuần học đầu tiên
 - Kiểm tra thường xuyên: Phiếu, bút bảng trắng, nam châm
 - Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng bảo quản và sử dụng phiếu linh hoạt, cẩn thận, đầy đủ ở mọi tiết dạy
 - Chú tâm đến đối tượng yếu kém, cuốn hút các em tham gia tích cực vào hoạt động nhóm bằng phiếu này
 - Sau kết quả đúng của mỗi nhóm trên phiếu, giáo viên tuyên dương bằng điểm thưởng đồng thời sử chữa kịp thời những lỗi sai mà em mắc phải.
 3. Kết luận chung:
 Decaster trong“ Phương pháp luận’ đã nhận định sâu sắc: Có phương pháp thì người bình thường cũng làm việc được. Còn không có phương pháp thì dẫu tài ba vẫn không làm được việc gì. Nhưng không phải lúc nào cũng cùng một phương pháp’. Điều đó cho thấy rằng việc đổi mới ấy còn phụ thuộc nhiều vào cách thức tổ chức của người dạy. Song thiết nghĩ sử dụng phiếu hoạt động nhóm vào tiét dạy cũng là một trong những phương pháp dạy có tính thực thi nhằm phát huy trí lực học Ngữ văn cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường theo hướng tích cực hoá sáng tạo. Kết quả của quá trình đi từ lí thuyết đến thực tiễn ở các lớp do tôi đảm nhận tương đối tốt.
 Với cách trình bày kinh nghiệm trrên, không tránh khỏi những sai sót, người viết rất mong các đồng nghiệp góp ý, trao đổi thêm để việc giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường bậc THCS của chúng ta ngày càng khởi sắc.
VIII. Đề nghị:
 - Phạm vi ứng dụng: Theo tôi, đề tài này có thể áp dụng ở mọi khối lớp THCS trong chương trình Ngữ văn. Tuỳ theo mỗi đối tượng, đặc điểm tình hình mỗi lớp, người dạy có thể linh hoạt sử dụng phiếu hoạt động nhóm cho có hiệu quả và cần thiết, tránh áp đặt, hình thức.
 7
 PHỤ LỤC
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 
2.
3.
 8
 MỤC LỤC
I. Tên đề tài.......................................................................... Trang 1
II. Đặt vấn đề......................................................................... 1
1. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu................................... 1
2. Lí do chọn đề tài...........................................................................1
3. Phạm vi đề tài................................................................................2
III. Cơ sở lí luận.................................................................................2 
 IV Cơ sở thực tiễn.............................................................................2
 V. Nội dung nghiên cứu....................................................................3
1. Phương tiện sử dụng trong hoạt động nhóm..................................3
2. Cách thực hiện hoạt động nhóm.................................................... 3
3. Qui trình cho một tiết minh hoạ áp dụng phiếu hoạt động nhóm...4
VI. Kết quả nghiên cứu.......................................................................5
VII. Kết luận........................................................................................5
 1. Những khó khăn khi làm đề tài.......................................................5
2. Bài học kinh nghiệm.........................................................................5
3. Kết luận chung..................................................................................6
VIII. Đề nghị.........................................................................................6

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan