Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy các giá trị của trường học hạnh phúc trong bối cảnh hiện nay

Khái niệm về hạnh phúc

Tổ chức thế giới Liên hiệp quốc (UN) khẳng định: Hạnh phúc là một trong

những quyền cơ bản của con người và lấy ngày 20/3 hàng năm làm ngày Quốc tế

hạnh phúc nhằm tôn vinh, phát triển và nâng cao hạnh phúc trên toàn cầu. Trong

hội nghị LHQ 28/7/2012, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cho rằng:

“Chúng ta cần một mô hình mới cho nền kinh tế, trong đó tôn trọng sự bình đẳng

trong ba trụ cột của phát triển bền vững: phúc lợi về các vấn đề xã hội, kinh tế và

môi trường là không thể tách rời. Chúng cùng nhau xác định tổng hạnh phúc toàn

cầu”.

Ngày 26/12/2013, Thủ tướng chính phủ nước ta đã ban hành Quyết định số

2589/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh

phúc 20 tháng 3 hàng năm”. Từ năm 2014, Việt Nam chính thức tham gia các hoạt

động của Ngày Quốc tế Hạnh phúc.

Mở đầu bài Thơ mừng năm 1961 được làm ngày đầu năm mới (1/1/1961),

Bác Hồ viết:

Mừng năm mới, mừng xuân mới

Mừng Việt Nam, mừng thế giới

Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh

Những câu thơ mang âm hưởng phơi phới những niềm vui, phấn khởi, tin

tưởng, giàu hứa hẹn cho thấy quan niệm của Bác về hạnh phúc: hạnh phúc là đồng

nghĩa với những gì tốt đẹp, mới mẻ, đầy tràn hi vọng. Đường lên hạnh phúc rộng

thênh thênh không của cá nhân nào mà của tất cả mọi người, không của riêng Việt

Nam mà còn của cả thế giới.

Dễ thấy nhất là những văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính của

Việt Nam đều phải có tiêu ngữ:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Điều này cho thấy Hạnh phúc là khát vọng, là mục đích hướng đến, là động

lực hàng ngày của cả dân tộc Việt Nam.

Trong tiếng Việt, về mặt nguồn gốc chiết tự, “hạnh phúc” là một từ vay

mượn tiếng Hán với hai thành tố có giá trị đẳng lập: “hạnh” có nghĩa gốc là “may

mắn”, còn “phúc” có nghĩa gốc là “tốt lành”.

Trong tiếng Anh, “hạnh phúc” được xem là tương đương với từ

“happiness”, vốn xuất phát từ căn tố happy có nghĩa là vui sướng, vui lòng.

Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học) thì định nghĩa về hạnh phúc: “trạng

thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện”.

Người ta có thể nói về hạnh phúc của cá nhân, một tổ chức như gia đình,

nhà trường, một cơ quan đoàn thể và cũng có thể nói về hạnh phúc của cả một dân

tộc.

Như vậy, ta thấy có một điểm chung quan trọng trong quan niệm về hạnh

phúc của nhiều quốc gia, đó là hạnh phúc nhất thiết phải gắn với niềm vui.4

Theo tác giả, Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được

thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc

bậc cao. Ở loài người, nó mang nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý

trí. Hạnh phúc gắn liền với quan niệm về niềm vui trong cuộc sống. Suy cho cùng,

chính tình yêu mới là điều quan trọng nhất để con người mang lại những cảm giác

và hạnh phúc cho nhau.

