Sáng kiến kinh nghiệm Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi

Vấn đề phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh tôi trình bày sau đây được áp dụng ở bậc học THCS, trong đó chú trọng đến đối tượng học sinh lớp 9 với mục tiêu là tìm ra được nội dung, phương pháp tối ưu trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Mục tiêu là bồi dưỡng được những em học sinh chắc về kiến thức, hứng thú say mê môn học, đạt thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi các cấp, từ đó tiếp tục học nâng cao hoặc áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống và công việc sau này. Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện trong bài viết này là phân tích, tổng hợp, đánh giá, thống kê, khảo sát, so sánh Điểm ưu việt của bài viết chính là hệ thống kiến thức cơ bản và nâng cao được sử dụng trong suốt quá trình bồi dưỡng, bên cạnh đó là phát hiện những lỗi mà học sinh thường mắc cũng như cách khắc phục, đồng thời trình bày những điểm cần lưu ý trong suốt quá trình bồi dưỡng để có thể đạt được hiệu quả tốt hơn. Tôi hy vọng rằng, khi được áp dụng một cách bài bản và hợp lý, chất lượng công tác mũi nhọn nhất định sẽ được nâng lên. Với việc trình bày nội dung vấn đề này, tôi mong muốn góp phần trao đổi, chia sẻ học tập lẫn nhau với các đồng nghiệp để có được những phương pháp hay, những kinh nghiệm quý, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

doc48 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Muốn tìm ra được cách phát âm của từ thì phải biết được định nghĩa về nguyên âm; các phụ âm, nguyên âm cơ bản, nguyên âm đơn nguyên âm đôi và nguyên âm ba: 
- Có tất cả 24 phụ âm: p, b, m, n, w, f, v, ð, t, d, s, z, l, ∫, t∫, dʒ,η, k, g, r, j, ʒ, h,θ.
- Nguyên âm là những âm mà lúc được phát ra thì luồng hơi đi từ thanh quản lên môi và không bị cản trở. Ví dụ : “a”, “e”
- Nguyên âm ngắn: i, e, a, u, ᴐ, ә, æ, ˄
Ví dụ: bit /bit/, men /men/, gas /gæs/, rush /r˄sh/, pot /pᴐt/, put /pԾt/, about /әbaԾt/.
- Nguyên âm dài: i:, a:, u:, з:, ᴐ:
Ví dụ như: beat /bi:t/, bird /bәd/, pass /pa:s/, board /bᴐ:d/, soon /su:n/
- Nguyên âm đôi dài (có 8): eә, Ծә, ei, ai, Iә, aԾ, әԾ,ᴐI
Ví dụ như: beard /biәd /, scarce /skeәs/, tour /tԾә/, paid /peid/, time /taim/, avoid /әvid/, house /haԾs/, home /hәԾm/.
- Nguyên âm ba (có 5): eiә, aiә, ᴐiә, әԾә, aԾә.
Ví dụ như: player /pleiә/, liar /laiә /, loyal /lᴐiә /, lower /lәԾә/, power /paԾә/.
b. Trọng âm từ
Tôi cho rằng, muốn đánh được trọng âm của từ thì phải hiểu rõ về từ. Chính vì lẽ đó tôi đã giúp học sinh nhận biết được các loại từ và hiểu rõ qui tắc đánh trọng âm với từng loại từ như sau: (những từ có chức năng từ vựng: danh từ, tính từ, trạng từ)
b.1: Từ đơn
b.1.1: Từ đơn có một vần
- Luôn luôn nhận trọng âm và không đánh dấu trọng âm khi kí âm. Ví dụ: good, eat, hard
b.1.2: Từ đơn có hai vần
- Danh từ và tính từ: Trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: ‘product, ‘comfort
- Động từ: Trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: a’rrive, se’lect
b.1.3: Từ đơn có ba vần
- Các động từ 3 âm tiết có âm tiết cuối chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhận trọng âm.
 Ví dụ: ‘paradise, ‘exercise
b.2: Từ phức
- Từ phức được phân chia ra thành từ ghép và từ tiếp ngữ.
b.2.1: Từ ghép
- Danh từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết đầu của danh từ thứ nhất.
Ví dụ: ‘family doctor, ‘greenhouse, ‘suitcase
- Tính từ ghép: trọng âm rơi vào âm thứ nhất của từ thứ hai.
