Sáng kiến kinh nghiệm Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn ở trường THCS

Xã hội ngày càng phát triển, con người cũng đòi hỏi phải ngày càng tiến bộ, toàn diện để theo kịp thời đại. Bên cạnh việc am hiểu khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến, con người phải cảm nhận được cái hay, cái đẹp của cuộc sống. Trường học chính là nơi đào tạo con người-những chủ nhân tương lai của đất nước. Và chính bởi phải đào tạo ra những con người vừa hồng vừa chuyên để góp phần xây dựng đất nước, nhà trường cần tạo ra những học sinh giỏi. Những học sinh có đủ khả năng điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học – kỹ thuật tiên tiến đồng thời nắm bắt tốt những thay đổi, biến chuyển của xã hội.

 Ngữ văn là một trong những môn học quan trọng trong trường phổ thông, giú học sinh cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống xã hội con người và thế giới khách quan, hình thành cho học sinh những kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và khả năng giao tiếp trong cuộc sống, giúp học sinh hướng đến cái Thân - Thiện - Mĩ.

 

doc13 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 15204 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giáo dục của hệ thống nhà trường phổ thông và cả Đại học.
- Là môn khoa học xã hội mang tính nghệ thuật cao nên khi nghiên cứu giảng dạy về văn học đòi hỏi người nghiên cứu phải có vốn kiến thức, vốn sống, sự nhạy cảm và quá trình làm việc nghiêm túc công phu.
- Giảng dạy và bồi dưỡng những kiến thức văn học vừa mang tính qui luật, vừa mang tính xã hội nhưng cũng luôn luôn phải cập nhật thực tiễn, phục vụ cuộc sống để cuộc sống kiểm nghiệm và khẳng định. 
- Cũng như khi học các môn học khác, để trở thành một học sinh giỏi văn người học chỉ có tâm hồn văn học, năng khiếu văn học thì chưa đủ, muốn thành tài, người học sinh phải có một quá trình học tập miệt mài, kiên nhẫn, có phương pháp học tập phù hợp, có người thầy dạy và bồi dưỡng nhiệt tình với phương pháp tối ưu, hiệu quả.
 Với mong muốn góp phần tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng học Ngữ văn trong nhà trường nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn trong trường THCS (không chuyên) nói riêng, tôi trình bày SKKN ”Phát hiện và bồi dưỡng HSG Ngữ văn ở trường THCS”, xin được trao đổi một vài kinh nghiệm của cá nhân cùng các đồng nghiệp tìm ra phương pháp giảng dạy bồi dưỡng tối ưu nhằm đạt hiệu quả trong sự nghiệp trồng người của quê hương, đát nước.
II. Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn ở trường THCS.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh THCS – Học sinh giỏi Ngữ văn THCS.
IV. Giới hạn của đề tài:
- Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn ở trường THCS.
Phần II: Nội dung công tác giảng dạy và bồi dưỡng
học sinh giỏi Ngữ văn ở trường THCS.
A. Tình hình và thực trạng việc dạy và bồi dưỡng HSG môn ngữ văn ở trường THCS.
I. Đặc điểm tình hìmh.
1. Thuận lợi.
* Nhà trường:
- Trong những năm gần đây nhà trường cũng như địa phương đều rất quan tâm đến giáo dục, luôn động viên khen thưởng kịp thời với những giáo viên và học sinh có thành tích cao trong dạy và học.
- BGH nhà trường có kế hoạch chỉ đạo cụ thể và rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp.
- Tập thể HĐSP đoàn kết, Tổ chuyên môn luôn có định hướng, đổi mới phương pháp chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.
 * Với giáo viên:
- Giáo viên có ý thức trách nhiệm trong công việc, luôn tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết nhiệt tình trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng.
 * Với học sinh:
- Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt, săn sàng tiếp thu kiến thức mới (đặc biệt là học sinh đội tuyển).