pdf38 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy các giá trị của trường học hạnh phúc trong bối cảnh hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược hỏi đồng ý từ mức 
cần thiết đến rất cần thiết chiếm tỷ lệ đa số xác nhận khi phát huy các giá trị của 
trường học hạnh phúc cần chú ý đến tất các các yếu tố cấu thành. 
2.2.3.2. Một số kết quả thực hiện trường học hạnh phúc 
Những năm qua, phong trào xây dựng trường học thân thiện, văn hóa nhà 
trường, hướng tới môi trường sư phạm lành mạnh của trường THPT Nguyễn Xuân 
Ôn, THPT Diễn Châu 3 đã thu được những thành tựu rất đáng ghi nhận, là nền 
tảng cho việc xây dựng trường học hạnh phúc hiện nay. Từ năm học 2019-2020 
đến nay, các thành viên trong nhà trường đã có những nhận thức nghiêm túc, đúng 
về vai trò của trường học hạnh phúc đối chất lượng đào tạo cũng như thương hiệu 
của nhà trường. Các thành viên căn cứ các giá trị hạnh phúc của nhà trường để 
thực hiện các hành vi nhằm hướng tới mục tiêu một môi trường sư phạm văn hóa 
lành mạnh. Nhiều hoạt động của nhà trường được tổ chức triển khai đạt được kết 
quả đáng ghi nhận: 
Tổ chức các cuộc tuyên truyền, phổ biến về nội dung, vai trò ý nghĩa, tầm 
quan trọng của công tác xây dựng trường học hạnh phúc trong đó, coi trọng việc 
phát triển các giá trị hướng tới đối với các thành viên của nhà trường. Đưa nội 
dung công tác phát huy các giá trị của trường học hạnh phúc vào kế hoạch hoạt 
động của nhà trường, của các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, của Đoàn 
TNCSHCM, các lớp học sinh và đưa các chỉ tiêu trường học hạnh phúc thành mục 
tiêu, chỉ tiêu xếp loại thi đua các tập thể, cá nhân của nhà trường. 
Trong các kỳ họp, hội nghị, hội thảo chú trọng đến việc lồng ghép tuyên 
truyền, xây dựng trường học hạnh phúc. 
Thông qua trang Website, nhóm zalo, facebook của nhà trường để tuyên 
truyền các giá trị của trường học hạnh phúc là Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy 
học; Cảnh quan nhà trường; Môi trường sư phạm; Giá trị tinh thần; Kết quả học 
lực; Kết quả hạnh kiểm; Các hoạt động giáo dục văn hóa khác; thành tích giáo 
dục, là sự trưởng thành của học sinh, là thành tích của đội ngũ nhà giáo, vv 
Vào giờ chào cờ tuần đầu, lãnh đạo trường luôn động viên, tuyên dương về 
việc thực hiện nề nếp học tập, việc thực hiện tốt các quy tắc ứng xử của học sinh. 
Qua đó nêu gương người tốt việc tốt trong xây dựng trường học hạnh phúc, kết 
hợp với phong trào “Mỗi tuần một hoạt động của lớp”; đồng thời có sự uốn nắn 
kịp thời các biểu hiện thiếu văn hóa, vi phạm các nội quy, quy chế, quy định, các 
 29 
chuẩn mực mà nhà trường đã xây dựng. Mỗi sáng thứ 2 đã trở thành diễn đàn để 
học sinh được thể hiện tâm tư nguyện vọng, nói lên suy nghĩ, thể hiện tài năng cá 
nhân thông qua sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, diễn xuất tài năng. 
Nhiều hoạt động tập thể đa dạng, phong phú đã tạo được bầu không khí 
thân thiện trong tập thể nhà trường: hội thi nữ sinh khéo tay; tổ chức cho học sinh 
tham gia hội thi bánh chưng dịp tết cổ truyền; tổ chức hội thi thể thao, quốc phòng. 
Các hoạt động trải nghiệm được nhà trường tổ chức có chất lượng mang ý nghĩa 
và giá trị giáo dục cao, thông qua các đợt tổ chức tham quan học tập các địa chỉ 
văn hóa, lịch sử. 
Tại trường THPT Diễn Châu 3 đã tổ chức cho học sinh được 10 câu lạc bộ 
(đàn ghi ta, sáo trúc, võ thuật, mỹ thuật, lịch sử, lịch sử - địa lý, văn học, toán học, 
