Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Thùc tÕ trong qu¸ tr×nh chăm sóc các cháu hằng ngày với độ tuổi 5 - 6 tuổi bản thân tôi ngoài việc nắm vững những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, xác định những mục tiêu và nội dung chương trình về chương trình giáo dục mầm non làm cơ sở, tôi còn phải hiểu được tình hình thực tiễn của địa phương, của trường và lớp mình đang công tác để khai thác những cái hay, cái đẹp nhằm giáo dục các cháu.

Để phát huy một cách cao nhất về tính tích cực chủ động và sáng tạo của trẻ trong các hoạt động, giáo viên cần nhận ra những dấu hiệu về tính tích cực chủ động sáng tạo ở mỗi cháu, nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy đúng đắn và thiết kế những nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao nhất về tính tích cực chủ động và sáng tạo của trẻ trong các hoạt động, giáo viên cần nhận ra những dấu hiệu về tính tích cực chủ động sáng tạo ở mỗi cháu, nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy đúng đắn và thiết kế những nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. 
Trong quá trình thực hiện tôi có được những thuận lợi và gặp phải một số khó khăn sau : 
2.1.1. Thuận lơi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
- Được sự quan tâm, dìu dắt và chỉ đạo sát sao, tận tình của Ban giám hiệu nhà trường; sự đoàn kết, nhất trí giữa Ban giám hiệu và giáo viên và giữa đội ngũ giáo viên với nhau. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
- N¨m häc 2014- 2015 t«i ®­îc BGH ph©n c«ng phô tr¸ch líp mÉu gi¸o lớn gåm 19 ch¸u, c¬ së vËt chÊt của trường phục vụ cho việc dạy và học tập tương đối ®Çy ®ñ.
- Lớp học tôi ®­îc bè trÝ các góc chơi, đồ chơi cho trÎ ho¹t ®éng được sắp xếp gọn gàng, hài hòa, trẻ dễ lấy và dễ cất, thường xuyên được vệ sinh, thay đổi và trang trí tạo môi trường phù hợp theo nội dung và yêu cầu của từng chủ đề.
- §a sè phô huynh nhiÖt t×nh, quan t©m vÒ viÖc häc cña con em m×nh.
- Bản thân qua công tác nhiều năm đã nắm vững kiến thức chuyên môn về chăm sóc giáo dục trẻ, tôi luôn luôn học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, tìm tòi và nghiên cứu sách báo, tạp chí...làm đồ chơi và dụng cụ dạy học đủ số lượng và chất lượng, đảm bảo về mặt thẩm mĩ, an toàn cho trẻ để giúp cho việc dạy và học.
2.1.2. Khó khăn:
- Víi yªu cÇu tæ chøc cho trÎ ho¹t ®éng trong ch­¬ng tr×nh CSGDMN hiÖn nay lấy trẻ làm trung tâm, các cháu phải tự giác phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình, để ®¸p øng viÖc tæ chøc cho trÎ ho¹t ®éng theo ®óng yªu cÇu, chØ ®¹o cña Ngµnh vµ ®óng víi ý nghÜa vai trß chñ ®¹o cña c¸c ho¹t ®éng cña trÎ th× ë líp t«i số lượng ®¸p øng còn thấp.
- Trường đóng trên địa bàn thuộc xã vïng đặc biệt khó khăn, khu vực trường chưa có sân chơi, khuôn viên hàng rào, góc chơi vận động, vườn cổ tích  Cha mÑ c¸c ch¸u chñ yÕu lµm nghÒ n«ng nªn thêi gian ch¨m sãc con m×nh cßn Ýt, nhËn thøc cña phô huynh kh«ng ®ång ®Òu, mét sè phô huynh cßn xem nhÑ viÖc ch¨m sãc, gi¸o dôc con em.
- Qua c¸c hoạt động ở lớp, t«i nhận thÊy các cháu chưa phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của mình còn rập khuôn, có thói quen thụ động và ỷ lại, trẻ chưa biết cách đưa ra các câu hỏi đúng trọng tâm của vấn đề đang học
Ví dụ: Trong các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học số trẻ biết kể chuyện sáng tạo còn quá ít, trong các hoạt động làm quen với toán tiết 3 trẻ chia số lượng 9 thành 2 phần bằng các cách chia khác nhau trẻ còn lúng túng khi nói lên kết quả chia của các lần chia. 