Ví dụ: bad-‘tempered, old-‘fashion 
- Động từ ghép: Trọng âm rơi vào vần đầu của phần thứ hai của động từ.
Ví dụ: under’stand, over’flow
b.2.2: Từ tiếp ngữ
- Tiếp đầu ngữ: trọng âm của những từ tiếp đầu ngữ chính là trọng âm của những từ khi chư cho thêm tiếp đầu ngữ. Ví dụ: ‘happy --> un’happy.
- Tiếp vĩ ngữ:
+ Các từ tận cùng là -ce, -cy, -ty, -phy, -gy, -ical trọng âm đều rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên.
+ Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, ish, -less, -ment, -ous.
+ Bản thân nó nhận trọng âm: -ain (entertain), -ee (trainee), -ese (Japanese), -ique (unique), -ette (cigarette), -esque (picturesque), -eer (mountaineer), -ality (personality), -oo (bamboo), -oon (balloon), -mental (fundamental)
+ Trong các từ có các hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian (musician), - id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial (proverbial, equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility).
- Tôi đã cho học sinh làm các bài tập luyện tập như:
 + Dạng bài tập1: Tìm từ có phần gạch chân có cách phát âm/vị trí trọng âm với những khác những từ còn lại.
Ví dụ: A-hear B-heart	 C-dear 	D-near
+ Dạng bài tập 2: Sắp xếp các từ vào các cột theo cách phát âm của phần gạch chân/vị trí trọng âm của chúng
2.4. Một số lỗi học sinh thường gặp và hướng khắc phục
 Trong quá trình học tập và sử dụng tiếng Anh, học sinh đã mắc phải nhiều lỗi mà bản thân họ không phát hiện ra hoặc có thể sai do người dạy. Các lỗi này không chỉ là các lỗi về dùng từ mà còn là lỗi về văn phạm, lỗi về chấm câu, lỗi mắc phải khi nói hoặc khi viết. Sau đây tôi thống kê các lỗi mà học sinh thường mắc đồng thời đề xuất cách xử lý.
2.4.1. Sai về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
- Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau: I like (A) students (B) who works (C) very hard (D).
- Who ở đây là thay cho students vì vậy động từ trong mệnh đề quan hệ phải phù hợp với chủ ngữ tức ở dạng số nhiều. Do đó lỗi sai cần tìm là (C).
 2.4.2. Sai về thì của động từ
- Nếu các em lưu ý đến trạng ngữ chỉ thời gian trong câu thì việc xác định thì của động từ sẽ vô cùng dễ dàng.
- Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau: We (A) only get (B) home (C) from France (D) yesterday.
- Do có trạng từ yesterday (hôm qua) nên động từ phải chia ở thì quá khứ - lỗi sai cần tìm là (B).
2.4.3. Sai đại từ quan hệ 
- Các đại từ quan hệ who, whose, whom, which, that... đều có cách sử dụng khác nhau. Ví dụ who thay thế cho danh từ chỉ người đóng vai trò là chủ ngữ, which thay thế cho danh từ chỉ vật...
- Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau: He gave (A) orders to the manager (B) whose (C) passed them (D) on to the foreman.
- Whose là đại từ quan hệ đóng vai trò là tính từ sở hữu. Trong trường hợp này ta dùng một đại từ bổ nghĩa cho danh từ manager. Do đó, ta dùng who – lỗi sai cần tìm là (C).
2.4.4. Sai về bổ ngữ 
- Các em phải chú ý khi nào thì dùng to infinitive, bare infinitive hoặc V-ing.
- Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau: I want to travel (A) because (B) I enjoy to meet (C) people and seeing new places (D).
- Ta có cấu trúc: enjoy + V-ing nên lỗi sai cần tìm là (C).
2.4.5. Sai về câu điều kiện 
- Có 3 loại câu điều kiện với 3 cấu trúc và cách dùng khác nhau. Chỉ cần ghi nhớ và áp dụng đúng thì việc xác định lỗi sai sẽ không hề khó khăn.
- Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau: What would (A) you do (B) if you will win (C) a million (D) pounds?
- Đây là câu điều kiện không có thực ở hiện tại nên động từ ở mệnh đề if chia ở quá khứ do đó sai ở (C). (To be được chia là were cho tất cả các ngôi).
2.4.6. Sai về giới từ 
- Giới từ thường đi thành cụm cố định như to be fond of, to be fed up with, to depend on, at least.... Các em cần phải học thuộc lòng những cụm từ đó.
- Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau: We're relying (A) with (B) you to find (C) a solution (D) to this problem.
- To rely on sb: tin cậy, trông đợi vào ai. Do đó, (B) là đáp án cần tìm.
2.4.7. Sai hình thức so sánh 
- Có 3 hình thức so sánh là so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh nhất. Các em phải nắm vững cấu trúc của từng loại vì người ra đề thường cho sai hình thức so sánh của tính/ trạng từ hoặc cố tình làm lẫn giữa 3 loại so sánh với nhau.
- Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau: The North (A) of England (B) is as industrial (C) than the South (D).
- Đây là câu so sánh hơn vì có than – as industrial phải được chuyển thành more industrial. 
2.4.8. Sothat và suchthat 
- Ta có 2 cấu trúc câu sau:
 So + adj/ adv + that + clause Such + (a/ an) + adj + n + that + clause
- Quan sát câu đã cho xem có mạo từ a/ an hay danh từ hay không để dùng so hoặc such.
- Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau : It seems (A) like so (B) a long way to drive (C) for just (D) one day.
- Có mạo từ a nên câu phải dùng cấu trúc such...that... (B) là đáp án cần tìm.
2.4.9. Like và As 
 - “Like”: tương tự như, giống như. Chú ý rằng chúng ta không thể sử dụng “as” theo cách này.
- Ví dụ: - What does Peter do? – He is a teacher like me.
 - It is raining again. I hate the weather like this.
 - This beautiful house is like a palace.
- Trong ba câu trên, “Like” là một giới từ. Nó được theo sau bởi một danh từ hoặc một đại từ.
- Chúng ta có thể nói “Like (somebody / something) doing something”.
- Ví dụ: What is that noise? – It sounds like a baby crying.
- “Like” với nghĩa ví dụ như, chẳng hạn như
        You can do some sports like horse-riding, car racing, etc.
- Ta cũng có thể sử dụng “as” trong trường hợp này:
         You can do some sports, as horse-riding, car racing, etc.
- Chúng ta sử dụng “as” trước chủ ngữ + động từ. We did as we promised.
 2.4.10.  One và a half
- Câu sai: “I’ve been in France for one and a half month”.
   à Câu đúng: “I’ve been in France for one and a half months”.
- Trong trường hợp này, “one and a half” lớn hơn một nên danh từ “month” phải ở dạng số nhiều là “months”. Chúng ta không nên tách thành “one month and a half” mặc dù như vậy cũng đúng về ngữ pháp.
2.4.11. Biểu thị sự đồng tình với các câu phủ định
- Khi người bạn của bạn nói: “I don’t like cats”. Bạn đáp lại:
- Câu sai: “Me too”. à Câu đúng: “Me neither” (hoặc “I don’t, either” hoặc “Neither do I”)
- Khi một người dùng dạng phủ định để nói có nghĩa là động từ chính có dùng “not” và bạn cũng đồng tình với ý kiến đó, bạn phải nói “Me neither”.
- Ngược lại khi một người bạn nói: “I dislike cats”.
- Câu sai: “Me neither”. à Câu đúng: “Me too” (hoặc “I dislike cats, too”)
- Mặc dù ví dụ này cũng diễn tả ý như ví dụ trên nhưng động từ chính của câu “I dislike cats” không dùng “not”.
- Tất cả các từ này ít nhiều đều giống nhau, chúng đều chỉ một điều gì đó có thể xảy ra, có thể thực hiện được, có thể có thực nhưng chúng được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau.
2.4.12. Maybe, Perhaps và Possibly
- “Maybe:” là một từ không trịnh trọng thường được dùng trong ngôn ngữ hàng ngày. Ví dụ: “Are you going to Mary’s party?” – “Hmm maybe”.
- “Perhaps”: là một từ lịch sự hơn, không quá trịnh trọng mà không quá bỗ bã. Đây là một cách thông thường để diễn tả khả năng có thể xảy ra.
- Ví dụ: “There were 200, perhaps 230 people at the concert”.
- “Possibly”: mang nghĩa trịnh trọng hơn 2 từ trên đặc biệt thường được dùng trong thỏa thuận hay bất đồng. Ví dụ: “Do you think she will pass the exam?” 
