Sáng kiến kinh nghiệm Nội dung dạy các yếu tố hình học ở tiểu học - Những sai lầm của học sinh khi giải các bài toán về nội dung hình học

- Là giáo viên tiểu học tiểu và đã thực tế giảng dạy nhiều năm môn toán ở khối lớp 5 tôi thấy việc nghiên cứu đề tài "Dạy các yếu tố hình học ở tiểu học - Những sai lầm của học sinh khi giải toán có nội dung hình học" có ý nghĩa rất thiết thực trong giảngdạy của giáo viên tiểu học, trong việc học của học sinh mà các bậc phụ huynh đang quan tâm.

Nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết việc dạy học hiện nay. Việc dạy học ở bậc tiểu học là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của môn toán ở bậc tiểu học.

Việc dạy các yếu tố hình học góp phần phát triển trí tưởng tượng cho học sinh, phát triển năng lực tư duy, phát huy khả năng áp dụng kiến thức hình học vào thực tế cuộc sống và giúp các em học tốt bộ môn toán - là một trong các bộ môn chủ lực trong chương trình phổ thông.

 

doc34 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 12669 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nội dung dạy các yếu tố hình học ở tiểu học - Những sai lầm của học sinh khi giải các bài toán về nội dung hình học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhau tại 1 điểm M ngoài tam giác (hình 6).
- Tam giác có 1 góc vuông thì 3 đường cao của tam giác cắt nhau tại 1 điểm đó là đỉnh (M’) góc vuông của tam giác (hình 7).
* Sau khi học sinh được học xong phần diện tích tam giác - đối với học sinh giỏi cần được nắm chắc hơn công thức S = a x h :2 để giải các toán hình học có nội dung phức tạp hơn. Vì từ công thức tính diện tích tam giác học sinh phải nhận biết tam giác có diện tích bằng nhau, hoặc không bằng nhau.
a. Tam giác có diện tích bằng nhau rơi vào các trường hợp sau:
- 2 tam giác chung đáy và có cùng độ dài đường cao (hình 8)
- 2 tam giác chung đường cao có cùng độ dài đáy (hình 9).
B
C
D
A
Hình 8
S
ABC 
= S
BDC
Hình 9
C
B
A
SABD = SACD
b. Hoặc diện tích tam giác này gấp hoặc kém diện tích tam giác kia số lần phụ thuộc vào sự hơn hoặc kém nhau của độ dài đường cao hoặc độ dài của đáy tam giác.
 Hình 10 Hình 11
* Để hình thành cách vẽ hình thang hay hình tròn một cách cơ bản, người giáo viên dạy yếu tố hình học cần chú ý cho học sinh về cách vẽ.
a. Hình thang: Chú ý vẽ 2 đáy trước vì 2 đáy phải song song.
b. Hình tròn: Việc đầu tiên lấy tâm, việc thứ hai mở độ lớn compa, việc thứ 3 đặt đầu thì compa chếch về phía tay trái để quay compa theo chiều kim đồng hồ. Khi quay compa không được cầm tay vào 2 nhánh compa.
Ví dụ:
III. CĂN CỨ VÀO LÝ LUẬN THỰC TÉ NÊU RA NHẬN XÉT ĐỂ ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG HÌNH HỌC.
III.1. Biểu tượng về điểm và đoạn thẳng
Bước đầu học sinh nhận biết qua điểm một dấu châm tô đậm đoạn thẳng được giới thiệu qua việc căng một sợi dây, qua việc nối 2 điểm bằng thước thẳng. Đây chính là những hình ảnh đầu tiên để xây dựng về điểm và đoạn thẳng. Các biểu tượng này thường xuyên được củng cố bằng những bài tập khác nhau, nhằm giúp học sinh nhận biết điểm và đoạn thẳng qua việc thực hành đếm số điểm trong ngoài hình, đếm số đoạn thẳng trên một hình vẽ, tập vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm cho trước, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Khi lên lớp trên học sinh phải phân tích các yếu tố như: hình tam giác, hình vuong. Học sinh biết rằng mỗi cạnh của hình là một đoạn thẳng hai đầu nút của 2 cạnh là 2 điểm, là đỉnh của hình, 2 đoạn thảng nếu chung một đầu nút tạo thành góc. Tiến tới học sinh biết gọi tên các đoạn thẳng, các tam giác.