2.1.3. Kết quả được đánh giá trước khi thực hiện đề tài:
LÜnh vùc ph¸t triÓn
Sự đánh giá các mặt hoạt động
Sè 
trẻ t.gia
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
Lĩnh vực phát triển tình thể chất
- Biết nghe theo nhạc hoặc hiệu lệnh để vận động nhịp nhàng.
- Biết thực hiện các vận động cơ bản.
19
16
84,2%
15,8%
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
- Biết phát âm 29 chữ cái, tô viết 29 chữ cái
- Biết kể chuyện sáng tạo, Biết thể hiện tính cách nhân vật trong truyện khi thủ vai.
19
8
42,1%
11
57,9%
Lĩnh vực phát triển nhận thức
- Biết cách giãi quyết khác nhau cho cùng một sự việc hay cùng một vấn đề
- Biết so sánh và rút ra sự gióng nhau giữa các sự vật
- Biết suy luận, phán đoán và thử nghiệm.
19
16
84.2%
3
15,8%
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Biết hát, vận động biểu diễn các bài hát đúng theo nhạc, gây được cảm xúc 
19
15
79%
4
21%
Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội
- TrÎ biÕt yªu quý tr­êng, lớp, yªu quý mọi người xung quanh
- Cã ý thøc b¶o vÖ tr­êng Xanh - S¹ch - ĐÑp.
- BiÕt c¸ch ¨n mÆc, øng xö phï hîp, thÝch tham gia c¸c ho¹t ®éng t¹i tr­êng, líp...
19
17
89,5%
2
10,5%
Tõ nh÷ng c¬ së vµ thùc tiÔn của lớp tôi như trªn, tôi rất băn khoăn suy nghĩ để tìm ra những giải pháp tốt nhất để chăm sóc, giáo dục các cháu. Chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Phát huy tính tích cực chủ động sáng taọ của trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non" làm sáng kiến cải tiến kỹ thuật cho bản thân. 
2.2. Các gi¶i pháp:
2.2.1: Tạo môi trường tốt nhất cho trẻ.
- Tạo ra một thế giới thật đa dạng phong phú đầy màu sắc mang tính nghệ thuật về thiên nhiên, xã hội và con người xung quanh trẻ nhằm gây hứng thú, kích thích lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động như: Làm thật nhiều đồ dùng, đồ chơi khác nhau cả hình dáng, lẫn màu sắc; mua, sưu tầm nhiều sách báo, chuyện tranh đặc biệt là truyện tranh và truyện cổ tích, cắt dán hình ảnh những truyện tranh sáng tạo theo chủ đề...
- Bên cạnh tạo thế giới vật chất thì tạo môi trường không khí vui vẻ, thoải mái, đầy tình thương yêulẫn nhau giữa cô và cháu đã ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư nguyện vọng của trẻ. Cô giáo luôn luôn dành tình yêu thật sự của mình để cảm hóa, thuyết phục và khích lệ trẻ.
2.2.2: Áp dụng tốt phương pháp dạy học tích cực trong quá trình hoạt động của trẻ.
Học tích cực trong giáo dục Mầm non được hiểu là một hoạt động với các đồ vật, đồ chơi cùng mối liên hệ với thực tế của con người trong môi trường xung quanh để hình thành nên những hiểu biết của bản thân. Để áp dụng phương pháp này người giáo viên mầm non cần phải:
- Biết khai thác khả năng hoạt động của trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ phát triển khả năng khám phá tìm tòi, trải nghiệm những đối tượng nhận thức. 
- Tôn trọng đồng cảm với nhu cầu của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ thích ứng hòa nhập với cuộc sống xung quanh.
- Kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú lôi cuốn trẻ vào các hoạt động, tạo tình huống có vấn đề cho trẻ hoạt động đặc biệt là hoạt động nhận thức.
- Khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm, tự hoàn thiện, tôn trọng sự suy nghĩ sáng tạo của trẻ, chống gò ép, áp đặt làm trẻ thụ động.
- Phối hợp hợp lý các phương pháp khi tổ chức các hoạt động của trẻ.
- Phối hợp các hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm, đồng thời phối hợp đánh giá thường xuyên của cô giáo và tự đánh giá của trẻ.
2.2.3: Lựa chọn nội dung hoạt động phù hợp với yêu cầu giáo dục, dựa trên hứng thú và kinh nghiệm của trẻ.