khoa học tự nhiên, tiếng Anh) với những hoạt động sôi nổi, góp phần làm tăng 
niềm vui, khích lệ sự phát triển năng khiếu học sinh. Đồng thời nhà trường luôn 
tạo điều kiện để các em được biểu diễn, được là chính mình. 
Tại trường THPT Nguyễn Xuân Ôn đã tổ chức cho học sinh được 10 câu 
lạc bộ (đàn ghi ta, sáo trúc, võ thuật, mỹ thuật, Trạm báo, Bóng rổ, Nhảy hiện đại, 
toán học, Thanh nên tình nguyện, tiếng Anh) với những hoạt động sôi nổi, góp 
phần làm tăng niềm vui, khích lệ sự phát triển năng khiếu học sinh. Đồng thời nhà 
trường luôn tạo điều kiện để các em được biểu diễn, được là chínhmình. 
Công tác đền ơn đáp nghĩa, tri ân liệt sỹ, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, tương 
thân tương ái, hoạt động tình nghĩa đã được nhà trường tổ chức góp phần giáo dục 
truyền thống văn hóa nhà trường. Như phát động ủng hộ người nghèo, giúp đỡ gia 
đình khó khăn, ủng hộ bạn bị tai nạn, ủng hộ đồng bào miền núi, hiến máu nhân 
đạo, vvv... 
 30 
Kết quả năm 2020 trường THPT Diễn Châu 3 đã trao quà với tổng trị giá 
hơn 150 triệu đồng, bao gồm: quỹ tết vì người nghèo 49.300.000 đồng (gửi về 
quỹ UBMTTQ huyện 20.300.000 đồng, trao 50 suất quà cho giáo viên, học sinh, 
nhân xóm Liên Hoa, xã Diễn Xuân trị giá 29 triệu đồng); quỹ hỗ trợ miền trung 
bão lụt năm 2020 là 59.300.000 đồng (bao gồm: gửi qua UBMTTQ huyện 12 triệu 
đồng, gửi qua Sở GD&ĐT là 12.300.000 đồng, trao trực tiếp tại Huyện Thanh 
Chương 3 tấn gạo trị giá 35 triệu đồng); trao quà tại trường THCS DTBT Tà Cạ, 
huyện Kỳ Sơn trị giá 32.500.000 đồng. 
Kết quả năm 2020 trường THPT Nguyễn Xuân Ôn đã trao quà với tổng trị 
giá hơn 130 triệu đồng, bao gồm: Quỹ ủng hộ miền Trung bị bão lụt 48.000.000 
đồng (Gửi qua Công đoàn ngành GD&ĐT nghệ An); trao 82 suất quà cho học 
sinh có kết quả học tập tốt và học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn vào dịp tết 
Tân sửu, trị giá 82 triệu. 
Công tác phối hợp với phụ huynh trong giáo dục học sinh được nhà trường 
đặc biệt chú trọng, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ và cũng là kết quả. 
Khi có tình huống xảy ra, Nhà trường đã mời phụ huynh đến trao đổi, tìm hướng 
giải quyết, giáo dục học sinh. 
Tại trường THPT Diễn Châu 3, trong năm học 2019-2020 đã thực hiện phối 
hợp giáo dục, giáo dục thành công 02 trường hợp học sinh lười học, có hành vi 
không đẹp, vi phạm nội quy nhà trường, giúp các em tiến bộ trở thành học sinh 
ngoan, không bị xử lý kỷ luật. Các hiện hiện tượng vi phạm giảm hẳn (không còn) 
trong năm học 2020-2021. 
Tại trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, trong năm học 2019-2020 đã thực hiện 
phối hợp giáo dục, giáo dục thành công 03 trường hợp học sinh lười học, có hành 
vi không đẹp, vi phạm nội quy nhà trường, giúp các em tiến bộ trở thành học sinh 
ngoan, không bị xử lý kỷ luật. Các hiện hiện tượng vi phạm giảm hẳn (không còn) 
trong năm học 2020-2021. 
Bảng 01: Kết quả giáo dục hạnh kiểm của trường THPT Diễn Châu 3 
Năm học Sĩ số 
Tốt Khá Trung bình Yếu 
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 
2019-2020 
HK1 1540 1149 74.61% 309 20.06% 61 3.96% 21 1.36% 
HK2 1533 1281 83.56% 230 15.00% 16 1.04% 6 0.39 
CN 1533 1271 82,91% 239 15,59% 19 1,24% 4 0,26% 
2020-2021 HK1 1632 1255 76,90% 302 18,50% 48 2,94% 20 1,23% 
Bảng 02: Kết quả giáo dục hạnh kiểm của trường THPT Nguyễn Xuân Ôn 
Năm học Sĩ số 
Tốt Khá Trung bình Yếu 
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 
2019-2020 