* Điều tra thực trạng.
Kiểm tra việc nhận biết yếu tố hình học của học sinh lớp 1 qua giờ dậy của đồng chí Đỗ Thị Bẩy – Trường Tiểu học Ninh Xá, Thuận Thành, Bắc Ninh
Bài dạy: Hình vuông, hình tròn
A. LƯỢC TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên: tay phải cầm 2 chiếc thước, tay trái cầm 3 que tính
- Hỏi học sinh: Tay trái cô cầm số que nhiều hơn hay ít hơn số thước (nhiều hơn)
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét?
- Giáo viên kết luận, tuyên dương, khen và cho điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu hình vuông:
- Đồ dùng trực quan: 2 tấm bìa hình vuông - cho học sinh xem, mỗi làn giơ 1 hình vuông cô đều nói: “Đây là hình vuông”.
- Cho học sinh nhìn tấm bìa vuông mầu sắc, kích thước khác nhau rồi nhận xét: “Hình vuông”
- Học sinh xem phần bài học trong sách học sinh (trang 7) trao đổi nhóm và nêu những vật nào có hình vuông (cái khăn mùi xoa, viên gạch hoa)
b. Giới thiệu hình tròn: tương tự như phần a.
4. Thực hành
- Cho học sinh làm các bài tập 1, 2, 3: Dùng bút chì màu khác nhau tô các hình vuông, hình tròn khác nhau.
5. Củng cố
- Nêu lên các vật có hình vuông, hình tròn ở trong lớp trong nhà
- Tìm hình tròn, hình vuông trong tranh vẽ sẵn, trong các đồ vật giáo viên đặt trên bàn.
- Dùng bút chì vẽ theo các hình vuông, hình tròn trên giấy từ đồ vật có mặt vuông, mặt tròn.
6. Tổng kết dặn dò
- Bài hôm nay cô dậy các em hình gì?
- Về nhà tìm vật nào trong gia đình em có mặt hình tròn, hình vuông.
b. Kết quả tiết dạy
1. Giáo viên truyền đạt kiến thức đúng, chính xác, có nhiều sáng tạo, có hệ thống câu hỏi sát học sinh.
2. Bước đầu học sinh đã hiểu và nắm được biểu tượng về hình vuông, hình tròn.
3. Giáo viên có đầy đủ đồ dùng giảng dạy, học sinh có đủ đồ dùng học tập nên đã gây được hứng thú học tập cho học sinh
4. Phần luyện tập tìm trong thực tế xung quanh các em còn chậm và khó khăn hoặc thi chỉ nhanh trên tranh vẽ còn hơi lúng túng. Việc vẽ hình chưa nhanh.
Kết quả đạt: 
Số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Đạt chung
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
22
7
32,5
10
45
5
22,5
0
0
22
100
Qua bài dạy trên ta thấy:
- Việc nhận biết các yếu tố hình học phụ thuộc vào nhiều phương pháp giảng dạy của giáo viên trong việc sử dụng đồ dùng trực quan. Không những phải có đủ, có nhiều mà còn phải đẹp, đủ màu sắc hấp dẫn. Học sinh phải có đủ đồ dùng học tập.
Thông qua bài dạy người giáo viên chú ý.
- Đồ dùng trực quan phải đẹp, phong phú
- Rèn cho học sinh có thói quen áp dụng vào thực tế xung quanh. Tránh được sai lầm khi nhận biết hình.
- Giáo viên quan tâm cả 3 đối tượng, đặc biệt các em yếu
- Cần động viện, khen thưởng đúng lúc, kịp thời để tạo không khí sôi nổi trong học tập.
III.2. Đường gấp khúc, đường thẳng, đường song song, đường vuông góc.
Biểu tượng về đường gấp khúc được xây dựng qua biểu tượng đoạn thẳng “Đó là hình ảnh của nhiều đoạn thẳng không cùng nằm trong một đường thẳng” từng đôi một có chung một đầu nút. Giáo viên làm cho học sinh có biểu tượng đường gấp khúc qua trực quan, hình vẽ. Qua thực hành vẽ đường gấp khúc, tạo ra đường gấp khúc bằng cách xép que tính, xếp que diêm. Tiếp đó, học sinh thấy rằng các cạnh của một tam giác, một tứ giác tạo thành một đường gấp khúc khép kín (tuy nhiên giáo viên không nêu thuật ngữ này cho học sinh). Việc học đo độ dài đường gấp khúc là hình thức tốt để củng cố cho biểu tượng vừa là để chuẩn bị tốt cho việc học chu vi của một hình, biểu tượng về tia (nửa đường thẳng), học về đường thẳng được xây dựng từ biểu tượng đoạn thẳng kéo dài mãi về một phía ta được tia số; kéo dài đoạn thẳng về 2 phía ta được đường thẳng (hình 12a).
A
B
Hình 12a
Đồng thời làm cho học sinh biết rằng vẽ một đường thẳng khác với vẽ một đoạn thẳng. Đoạn thẳng có giới hạn, nên khi vẽ phải xác định được 2 điểm (hình 12b). Đoạn thẳng MN
M
N
Hình 12b
Biểu tượng về đường thẳng song song và đường thẳng vuông góc được giới thiệu qua hình ảnh: 2 mép bàn, 2 mép bảng (quy ước kéo dài mép bàn, mép bảng vô hạn).
P
Q
Hình 12 c
Đường thẳng P và Q không song song và cũng không vuông góc với nhau.
Đường thẳng a song song với đường thẳng b (hình 12d) và đường thẳng c vuông góc với đường a và b.
a
b
c
Hình 12d
A
B
D
C
Trên hình chữ nhật ABCD có cặp cạnh song song và các cặp canh vuông góc (hình 12c).
Hình 12e
(Ví dụ: 	Cạnh AB song song với cạnh DC
	AD song song với BC
Cạnh AB và CD vuông góc với AD và BC)
* Trên hình tam giác ABC, đường cao AH vuông góc với cạnh đáy BC (hình 12g)
C
B
A
Hình 12g
Biểu tượng về đường thẳng song song và vuông góc giúp học sinh phân tích một số đặc điểm của các hình học và nhận biết chúng một cách chính xác hơn.
Điều tra thực trạng
Dự giờ đồng chí Phạm Thị Yến – lớp 12A – Trường Ninh Xá cùng giáo viên của tổ 2 + 3.
Bài: ĐƯỜNG GẤP KHÚC - ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC
A. Lược trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ: Học sinh chữa bài 2, 3, 4
Học sinh nhận xét – giáo viên đánh giá cho điểm
3. Bài mới
a. Giáo viên giơ 1 que tính nói: đây là biểu tượng 1 đoạn thẳng
Lấy 1 que tính nữa chắp nối vào que tính thứ nhất nói: đây là biểu tượng của đường gấp khúc
Đường gấp khúc gồm mấy đoạn thẳng (2 đoạn)
- Giáo viên vẽ tiếp 1 đường gấp khúc (gồm 3 đoạn) rồi hỏi: đường gấp khúc vừa vẽ gồm mấy đoạn thẳng, hãy chỉ ra mỗi đoạn
2cm
4cm
3cm
b. Giáo viên cho đo độ dài mỗi đoạn của đường gấp khúc trên. (Chú ý cách đo - điểm đặt gốc 0 đúng đầu nút các đoạn thẳng).
Hướng dẫn học sinh đo và tính:
	2 + 4 + 4 = 9(cm)
Giáo viên hỏi: muốn tính độ dài đường gấp khúc làm thế nào
- Học sinh trả lời: muốn tính độ dài đường gấp khúc ta cộng độ dài của tất cả các đoạn thẳng trong đường gấp khúc.