2. Khó khăn.
- Đức Bác là xã có nhiều hộ gia đình, phụ huynh học sinh đi làm ăn xa nên sự quan tâm đến con em chưa kịp thời.
- Phần lớn học sinh có nhận thức khá giỏi, gia đình đều muốn các em theo học các môn khoa học tự nhiên.
- Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, tài liệu tham khảo còn hạn chế.
- Học sinh nông thôn ít có điều kiện mở rộng giao tiếp, rèn luyện kĩ năng nói – viết.
II. Thực trạng.
 - Việc học Ngữ văn trong nhà trường hiện nay không được coi trọng đúng mức khi đặt nó bên cạnh các môn khoa học tự nhiên. Bởi lẽ để trở thành học sinh giỏi văn rất khó. Học văn lại phải viết nhiều, đọc nhiều. Tại đơn vị trường, học sinh giỏi văn ít khi được giải cao.
 - Mặt khác người học quan niệm: Học văn nói riêng, học các môn khoa học xã hội nói chung chỉ thành đạt trong phạm vi hẹp, ít có cơ hội tìm việc làm theo nguyện như giỏi các môn Khoa học Tự nhiên. 
 - Trong những năm qua, tổ văn nhà trươừng đã gặt hái được những thành công đáng kể. Song đáng tiéc số học sinh đạt giải cao ở môn văn chưa nhiều. Điều này có nguyên nhân từ cả hai phía: Trước hết từ phía người thầy, do phải bám sát việc thực hiện theo phương pháp, chương trình, người thầy không có điều kiện đầu tư về chiều sâu trong việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh nói chung, học sinh giỏi nói riêng, thời gian phụ đạo cũng hạn chế. Về phía học sinh, “Nhân tài” vốn đã hiếm các em lại phải học nhiều môn nên việc đầu tư thời gian tự bồi dưỡng môn văn không được nhiều, quyết tâm đạt giải chưa cao. 
B. Một số kinh nghiệm trong công tác giảng Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn ở trường thcS.
I. Phát hiện học sinnh giỏi văn.
1. Thế nào là học sinh giỏi văn?
Học sinh giỏi văn trước hết phải là những học sinh :
 - Có niềm say mê yêu thích văn chương.
 - Có tư chất bẩm sinh, tiếp thu nhanh có trí nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo( Có ý tưởng mới trong bài làm)
 - Có vốn tri thức về tác phẩm văn học phong phú và hệ thống, có sự hiểu biết về con người và xã hội.
 - Giàu cảm xúc và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề của cuộc sống.
 - Có vốn từ Tiếng việt dồi dào.
 - Nắm chắc các kỹ năng làm bài văn theo các kiểu bài : tự sự , miêu tả, thuyết minh, nghị luận. Đặc biệt là các dạng bài của văn nghị luận .
 2. Làm thế nào để phát hiện học sinh giỏi văn?
 Từ quan niệm về HSG nói trên, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu lớp 6. Cơ sở của việc tuyển chọn của chúng tôi là :
 Thứ nhất, tìm hiểu kết quả học sinh ở cấp tiểu học.
 Thứ hai, chúng tôi xem bài viết đầu tiên của học sinh( đặc biệt là của học sinh lớp 6) Như một dấu ấn để bắt đầu cuộc hành trình phát hiện năng khiếu cảu học sinh. Công việc của người thầy trong bài đầu tiên này là kiểm tra chất giọng chất văn, ccáh nghĩ của học trò. Những học sinh đạt được cả chất văn và ý văn trong một bài viết không phải nhiều, không phải đều. Những nhược điểm lộ ra ở từng học trò phảI được nhận biết, nét tài hoa của từng học sinh cần được ghi nhận và trân trọng. Khi chấm bài, thầy cô không chỉ chú trọng những bài chu đáo, khuôn mẫu đầy đủmà còn quan tâm đến những bài có thể có chỗ chưa sâu, nhưng có chỗ độc đáo , sâu sắcphải sửa kỹ, phê kĩ, thật sự nghiêm khắc khi đánh giá và có nhật kí chấm bài. Dĩ nhiên, một bài viết không thể đánh giá được năng khiếu học văn, nhưng đó là sự khởi đầu để định hướng phát hiện, bổ xung ở những bài viết tiếp theo vì việc tuyển chọn HSG không chỉ dừng lại ở một số bài viết mà phải theo dõi cả quá trình học tập.
II. Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn.
1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.
- Trong những kì thi HSG Tỉnh, huyện, cả học sinh trường chuyên và không chuyên đều cùng thi chung một đề. Đó là một điều bất lợi cho cả thầy và trò chúng tôI. Song dù khó khăn, chúng tôI vẫn phải lập ra một kế hoạch bồi dưỡng tối ưu nhất trong điều kiện thời gian cho phép. Sau khi xây dựng kế hoạch chúng tôi thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HSG theo các yêu cầu: Cung cấp kiến thức, hướng dẫn tự học và rèn luyện kĩ năng. Trong đó cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng là khâu quan trọng nhất.
2. Những Kiến thức cơ bản cần bồi dưỡng.
- Kiến thức Ngữ Văn ở chương trình THCS đặc biệt ở lớp 8 bao gồm nhiều kiến thức nhằm nâng cao hứng thú có tính tự nhiên đối với Văn học, những say mê có ý thức và định hướng, hướng nghiệp, bồi dưỡng rèn luyện cảm xúc phong phú có tính bột phát và hướng cảm xúc đó vào cảm xúc lí tính một cách nhuần nhuyễn, bồi dưỡng khả năng táI hiện sự sống thành tư duy hình tượng. Bồi dưỡng khả năng cảm thụ, khả năng phân tích sâu sắc, tinh tế. Bồi dưỡng khả năng nói lưu loát, tự nhiên có sức truyền cảm và tính thuyết phục ( trên cơ sở những kiến thức về ngữ pháp, vốn từ và tu từ). Giúp học sinh biết lập luận, giảI quyết vấn đề mạch lạc rõ ràng, khoa học. Phát huy được những nét sáng tạo, nét riêng thành khả năng phát hiện, vận dụng kiến thức để giảI quyết vấn đề khó. Tạo ra cách nói, cách viết có giọng điệu riêng.
Phát huy trí thông minh làm cho tư duy phát triển đạt trình độ cao, có lí luận thao tác về cách viết, cách nói ngắn gọn, rõ ràng, có sức thuyết phục. Muốn vậy phảI bồi dưỡng kiến thức văn học cho các em có tính hệ thống, có chiều sâu theo từng vấn đề, từng chủ điểm ( chủ đề về Tổ quốc, chủ đề về người phụ nữ, về người nông dân, cảm hứng nhân đạo, cảm hứng yêu nước) chia nhỏ hơn nữa là những chủ đề về thiên nhiên, về trẻ thơ, về trăng, về tình bạn, về mùa xuân, mùa thu
Cung cấp kiến thức về văn học sử ở từng giai đoạn, văn học sử về từng tác giả, văn học sử về tác phẩm rồi xâu chuỗi tác phẩm đó vào một hệ thống nhất định
* Chú ý: Khi ôn luyện cần ôn tập đầy đủ không luyện tủ kiến thức mà cần khắc sâu những trọng tâm, trọng điểm. Từ đó học sinh liên tưởng toả ra các kiến thức khác khi cần vận dụng.
Cụ thể, cần bồi dưỡng những kiến thức sau:
1. Sơ lược về giai đoạn lịch sử - văn học( để học sinh có liên hệ tốt với hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm).
2. Sơ lược về tác phẩm văn học.( để học sinh có cơ sở lí luận tốt khi làm bài).
3. Mối quan hệ giữa Văn học dân gian và Văn học viết.
4. Sức sống của dân tộc Việt Nam qua truyện cổ tích hoặc ca dao. Cách phân tích ca dao ( chọn một số chủ điểm về đất nước, con người, tình nghĩa)
5. Thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam qua Văn học Trung đại.
6. Chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng yêu nước trong Văn học Trung đại.
7. Hình tượng người nông dân, người phụ nữ, trẻ em trong Văn học hiện thực.
8. Hình ảnh trăng trong thơ.
9. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong văn học từ đầu thế kỉ XX đến 1945( trong thơ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu).
10. Tình yêu thiên nhiên, tư tưởng nhân nghĩa trong thơ Nguyễn TrãI, Hồ Chí Minh.
11. Bộ mặt Thực dân, phong kiến trong văn học đầu thế kỉ XX.
12. Thơ mới – thành tựu về nội dung, tư tưởng và giá trị nghệ thuật.
13. Một số đề nghị luận về mối quan hệ giữa văn học và các vấn đề cuộc sống xã hội ( Văn học và tình thương,)
14. Một số đề nghị luận xã hội.
15. Một số đề cảm thụ đoạn thơ.
16. Giới thiệu về tác giả.
17. Thể loại và cách phân tích tác phẩm theo thể loại( thơ, truyện, kịch, kí). Ngoài ra, còn phải cung cấp một số khái niệm văn học: đề tài, chủ đề, hình tượng, bố cục, kết cấu, cốt truyện, điển hình, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa nhân đạo.
Những trọng tâm, trọng điểm trên giáo viên cần triển khai thành nhiều chuyên đề nhỏ để bồi dưỡng cho học sinh. Chú ý sắp xếp theo tiến trình lịch sử văn học, theo hệ thống. Giáo viên có thể triển khai thành nhiều đề bài, kiểu bài khác nhau để học sinh làm quen và biết cách giảI quyết triệt để.
3. Các bước rèn luyện kĩ năng làm văn.
 - Khi tiến hành rèn luyện kĩ năng làm văn, chúng tôI tiến hành các bước sau:
a. Lựa chọn hướng ra đề.
Tôi luôn ý thức một cách sâu sắc rằng, việc ra đề là khâu quan trọng đầu tiên của quá trình phát hiện, đánh giá và lựa chọn HSG. Đề đúng và haysẽ phân hoá được trình độ học sinh, giúp người thầy nắm trúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi học sinh, từ đó có thể đánh giá khách quan, chính xác, công bằng năng lực, sự cố gắng vươn lên của học sinh, tạo được niềm tin và hứng thú học tập cho các em. Ngược lại, đề thiếu chính xác, sáo mòn không những không đánh giá được chính xác về năng lực học sinh mà còn giảm thiểu tính độc lập sáng tạo không gây được hứng thú học văn. Và hậu quả của nó là việc rèn kĩ năng sẽ trở nên vô nghĩa.
Theo dõi hướng ra đề thi HSG các cấp trong những năm qua, chúng tôi nhận thấy đề thường có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức về lí luận văn học và cảm thụ văn chương. Vài ba năm nay, đề thi HSG có xu hướng mở và chú ý đến hình thức nghị luận xã hội. Nhìn chung, tinh thần nhất quán của đề thi HSG là theo sát chương trình. Đề thi thường có hai phần kiến thức rõ rệt: 
- Phần 1: Thường có một câu dưới dạng phân tích, cảm thụ một đoạn thơ, một đoạn văn trong đó có chứa đựng nhiều phép tu từ và giàu sức biểu cảm.
- Phần 2: Thường có một câu với yêu cầu khái quát hoá kiến thức khá rộng về văn học sử giảng văn ở một giai đoạn dài hoặc ở nhiều tác giả, nhiều tác phẩm.
Nếu đề có thêm yêu cầu về nghị luận xã hội thường là bài, đoạn văn ngắn thuộc phần 1. 