HK1 1456 1279 87.84 % 152 10.44 % 24 1.65% 1 0.07% 
HK2 1457 1324 90.87% 212 8.3% 12 0.82% 0 0 
CN 1457 1326 90.01% 119 8.18% 12 0.82% 0 0 
2020-2021 HK1 1571 1389 88.42% 158 10.06% 23 1.46% 0 0 
 31 
Bảng 03: Kết quả giáo dục học lực của trường THPT Diễn Châu 3 
Năm học Sĩ số 
Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 
2019-2020 
HK1 1540 343 22.27 760 49.35 408 26.49 29 1.88 0 0.00 
HK2 1533 611 39.86 721 47.03 194 12.65 7 0.46 0 0.00 
CN 1533 529 34.51 780 50.88 220 14.35 4 0.26 0 0.00 
2020-2021 HK1 1632 549 33.64 688 42.16 314 19.24 23 1.41 2 0.12 
Bảng 04: Kết quả giáo dục học lực của trường THPT Nguyễn Xuân Ôn 
Năm học Sĩ số 
Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 
S
L 
TL(%
) 
2019-2020 
HK1 1456 350 24.04 715 49.11 378 25.96 13 0.89 0 0 
HK2 1457 608 41.73 663 45.5 173 11.87 13 0.89 0 0 
CN 1457 542 37.2 737 50.58 169 11.6 9 0.62 0 0 
2020-2021 HK1 1571 483 30.74 694 44.18 355 22.6 39 2.48 0 0 
Bảng 05: Kết quả giáo dục học lực mũi nhọn (Học sinh giỏi tỉnh) năm học 
2020-2021của trường THPT Diễn Châu 3 
Môn Nhất Nhì Ba KK Điểm trung bình Thứ hạng 
Toàn trường 1 14 6 3 14.78 2 
Toán 1 2 16,75 2 
Lý 1 2 12.71 13 
Hóa 1 2 15.08 9 
Sinh 1 2 16.21 10 
Văn 2 14.75 8 
Sử 3 12.25 45 
Địa 1 1 14.08 27 
GDCD 3 14.96 6 
Tiếng Anh 2 1 15.51 2 
Tin 1 17 2 
Bảng 06: Kết quả giáo dục học lực mũi nhọn (Học sinh giỏi tỉnh) năm học 
2020-2021của trường THPT Nguyễn Xuân Ôn 
Môn Nhất Nhì Ba KK Điểm trung bình Thứ hạng 
Toàn trường 1 8 7 9 14.34 5 
Toán 1 2 14.87 11 
Lý 1 1 1 12.75 12 
Hóa 1 1 1 16.62 2 
Sinh 1 1 1 16.19 12 
 32 
Văn 2 1 14.66 10 
Sử 1 1 13.76 16 
Địa 1 1 14.17 25 
GDCD 1 1 1 13.5 19 
Tiếng Anh 1 1 12.93 26 
Tin 1 14.0 19 
Trong thời gian qua nhờ việc quan tâm chỉ đạo, thực hiện xây dựng trường 
học hạnh phúc đã góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện tăng lên, chất 
lượng giáo dục mũi nhọn đã đạt được kết quả thật đáng trân trọng (THPT Diễn 
Châu 3 xếp thứ nhì, trường THPT Nguyễn Xuân Ôn xếp thứ 5 toàn tỉnh). Các hiện 
tượng vi phạm đạo đức, vi phạm các quy định về hành vi thiếu văn hóa có chiều 
hướng giảm hẳn, tạo môi trường giáo dục đạo đức lành mạnh trong nhà trường. 
Không có hiện tượng học sinh bị đuổi học vì vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức 
văn hóa. Không có giáo viên bị kỷ luật vì vi phạm các hành vi văn hóa bị cấm. 
Qua theo dõi tại sổ đầu bài cho thấy tỷ lệ các giờ học (tiết học) được xếp loại tốt 
tăng lên, tỷ lệ giờ học loại yếu kém hầu như không còn. 
Bảng 07: Số liệu học sinh vi phạm bị xử lý qua các năm tại trường THPT 
Diễn Châu 3 
Hành vi 
bạo lực 
Năm học 
2018-2019 
Năm học 
2019-2020 
Năm học 
2020-2021 
Số vụ Số HS Số vụ Số HS Số vụ Số HS 
Nói tục, chửi thề 35 62 28 56 2 4 
Chế giễu, kỳ thị 14 20 12 10 0 0 
Tẩy chay, cô lập 11 16 7 9 0 0 
Xúc phạm 19 31 9 14 0 0 
Hăm dọa 12 18 6 9 1 2 
Xô đẩy 16 30 3 7 1 3 
Gây gỗ 3 15 3 9 1 2 
Trấn lột 1 2 0 0 0 0 
Quấy rối tình dục 0 0 0 0 0 0 
Bảng 08: Số liệu học sinh vi phạm bị xử lý qua các năm tại trường THPT 
Nguyễn Xuân Ôn 
 33 
Hành vi 
bạo lực 
Năm học 
2018-2019 
Năm học 
2019-2020 
Năm học 
2020-2021 
Số vụ Số HS Số vụ Số HS Số vụ Số HS 
Nói tục, chửi thề 25 30 18 22 2 2 
Chế giễu, kỳ thị 8 11 5 8 0 0 
Tẩy chay, cô lập 6 11 4 7 0 0 
Xúc phạm 7 13 5 8 0 0 
Hăm dọa 5 9 3 5 1 2 
Xô đẩy 6 8 2 6 0 0 
Gây gỗ 3 5 2 3 1 5 
Trấn lột 0 0 0 0 0 0 
Quấy rối tình dục 0 0 0 0 0 0 
Dẫu xây dựng trường học hạnh phúc diễn ra trong bối cảnh có không ít khó 
khăn do những tác động từ các yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt là khi dịch 
Covid-19 đang diễn ra hết sức phúc tạp, trong những điều kiện ấy, các giá trị 
trường học hạnh phúc vẫn được tôn vinh, phát huy, được mọi thành viên của nhà 
trường tích cực tham gia thực hiện, thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo nền 
tảng vững chắc góp phần quan trọng vào mục tiêu giáo dục và đào tạo nguồn nhân 
lực chất lượng cao phục vụ cho xây dựng và bảo vệ đất nước trong điều kiện hiện 
nay. 
Từ năm học 2019-2020 đến nay, tại trường THPT Diễn Châu 3, sau khi 
phát động xây dựng cảnh quan, môi trường sư phạm trường lớp học sạch - đẹp - 
thân thiện, toàn trường đã có 100% số lớp tự sơn, sửa lại phòng học. Trong đó, 
học sinh của 22 lớp bằng tài năng hội họa của mình đã biến những bức tường lớp 
học vốn loang lổ thành những bức tranh nghệ thuật đầy sắc màu, sinh động 
Những bích họa đó đã khiến không gian lớp học trở nên mới lạ, hấp dẫn, tươi tắn, 
đẹp đẽ. 15 lớp mành quấn che cửa sổ được trang trí bởi các bức tranh có giá trị 
nghệ thuật thẩm mỹ cao. Để mỗi ngày đến lớp thực sự là ngày vui, tràn đầy năng 
lượng tích cực với những cảm xúc đong đầy yêu thương. Để mỗi lớp học là tổ ấm 
luôn luôn vang lên tiếng cười hạnh phúc. 
 34 
Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
3.1. Kết luận 
Trường học hạnh phúc là một mô hình mới đang được thực hiện, vì vậy 
việc xác định và đưa ra các biện pháp nhằm phát huy các giá trị của trường học 
hạnh phúc là hết sức cần thiết, làm cơ sở để từ đó nhà trường có thể triển khai 
thực hiện nhân rộng phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, nhằm đem lại 
nhừng gì tốt nhất cho người học. 
Trong quá trình xây dựng mô hình trường học hạnh phúc, Hiệu trưởng trước 
tiên phải xác định “các giá trị của trường học hạnh phúc”. Điều này làm rõ thành 
viên của trường học hạnh phúc bao gồm: cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, 
học sinh và phụ huynh; các điều kiện đảm bảo của trường học hạnh phúc là: cơ 
sở vật chất, trang thiết bị dạy học và cảnh quan nhà trường; các giá trị của trường 
học hạnh phúc là: bầu không khí trong nhà trường, văn hóa quản lý, văn hóa giảng 
dạy, văn hóa học tập của học sinh, văn hóa ứng xử, môi trường sư phạm. Trên cơ 
sở các “tiêu chí trường học hạnh phúc” là điều kiện cần và đủ để đạt một trường 
học hạnh phúc. Từ đó, người quản lý là hiệu trưởng mới thực hiện triển khai các 
nhiệm vụ cụ thể nhằm phát huy các giá trị của trường học hạnh phúc cho các thành 
viên của nhà trường nhằm thực hiện đúng. 
Phát huy các giá trị của trường học hạnh phúc là một tập hợp các giải pháp 
trong một hệ thống đa dạng, phong phú và phức tạp. Vì vậy giữa các giải pháp 
luôn có mối quan hệ, tác động, hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Để phát huy tối đa hiệu 
quả của các giải pháp, không thể tách rời từng giải pháp mà phải sử dụng chúng 
đồng bộ để sao cho mỗi giải pháp trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi 
hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung. Nhìn một cách tổng thể trường 
học hạnh phúc được thiết kế theo một chu trình quản lý hoạt động trong nhà 
trường. Các giải pháp đã được đề xuất với mục đích hình thành ý thức xây dựng 
mô hình trường học hạnh phúc trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học 
sinh trong nhà trường nhằm hướng đến chất lượng đào tạo toàn diện. 