4. Củng cố luyện tập.
Học sinh mở sách học sinh, dùng thước có chia vạch cm để giải bài tập 1,3 (sách học sinh – trang 115).
- Em ước lượng bằng mắt đi từ A đến B xem đường đi nào ngắn nhất
- Thử lại bằng cách đo
- Tính độ dài đường gấp khúc
- Gọi học sinh lên bảng giải:
* Đi theo đường thứ nhất
	3 + 4 = 7 (cm)
* Đi theo đường thứ 2: có độ dài là 5 cm
- Toàn bộ độ dài đường gấp khúc là:
	3 + 4 + 5 = 12 (cm)
Bài tập 3: Tóm tắt đề:
Giải
Đoạn thẳng 2 dài là
	16 – 9 = 7 (cm)
5. Tổng kết:
Muốn tìm độ dài đường gấp khúc, làm thế nào?
B. KẾT QUẢ BÀI DẠY.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả
- Dùng phiếu kiểm tra: 30 phiếu
Đề bài: Một đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng, đoạn thứ nhất dài 9cm, đoạn thứ hai dài hơn đoạn thứ nhất 4cm. Tính độ dài đường gấp khúc đã cho.
Kết quả đạt: 
Số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Đạt chung
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
30
10
33
12
39,6
6
20,8
2
6,6
28
93,4
Kết luận chung:
- Đạt kết quả như trên vì người giáo viên đã vận dụng tốt các phương pháp dạy học mới, đã sử dụng tốt đồ dùng trực quan.
- Học sinh hiểu bài sâu sắc, biết vận dụng làm bài tập. Tránh được sai lầm khi giải toán (đo đoạn thẳng)
- Giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh tóm tắt đầu bài bằng sơ đồ đoạn thẳng để tìm ra cách giải nhanh nhất, ngắn gọn nhất.
III.3. GÓC VÀ CÁC LOẠI GÓC
Biểu tượng về góc ở cấp 1 được giới thiệu gắn liền với việc giới thiệu các yếu tố của các hình tam giác, tứ giác.
Tam giác ABC có 3 đỉnh (đỉnh A, B, C), có 3 cạnh (AB, BC, CA),3 góc (góc A, B, C).
- Thông qua việc giới thiệu đó học sinh bước đầu nhận thức được là góc được tạo bởi 2 cạnh của 1 tam giác xuất phát từ 1 đỉnh.
- Góc được tạo bởi 2 tia: OA, OB (hình 13)
- Học sinh được làm quen với các loại góc
III.4. TAM GIÁC VÀ TỨ GIÁC
Việc xây dựng biểu tượng các hình được tiến hành qua 2 giai đoạn
a. Giai đoạn 1: ở lớp đầu cấp việc nhận biết hình dựa trên trực giác, phân biệt hình trên tổng thể. Giáo viên đưa ra 1 loạt hình có kích thứơc khác nhau được đăt ở các vị trí khác nhau như 2 hình sau:
Biểu tượng này được củng cố trên các đồ vật hàng ngày như viên gạch hoa, cái khăn tay
b. Giai đoạn 2: 
Học sinh quen với việc đo độ dài các cạnh, biết góc vuông, nhọn, tù. So sánh các góc, nhận biết hình dựa vào các góc. Hình chữ nhật có 4 góc vuông và 2 cặp đối song song và bằng nhau. Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau. Hình thang có 2 canh đối song song gọi là 2 đáy, hai cạnh còn lại gọi là 2 cạnh bên. Hình thang vuông có 1 cạnh bên vuông góc với đáy. Giới thiệu đường cao của tam giác khi học sinh đã hiểu về đường vuông góc.