Câu trả lời có thể là: “Hmm possibly, possibly not” hoặc: “She may possibly pass the exam”.
- Nhìn chung, có sự khác biệt khi dùng: “maybe” chỉ sự thân mật, không trịnh trọng, còn “perhaps” không quá thân mật mà cũng không quá trịnh trọng, “possibly” được dùng trịnh trọng hơn một chút. 
- Ngoài những lỗi thường gặp trên đây, còn nhiều lỗi mà học sinh thường hay mắc như cách dùng person/people, good/well, made of/made from Chúng ta cần căn cứ vào tình huống phát sinh lỗi hoặc những thắc mắc của học sinh để giải thích một cách kịp thời. Nên yêu cầu học sinh có một cuốn sổ tay nhỏ để ghi lại những lỗi thường mắc và cách khắc phục để tiện tra cứu khi cần.
2.5. Giới thiệu cấu trúc đề thi học sinh giỏi
 Việc cho học sinh làm quen với cấu trúc đề thi học sinh giỏi cũng rất quan trọng. Điều này giúp học sinh tập trung vào nội dung kiến thức, các loại hình bài tập để khi đi thi các em không bị choáng ngợp hay ngỡ ngàng với đề thi. Đồng thời trong quá trình bồi dưỡng nên cho học sinh làm thêm nhiều đề tham khảo. Sau đây là cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 9 do Sở giáo dục-Đào tạo Hải Dương quy định (ngày 10/9/2013).
2.5.1 Nghe (Tổng 15 điểm)
- Nghe điền thông tin 	
- Nghe xác định thông tin, đúng sai 	
- Nghe chọn câu trả lời đúng
2.5.2 Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng (30 điểm)
2.5.2.1. Ngữ âm 	(5 điểm)
2.5.2.2. Ngữ pháp - Từ vựng (25 điểm)
- Chọn từ, cụm từ đúng để hoàn thiện câu 	
- Xác định lỗi sai trong câu 	
- Cho dạng đúng của từ 	
2.5.3. Chức năng ngôn ngữ (5 điểm)
- Xác định câu hỏi, câu trả lời, lời đáp phù hợp với câu đưa ra 	
- Ghép câu hỏi với câu trả lời, lời đáp phù hợp
2.5.4. Đọc hiểu (Tổng 25 điểm)
- Chọn từ, cụm từ đúng cho mỗi chỗ trống trong đoạn văn 	
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn 	
- Đọc đoạn văn và chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi 	
2.5.5. Viết (Tổng 25 điểm)
- Viết lại câu giữ nguyên nghĩa với câu gốc, bắt đầu bằng từ cho sẵn 
- Sử dụng từ gợi ý để viết câu hoàn chỉnh 	
- Viết thư, viết đoạn văn theo chủ đề 	
2.6. Những điều cần lưu ý trong quá trình bồi dưỡng
Giáo viên bồi dưỡng phải có kế hoạch, phương pháp yêu cầu học sinh phải có tinh thần tự học cũng như phải có biện pháp kiểm tra, nắm bắt vấn đề tự học và nghiên cứu của học sinh.
 Xác định nội dung ôn tập cho học sinh cũng là điều khó khăn của người bồi dưỡng, đặc biệt muốn kiến thức sát với đề ra. Tuy vậy, mỗi giáo viên bồi dưỡng đều phải có định hướng về kiến thức gắn với những chuyên đề ôn tập để giúp học sinh ôn tập có hiệu quả. Theo tôi dù bồi dưỡng như thế nào đi nữa, giáo viên cũng phải tham khảo một số đề thường gặp ở các kỳ thi trước.
 Huy động tối đa năng lực của tổ chuyên môn và các giáo viên trong tổ chuyên môn tham gia giảng dạy các chuyên đề, chọn lựa bài tập, ra đề kiểm tra để học sinh giỏi tự rèn luyện. 
 Xây dựng được môi trường lớp học mang đặc thù riêng. Phân loại được từng đối tượng học sinh để tập trung giáo dục cá thể. Lập hồ sơ đánh giá trong từng giai đoạn  để theo dõi quá trình học tập, sự tiến bộ của học sinh.   
 Các giáo viên phụ trách đội tuyển hoặc dạy môn chuyên phải hướng dẫn cho học sinh cách học môn chuyên, từ việc chọn loại từ điển cần thiết, các loại sách tham khảo phục vụ cho các chuyên đề trong chương trình đến cách học các nội dung ngữ pháp hay từ vựng.  