Để phát huy các giá trị của trường học hạnh phúc, tôi nhận thấy phải đáp 
ứng tốt 3 điều kiện sau: 
Thứ nhất, trường học hạnh phúc đồng nghĩa những thành viên là chủ thể 
nhà trường cũng hạnh phúc: cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ 
huynh. Muốn vậy, các chủ thể cũng phải có sự thay đổi tích cực từ tư duy đến 
hành động, nhằm tạo nên sự thân thiện, gần gũi, yêu thương nhưng vẫn trong 
khuôn khổ kỷ cương trường lớp. Trường học hạnh phúc chỉ có thể có đạt được 
khi các thành viên thực sự thay đổi để chính họ hạnh phúc. 
Thứ hai, muốn có trường học hạnh phúc thì điều kiện đảm bảo là cơ sở vật 
chất, trang thiết bị dạy học phải được đầy đủ, khang trang, hiện đại, thân thiện và 
tiện ích, tạo thuận lợi cho việc dạy học trở nên cảm thấy hạnh phúc. Cảnh quan 
nhà trường được bố trí khoa học, đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, có 
chiều sâu. Từ cổng, hàng rào, bảng tên trường, các khẩu hiệu, bố trí lớp học, nhà 
 35 
làm việc, đều toát lên nét đẹp văn hóa của trường học, để khi bước vào mọi người 
được cảm giác an toàn, thân thiện, vui tươi, hạnh phúc. 
Thứ ba, trường học hạnh phúc là không gian diễn ra các hoạt động văn hóa 
giáo dục và đồng thời là nơi các giá trị hạnh phúc được thực thi, cải biến và tạo 
lập thông qua các quan hệ giáo dục đa dạng. Nơi mà ứng xử của các thành viên 
trở nên văn hóa, lịch sự và tinh tế; ở đó mọi người làm việc, học tập và vui chơi 
an toàn, yên tâm, không có tai nạn, không có bạo lực. Mọi người biết tôn trọng sự 
khác biệt của nhau, tổ chức nhiều hoạt động giáo dục khác nhau, phù hợp với năng 
lực, sở trường của từng học sinh, giúp học sinh khẳng định được bản thân. 
Việc phát huy các giá trị của trường học hạnh phúc là vô cùng thiết thực ở 
tất cả các cơ sở giáo dục hiện nay. Trường học hạnh phúc có thể thực hiện ở tất 
cả các cơ sở giáo dục hiện nay, không đòi hỏi sự giàu sang vật chất, mà chỉ đòi 
hỏi một trí tuệ sáng suốt để hành động và một trái tim nồng hậu là năng lượng 
thắp sáng cho niềm tin thành công. 
3.2. Kiến nghị 
Để phát huy tốt các giá trị của trường học hạnh phúc, tôi xin phép được đề 
nghị mỗi chúng ta cần có cố gắng, gạt bỏ tính cá nhân, với phương châm “mình 
vì mọi người và mọi người vì mình”, từ đó sẽ tạo nên tập thể nhà trường đoàn kết 
thân ái, hạnh phúc. Muốn vậy, các thành viên nhà trường cần phải: 
- Học và tự học không ngừng để ngày một hoàn thiện mình; 
- Tự tin với chính mình và những người xung quanh; 
- Coi thất bại là thành công của con đường tương lai; 
- Chấp nhận sự sai sót để hoàn thiện mình; 
- Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt như là một sáng tạo của tự nhiên; 
- Đơn giản hóa các vấn đề để hướng tới hạnh phúc giản dị; 
- Công việc - công danh - sứ mệnh là hạnh phúc của mọi hành động. 
Như vậy, “hạnh phúc” là thứ giản dị mà cao sang nhất mà chúng ta có. 
Tác giả xin cam đoan nội dung đề tài do chính tác giả thực hiện và báo cáo. 
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Phát huy các giá trị của trường học hạnh 
phúc trong bối cảnh hiện nay đã thể hiện sự cố gắng và đam mê của tác giả nhưng 
vẫn mang sắc thái chủ quan. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi thiếu sót. 
Để đề tài thực sự có giá trị, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của các 
thầy cô và đồng nghiệp để có thể hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 
 TÁC GIẢ 
 36 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2004), Xây dựng môi trường văn hóa - Một số vấn 
đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
2. Hoàng Chí Bảo (2011), Vấn đề văn hóa và con người trong cương lĩnh (bổ sung, phát 
triển 2011) của Đảng.Tạp chí tuyên giáo, số 7, tr 36-41. 
3. Nguyễn Trần Bạt (2006), Văn hóa và con người, Nxb. Thông tin, Hà Nội. 
4. Nguyễn Minh Chung (2006), Văn hóa lớp học và mô hình lớp học văn hóa trong nhà 
trường đại học hiện nay, (Đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản Đại học Sư phạm Hà Nội). 
5. Phạm Vũ Dũng (1996), Văn hóa giao tiếp, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 
6. Hồ Ngọc Đại (2012), Giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, 
Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
7. Trần Văn Giầu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa 
học xã hội, Hà Nội 
8. Nguyễn Hồng Hà (2005), Môi trường văn hóa với việc xây dựng lối sống và con người 
Việt Nam, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Viện Văn hóa, Hà Nội. 
9. Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (2003), Phát triển văn hóa và xây dựng con người 
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
10. Thế Hùng (2011), Văn hóa ứng xử – kỹ năng giao tiếp thành công, Nxb. Văn hóa thông 
tin, Hà Nội. 
11. Đỗ Huy, Trường Lưu (1993), Sự chuyển đổi các giá trị trong văn hóa Việt Nam. H., Nxb. 
Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
12. Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay - Từ góc nhìn giá trị 
học, Nxb. Văn hóa thông tin. 
13. Vũ Việt Hưng (2010), “Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, 
www.cpv.org.vn, ngày 7/5/2010. 
14. Nguyễn Công Khanh và các cộng sự (2009), Văn hóa trong nhà trường, Nxb. Đại học sư 
phạm, Hà Nội. 
15. Nguyễn Văn Nguyên (2013), “Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và hợp tác quốc tế 
dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Thông tin đối ngoại (7), tr. 23-27. 
16. Nguyễn Văn Nguyên (2014), “Quan hệ giữa phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của 
nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Hội thảo khoa học Vận dụng tư tưởng Hồ Chí 
Minh vào xây dựng và phát triển ngành ngân hàng trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa 
xã hội ở Việt Nam, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội, tr. 87-92. 
17. Nguyễn Văn Nguyên (2016), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc của nhân dân và ý 
nghĩa của tư tưởng đó đối với việc xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong giai đoạn 
hiện nay”, Hội thảo khoa học Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, 
nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động – Xã hội, 
Hà Nội, tr. 195-199. 
18. Phạm Ngọc Anh, Nguyễn Văn Nguyên (2016), “Sự thống nhất giữa độc lập dân tộc với 
dân chủ và hạnh phúc của nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng 
(309), tr. 27-32. 
19. Nguyễn Văn Nguyên (2016), “Giải quyết vấn đề lợi ích dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí 
Minh và thực tiễn đổi mới hiện nay”, Tạp chí Cộng sản (117), tr. 42-45. 
20. Nguyễn Văn Nguyên (2016), “Độc lập dân tộc – Dân chủ - Hạnh phúc trong phát triển 
bền vững ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (250), tr. 23-24, 27. 
21. Phan Trọng Đông (2020), “Mô hình trường học hạnh phúc”, Sáng kiến kinh nghiệm quản 
lý giáo dục. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_cac_gia_tri_cua_truong_hoc_ha.pdf
Sáng Kiến Liên Quan