Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và phương pháp giải bài tập định lượng aminoaxit
Trong những năm gần đây, các phương pháp giải nhanh toán hóa học không ngừng phát triển, đây là hệ quả tất yếu khi Bộ giáo dục và đào tạo triển khai hình thức thi trắc nghiệm với bộ môn Hóa học. Với hình thức thi trắc nghiệm, trong một khoảng thời gian rất ngắn học sinh phải giải quyết được một lượng khá lớn các câu hỏi, bài tập. Điều này không những yêu cầu các em phải nắm vững, hiểu rõ kiến thức mà còn phải thành thạo trong việc sử dụng các kỹ năng giải bài tập và đặc biệt phải có phương pháp giải hợp lý cho từng dạng bài tập. Từ thực tế trong kỳ thi THPTQG, nhiều em học sinh có kiến thức khá vững nhưng kết quả vẫn không cao, lý do chủ yếu là các em giải các bài toán theo phương pháp truyền thống, việc này rất mất thời gian nên hiệu quả không cao trong việc làm bài trắc nghiệm. Vì vậy việc nghiên cứu , tìm tòi và xây dựng các phương pháp giải nhanh các bài tập hóa học là một việc rất cần thiết để giúp các em đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
Trong quá trình giảng dạy, tôi phát hiện thấy nhiều em học sinh gặp khó khăn trong việc giải quyết các bài toán Aminoaxit hoặc giải ra được kết quả theo phương pháp truyền thống nhưng mất nhiều thời gian.
- Đây là bài tập rất hay gặp trong các đề thi những năm gần đây. Vì vậy: Việc phân loại và đưa ra phương pháp giải bài tập là quan trong và cần thiết. Do đó tôi xin mạnh dạn trình bày kinh nghiệm trong việc " Phân loại và phương pháp giải bài tập định lượng aminoaxit”. Việc phân loại được các dạng bài tập này, giúp các em giải ra kết quả nhanh nhất, để đạt kết quả cao trong quá trình kiểm tra cũng như thi tốt nghiệp THPT QG, lấy kết quả xét vào các trường đại học.
có 3 nguyên tử O nên gốc axit của X là +) Nếu gốc axit là NO thì gốc amoni là C3H9N+: Không thỏa mãn. Vì amin no có ba nguyên tử C và 1 nguyên tử N thì có tối đa là 9 nguyên tử H. Suy ra gốc amoni có tối đa 10 nguyên tử H. +) Nếu gốc axit là HCOthì gốc amoni là C2H11N: Không thỏa mãn. Giả sử gốc amoni có dạng H2NC2H4NH thì số H cũng chỉ tối đa là 9. +) Nếu gốc axit là CO thì tổng số nguyên tử trong hai gốc amoni là C2H12N2. Nếu hai gốc amoni giống nhau thì cấu tạo là CH3 NH. Nếu hai gốc amoni khác nhau thì cấu tạo là (C2H5 NH, NH hoặc NH; (CH3)2 NH. Đều thỏa mãn.Vậy X có 3 công thức cấu tạo thỏa mãn: Đáp án B. Ví dụ 3: Hợp chất X có công thức phân tử C3H9NO2. Cho 8,19 gam X tác dụng với 100 ml dung dịch KOH 1M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và khí T có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn dung dịch Y được 9,38 gam chất rắn khan (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi). Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3CH2COOH3NCH3. B. CH3COOH3NCH3. C. CH3CH2COONH4. D. HCOOH3NCH2CH3. Phân tích nX = mol; nKOH ban đầu = 0,1 mol X phản ứng với KOH sinh ra khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Suy ra X là muối amoni. Mặt khác, X có chứa 2 nguyên tử O nên X là muối amoni của axit hữu cơ. Vậy X có dạng là RCOOH3NR’. PTPƯ: RCOOH3NR’ + KOH RCOOK + R’NH + H2O 0,09 0,09 0,09 (mol) nKOH dư = 0,1-0,09 = 0,01 mol mchất rắn = mKOH dư + mRCOOK = 0,01.56+ 0,09.