 Tôi rất coi trọng việc hướng dẫn học sinh tự học, vì theo tôi con đường ngắn nhất để một học sinh đạt được kết quả học tập tốt là phải tự học, tự nghiên cứu. Nhưng động lực để giúp các em tự học, tự nghiên cứu chính là niềm say mê, hứng thú đối với môn học.
 Để giúp các em có được niềm say mê này không ai khác chính là người thầy trực tiếp giảng dạy. Hơn nữa trong quá trình tự tìm tòi, học hỏi các học sinh càng được củng cố và tăng cường thêm niềm say mê và sự hứng thú. Ngoài việc học và làm các bài tập giáo viên yêu cầu học sinh phải thường xuyên tự đọc và nghiên cứu các loại sách mà giáo viên đã giới thiệu  hoặc hướng dẫn cách sưu tầm có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau. 
  Hàng năm nhà trường tổ chức ngoại khóa tiếng Anh với các nội dung như hùng biện bằng tiếng Anh, hát, diễn kịch, đố vui và trả lời các câu hỏi tìm hiểu về nước Anh cũng là một cách tạo sự hứng thú và sự say mê môn học cho học sinh. Khi tổ chức tham quan, dã ngoại, tôi khuyến khích và tạo cơ hội cho các em giao lưu, tiếp xúc, trò chuyện với người nước ngoài để các em thực hành kỹ năng nói. Bên cạnh đó việc giới thiệu cho học sinh những trang web tin cậy để các em có thể học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ là viêc mà học sinh cần làm trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay.
2.7. Kết quả đạt được và phạm vi áp dụng
 Qua thực tiễn áp dụng đề tài này trong nhà trường đã mang lại kết quả khả quan rõ rệt. Giáo viên tham gia bồi dưỡng có sự chủ động mạnh dạn, ít gặp những lúng túng và vướng mắc như trước khi áp dụng đề tài. Giáo viên đã rút ngắn được nhiều thời gian trong bồi dưỡng mà vẫn đảm bảo được kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các em tham gia kỳ thi học sinh giỏi. Riêng các em học sinh có hứng thú tích cực học tập, tìm tòi kiến thức mới hơn. Đây chính là tiền đề giúp tôi tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa trong phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong những năm học sau.
Năm học
Số học sinh dự thi
Số học sinh đạt giải
Ghi chú
Khuyến khích
Ba
Nhì
Nhất
2011-2012
02
02
2012-2013
02
02
02 em được vào đội tuyển bồi dưỡng đi thi tỉnh
2013-2014
04
03
2014-2015
02
01
01
02 em được vào đội tuyển bồi dưỡng đi thi tỉnh
 Đề tài này được áp dụng ở bậc học THCS trong đó chú trọng đến đối tượng học sinh lớp 9. Những đồng nghiệp quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh đều có thể tham khảo nội dung này. Tôi hy vọng rằng đề tài này sẽ được đồng nghiệp đón nhận và trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các bạn thành công hơn trong sự nghiệp của mình.
KẾT LUẬN
 Trong nhà trường THCS, ngoài nhiệm vụ  nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh còn phải chú ý đến nhiệm vụ "mũi nhọn" phát hiện bồi dưỡng học sinh năng khiếu để nhanh chóng tạo nguồn đào tạo cán  bộ tri thức và tay nghề lao động cao cho cộng đồng như Bác Hồ đã từng nói: "Kiến thiết cần có nhân tài, nhân tài ở nước ta tuy chưa thật nhiều lắm, nhưng nếu chúng ta khéo léo chọn lựa, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển thêm nhiều" .