- Qua việc thực hành cho học sinh vẽ hình, vừa góp phần củng cố biểu tượng, vừa góp phần rèn luyện kỹ năng về vẽ hình cũng được xây dựng từng bước ở các lớp đầu cấp. Học sinh vẽ hình vuông, hình chữ nhật trên giấy, trên bảng con có kẻ vuong, ở các lớp cuối cấp, học sinh tự vẽ hình chính xác, đúng yêu cầu đúng quy định bằng thước kẻ, eke
Chẳng hạn: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 2cm
5cm
2cm
III.5. HÌNH TRÒN VÀ ĐƯỜNG TRÒN
Ngay từ lớp 1 học sinh đã được biết về hìn tròn và nhận hiết hình tròn qua trực giác, mô hình, các vật thể có dạng này
Đến cuối cấp các em được giới thiệu thêm đường tròn, dùng compa để vẽ hình, phân biệt hình tròn và đường tròn, tâm, bán kính, đường kính số 3,14 và 4 số tính chất của chúng.
Qua đố hiểu đường kính bằng 2 lần bán kính, biết cách vẽ hình tròn theo quy ứôc nhất định.
Qua các bài tập tính thành thạo chu vi, diện tích hình tròn. Suy ra cách tính bán kính, đường kính.
III.6. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG, HÌNH TRỤ
Ở cuối cấp học sinh được học 3 hình trong không gian 3 chiều đó là hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ.
Phương pháp dạy vẫn là dựa trên mô hình trực quan qua thực hành đo đạc, phân tích các yếu tố: đỉnh, góc, cạnh, mặt, mặt đối diện, cạnh đối diện. Có 3 kích thước (dài, rộng, cao) ở hình hộp chữ nhật. Có 1 kích thước ở hình lập phương. Có 2 đáy là 2 hình tròn bằng nhau ở hình trụ.
Để giúp học sinh thực hành vẽ đúng, đẹp cần chú ý cho học sinh cách vẽ: sử dụng hình chữ nhật, hình vuông, cạnh song song, góc bằng nhau
Hình hộp chữ nhật (hình 14), hình lập phương, hình trụ
Dự giờ thực nghiệm: Giờ đồng chí Nguyễn Hà lớp 5A.
BÀI: DIỆN TÍCH HÌNH THANG
a. Sơ lược bài dạy
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào nào hình thang? Vẽ hình?
	- Chữa bài số 4 (sách học sinh)
3. Bài mới
a. Giáo viên giơ cho học sinh quan sát mô hình có hình thang ABCD – cắt hình theo đường AM (BM= MC) rồi quay hình 15a xuống vị trí như hình 15b.
Sau khi quay hình a xuống vị trí a co tam giác AED
Hỏi: Tính diện tích tam giác AED?
Học sinh làm:
SAED = AH x DE : 2 (1)
Hỏi đáy nhỏ AB bây giờ chính là đoạn nào ở hình 15b.
Học sinh: Là đoạn CE
Hỏi: Đáy DE của tam giác chính là độ dài của cạnh nào hình thang ABCD.
Học sinh: Là đoận CE
Hỏi: Đáy DE của tam giác chính là độ dài của cạnh nào hình thang ABCD.
Học sinh: Là tổng 2 đáy AB + DC
Từ biểu thức (1) có thể viết.
SADE = AH x (AB + DC) : 2.
- Hỏi: - Nếu gọi đường cao hình thang AH là h
	- Gọi đáy lớn hình thang DC là a
	- Gọi đáy nhỏ hình thang AB là b
Có cách tính diện tích hình tam giác AED hay đó chính là hình thang ABCD như thế nào?
Học sinh: Shình thang = h x (a + b) :2
- Hỏi: h, a, b là các đoạn thẳng được dùng đơn vị đo thế nào?
- Học sinh: Cùng đơn vị đo
- Gọi 3 học sinh nhắc lại công thức trên
b. Luyện tập
Học sinh tính toán ra nháp, lên bảng trình bày
Bài 1 (129) = 8cm ,đáy bé = 6cm, chiều cao = 5cxm
Diện tích hình thang là:
	(8 + 6) x 5: 2 = 35m2
Bài 4 (30): Hướng dẫn học sinh tóm tắt đề
a = 129 m
b = 85,5 m Thửa ruộng thu bao nhiêu kg thóc
h = 306 dm
1a thu 62 kg thóc
- Hỏi: Đơn vị đo đã cùng đơn vị đo chưa
- Cho biết ta thu 1a thu được 62kg thóc, vậy diện tích hình thang phải tính ra đơn vị gì? (Đổi từ m2 ra a).