Từ nhận thức đó, trong quá trình ra đề, rèn luyện kĩ năng cho học sinh, tôI thường tập trung vào một số dạng đề cơ bản sau:
- Đề kiểm tra khả năng cảm thụ một đoạn thơ, văn trong tác phẩm văn học.
- Đề kiểm tra kiến thức về lí luận văn học và cảm thụ tác phẩm.
- Đề rèn luyện kĩ năng so sánh văn học.
- Đề tổng hợp kiến thức về một vấn đề văn học ở nhiều tác phẩm, nhiều tác giả, một giai đoạn lịch sử.
- Đề nghị luận xã hội.
b. Rèn luyện kĩ năng phân tích đề:
- Đây là một trong những khâu quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả thi HSG. Giáo viên cần cho học sinh làm quen với nhiều dạng đề thi HSG, đặc biệt là những dạng đề có cách diễn đạt có thể gây ngộ nhận hoặc có thể hiểu yêu cầu đề không thấu đáo.
- Sau khi đã nhận diện đúng yêu cầu đề, việc xác định thao tác nghị luận chỉ cần củng cố và hệ thống lại. Điều cần lưu ý với học sinh là dù đề thi HSG có yêu cầu hay không, học sinh vẫn phải vận dụng nhiều thao tác nghị luận khác nhau trong một bài làm. Điều quan trọng là xác định thao tác nào là chính, thao tác nào là bổ trợ. Nắm chắc yêu cầu này, học sinh sẽ có cơ sở để xây dựng hệ thống luận điểm hợp lí và khoa học cho bài viết.
c. Rèn kĩ năng lập dàn ý.
- Bước đầu tiên trong rèn kĩ năng lập dàn ý tôi thường hướng dẫn học sinh phải lập dàn ý sơ lược theo yêu cầu:
+ Đề xuất được hệ thống luận điểm sẽ triển khai trong bài viết.
+ Xác định mối quan hệ giữa các luận điểm, tầm quan trọng của mỗi luận điểm trong việc thể hiện các yêu cầu của bài.
+ sắp xếp các luận điểm theo trình tự chặt chẽ, khoa học.
Những nội dung này học sinh được suy nghĩ trong vòng 25 – 30 phút, sau đó học sinh sẽ trình bày ngắn gọn bằng hình thức nói, cuối cùng giáo viên mới chữa hoàn chỉnh. ở bước này, phần làm việc của học sinh ở nhà là tiếp tục viết thành văn phần mở bài, kết bài và các câu, đoạn chuyển ý.
Kĩ năng này nếu được làm một cách ráo riết và nghiêm túc sẽ hình thành được ở học sinh khả năng chủ động và độc lập tư duy trong học tập. Bài viết của các em sẽ đủ ý và mạch lạc. Đây cũng là một trong những biểu hiện của tính khoa học ở một bài văn HSG.
Thực tế cho thấy, các em trong đội tuyển HSG có khả năng nhận diện đề, lập dàn ý khá nhanh và tự tin; có ý thức lập hệ thống luận điểm trước khi viết bài.
d. Rèn luyện kĩ năng viết văn.
Đây cũng là kĩ năng quan trọng bởi nhận thức đề đúng, đề xuất luận điểm hợp lí, có kiến thức phong phú chưa đủ. Muốn có một bài viết hay, học sinh phảI biết trình bày những hiểu biết, những rung động, suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, sáng sủa và có sức thuyết phục. Hơn nữa, việc đánh giá lại căn cứ vào chính bài viết của học sinh.
Khi giảng dạy và bồi dưỡng các dạng bài văn nghị luận ở chương trình Ngữ Văn lớp 8, nhằm rèn kĩ năng viết văn cho học sinh, tôi thường tiến hành theo các hình thức:
+ Viết thành văn một đoạn ý:- đoạn văn giải thích; - đoạn văn chứng minh một luận điểm trong bài( thường là luận điểm chính); - đoạn văn bình luận nâng cao.