Khi triển khai áp dụng đề tài trên đây vào quá trình bồi dưỡng, tôi nhận thấy hiệu quả đã được nâng lên rõ rệt, thể hiện rõ ở chất lượng đầu ra. Hơn thế nữa qua trình bồi dưỡng đã giúp tôi tích lũy thêm nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm để tôi luôn có thể tự tin triển khai tiếp kế hoạch bồi dưỡng của mình. Những em học sinh tham gia bồi dưỡng luôn tỏ ra hào hứng với môn học, thân thiện với giáo viên, làm chủ kiến thức, do đó bình tĩnh và quyết tâm trước các cuộc thi và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
Là giáo viên có lẽ tất cả chúng ta đều mong học sinh của mình tiếp thu tốt kiến thức cơ bản và càng mong mỏi hơn có được những học sinh giỏi trong bộ môn mà mình phụ trách. Thế nhưng việc bồi dưỡng học sinh giỏi quả thật không phải là công việc dễ dàng và nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan. Nhưng tôi tin rằng với nền tảng kiến thức sâu rộng, tấm lòng yêu nghề mến trẻ của người thầy, sự cần cù chịu khó, ham học hỏi, có ý chí vươn lên của các em học sinh, sự quan tâm đúng mức của nhà trường, gia đình, xã hội, sự định hướng đúng đắn của các cấp lãnh đạo, nhất định chúng ta sẽ có thêm được nhiều trò giỏi. Tất cả chúng ta đều có thể làm được, bởi lẽ mỗi chúng ta đều khắc sâu lời Bác dạy: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”. 
 Dù đã rất cố gắng song do hạn chế về không gian, thời gian cũng như về năng lực của bản thân nên kinh nghiệm này chắc chắn chưa được hoàn hảo. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, các cấp quản lý giáo dục và những người quan tâm để vấn đề mà tôi trình bày trên đây có sức thuyết phục hơn, khi áp dụng mang lại hiệu quả cao hơn. 
 Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực nơi người giáo viên, các em học sinh, phụ huynh học sinh mà còn cần sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ hỗ trợ của các cấp lãnh đạo. Tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
 - Đối với giáo viên: Tất cả chúng ta cần quan tâm hơn nữa đối với học sinh có học lực giỏi môn Tiếng Anh, kịp thời phát hiện những “hạt giống tốt” để có kế hoạch bồi dưỡng. Chúng ta không ngừng trau dồi chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để ngày càng có được những phương pháp phù hợp hơn trong việc bồi dưỡng học sinh của mình.
 - Đối với các cấp lãnh đạo: Nhà trường cần có kế hoạch tháo gỡ khó khăn trong việc thành lập đội tuyển học sinh giỏi môn Tiếng Anh bởi hầu hết các em có khả năng tốt thường theo học bồi dưỡng hai môn Ngữ Văn và Toán. Đề nghị nhà trường cũng nên có chế độ đãi ngộ tốt hơn đối với giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi đặc biệt là những thầy cô có các em đạt thành tích cao. Sự nhiệt huyết của các thầy cô rất cần song chưa đủ, bởi vậy khi được các cấp quan tâm hơn thi các thầy cô sẽ phát huy cao nhất khả năng của mình. Để góp phần làm cho việc dạy giỏi, học giỏi trở thành một trong những hoạt động mũi nhọn, đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa, có chế độ khen thưởng xứng đáng đối với các giáo viên có học sinh đạt giỏi Có thể xem đó là một trong những thành tích nổi bật để xét thi đua. Đào đạo được một học sinh giỏi là cả một quá trình phấn đấu lâu dài và thể hiện thực chất năng lực của cả thầy và trò. Thậm chí cần được đánh giá cao hơn danh hiệu giáo viên giỏi (khi mà năng lực hầu như chỉ được thể hiện qua hai tiết dạy với sự hỗ trợ đắc lực của đông đảo giáo viên khác). Sự âm thầm gieo hạt giống và ươm mầm những tài năng ấy thật đáng được trân trọng./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Ngữ pháp Tiếng Anh cơ bản và nâng cao - Lê Thanh Cường.
- Sách giáo khoa Tiếng Anh 9 - Nhà xuất bản Giáo dục.
- Sổ tay kiến thức Tiếng Anh.
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
4
PHẦN 1:LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
4
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5
PHẦN 2: NỘI DUNG
6
2.1. Những điều người giáo viên cần có
6
2.2. Tiến trình phát hiện và bồi dưỡng
8
2.3. Nội dung kiến thức
10
2.4. Một số lỗi học sinh thường gặp và hướng khắc phục
37
2.5. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi
41
2.6. Những điều cần lưu ý trong quá trình bồi dưỡng
41
2.7. Kết quả đạt được và phạm vi áp dụng
43
KẾT LUẬN
45
Khẳng định kết quả mà kinh nghiệm mang lại
45
Gợi mở những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
46
Khuyến nghị và đề xuất
46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
47

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_hien_tuyen_chon_va_boi_duong_hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan