Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và hướng dẫn phương pháp giải bài tập trắc nghiệm phần sóng ánh sáng Lớp 12 cơ bản

I- Cơ sở của việc lựa chọn sáng kiến

1. Cơ sở lí luận:

 Để nâng cao chất lượng giáo dục thì việc đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết.Trong quá trình đổi mới phải lấy học sinh làm trung tâm. Để thúc đẩy quá trình nhận thức, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh thì việc tìm tòi và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp là rất cần thiết.Vì khi có phương pháp dạy học khoa học sẽ kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, từ đó mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học.

2. Cơ sở thực tiễn:

 Hình thức kiểm tra đánh giá, thi ĐH - CĐ môn Vật lí là trắc nghiệm, đòi hỏi học sinh không những phải hiểu sâu rộng kiến thức mà còn phải có phương pháp giải nhanh, chính xác các bài toán Vật lí.Vì vậy trong quá trình giảng dạy việc phân dạng và đưa ra phương pháp giải nhanh cho học sinh là rất cần thiết.

 

doc38 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và hướng dẫn phương pháp giải bài tập trắc nghiệm phần sóng ánh sáng Lớp 12 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một hệ vân giao thoa tương ứng với màu đơn sắc đó.
+ Những vị trí có vân sáng trùng nhau của các ánh sáng đơn sắc (gọi là vân sáng trùng) là tổng hợp của màu các đơn sắc nói trên.
+ Vân sáng trung tâm là tập hợp của tất cả vân sáng của các ánh sáng đơn sắc phát ra từ nguồn Kết quả là trên màn giao thoa ta có hệ vân gồm màu của các ánh sáng đơn sắc và màu của các vân sáng trùng.
- Nếu chiếu vào khe S ánh sáng trắng thì vân sáng trung tâm có màu trắng,ở hai bên của vân trung tâm có những dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím(tím ở gần vân trung tâm hơn) gọi là quang phổ của ánh sáng trắng
B. Các dạng bài tập và phương pháp giải 
3 -1. Giao thoa với nguồn sáng gồm 2 bức xạ ( và )
1- Sự trùng nhau của các vân sáng
 a)Vị trí vân sáng trùng nhau
+ Vị trí vân sáng ứng với ánh sáng có bước sóng : 
+ Vị trí vân sáng ứng với ánh sáng có bước sóng : 
+ Ở vị trí vân trung tâm hai vân sáng trùng nhau do: 
+ Tại các vị trí vân sáng của hai bức xạ trùng nhau ( cùng màu với vân sáng
 trung tâm ) có : ( )
Ví dụ 1: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, chiếu sáng cùng lúc vào hai khe hai bức xạ có bước sóng l1 = 0,5µm và l2. Quan sát ở trên màn, thấy tại vị trí vân sáng bậc 6 của bức xạ l1 còn có vân sáng bậc 5 của bức xạ l2. Bước sóng l2 của bức xạ trên là: 
A. 0,6µm. B. 0,583µm. 	C. 0,429µm. D. 0,417µm. 
Hướng dẫn giải
- Tại vị trí vân trùng ta có: 
=> Chọn A
b) Tìm khoảng các nhỏ nhất giữa hai vân sáng cùng màu với vân trung tâm 
- Lập tỉ số: =phân số tối giản
- Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân trùng :
-> Vị trí vân sáng trùng nhau trên màn: 
Ví dụ 2: Trong thí nghiệm giao thoa dùng khe Young có khoảng cách từ màn ảnh đến hai khe , khoảng cách giữa hai khe là . Chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng thì vân sáng cùng màu với vân trung tâm và gần nhất cách vân trung tâm:
A. 1,92mm. 	B. 1,64mm. C. 1,72mm. D. 0,64mm.
Hướng dẫn giải
- Lập tỉ số: 
=> Chọn đáp án A
Ví dụ 3: Trong thí nghiệm Young ta có a = 0,2mm, D = 1,2m. Nguồn gồm hai bức xạ có l1 = 0,45µm và l2 = 0,75µm. Công thức xác định vị trí hai vân sáng trùng nhau của hai bức xạ trên là:
A. 9k(mm). B. 10,5k(mm). C. 13,5k(mm). D. 15k (mm). 
Hướng dẫn giải
- Lập tỉ số: 
Công thức xác định vị trí hai vân sáng trùng nhau của hai bức xạ:
 x = 13,5k(mm) => Chọn đáp án C
c) Tìm số vân sáng trùng nhau trên đoạn MN 
- Làm tương tự như giao thoa với ánh sáng đơn sắc trong đó là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân trùng.
Ví dụ 4. Hai khe Y âng được chiếu sáng bằng ánh sáng có λ1=0,6μm; λ2=0,5μm. Biết a = 2mm, D = 2m. Biết M, N là hai điểm đối xứng qua vân trung tâm, MN = 15mm. Số vân sáng cùng màu với vân trung tâm trong đoạn MN là? 	
Hướng dẫn giải
- Lập tỉ số: 
- Lập tỉ số: 
=> Số vân sáng cùng màu với vân trung tâm trong đoạn MN là:
d) Tìm số vân sáng quan sát được trên đoạn MN 
- Tìm số vân sáng của bức xạ giả sử là 
- Tìm số vân sáng của bức xạ giả sử là 
- Tìm số vân sáng trùng nhau của hai bức xạ,giả sử là 
 Mỗi vị trí trùng nhau của vân sáng hai bức xạ chỉ thấy một vân sáng. 
 Tổng số vân sáng quan sát được là: .
- Nếu bài hỏi số vân đơn sắc trên đoạn MN thì lưu ý vân trùng là vân sáng nhưng không là vân đơn sắc nên số vân đơn sắc là: 
Ví dụ 5. Hai khe Y âng được chiếu sáng bằng ánh sáng có λ1=0,6μm; λ2=0,5μm. Biết a = 2mm, D = 2m. Biết M, N là hai điểm đối xứng qua vân trung tâm, MN = 15mm.
a) Số vân sáng quan sát được trên đoạn MN ?
Hướng dẫn giải
- Áp dụng phương pháp giải trong phần giao thoa với ánh sáng đơn sắc ta tính được: số vân sáng của bức xạ là 
 số vân sáng của bức xạ là 
- Sử dụng kết quả tính được ở ví dụ 4 ta có 
=> số vân sáng quan sát được là: .
 b) Số vân sáng đơn sắc quan sát được trên đoạn MN
Hướng dẫn giải
 Số vân đơn sắc là: 
Ví dụ 6. Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, khe S phát ra đồng thời 2 ánh sáng đơn sắc, có bước sóng λ1=0,50μm và λ2=0,75μm. Xét tại M là vân sáng bậc 6 ứng với λ1 và tại N là vân sáng bậc 6 ứng với λ2, M, N ở cùng một phía của vân sáng trung tâm, trên MN (không kể M và N) ta đếm được bao nhiêu vân sáng?
A. 3	B. 5	C. 7	D. 9
Hướng dẫn giải
- Theo bài: 
- Ta tính được: 
- Số vân sáng của bức xạ :
=> 
- Số vân sáng của bức xạ :
=> 
- Số vân trùng của hai bức xạ:
	không có giá trị nguyên của k thỏa mãn
=> 
=> Số vân sáng quan sát được: => Chọn A
(Vì không kể M và N nên không lấy dấu “ = “)
2- Sự trùng nhau của các vân tối
- Vị trí vân tối 
- Khi hai vân tối trùng nhau :
 x1 = x2 => 
- Lập tỉ số: = phân số tối giản
Với k1 ; k2 là số nguyên
( 2k1 + 1), ( 2k2 + 1)là những số lẻ => A,B phải số lẻ
Như vậy để có vân tối trùng 
Thứ nhất là : Phân số A/B là phân số tối giản
Thứ hai là : A và B phải là số lẻ
- Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân tối trùng nhau bằng khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân sáng trùng nhau. 
- Vị trí vân tối trùng nhau: 
Tính số vân tối trùng bây giờ cũng giống như tính số vân tối trong giao thoa với một bức xạ.
Ví dụ 7 : Thí nghiệm giao thoa I – Âng với hai bức xạ đơn sắc có khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2 m và khoảng cách giữa hai khe sáng là a = 2mm, cho biết khoảng vân đo được của các bức xạ là i1 = 0,7 mm và i2 = 0,5 mm. Hỏi trên trường giao thoa L = 1cm số vân tối trùng nhau của hai bức xạ là bao nhiêu ?
Hướng dẫn giải: 
Lập tỉ số: = phân số tối giản => A = 5 và B = 7
* Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân tối trùng nhau :
* Lập tỉ số: 
=> Số vân tối trùng 
Hoặc có thể giải theo cách khác như sau:
 Vị trí vân tối trùng nhau của hai bức xạ: 
 Số vân tối trùng nhau là số giá trị nguyên của n thỏa mãn
Vậy có 2 vân tối trùng nhau cuarhai bức xạ trên.
 Ví dụ 8: Trong thí nghiệm Y-Âng : a = 2mm, D = 1m. Khe S được chiếu đồng thời 2 bức xạ đơn sắc và =500nm. Bề rộng miền giao thoa trên màn L=4cm, trên màn có mấy điểm mà ở đó cường độ sáng triệt tiêu
	A. 0	B. 1	C. 4	D.6
Hướng dẫn giải
	B không phải là số lẻ nên không có vị trí nào ở đó cường độ sáng bị triệt tiêu.
Chọn A
3-2. Giao thoa với nguồn sáng gồm 3 bức xạ (, và )
 Tìm khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân trùng
- Lập tỉ số: = phân số tối giản
	= phân số tối giản
	= phân số tối giản
 ; ; 
- Khoảng cách nhỏ nhất giữa các vân trùng:
- Tìm số vân trùng trên đoạn MN cũng làm tương tự như trong giao thoa với hai bức xạ.
Ví dụ 9: Trong thí nghiệm Y-âng nguồn sáng phát ra cùng lúc 3 bức xạ l1 = 0,66 mm (đỏ), l2 = 0,55mm (lục), l3 = 0,44mm (tím). 
a) Vị trí trên màn tại đó có 3 vân sáng trùng nhau đầu tiên là vân bậc mấy của màu đỏ
A. 25. 	B. 10. 	C. 15. 	D. 5.
b) Trong khoảng giữa hai vân kề nhau, cùng màu vân trung tâm có bao nhiêu vân sáng đơn sắc màu tím
A. 10	B. 8	C. 14	D 6
c) Trong khoảng giữa hai vân kề nhau và cùng màu vân trung tâm có bao nhiêu vân sáng của màu lục và tím trùng nhau
A. 8	B. 4	C. 3	D. 2
d) Trong khoảng giữa hai vân kề nhau và cùng màu vân trung tâm có bao nhiêu vân sáng của màu đỏ và tím trùng nhau
A. 8	B. 4	C. 3	D. 2
Hướng dẫn giải
a) Lập các tỉ số
- 
- 
- 
Như vậy tại vị trí vân trùng của ba bức xạ đầu tiên sẽ có vân sáng bậc của ánh sáng màu đỏ => Chọn B
b) Theo phần a tại vị trí vân trùng của ba bức xạ đầu tiên sẽ có vân sáng bậc của ánh sáng màu tím => Trong khoảng giữa hai vân kề nhau, cùng màu vân trung tâm có 14 vân sáng của ánh sáng màu tím.
	Để tìm ra số vân đơn sắc của màu tím ta phải tìm xem trong số 14 vân sáng của màu tím có bao nhiêu vân trùng với màu đỏ, bao nhiêu vân trùng với màu lục.
0
2
4
6
8
10
0
3
6
9
12
15
Từ bảng trên ta thấy trong khoảng giữa hai vân kề nhau, cùng màu vân trung tâm có 4 vân trùng của màu tím với màu đỏ.
0
4
8
12
0
5
10
15
Từ bảng trên ta thấy trong khoảng giữa hai vân kề nhau, cùng màu vân trung tâm có 2 vân trùng của màu tím với màu lục.
 Như vậy số vân đơn sắc của màu tím trong khoảng giữa hai vân kề nhau, cùng màu vân trung tâm là : => Chọn B
Từ bảng trên ta suy ra được đáp án của phần c là 2 => Chọn D
 của phần d là 4 => Chọn B
3-3. Giao thoa với ánh sáng trắng
- Vân trung tâm O là vân sáng bậc k = 0 của tất cả các ánh sáng đơn sắc nên là ánh sáng trắng.
- Ở hai bên của vân trung tâm là các dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím, tím ở gần O hơn, và được gọi là quang phổ của ánh sáng trắng.
- Các bài toán thường gặp là:
a) Tìm bề rộng quang phổ bậc k 
	Vị trí vân đỏ bậc k: 
	Vị trí vân tím bậc k: 
Ví dụ 10: Trong thí nghiệm Young với ánh sáng trắng (0,4 mm £ l £ 0,75mm), cho a = 1mm, D = 2m. Hãy tìm bề rộng của quang phổ liên tục bậc 3.
A. 2,1 mm.	B. 1,8 mm. C. 1,4 mm.	 D.1,2 mm.
Hướng dẫn giải
ADCT 
Chọn A
b) Tìm số bức xạ đơn sắc cho vân sáng( hoặc vân tối) tại điểm M trên màn
 - Giả sử tại M cách vân sáng trung tâm đoạn x có vân sáng bậc k của bức xạ. 
	Ta có: 
	Mà , ( )
	Số giá trị nguyên của k là số bức xạ đơn sắc cho vân sáng tại M
 - Tại M cách vân sáng trung tâm đoạn x có vân tối. 
	Ta có: ( 1 ) 
	Mà , ( )
	Số giá trị nguyên của k là số bức xạ đơn sắc cho vân tối tại M
Ví dụ 11: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng trắng (0,38µm l 0,76µm). Khoảng cách giữa hai khe là 0,3mm khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn hứng ảnh là 90cm. Tại điểm M cách vân trung tâm 0,6cm. Hỏi có bao nhiêu ánh sáng đơn sắc cho vân sáng tại M ? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Hướng dẫn giải
Số bức xạ cho vân sáng tại M là số giá trị nguyên của k thỏa mãn
Vậy có 3 bức xạ cho vân sáng tại M
Ví dụ 12: Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe Young với ánh sáng trắng, có bước sóng biến thiên từ lđ = 0,760µm đến lt = 0,400µm .Tại vị trí có vân sáng bậc 5 của bức xạ = 0,550m còn có vân sáng của những bức xạ nào nữa ? 
A. Bức xạ có bước sóng 0,393µm và 0,458µm. 	
B. Bức xạ có bước sóng 0,3938µm và 0,688µm. 
C. Bức xạ có bước sóng 0,4583µm và 0,6875µm. 	
D. Không có bức xạ nào. 
Hướng dẫn giải
Vị trí M có 
Số bức xạ cho vân sáng tại M là số giá trị nguyên của k thỏa mãn
Vậy tại M ngoài vân sáng bậc 5 của = 0,550m còn có các bức xạ ứng với
Chọn C
Ví dụ 13: Trong thí nghiệm Y-âng: khoảng cách giữa hai khe là 0,4mm, màn ảnh cách hai khe 2m. Nếu sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4 tới 0,72 để tiến hành thí nghiệm thì số bức xạ bị tắt tại điểm M trên màn cách vân trung tâm 2cm là
A. 4	B. 3	C. 6	D. 5
Hướng dẫn giải
Số bức xạ bị tắt tại M là số giá trị nguyên của k thỏa mãn
Vậy có 4 bức xạ bị tắt tại M, chọn A
c) Tính phần chồng lên nhau giữa các bậc phổ của ánh sáng trắng
 Tính phần chồng lên nhau của quang phổ bậc k và quang phổ bậc m của ánh sáng trắng( k < m): 
 - Tính khoảng cách từ vân đơn sắc màu đỏ bậc k đến vân trung tâm 
 - Tính khoảng cách từ vân đơn sắc màu tím bậc m đến vân trung tâm 
 - Phần chồng lên nhau:	 
Ví dụ 14: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng: khoảng cách giữa 2 khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,5 m. Nguồn S phát ra ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Vùng chồng lên nhau giữa quang phổ ánh sáng trắng bậc hai và bậc ba trên màn có bề rộng là
A. 0,760 mm.	B. 0,285 mm	C. 0,380 mm	D. 0,250 mm
Hướng dẫn giải
 - Phần chồng lên nhau:
Chọn B 
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Trong thí nghiệm giao thoa Young, khoảng cách hai khe a = 2mm, khoảng cách hai khe tới màn là D = 1,2m. Khe S phát đồng thời hai bức xạ màu đỏ có bước sóng 0,76mm và màu lục có bước sóng 0,48mm. Khoảng cách từ vân sáng màu đỏ bậc 2 đến vân sáng màu lục bậc 5 cùng phía với vân trung tâm là:
A. 0,528mm.	B. 2,352 mm. C. 0,0528mm. D. 0,2353mm.
Câu 2: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, chiếu sáng cùng lúc vào hai khe hai bức xạ có bước sóng l1 = 0,5µm và l2. Quan sát ở trên màn, thấy tại vị trí vân sáng bậc 6 của bức xạ l1 còn có vân sáng bậc 5 của bức xạ l2. Bước sóng l2 của bức xạ trên là: 
A. 0,6µm. B. 0,583µm. 	C. 0,429µm. D. 0,417µm. 
Câu 3: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, 2 khe S1 và S2 được chiếu sáng bằng 2 ánh sáng đơn sắc có bước sóng l1 = 5000A0 và l2 = 4000A0. Khoảng cách hai khe S1S2 = 0,4mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 80cm. Tại điểm có tọa độ nào sau đây có sự trùng nhau của 2 vân sáng của l1 và l2 
A. x = - 4mm. B. x = 3mm. C. x = - 2mm. D. x = 5mm. 
Câu 4. Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, khe S phát ra đồng thời 2 ánh sáng đơn sắc, có bước sóng λ1=0,48μm và λ2=0,64μm. Khoảng cách giữa hai khe a = 1mm, khoảng cách hai khe đến màn D = 2m. Trên màn trong khoảng rộng 2cm đối xứng qua vân trung tâm, số vân sáng đơn sắc quan sát được là: 	
A. 36	B. 31	C. 26	D. 34
Câu 5. Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng cho a=0,2cm ; D=1,5m. Khe S phát ra hai bức xạ l1 = 0,76mm (đỏ), l2 = 0,57mm (lục). Trên đoạn MN = 2cm đối xứng với vân trung tâm có bao nhiêu vân
màu vàng (vân trùng) :A. 1 B. 3 C. 9	 D. 11
màu lục: A. 17 B. 35 C. 36 D. 52	
màu đỏ	 A. 36 B. 24 C. 17 D. 34
sáng 	 A. 52 B. 70 C. 84 D. 71
Câu 6. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai bức xạ có bước sóng λ1 = 450 nm và λ2 = 600 nm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 5,5 mm và 22 mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là: 
A. 5. 	 	B. 2.	 	C. 4. 	 	D. 3.
Câu 7. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng 720 nm và bức xạ màu lục có bước sóng λ (có giá trị trong khoảng từ 500 nm đến 575 nm). Trên màn quan sát, giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục. Giá trị của λ là
A. 500 nm. 	 B. 520 nm. 	C. 540 nm. 	D.560 nm.
Câu 8: Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe Young và phát ra đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng và . Khoảng vân của đơn sắc đo được là 3 mm. Trong khoảng rộng L = 2,4 cm trên màn, đếm được 19 vạch sáng, trong đó có 3 vạch là kết quả trùng nhau của hệ hai vân; biết rằng hai trong ba vạch trùng nhau nằm ngoài cùng của khoảng L. Số vân sáng đơn sắc của quan sát được trên màn là:
A. 9. 	B. 10. 	C. 11. 	D. 8.
Câu 9. trong thí nghiệm Y âng, khoảng cách hai khe là 0,8mm, khoảng cách từ hai khe tới màn 1,2m. Chiếu đồng thời hai bức xạ λ1=0,75μm và λ2=0,45μm vào hai khe. Vị trí trên màn cho vân tối của hai bức xạ trung nhau (x[mm]; tZ) là:
A. x = 4,765t + 2,6343 	B. x = 3,375t + 1,6875	
C. x = 5,634t + 3,264 	D. 2,765t + 2,6343
Câu 10. Trong thí nghiệm Y-Âng : a = 2mm, D = 1m. Khe S được chiếu đồng thời 2 bức xạ đơn sắc và =500nm. Bề rộng miền giao thoa trên màn L=4cm, trên màn có mấy điểm mà ở đó cường độ sáng triệt tiêu
	A. 0	B. 8	C. 10	D. 22 
Câu 11. Trong thí nghiệm Young nguồn là ánh sáng trắng, độ rộng của quang phổ bậc 3 là 1,8mm thì quang phổ bậc 8 rộng: 
A. 2,7mm. 	B. 3,6mm. 	C. 3,9mm. 	D. 4,8mm.
Câu 12. Chiếu vào hai khe I-âng một chùm ánh sáng trắng (bước sóng từ 390nm đến 760nm), có a=1mm, D=2m. Xác định khoảng cách ngắn nhất từ vân trung tâm đến vị trí mà tại đó có hai bức xạ cho vân sáng?
A. 7,84mm	B. 2,34mm	C. 2,40mm	D. 1,16mm
Câu 13. Trong thí nghiệm giao thoa I-âng, a=1mm, D=1m. Chiếu vào hai khe ánh sáng trắng (bước sóng từ 400nm đến 750nm). 
a) Đặt khe máy quang phổ tại vị trí cách vân trung tâm 3mm thì trong máy quang phổ ta thu được mấy vạch phổ:
A. 2	B. 3	C. 4	D.5
b) Nếu tăng khoảng cách từ hai khe tới màn lến đến 2m, thì có bao nhiêu bức xạ cho vân tối tại điểm N cách vân trung tâm 6mm?	
 A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 14. Thực hiện thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng. Khoảng cách giữa hai khe 1 mm, màn quan sát đặt song song với mặt phẳng chứa hai khe và cách hai khe 2 m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng có bước sóng 0,400 μm λ 0,750 μm. Bước sóng lớn nhất của các bức xạ cho vân tối tại điểm N trên màn, cách vân trung tâm 12 mm, là
A. 0,706 μm.	B. 0,735 μm.	C. 0,632 μm. D. 0,685 μm.
Câu 15. a=2mm, D=2m, λ1=0,64μm; λ2=0,54μm; λ3=0,48μm. Trên bề rộng giao thoa L = 40mm ( đối xứng qua vân trung tâm) sẽ có mấy vân sáng của bức xạ λ1 ? 	A. 42	B.44	C. 45	D. 41
Câu 16. Chiếu vào hai khe I-âng đồng thời 3 bức xạ: 750nm (đỏ); 600nm (vàng); 500nm (lục). Giữa hai vân liên tiếp cùng màu vân trung tâm trên màn có bao nhiêu vân màu vàng?
A. 4	B. 5	C. 6	D. 7
Câu 17. Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, khe S phát ra đồng thời 3 ánh sáng đơn sắc, có bước sóng λ1=0,40μm; λ2=0,48μm và λ3=0,64μm. Trên màn trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu trùng với vân trung tâm, quan sát thấy số vân không phải đơn sắc là: 	
 A. 11	B. 44	C. 35	D. 9
Câu 18. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng, nguồn S phát đồng thời ba bức xạ có bước sóng . Giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân trung tâm còn quan sát thấy có bao nhiêu loại vân sáng?
A. 5.	B. 4.	C. 7.	D. 6.
Câu 19.Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, các khe được chiếu bằng ánh sáng trắng (0,4μm ≤ λ ≤ 0,76μm ). Biết miền chồng nhau giữa quang phổ bậc 2 và quang phổ bậc 3 là 0,32mm. Độ rộng của quang phổ giao thoa bậc 1 là:
 A. 0,21mm.	B. 0,16mm.	C. 0,36mm.	D. 0,12mm
Câu 20.Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young , người ta dùng ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong khoảng 0,4μm ≤ λ ≤ 0,75 μm . Khoảng cách giữa 2 khe là 0,5mm , khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 1m. Bề rộng vùng quang phổ bậc 3 nằm chồng lên quang phổ bậc 2 là
 A. 0,29mm.	B. 0,6mm.	C. 0,36mm.	D. 0,42mm
III. KẾT QUẢ
	Khi thực hiện đề tài này tôi thấy hầu hết các em học sinh trong lớp hứng thú và yêu thích môn Vật lí hơn. Các em sôi nổi hơn trong các tiết học, mạnh dạn và hăng hái tham gia phát biểu đóng góp ý kiến xây dựng bài. Các em còn đề xuất các bài toán hay để cùng giáo viên trao đổi. Sau khi học xong chương này đa số các em biết cách phân loại, giải và có phương pháp giải nhanh. Qua bài kiểm tra khảo sát tổng kết chương, kết quả đạt được như sau:
 Kết quả
 Lớp
Điểm 
khá, giỏi
Điểm 
trunh bình
Điểm yếu
12 A1
45%
53%
2%
12A2
31%
64%
5%
12A5
28%
65%
7%
Đối chứng kết quả thu được từ việc áp dụng đề tài cho thấy mặc dù nhận thức của học sinh lớp 12A5 yếu hơn so với 12A1,2 nhưng sau khi áp dụng đề tài này kết quả học tập của các em có rất nhiều tiến bộ, điều đó cho thấy hiệu quả của việc sử dụng đề tài là rất khả quan. 
Phần III. KẾT LUẬN 
Trong quá trình đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, thì việc giảng dạy bài tập theo chủ đề là hướng đi tích cực, phương pháp đó làm cho học sinh dễ học, dễ hiểu và dễ vận dụng vào việc giải các đề thi. Việc phân loại có định hướng các dạng bài tập đã kích thích các em học sinh hoạt động một cách tích cực để có thể tự trang bị cho mình phương pháp giải toán một cách khoa học.
	Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông tôi nhận thấy, khi luyện bài tập cho học mà không phân dạng và phân tích kỹ để tìm ra phương pháp giải như trên thì kết quả học tập thể hiện qua các kỳ thi không được cao. Mặc dù với cùng lượng bài tập và thời gian như nhau, nhưng định hướng cho các em phân dạng và tìm phương pháp giải thì học sinh vừa nhớ lâu và áp dụng nhanh chóng trong các bài thi trắc nghiệm và đạt kết quả rất khả quan.
	Mặc dù đã rất cố gắng tìm tòi và tham khảo nhiều nguồn tài liệu để nội dung đề tài giới thiệu với các em học sinh và đồng nghiệp được phong phú, song do kinh ngiệm trong thực tế giảng dạy còn nhiều hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi có sai sót. Rất mong sự trao đổi, góp ý và chia sẻ kinh nghiệm của quý đồng nghiệp để đề tài hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Lập Thạch, ngày 14 tháng 12 năm 2018.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Đặng Thị Huệ
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN, HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG
 VỀ BÁO CÁO SKKN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Vật lí lớp 12 Nâng cao – NXBGD
Sách giải toán Vật lí 12 – tập 3- Bùi Quang Hân – NXBGD
Bài tập Vật lí sơ cấp – tập 3 – Vũ Thanh Khiết – NXBGD
Sách hướng dẫn giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm Vật lí – Hoàng Danh Tài – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Phương pháp giải toán Vật lí 12 – Vũ Thanh Khiết – NXBGD
Các dạng bài tập trắc nghiệm môn Vật lí – Phạm Đức Cường – NXB Hải Phòng. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phan_loai_va_huong_dan_phuong_phap_gia.doc
Sáng Kiến Liên Quan