- Trẻ phát triển tốt về mọi mặt khi được tham gia các hoạt động. Trẻ hoạt động càng tích cực thì sự phát triển của trẻ cả về thể lực lẫn trí tuệ càng nhanh. Thông qua hoạt động trẻ được cuốn hút vào sự tự lực tìm tòi khám phá, trải nghiệm để chiếm lĩnh các tri thức, kĩ năng của cuộc sống. Nhờ có hoạt động chức năng, sinh lý của trẻ được phát triển, các giác quan được hoàn thiện, kiến thức trở nên phong phú và chính xác hơn.
- Giáo viên phải tìm hiểu khả năng của trẻ bằng cách cho trẻ được trao đổi trò chuyện, thảo luận, tự thể hiện và đưa ra ý kiến của mình, giáo viên theo dõi, lắng nghe, nắm bắt ý tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của trẻ để đưa vào nội dung hoạt động những vấn đề mà trẻ quan tâm, mong muốn khám phá.
Ví dụ: Với chủ đề thực vật giáo viên có thể mang đến lớp một cây đậu xanh, khuyến khích trẻ nói về cây xanh. Cho trẻ nêu các câu hỏi và ý tưởng.
- Làm mới nội dung hoạt động. Trong quá trình hoạt động giáo viên cần nắm bắt kịp thời xem trẻ đã tìm nội dung đến đâu, có còn hứng thú nữa không? Nếu không còn hứng thú nữa thì nên tìm hiểu chủ đề mới, nội dung mới.
- Gắn nội dung hoạt động của trẻ trong chương trình với hoàn cảnh sống cụ thể gần gũi với trẻ, bổ sung vào nội dung hoạt động những sự vật, hiện tượng có ở địa phương.
 	Ví dụ: Khi cho trẻ tiếp xúc làm quen với các tác phẩm văn học chúng ta có thể lồng ghép nói cho trẻ biết thêm về những vị anh hùng như Nguyễn Văn Trỗi, Mẹ Suốt... khơi gợi cho trẻ thêm tự hào về quê hương của mình.
Yêu cầu trẻ về nhà quan sát tìm hiểu thực tế cuộc sống xung quanh, sau đó đến lớp trình bày, thảo luận cùng chia sẻ kinh nghiệm.
Ví dụ : Cho trẻ về nhà quan sát tìm hiểu những động vật nuôi trong nhà để trẻ phân biệt những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các con vật.
Ví dụ: Cho trẻ tìm hiểu xem muốn xây được nhà thì trước tiên ta phải làm gì và làm như thế nào để hoàn thành ngôi nhà.
2.2.4: Tạo ra các tình huống có vấn đề, kích thích trẻ suy nghĩ và tìm kiếm phương thức giải quyết.
- Tập trung sự quan tâm, chú ý, hứng thú của trẻ và đặt ra các vấn đề mà trẻ chưa giải quyết được bằng cách lần lượt đưa ra một số câu hỏi cho trẻ liên hệ kinh nghiệm bản thân, trao đổi, thể hiện, sau đó nêu vấn đề về những điều mà tất cả đều muốn biết để gây tò mò, kích thích nhu cầu muốn tìm hiểu ở trẻ.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về các loại “côn trùng”nên xoay quanh các câu hỏi như: Loại “côn trùng” nào các con biết? Côn trùng nào có ích? Vì sao con biết? Côn trùng nào có hại? đối với các côn có hại thì các con phải làm gì?...
- Thông thường các tình huống có vấn đề đều do giáo viên đưa ra như phức tạp hóa nội dung hoạt động, nâng cao dần mức độ khái quát hóa tri thức, tận dụng các tình huống xảy ra xung quanh trẻ hoặc những tình huống xuất phát từ bản thân trẻ... và kích thích trẻ tự trả lời, tự giải đáp những thắc mắc đó.
Ví dụ: Có thể nói “thỏ là động vật nuôi trong gia đình: một trẻ khác nói lại "thỏ là động vật sống trong rừng”. Từ đây có thể nêu vấn đề: “Tại sao lại nói thỏ là động vật nuôi hay thỏ là động vật sống trong rừng”.
	- Giáo viên động viên trẻ suy nghĩ, cùng tham gia xây dựng, bàn phương án tự tìm lấy câu trả lời hoặc cách giải quyết vấn đề. Khi trẻ đặt câu hỏi, giáo viên nên đưa thêm các câu hỏi dạng: “Vậy con nghĩ như thế nào? Chúng ta cùng nghĩ xem cần phải làm gì? ” nhằm thu hút trẻ trò chuyện để cùng nhau tìm kiếm câu trả lời.
2.2.5: Tổ chức hoạt động khám phá, trải nghiệm để trẻ tự giải quyết vấn đề.
- Gây hứng thú, kích thích sự tò mò, hồi hộp, chờ đợi của trẻ đối với hoạt động khám phá. Trên cơ sở kích thích kinh nghiệm sống của trẻ, lần lượt đưa ra các câu hỏi đại khái như: Điều gì có thể xảy ra khi? Cháu có thể nói gì về?...
- Cung cấp cho trẻ đủ điều kiện gồm: thời gian, địa điểm, phương tiện để tiến hành hoạt động khám phá và cho phép trẻ tự do sử dụng.
- Cho trẻ quan sát và trẻ được tự lựa chọn đối tượng để quan sát xem xét. Kích thích trẻ trao đổi ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau và nói lên cảm nhận của mình.
Giáo viên bày tỏ sự hứng thú đối với tất cả những ý kiến nhận xét, thừa nhận những phát hiện của trẻ, khen ngợi khi trẻ đưa câu hỏi hay hoặc ý tưởng sáng tạo.
- Cho trẻ thực hiện các thí nghiệm:
+ Trước khi làm thí nghiệm cho trẻ quan sát hiện trạng ban đầu của đối tượng, thí nghiệm và cho trẻ tự nêu lên phán đoán của mình về kết quả thí nghiệm.
+ Trong quá trình thí nghiệm cho trẻ sử dụng các giác quan.
+ Giáo viên hướng dẫn trẻ ghi lại kết quả khám phá bằng hình vẽ, mô hình biểu đồ, kết hợp với các câu hỏi gợi ý để trẻ so sánh kết quả thí nghiệm với trạng thái ban đầu.
- Cho trẻ chơi với các nguyên liệu thiên nhiên và tạo ra các sản phẩm từ những nguyên vật liệu đó.
2.2.6: Tăng cường sử dụng yếu tố chơi và trò chơi trong quá trình hoạt động nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ.
- Tăng dần độ khó của trò chơi và tình huống chơi, làm phức tạp hóa luật chơi, nội dung chơi, hành động chơi, đưa ra trò chơi mới.
Ví dụ: Để hình thành kỹ năng phân loại đối tượng theo những dấu hiệu đặc trưng, cho trẻ chơi trò chơi “Hãy xếp nhanh thành nhóm” Khi trẻ đã chơi thành thạo trò chơi này, ta tổ chức cho trẻ chơi trò chơi mới.
- Tạo môi trường trò chơi thích hợp, không gian chơi rộng rãi, đảm bảo an toàn, đồ chơi phù hợp với từng loại hoạt động của trẻ và gợi ý cho trẻ chơi.
- Thiết lập không khí tự do, thoải mái không gò bó ép buộc trong quá trình chơi, phát huy tính chủ động, độc lập của trẻ, luôn đảm bảo vai trò chủ đạo của trẻ trong khi chơi.
- Tăng cường sử dụng yếu tố thi đua giữa các tổ, các nhóm, các cá nhân.
2.2.7: Đa dạng hóa hoạt động của trẻ.
- Trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ được nảy nở và phát triển trong qua trình hoạt động, sự hoạt động của trẻ càng đa dạng phong phú bao nhiêu thì trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ càng dồi dào, phong phú bấy nhiêu.
Ví dụ: Để tạo sự chú ý kích thích hứng thú của trẻ ta có thể tổ chức cho trẻ trao đổi kinh nghiệm kết hợp việc cho trẻ được thể hiện kinh nghiệm bằng tranh vẽ, động tác, kích thích tính tò mò và cung cấp kiến thức ta thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động như quan sát, làm các thí nghiệm, đọc truyện, giải câu đố...
- Tổ chức các hoạt động thích hợp các nội dung theo chủ đề, đảm bảo tác động lên nhiều mặt phát triển của trẻ. Khai thác mối liên hệ giữa nội dung hoạt động của các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên kết hợp phải nhẹ nhàng, linh hoạt, hợp lý đảm bảo trọng tâm của giờ hoạt động.
Ví dụ: Sau khi trẻ tìm hiểu về hình dạng trong giờ toán có thể cho trẻ sử dụng các hình khác nhau để chắp ghép hoặc xếp thành hình ngôi nhà, các con vật... như vậy trò chơi này vừa vận dụng kiến thức toán học vừa vận dụng vốn hiểu biết về môi trường xung quanh.
2.2.8: Bố trí thời gian và không khí thích hợp để tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá sáng tạo.
- Thời gian và không gian là hai yếu tố có ảnh hưởng nhất định trong việc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ, trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau thì sở thích, sự đam mê hứng thú hoạt động của trẻ cũng khác nhau. Do vậy giáo viên cần nắm vững tâm - sinh lý của trẻ, bố trí thời gian và không gian phù hợp với sinh lý và khả năng nhận thức của trẻ.
Ví dụ: Hoạt động vận động phát triển thể lực và hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ta có thể tổ chức cho trẻ vào buổi sáng ở ngoài trời, làm quen với toán hoặc chữ cái trong hoạt động góc, trước khi đi ngủ trưa ta có thể tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học như kể chuyện, đọc thơ, ca dao, nghe nhạc... Trong thời gian hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc thực hiện thời gian theo quy định. 
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động khám phá đối tượng, sự vật để giải quyết những vấn đề nhận thức thông qua hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. Do vậy trong cùng một khoảng thời gian nhất định chúng ta cần đan xen kết hợp những nội dung giáo dục gần gũi và có liên quan với nhau trong kế hoạch tổ chức hoạt động.
2.2.9: Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
- Môi trường xã hội, con người là điều kiện không thể thiếu để trẻ mẫu giáo hình thành, củng cố, mở mang trí lực cũng như tình cảm, đạo đức và tính cách của trẻ.
- Nhiệm vụ của cô giáo là phải tuyên truyền phụ huynh tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ, cùng phụ huynh khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết trong việc giáo dục trẻ ở gia đình.
Ví dụ: Một vấn đề nào đó mà ở trường trẻ chưa hiểu hết thì ta đừng nên trực tiếp giải thích ngay và gợi ý để trẻ về nhà hỏi thêm cha mẹ, người thân.
- Ngoài ra kết hợp với các cơ quan đoàn thể khác trong cộng đồng xã hội giáo dục trẻ tổ chức Đoàn, Đội, Hội phụ nữ,
Sau một thời gian thực hiện chương trình tôi đã sử dụng các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ đã thu được kết quả rất khả quan.
Trẻ đã có thái độ hứng thú chú ý và lắng nghe sự hướng dẫn của cô giáo. 100% trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.
Kết quả được đánh giá sau khi thực hiện đề tài:
LÜnh vùc ph¸t triÓn
Sự đánh giá các mặt hoạt động
Sè 
trẻ t.gia
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
Lĩnh vực phát triển tình thể chất
- Biết nghe theo nhạc hoặc hiệu lệnh để vận động nhịp nhàng.
- Biết thực hiện các vận động cơ bản.
19
19
100%
0
0%
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
- Biết phát âm 29 chữ cái, tô viết 29 chữ cái
- Biết kể chuyện sáng tạo, Biết thể hiện tính cách nhân vật trong truyện khi thủ vai.
19
19
100%
0
0%
Lĩnh vực phát triển nhận thức
- Biết cách giãi quyết khác nhau cho cùng một sự việc hay cùng một vấn đề
- Biết so sánh và rút ra sự gióng nhau giữa các sự vật
- Biết suy luận, phán đoán và thử nghiệm.
19
19
100%
0
0%
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Biết hát, vận động biểu diễn các bài hát đúng theo nhạc, gây được cảm xúc 
19
19
100
0
0%
Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội
- TrÎ biÕt yªu quý tr­êng, lớp, yªu quý mọi người xung quanh
- Cã ý thøc b¶o vÖ tr­êng Xanh - S¹ch - ĐÑp.
- BiÕt c¸ch ¨n mÆc, øng xö phï hîp, thÝch tham gia c¸c ho¹t ®éng t¹i tr­êng, líp...
19
19
100%
0
0%
3. KẾT LUẬN:
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến giãi pháp:
Người xưa có câu: "Có chí thì nên", "Có công mài sắt có ngày nên kim". Thật vậy, với sự miệt mài, phấn đấu không mệt mỏi trong quá trình áp dụng nhiều giải pháp phù hợp tác động đến trẻ, tôi đã đưa đến cho trẻ một cách học nhẹ nhàng, thoải mái. Trẻ đã mạnh dạn tự tin, tích cực hoạt động và phát huy tính sáng tạo của bản thân, phát triển mạnh về tất cả mọi mặt, Trẻ đã có thái độ hứng thú, chú ý lắng nghe cô giáo đọc thơ, kể chuyện hay sự hướng dẫn của cô giáo khi thực hiện các nội dung khác. 100% trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động một cách hứng thú và say mê. 
Đa số trẻ biết đọc diễn cảm các bài thơ, kể những câu chuyện sáng tạo ngắn gọn, lôgíc và dùng từ tương đối chính xác, trong hoạt động tạo hình trí tưởng tượng của trẻ phát triển khá phong phú, trẻ biết dùng các nguyên vật liệu để tự mình vẽ, nặn, cắt, dán, in thành những con vật, cây xanh, hoa, các loại quả, cac khá phong phú. Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để cùng cô giáo làm những bức tranh thật sinh động. Trong hoạt động âm nhạc trẻ đã cảm thụ được lời hay, ý đẹp trong bài hát làm nảy nở những tình cảm và cảm xúc; 100% trẻ đã nhận biết nhanh và phát âm rõ ràng 29 chữ cái, biết ngồi cầm bút đúng tư thế để tô vẽ, biết đọc 10 chữ số, biết đếm, thêm bớt, chia nhóm số lượng trong phạm vi 10 và nhận biết các loại hình khối đã học. 
Qua việc học tập, nghiên cứu, vận dụng các kiến thức bằng những giải pháp đã trình bày trên đây, bản thân xin được rút ra các kinh nghiệm như sau:
- Cô giáo phải tăng cường công tác nghiên cứu học tập tìm tòi kinh nghiệm ở đồng nghiệp, đặc biệt là trên sách báo, các phương tiện thông tin, phải là chú trọng việc tiếp cận, sưu tầm, đúc kết những kiến thức mới có liên quan đến chăm sóc giáo dục trẻ - vì đây là cơ sở lý luận để chúng ta vận dụng thực tiễn trong nuôi dạy trẻ hằng ngày.
- Các giãi pháp, nội dung và hình thức để tổ chức các hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của trẻ.
- Luôn tìm cách làm mới nội dung và đa dạng hóa hoạt động của trẻ, biết tạo ra tình huống có vấn đề và đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của trẻ. Luôn khuyến khích trẻ tìm cách giải quyết vấn đề.
- Kịp thời động viên khích lệ trẻ với những thành tích đã đạt được nhằm gây hứng thú và bồi dưỡng lòng tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ
Tính xuyên suốt của đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực và phát huy được tính tích cực chủ động sáng tọa của trẻ, chuyển từ hoạt động thụ động sang việc tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động chủ động, độc lập, tự giác phát triển năng lực của mỗi cá nhân. Cô giáo là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, đồng thời khuyến khích, động viên trẻ có thể tham gia khi cần thiết để tạo ra quá trình hoạt động tích cực của trẻ.
Muốn làm tốt vai trò của mình cô giáo phải nắm bắt những biểu hiện tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, mặt khác phải biết áp dụng đồng bộ, khoa học và hợp lý các gi¶i pháp sáng tạo đã nêu trên. Đó là điều kiện cần thiết để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ.
3.2. Những ý kiến, đề xuất:
3.2.1. Đối với ngành, nhà trường:
- Thường xuyên mở các buổi bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
- Tăng cường tổ chức các giờ dạy mẫu qua các buổi thao giảng, sinh hoạt chuyên môn liên trường về chương trình mầm non mới.
- Ủng hộ việc đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi về số lượng và chất lượng.
3.2.2. Với lãnh đạo cấp trên:
- Cần quan tâm hơn nữa về bậc học mầm non để đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất.
Trên đây là những một số ý kiến bản thân để "Phát huy tính tích cực chủ động sáng taọ của trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non" nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy cho trẻ ë løa tuæi mÇm non. T«i rÊt mong nhËn ®­îc sù gãp ý, bæ sung cña l·nh ®¹o cÊp trªn vµ ®ång nghiÖp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn./.

File đính kèm:

  • docPhát_huy_tính_tích_cực_chủ_động_sáng_taọ_của_trẻ_5-_6_tuổi_ở_trường_mầm_non.doc
Sáng Kiến Liên Quan