Bài giải
Đổi: Chiều cao là: 306 dm = 30,6m
Diện tích thửa ruộng hình thang là
	(120 + 85,5) x 30,6 : 2 = 314,415 (m2)
 	 = 3,14451a
Thửa ruộng thu hoạch số thóc là
	3,14415 x 62 = 19,49373 (kg)
	Đáp số:19,49373 (kg)
c. Củng cố, tổng kết
- Muốn tính diện tích hình thang làm thế nào?
- Viết công thức
- Khi tính toán chú ý gì về đơn vị đo?
d. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc quy tắc và công thức
- Làm bài số 2, 3, 4 (130 – Sách giáo khoa)
Kiểm tra sau tiết.
Bài 1: Hình thang và hình thang vuông có gì khác nhau?
Cách tính diện tích 2 hình thang có gì khác nhau không?
Bài 2: Tính diện tích hình thang, biết:
	a = 15cm, b = 10 cm, c = 12 cm
Kết quả đạt như sau
Số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Đạt chung
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
28
7
26,5
10
35
10
35
1
3,5
27
96,5
Nguyên nhân đạt được kết quả như trên:
- Giáo viên sử dụng mô hình trực quan thành thạo
- Có hệ thống câu hỏi gợi mở sát đối tượng
- Động viên kịp thời do đó đã gây được những hứng thú học tập cho học sinh.
- Học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức, vận dụng quy tắc, công thức đã học vào việc luyện giải bài tập có hiệu quả - đã tránh được một số sai lầm khi giải Toán có nội dung hình học (đổi ra cùng đơn vị đô).
TIỂU KẾT
Tóm lại, Toán có nội dung hình học ở chương trình Toán Tiểu học được hình htành ở các dạng:
- Điểm và đoạn thẳng
- Đường gấp khúc, đường thẳng, đường thẳng song song
- Góc và các loại góc
- Tam giác và tứ giác
- Hình tròn, đường tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hình lập phương, hình trụ.
Qua một số tiết học, dự giờ thực nghiệm về việc dạy học:
- Khái niệm hình vuông, hình tròn (lớp 1)
- Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc (lớp 2)
- Diện tích hình thang (lớp 5)
Dựa vào khảo sát thực tiễn ở các lớp 1, 2, 5 tôi đưa ra một số ý kiến như sua:
1. Phải coi trọng việc sử dụng đồ dùng trực quan, mô hình học để giảng dạy từ đó hướng dẫn học sinh xây dựng bài, xây dựng quy tắc, công thức tính toán. Phần luyện tập của học sinh những sai lầm thường mắc khi giải toán có nôi dung hình học - được nhắc nhở thực hiện trên phần đã học.
2. Vận dụng tốt, vận dụng sáng tạo không nên quá giám sát ép, cứng nhắnc phương pháp dạy học mới để học sinh được hoạt động thực hành nhiều trong việc học kiến thức mới cũng như trong quá trình luyện tập vận dụng quy tắc, công thức mới.
Thực hiện được những việc trên thì chắc chắn việc dạy toán có nội dung hình học cũng như việc rèn luyện cho học sinh tránh được những sai lầm kh giải toán có nội dung hình học sẽ đạt hiệu quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng học bộ môn toán ở bậc tiểu học.
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG
I. KẾT QUẢ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU 
1. Giúp đội ngũ giáo viên tiểu học dạy đạt kết quả cao hơn về toán có nội dung hình học, biết nhắc nhở học sinh tránh được những sai lầm dễ mắc phải khi giải toán có nội dung hình học.
2. Giáo viên (bản thân) tăng cường trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, học tập và vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy vai trò tối đa tính tích cực của học sinh bằng cách chú ý cho học sinh học theo nhóm, học cá nhân, trao đổi,bàn luận về hoạt động để chiếm lĩnh chi thức mới, hoạt động thực hành trên phiếu học tập.