+ Viết thành bài văn hoàn chỉnh ở nhà trên cơ sở dàn ý đã được giáo viên chữa ( khoảng 2, 3 bài/ tuần).
+ Viết thành bài văn hoàn chỉnh trên lớp trong thời gian qui định ( 90 – 120 – 180 phút). Yêu cầu trước hết đối với học sinh là phải diễn đạt lưu loát, rõ ý; chữ viết sạch sẽ, dễ đọc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Từ đó, yêu cầu học sinh phải viết được những đoạn văn hay, có cách dùng từ chính xác, sáng tạo, mới lạ, có giọng văn riêng, thể hiện được dấu ấn, phong cách của người viết.
 	Trong kĩ năng viết bài văn hoàn chỉnh, có thực hành viết bài văn cảm nhận một đoạn trích trong tác phẩm, bài văn cảm nhận một vấn đề của tác phẩm hoặc cảm nhận một tác phẩm trọn vẹn về nội dung nghệ thuật. 
Kĩ năng này phải được tiến hành thường xuyên bằng hình thức ra đề cho các em làm thêm ở nhà, giáo viên tranh thủ chấm bài và chữa kĩ cho các em.
e. Chấm và chữa bài:
Đối với các em HSG, khi chấm bài, giáo viên phải chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu cơ bản của mỗi bài; theo dõi và động viên kịp thời mức độ tiến bộ của mỗi học sinh qua từng bài viết. Khi chấm, giáo viên phải chỉ ra các lỗi cụ thể về dùng từ, viết câu, triển khai ýPhân tích cho học sinh hiểu nguyên nhân và định hướng cách chữa để học sinh có thể tự sửa chữa các lỗi của mình. Và để tạo hứng thú, giáo viên có thể tổ chức hướng dẫn học sinh đọc và chữa bài cho nhau.
C. Thực tế giảng dạy và kết quả thực hiện.
Qua thực tế giảng dạy và bồi dưỡng HSG Ngữ văn lớp 8 ở trường THCS trong năm học 2010 – 2011 cho thấy: Kết quả bọc tập môn Ngữ Văn được nâng cao rõ rệt. Học sinh nắm được tương đối chắc chắn kiến thức bộ môn Ngữ Văn, vận dụng tương đối thành thạo kĩ năng cảm thụ và làm bài tập làm văn trong chương trình và có nâng cao. Từ việc học tốt bộ môn Ngữ văn đã có tác dụng làm trong sáng đạo đức, nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, đời sống tình cảm cho học sinh.
Cụ thể kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tại trường THCS Đức Bác năm học 2010 – 2011 như sau:
I. Kết quả giảng dạy bộ môn Ngữ Văn lớp 8:
Lớp
Kết quả cụ thể
Ghi chú
Tsố HS
T. bình
Khá
Giỏi
TS
%
TS
%
TS
%
8A
37
1
2,6
29
78,5
7
18,9
8B
35
28
80,0
7
20,0
0
0
Cộng
72
29
40,3
36
50,0
7
9,7
II. Kết quả bồi dưỡng đội tuyển HSG Ngữ Văn 8 năm học 2010 - 2011:
 ( Được đánh giá qua kì thi chọn HSG Ngữ Văn 8 Huyện Sông Lô) 
- Tổng số học sinh dự thi: 04 HS.
- Tổng số học sinh đạt giải: 04 HS.
Trong đó: + Giải Nhất: 01 HS
Hoàng Thi Kim Liên.
+ Giải Nhì: 02 HS :
Hoàng Thị Thanh Tâm.
Bùi Thị Thùy Linh.
+ Giải khuyến khích: 01 HS
Hoàng Thị Kim Dung.
Phần III. Bài học kinh nghiệm.
1. Giáo viên.
- Phải say mê chuyên môn, có trách nhiệm cao, chịu khó nghiên cứu tìm tòi tài liệu nâng cao, chủ động kiến thức khi lên lớp, phải biết sử dụng phương pháp linh hoạt. Sau mỗi chuyên đề cần ôn luyện kiểm tra thường xuyên ( kiểm tra miệng, viết để sửa lỗi về câu, cách dùng từ diễn đạt, lập luận). Thường xuyên học hỏi bạn bè, đồng nghiệp để có kiến thức sâu rộng, phải có tủ sách nâng cao.
2. Học sinh.
- PhảI say sưa, chăm chỉ, biết nghe lời giáo viên hướng dẫn,có kiến thức hệ thống, học đến đâu nắm chắc và vận dụng thực hành đến đó. Tập nói, tập viết nhiều để sửa lỗi, đọc nhiều để học tập cách diễn đạt và mở rộng kiến thức, phải suy nghĩ sâu, có sự liên tưởng nhạy cảm, có sáng tạo khi cần thiết. 
3. Gia đình - Nhà trường.
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất; bố trí đầu tư quĩ thời gian cho thầy trò làm việc; sắp xếp thời gian biểu hợp lí, cân đối; khen chê kịp thời.
PHầN IV. Kết luận.
Học văn, “ Thiên bẩm” hết sức quan trọng. Song trên thực tế, không có một tài năng thiên bẩm nào tự nó có thể đi đến thành công. Bởi thế, vai trò người thầy là hết sức quan trọng. Những hệ thống tri thức, con đường tiếp nhận văn chương, và cả những hứng thú không ai có thể làm thay được người thầy. Tâm hồn, tri thức và cả những gợi mở của người thầy sẽ được cụ thể hoá qua từng trang viết của học trò. Vì vậy, muốn có HSG, trước hết người thầy phải luôn có ý thức tích luỹ tri thức và kinh nghiệm giảng dạy một cách nghiêm túc. Trong đó, sự nhạy cảm trong phát hiện năng khiếu học sinh, phương pháp bồi dưỡng luôn là yếu tố hàng đầu để có được thành công.
 	Trên đây là một số kinh nghiệm phát hiện bồi dưỡng HSG của bản thân tôi được đúc rút từ thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua. Thiết nghĩ, việc phát hiện và bồi dưỡng HSG nếu đầu tư một cách thích đáng và tiến hành một cách bài bản, chắc chắn kết quả sẽ khả quan hơn. Mà kéo theo đó là hứng thú học văn sẽ phần nào được cải thiện. Nhưng với tôi, đó là những điều tôi tâm đắc và đã có được những thành công nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để chúng ta có thể làm tốt công việc này trong tinh thần đổi mới ra đề và đánh giá môn Văn hiện nay của Bộ giáo dục.
Đánh giá của Hội đồng 	Đức Bác, ngày 15/05/2011
Khoa học nhà trường	Người viết 
 Trần Thị Thuỷ
MụC LụC.
Phần I. Đặt vấn đề	 Trang 1
Cơ sở của đề tài 	
Mục đích nghiên cứu 	 
Đối tượng nghiên cứu.	 
Giới hạn đề tài.	 
Phần II. Nội dung công tác giảng dạy và bồi dưỡng HSG 
Ngữ Văn ở trường THCS.	Trang 3
A. Tình hình và thực trạng việc giảng dạy và bồi dưỡng 	 
HSG ở trường THCS.
I. Đặc điểm tình hình. 
II. Thực trạng.
B. Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng 
HSG Ngữ Văn ở trường THCS.
I. Phát hiện HSG Văn.	
II. Bồi dưỡng HSG Văn. 
C. Thực tế giảng dạy và kết quả thực hiện.	 
I. Kết quả giảng dạy bộ môn. 
II. Kết quả bồi dưỡng đội tuyển. 
Phần III. Bài học kinh nghiệm.	 Trang 11
Phần IV. Kết luận. Trang 12

File đính kèm:

  • docAYNG_KIEN_KINH_NGHIEM_VAN_8_HAY.doc
Sáng Kiến Liên Quan