(R+83)= 9,38 R = 15 là gốc CH3- Mặt khác M RCOOHNR’ = 91 đvC R + 61 + R = 91 R= 15 là gốc CH3- X là CH3COOH3NCH3 Đáp án B. Nhận xét : Với 3 ví dụ trên, đa phần học sinh sẽ nghĩ ngay đến muối amoni của amino axit, do đó sẽ gặp bế tắc khi viết công thức cấu tạo của hợp chất. Ví dụ 4: Hơp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H10N4O6. Cho 18,6 gam X tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được hơi có chứa một chất hữu cơ duy nhất làm xanh giấy quỳ ẩm và đồng thời thu được a gam chất rắn. Giá trị a là A. 17 gam. B. 21 gam. C. 15 gam. D. 19 gam. Phân tích nX = = 0,1 mol; nNaOH = 0,25 mol + X tác dụng với dung dịch NaOH thu được chất hữu cơ duy nhất làm xanh giấy quỳ tím. Suy ra X là muối amoni của amin với axit vô cơ. + X có 6 nguyên tử O nên trong X có hai gốc axit trong số các gốc sau : + Từ các nhận định trên suy ra X là : O3NH3NCH2CH2NH3NO3 hoặc O3NH3NCH(CH3)NH3NO3 PTPƯ: O3NH3NCH2CH2NH3NO3 + 2NaOH H2N-CH2-CH2-NH2 + 2NaNO3 0,1 mol 0,2 mol 0,2 mol mchất rắn = mNaOH dư + mNaNO = (0,25-0,2).40 + 0,2.85 = 19 gam Đáp án D. Ví dụ 5: Hợp chất hữu cơ X có công thức C2H8N2O4. Khi cho 12,4 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M, thu được 4,48 lít (đktc) khí Y làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 17,2. B. 13,4. C. 16,2. D. 17,4. Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít khí N2 (các khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2N-CH2- COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. H2N-CH2-COO-CH3. B. H2N-CH2-COO-C3H7. C. H2N-CH2-COO-C2H5. D. H2N-CH2-CH2-COOH. (Trích đề thi thử THPTQG 2019 – Trường THPT Hướng Hóa) Phân tích Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2N-CH2- COONa. X là aminoaxit hoặc este và X có 1 nguyên tố N nX = nNH = nCOO = 2nN = 0,05 mol Bảo toàn O : 2nCOO + 2nO = 2nC O + nHO n O = 0,1875 mol Bảo toàn khối lượng : mX + m O = mC O + m HO + m N mX = 4,45g MX = 89g X là H2N-CH2-COOCH3 Đáp án A. Phân tích nX = 0,1 mol; nNaOH ban đầu = 0,3 mol; nY = 0,2 mol X có công thức phân tử là C2H8N2O4, X tác dụng với dung dịch NaOH thu được khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Suy ra X là muối amoni của amin hoặc NH3. X chỉ có 2 nguyên tử C và có 4 nguyên tử O nên gốc axit trong X là –OOC-COO-. Còn 2 nguyên tử N và 8 nguyên tử H sẽ tương ứng với hai gốc NH. Vậy X là NH–OOC-COO- NH(amoni oxalat) Phương trình phản ứng : (COONH4)2 + 2NaOH (COONa)2 + 2NH + 2H2O 0,1 mol 0,2 mol 0,1 mol 0,2 mol Chất rắn thu được là NaOOC–COONa và NaOH dư. mchất rắn = m(COONa) + mNaOH dư = 0,1.134 + (0,3-0,2).40 = 17,4 gam Đáp án D. Ví dụ 6: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí đều làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m là : A. 11,8. B. 12,5. C. 14,7 D. 10,6. Phân tích Y (C2H10O3N2) có 3 nguyên tử oxi và 2 nguyên tử cacbon nên gốc axit trong X là CO, còn lại 1 cacbon; 2 nitơ và 10 hiđro tương ứng với hai gốc: CH3NH và NH CTCT của Y là CH3NH3-O-C-O- NH a mol O Z (C2H7O2N) có 2 nguyên tử oxi, 1 nitơ nên CTCT của Z là CH3COONH4 b mol PTPƯ: CH3NH3CO3NH4 + 2NaOH Na2CO3 + CH3NH + NH + 2H2O (1) a mol 2a mol a mol a mol a mol CH3COONH4+ NaOH CH3COONa + NH + 2H2O (2) b mol b mol b mol b mol Từ (1,2) và giả thiết ta có hệ phương trình: nT = 2a + b = 0,25 mX = 110 a + 77 b = 14,85 Giải hệ: a = 0,1 mol và b= 0,05 mol m muối = 0,1.106 + 0,05.82 = 14,7 gam Đáp án C. Nhận xét: Với 3 ví dụ trên nếu không đưa ra được công thức cấu tạo ban đầu của các hợp chất hữu cơ, không thể tính được khối lượng chất rắn. Vì vậy việc nhận định hợp chất ban đầu là vô cùng quan trọng. IV. Nội dung thực nghiệm sư phạm IV.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm Mục đích thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp đã đưa ra thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng một bài kiểm tra 20 phút đối với học sinh lớp 12A1 và 12A2. IV.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm - Dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã soạn thảo dựa trên những phương pháp đã đưa ra, trình bày trước học sinh trong thời lượng 2 tiết. Sau đó tiến hành kiểm tra, đánh giá và so sánh với lớp không được học. - Phân tích các câu hỏi, đánh giá mức độ khó của vấn đề đã nêu ra. - Sơ bộ đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức hoá học của học sinh và kết quả quá trình dạy học. - Đánh giá thái độ của học sinh. IV.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm được tiến hành với 87 học sinh/2 lớp ở trường THPT Hướng Hóa - Quảng Trị . - Để đảm bảo tính trung thực và ngăn ngừa hiện tượng sao chép giữa những học sinh ngồi gần nhau, câu hỏi và câu trả lời được xáo trộn thành 4 đề. - Một học sinh được phát một đề và một phiếu làm bài, thời gian làm bài là 20 phút. - Nội dung kiểm tra và phiếu làm bài : PHIẾU THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Trường: THPT HƯỚNG HÓA Họ, tên học sinh:...................................................... Lớp 12A.... (Thời gian làm bài 20 phút) Chọn đáp án đúng ghi vào bảng sau Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án Câu 1: Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. CH2 = CHOONH4 B. H2N-COOCH2-CH3 C. H2N-CH2-COOCH3 D. H2NC2H4COOH Câu 2: Đốt cháy hết a mol một amino axit được 2a mol CO2 và a/2 mol N2. Amino axit trên có công thức cấu tạo là: A. H2NCH2COOH B. H2N[CH2]2COOH C. H2N[CH2]3COOH D. H2NCH[COOH]2 Câu 3: X là một a-amino axit chứa 1 nhóm-COOH và 1 nhóm-NH2 cho 8,9 X tác dụng HCl. Sau đó cô cạn dung dịch thì thu được 12,55g muối khan. Công thức đúng của X là: A. H2N-CH2-COOH B. (CH3)2C(NH2)-COOH C. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH D. CH3-CH(NH2)-COOH Câu 4: Cho 0,2 mol - amino axit X phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch A. Cho dung dịch A phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng cô cạn sản phẩm thu được 33,9 (g) muối. X có tên gọi là: A. Glixin B. Valin C. Alanin D.Axit glutamic Câu 5: Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 3,12 B. 2,97 C. 3,36 D. 2,76 Câu 6: Cho 1,82 (g) hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 (g) muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. CH3CH2COONH4 B. HCOONH3CH2CH3 C. HCOONH2(CH3)2 D. CH3COONH3CH3 Câu 7: X là 1 - amino axit có công thức tổng quát dạng H2N - R - COOH. Cho 8,9 g X tác dụng với 200ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất dung dịch Y cần dùng 300ml dung dịch NaOH 1M. CTCT đúng của X là: A. H2N - CH2 - COOH B. H2N - CH2 - CH2 - COOH C. CH3 - CH(NH2) - COOH D. CH3 - CH2 - CH(NH2) - COOH Câu 8: Amino axit X mạch không nhánh chứa a nhóm COOH và b nhóm NH2. Khi cho 1 mol X tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 169,5 (g) muối. Cho 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 177(g) muối. CTPT của X là: A. C3H7NO2 B. C4H7NO4 C. C4H6N2O2 D. C5H7NO2. Câu 9: X là amino axit có công thức H2NCnH2nCOOH, Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp E gồm peptit Ala-X-X và Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít khí O2 (đktc), thu được N2, Na2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là A. 14,55 gam. B. 12,30 gam. C. 26,10 gam. D. 29,10 gam. Câu 10: Thủy phân 101,17 gam một tetrapeptit mạch hở: Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm 42,72 gam Ala; m gam Ala-Ala; 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là: A. 40,0 B. 59,2 C. 24,0 D. 48,0 ĐÁP ÁN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A D C D D C B B A Câu 1: Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. CH2 = CHOONH4 B. H2N-COOCH2-CH3 C. H2N-CH2-COOCH3 D. H2NC2H4COOH (Trích đề thi tuyển sinh đại học khối A-năm 2007) Phân tích Gọi công thức phân tử của X dạng CxHyOzNt Ta có: %O = 100% - (40,449% + 7,865% + 15,73%) = 35,956% Theo định luật thành phần không đổi ta có: x : y : z : t = 3 : 7 : 2 : 1 Công thức ĐGN là: (C3H7O2N)n Nhưng theo đề bài công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất CTPT của X là C3H7O2N. Ta có: nx = mol RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH 0,05 0,05 M=MR = 30 R là H2N-CH2 - CTCT của X là H2N-CH2-COOCH3. Đáp án C. Câu 2: Đốt cháy hết a mol một amino axit được 2a mol CO2 và a/2 mol N2. Amino axit trên có công thức cấu tạo là: A. H2NCH2COOH B. H2N[CH2]2COOH C. H2N[CH2]3COOH D. H2NCH[COOH]2 Phân tích = X có nguyên tử cacbon trong phân tử X có 1 nguyên tử Nitơ trong phân tử X : H2NCH2COOH Đáp án A Câu 3: X là một a-amino axit chứa 1 nhóm-COOH và 1 nhóm-NH2 cho 8,9 X tác dụng HCl. Sau đó cô cạn dung dịch thì thu được 12,55g muối khan. Công thức đúng của X là: A. H2N-CH2-COOH B. (CH3)2C(NH2)-COOH C. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH D. CH3-CH(NH2)-COOH Phân tích HOOC-R-NH2 + HCl ® HOOC-R-NH3Cl ÞR = 28; hai nhóm-CH2-hoặc CH3-CH - Vì a-amino axit nên công thức đúng là: CH3-CH2(NH2)-COOH Đáp án D. Câu 4: Cho 0,2 mol - amino axit X phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch A. Cho dung dịch A phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng cô cạn sản phẩm thu được 33,9 (g) muối. X có tên gọi là: A. Glixin B. Valin C. Alanin D.Axit glutamic Phân tích Ta có : nHCl = 0,1.2 = 0,2 mol Gọi công thức tổng quát của amino axit A là: (H2N)a-R-(COOH)b (H2N)a-R-(COOH)b + aHCl (ClH3N)a- R- (COOH)b 0,2 0,2a 0,2 mol 0,2a = 0,2 a =1. ClH3N-R-(COOH)b + ( b + 1) NaOHH2N-R-(COONa)b + NaCl +(b + 1)H2O 0,2 0,2 0,2 0,2 mol Ta có: 0,2. (16 + MR + 67b) + 0,2.58,5 = 33,9 16 + MR + 67b = 111 MR + 67b = 95 Bảng trị số: b 1 2 MR 28 ( - C2H4 - ) - 39 (loại) Vậy: CTPT của amino axit H2N-C2H4-COOH, X là α - amino axit CTCT đúng của X : CH3-CH(NH2)-COOH Đáp án C. Câu 5: Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 3,12 B. 2,97 C. 3,36 D. 2,76 Phân tích (CH3NH3)2CO3(x mol), (C2H5NH3)NO3 (y mol) 124x +108y = 3,4; 2x + y = 0,04 => x = 0,01; y = 0,02 m=0,01*106+0,02*85 = 2,76 Đáp án D. Câu 6: Cho 1,82 (g) hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 (g) muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. CH3CH2COONH4 B. HCOONH3CH2CH3 C. HCOONH2(CH3)2 D. CH3COONH3CH3 (Trích đề thi tuyển sinh đại học khối A,B - năm 2009) Phân tích Ta có: nX =1,82 : 91 = 0,02 mol X (C3H9O2N) tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y X là muối amoni : Gọi CTTQ của X là RCOONH3R’ RCOONH3R’ + NaOH RCOONa + R’NH2 + H2O 0,02 0,02 MR + 67 = 1,64 : 0,02 = 82 MR = 15 R là CH3 - MR’ = 91 - 76 = 15 MR’ = 15 R’ là CH3 Vậy CTCT của X là: CH3COONH3CH3 Đáp án D. Câu 7: X là 1 - amino axit có công thức tổng quát dạng H2N - R - COOH. Cho 8,9 g X tác dụng với 200ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất dung dịch Y cần dùng 300ml dung dịch NaOH 1M. CTCT đúng của X là: A. H2N - CH2 - COOH B. H2N - CH2 - CH2 - COOH C. CH3 - CH(NH2) - COOH D. CH3 - CH2 - CH(NH2) - COOH Phân tích Ta có : nNaOH = 0,3.1 = 0,3 mol; nHCl = 0,2.1 = 0,2 mol H2N - R - COOH + HCl ClH3N - R - COOH (1) Giả sử sau phản ứng (1): HCl hết dung dịch Y chứa muối và có thể còn amino axit dư. ClH3N - R - COOH + 2NaOH H2N - R - COONa + NaCl + H2O (2) Theo PTPƯ (1), (2): nNaOH phản ứng = 2.nHCl = 2.0,2 = 0,4 mol nNaOH ban đầu = 0,3 mol HCl dư sau phản ứng (1), xảy ra phản ứng trung hoà HCl bởi dd NaOH. HCl + NaOH NaCl + H2O (3) Gọi x là số mol amino axit phản ứng, theo PTPƯ (1), (2), (3) ta có: 2x + (0,2 - x) = 0,3 x = 0,1 mol M amino axit == 89 MR = 89 - (16 + 45 ) = 28 R là - C2H4 - Vì x là 1 - amino axit nên CTCT đúng của x là : CH3 - CH(NH2) - COOH Đáp án C. Câu 8: Amino axit X mạch không nhánh chứa a nhóm COOH và b nhóm NH2. Khi cho 1 mol X tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 169,5 (g) muối. Cho 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 177(g) muối. CTPT của X là: A. C3H7NO2 B. C4H7NO4 C. C4H6N2O2 D. C5H7NO2. Phân tích Gọi công thức tổng quát của amino axit X là: (H2N)b - R - (COOH)a (H2N)b - R - (COOH)a + bHCl (ClH3N)b - R - (COOH)a 1 mol b mol 1 mol Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mX + mHCl = mmuối hay MX + 36,5b = 169,5 (1) (H2N)b - R - (COOH)a + aNaOH (H2N)b - R - (COOH)a + aH2O 1 mol a mol 1 mol Cứ 1 mol amino axit 1 mol muối, khối lượng tăng (23 - 1).a = 22a(g) mmuối = m amino axit + 22a hay 177 = MX + 22a (2) Ta có hệ (*) Do amino axit X có mạch C không phân nhánh số nhóm chức COOH tối đa là 2 hay a 2. Nghiệm duy nhất của phương trình (*) là a = 2 và b = 1 MX = 133 16 + MR + 45.2 = 133 MR = 27 R là C2H3 - CTPT X là: H2NC2H3(COOH)2 hay C4H7NO4 Đáp án B. Câu 9: X là amino axit có công thức H2NCnH2nCOOH, Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp E gồm peptit Ala-X-X và Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít khí O2 (đktc), thu được N2, Na2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là A. 14,55 gam. B. 12,30 gam. C. 26,10 gam. D. 29,10 gam. (Đề minh họa lần 2 – BGD và ĐT, năm 2017) Phân tích Đáp án B. Câu 10: Thủy phân 101,17 gam một tetrapeptit mạch hở: Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm 42,72 gam Ala; m gam Ala-Ala; 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là: A. 40,0 B. 59,2 C. 24,0 D. 48,0 Phân tích nAla = 42,72/89 = 0,48 mol; nAla-Ala-Ala = 27,72/231 = 0,12 mol n Ala-Ala-Ala-Ala = 101,17/302 = 0,335 mol; n Ala-Ala = a mol Ta có số mol gốc Ala trước và sau phản ứng bằng nhau nên: 4.0,335 = 1. 0,48 + 2.a + 3. 0,12 → a = 0,25 mol m = 160. 0,25 = 40 gam. Đáp án A. V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trong năm học 2019 - 2020. Tôi đã tham gia giảng dạy môn hóa học tại các lớp 12A1, 12A2. Tôi đã áp dụng kinh nghiệm nêu trên trong quá trình dạy học và Tôi nhận thấy: " Phân loại và phương pháp giải bài tập định lượng aminoaxit”. đã giúp học sinh vận dụng giải bài tập thường xuyên hơn, chất lượng học tập được nâng lên và học sinh có hứng thú học tập môn hóa học hơn. Cụ thể: Tôi chia thành 2 nhóm như sau : + Nhóm 1: 12A2 40 học sinh không áp dụng "Phân loại và phương pháp giải bài tập định lượng aminoaxit”. + Nhóm 2: 12A1 40 học sinh áp dụng "Phân loại và phương pháp giải bài tập định lượng aminoaxit”. Kết quả như sau: Giỏi (%) Khá (%) Trung bình(%) Yếu(%) Nhóm 1 7,5 25 45 22,5 Nhóm 2 15 50 32,5 2,5 Nhận xét: Sau khi được áp dụng phương pháp này nhận thấy phần trăm điểm khá, giỏi cao hơn nhiều, điểm yếu giảm xuống. Nâng cao kỷ năng, tư duy giải nhanh bài tập và hứng thú cho học sinh. Phần 3 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Là một giáo viên cá nhân tôi nói riêng cũng như các thầy cô trong trường nói chung luôn muốn truyền đạt cho các em những kinh nghiệm của bản thân. Tuy nhiên, với một trường miền núi, điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, chủ yếu là học sinh có học lực trung bình, dạng bài tập trên rất hay gặp phải nhưng các em rất khó nắm bắt và hay quên cách làm nếu không hiểu rõ bản chất của vấn đề. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao, học sinh phải là người đóng vai trò quan trọng. Bản thân mỗi học sinh phải tự tạo thói quen học và tự học, tự nghiên cứu và không ngừng đưa ra câu hỏi, thắc mắc chưa giải quyết được. Có như vậy các em mới có thể nắm chắc kiến thức và vững bước trên con đường tương lai. Trong phạm vi đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, mặc dù cố gắng nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự ủng hộ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các bạn đồng nghiệp để bài viết hoàn thiện hơn và có phạm vi ứng dụng không chỉ cho học sinh trường THPT Hướng Hóa mà còn với nhiều trường THPT khác. II. KIẾN NGHỊ Đối với giáo viên: + Cần hiểu đúng đắn quyền lợi và nghĩa vụ khi viết sáng kiến kinh nghiệm để có thể đưa ra những SKKN hay, có ý nghĩa trong thực tiễn dạy học. + Nghiên cứu chuyên môn, không ngừng học hỏi đồng nghiệp để có thể vận dụng các phương pháp hay vào trong giảng dạy. Đối với Sở GD & ĐT: Phổ biến các SKKN hay, thiết thực cho giáo viên các trường THPT được học hỏi. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn! Quảng Trị, ngày 28 tháng 5 năm 2020 Tác giả LÝ CHÍ THÀNH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đề thi TN và đại học các năm từ 2007-2014; Đề thi THPTQG năm 2015 đến 2019; đề minh họa 2020 lần 1 và lần 2. 2. Sách giáo khoa hóa học lớp 12(ban cơ bản và nâng cao). 3. Đề thi thử đại học của một số Trường THPT trên cả nước 4. Phương pháp giải toán hóa học hữu cơ. 5. Phương pháp giải nhanh các bài toán hóa học trọng tâm - Ths.Nguyễn Khoa Thị Phượng - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội 6. Phương pháp giải toán hóa học hữu cơ – Tiến sĩ: Nguyễn Thanh Khuyến- Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT SKKN Sáng kiến kinh nghiệm ĐH,CĐ Đại học, cao đẳng THPTQG Trung học phổ thông Quốc gia THPT Trung học phổ thông GD&ĐT Giáo dục và đào tạo ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA TỔ CHUYÊN MÔN: ............................................................................... ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG: .. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ:
File đính kèm:
- SKKN-_LY_CHI_THANH-_HOA_HOC_8d80e5e0c2.doc