3. Tạo cho học sinh có hứng thú học tập hơn vì vai trò của các em trong giờ học luôn được giáo viên đề cập đến. Từ đó nâng cao hơn chất lượng giảng dạy cũng như việc học của thầy và trò.
4. Học sinh được thực hành nhiều nên việc nắm được kiến thức cơ bản của bài dạy đạt cao hơn. Các em nắm vững bản chất của vấn đề nên các em nhớ lâu bền nhơn.
5. Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sóng như tính toán chu vi, diện tích, của một hình cụ thể nào đó.
II. TỔNG KẾT VẤN ĐỀ CÓ TÍNH LÝ LUẬN.
Để nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở tiểu học – tránh được những sai lầm của học sinh giáo viên cần:
1. Hiểu rỗi nhiệm vụ, mục đích dạy các yếu tố hình học.
2. Giáo viên cần nắm vững nội dung kiến thức, sự liên quan giữa các kiến thức trong từng tiết dạy, kiến thức bài toán trước làm nền cho thức sau, kiến thức lớp dưới làm nền tảng cho kiến thức lớp trên.
3. Giáo viên phải vận dụng tốt, vận dụng một cách sáng tạo phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình giảng dạy.
4. Trong giảng dạy giáo viên phải thể hiện đúng vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của mình để làm sao cho học sinh hoạt động, tìm tòi, phát hiện rồi chiếm lĩnh kiến thức mới.
5. Giáo viên cần chú ý đến quá trình luyện tập thực hành của học sinh. Chú trọng đến việc sử dụng đồ dùng, mô hình trực quan trong các giờ dạy.
III. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1. Dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học, người giáo viên cần phối hợp chặt chẽ quá trình hình thanh biểu tượng với việc rèn luyện kỹ năng và khai thác đúng mức các bước đi đó.
Việc hình thành các biểu tượng: Điểm, đoạn thẳng, hình vuông, hình chữ nhật chủ yếu là mô tả, chưa phải là định nghĩa khái niệm chính xác.
Học sinh phải dần dần nắm được các dấu hiệu bản chất và phân biệt được các đối tượng hình học dựa trên mô tả. Để đạt được mục đích đó học sinh không chỉ nghe giáo viên mô tả, không chỉ nhìn hình vẽ và mô tả hình hình học mà điều quan trọng là học sinh phải tự mình tham gia vào quá trình tạo ra các biểu tượng đó.
2. Dạy các yếu tố hình học ở tiểu học bằng cách tăng cường chức năng hoạt động trên mô hình hình học và thực hành tiết học.
- Thông qua các thao tác và nhờ kinh nghiệm tích luỹ mà học sinh có thể nhận thấy đặc điểm của các hình cũng như biểu tượng về chu vi, diện tích, thể tích của một hình.
- Dạy học các yếu tố hình học bằng cách bắt đầu tổ chức các hoạt động có tính thực nghiệm không chỉ phù hợp với quy luật, nhận thức của trẻ khi học hình học mà còn là cách rèn luyện các thao tác tư duy một cách tích cực nhất.
Khi học sinh thao tác theo sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên đặc biệt là hoạt động gấp giấy, và ghép hình và vẽ, mỗi học sinh đều phải phối hợp vừa quan sát hình vẽ, mô hình và so sánh đồng thời tổng hợp để tạo ra biểu tượng mới.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Sách toán lớp 1, 2, 3, 4, 6 của Bộ giáo dục đào tạo – 2002
- Giáo dục tiểu học Bộ giáo dục - đào tạo tháng 5/1995
- phương pháp dạy môn toán ở tiểu học – trường ĐHSP Hà Nội I – 1995
- 100 bài toán về chu vi và diện tích các hình ở lớp 4 của Nguyến Ánh, Nguyễn Hùng.
- Các loại tài liệu có liên quan ở trường và chương trình học lớp cao đẳng tiểu học
- Tập san giáo dục tiểu học
MỤC LỤC
Trang

File đính kèm:

  • docSKKN_GIAI_TOAN_HINH_HOC_TIEU_HOC.doc
Sáng Kiến Liên Quan