Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

- Theo mục tiêu của môn tiếng việt lớp 3 chương trình tiểu học mới được xác định như sau :

 * Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng việt ( Nghe – Nói – Đọc – Viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động cùng lứa tuổi.

 Thông qua việc dạy và học Tiếng việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.

* Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người về văn hóa , văn học của Việt Nam và nước ngoài.

* Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 Vậy từ những mục tiêu trên của môn Tiếng việt nói chung và phân môn “ Luyện từ và câu” nói riêng tôi thấy :

 Trong khi nói hoặc khi viết, nếu các em biết sử dụng hình ảnh so sánh sẽ gây được ấn tượng hơn, dễ nhớ hơn và bài văn sẽ hay hơn, sinh động hơn. Thế

 nhưng hiện nay ở lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung và ở trường tôi nói riêng, cụ thể hơn là các em học sinh lớp 3 bắt đầu được nhận biết và làm quen với “ Hình ảnh so sánh”. Vậy làm thế nào để học sinh tìm được những hình ảnh so sánh ? Đó là một điều mà mọi giáo viên cụ thể là giáo viên trực tiếp giảng dạy phân môn Luyện từ và câu cần phải quan tâm.

 Qua một năm đứng lớp tôi trực tiếp giảng dạy phân môn Luyện từ và câu, tôi thấy lớp tôi có rất nhiều em còn lúng túng, chưa biết tìm những “ Hình ảnh so sánh” trong những câu thơ, khổ thơ, bài thơ và trong những đoạn văn mà bài tập đã yêu cầu.

 

doc19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 11587 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u khi học sinh hiểu và nắm chắc được điều đó, tôi đã sử dụng phương pháp đàm thoại để giảng bài. Dùng các câu hỏi dẫn dắt, gợi mở và trọng tâm cần khắc sâu kiến thức. Tôi sắp xếp các câu hỏi theo một hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình giảng dạy, tôi chỉ là người nêu vấn đề và học sinh tự tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề đó. 
 Để học sinh nắm được kỹ năng làm tốt các bài tập tìm hình ảnh so sánh, tôi đã hướng dẫn học sinh cần phải nắm được các bước sau :
 Tìm các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau : 
Bế cháu ông thủ thỉ :
 Cháu khỏe hơn ông nhiều !
 Ông là buổi trời chiều 
 Cháu là ngày rạng sáng.
 Phạm Cúc
Ông trăng tròn sáng tỏ 
 Soi rõ sân nhà em
 Trăng khuya sáng hơn đèn 
 Ơi ông trăng sáng tỏ.
 Trần Đăng Khoa
Những ngôi sao thức ngoài kia 
 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
 Đêm nay con ngủ giấc tròn 
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
 Trần Quốc Minh
* Bước 1: Đọc kỹ đề, tìm hiểu đề. 
 Bước đầu tôi yêu cầu học sinh đọc kỹ đề, vừa đọc vừa suy nghĩ xem yêu cầu đầu bài cần phải làm gì ? 
Sau khi học sinh hiểu được yêu cầu của đầu bài rồi tôi đã yêu cầu học sinh tiến hành đến bước 2.
* Bước 2 : Tìm các sự vật được so sánh với nhau.
 Trong bước 2 này, tôi sẽ dùng phương pháp đàm thoại và gợi mở hướng dẫn học sinh làm mẫu phần (a) . Ví dụ giáo viên hỏi : Trong phần ( a) sự vật nào được so sánh với sự vật nào ? 
- Học sinh sẽ tìm được các sự vật được so sánh với nhau : ( Cháu – Ông ; Ông – Buổi trời chiều ; Cháu – Ngày rạng sáng ) 
 Tương tự như vậy các phần ( b) và phần (c) học sinh sẽ tự tìm được các sự vật được so sánh với nhau.
- Phần ( b) : trăng – đèn
- Phần ( c ) : những ngôi sao – mẹ đã thức vì chúng con, mẹ – ngọn gió.
Sau khi học sinh đã tìm đúng các sự vật được so sánh, tôi tiếp tục yêu cầu học sinh tìm từ so sánh.
* Bước 3 : Tìm từ so sánh.
- Trong các dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh thì học sinh phải biết : 
 Từ so sánh nó được đứng sau sự vật được so sánh và đứng trước sự vật so sánh. Nói tóm lại là từ so sánh đứng ở giữa hai vế :
 + Vế A nêu tên sự vật, sự việc được so sánh .
 + Vế B nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh .
 Sau khi học sinh đã hiểu cách tìm từ so sánh các em sẽ nhận biết rất nhanh về từ so sánh. Cụ thể các từ so sánh trong bài là :
 + Câu ( a) : hơn – là – là
 + Câu ( b) : hơn
 + Câu ( c) : chẳng bằng – là
 * Bước 4 : Tìm hình ảnh so sánh 
 Như vậy qua bước 2 và bước 3, giáo viên cần khắc sâu cho học sinh thấy rõ :
- Hình ảnh so sánh nó phải có sự vật được so sánh và sự vật dùng để so sánh . Đặc biệt là phải có cả từ so sánh được đứng giữa hai sự vật ấy. Từ đó học sinh sẽ hiểu và làm đúng được bài tập.
Bài làm : Các hình ảnh so sánh trong các khổ thơ trên là :
 a) Cháu khỏe hơn ông nhiều !
 Ông là buổi trời chiều 
 Cháu là ngày rạng sáng.
 b) Trăng khuya sáng hơn đèn
 c) Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Qua hai tháng thực hiện biện pháp 2 và một số biện pháp khác kèm theo để bổ trợ cho biện pháp 2. Tôi thấy chất lượng học tập của học sinh có tính khả quan rõ rệt qua đợt khảo sát học kỳ I như sau : 
Tổng số
Học sinh
Hoàn thành
 Chưa hoàn thành
 SL	 %
 SL	 %
 26
 24 92
 2 8
 Sau khi thực hiện biện pháp “ Dạy kỹ năng làm tốt những bài tập dạng tìm các hình ảnh so sánh ” . Tôi thấy có ưu điểm là giúp học sinh đã đi đúng hướng với yêu cầu của đề bài, làm được bài một cách tốt hơn.
Mặc dù biện pháp này vô cùng quan trọng , nó cung cấp cho học sinh bốn bước tiến hành khi làm bài tập : “ Tìm các hình ảnh so sánh ” một cách dễ dàng hơn và đúng hơn. Tuy nhiên biện pháp này vẫn chưa giúp các em tiếp thu bài một cách linh hoạt và sáng tạo, chưa thu hút được nhiều hứng thú khi tìm các hình ảnh so sánh.
 Chính vì vậy mà tôi tìm tòi và chắt lọc hài hòa các phương pháp dạy học sao cho đạt kết quả cao trong việc dạy và học. Tôi thấy “ Phương pháp gợi mở, phát huy trí lực của học sinh đã đáp ứng được điều đó ”.
 c. Biện pháp 3: Phương pháp gợi mở phát huy trí lực của học sinh.
 Đối với phương pháp này thì người giáo viên phải kích thích vào trí tuệ của học sinh, giúp học sinh có tính tư duy từ khái quát đến trìu tượng. Muốn vậy người giáo viên cần phải xây dựng một hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp.
Luôn luôn quan tâm đến trình độ phát triển chung của học sinh, đồng thời phải quan tâm đến trình độ tiếp thu bài của từng học sinh. Từ đó giúp học sinh hoàn thành tiếp tục phát triển tư duy cao hơn , đồng thời giúp học sinh chưa hoàn thành đạt được trình độ chung của giáo dục.
 Để phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh và phát huy khả năng sẵn có của các em, khi dạy các loại bài tập cho các em, nhất là các bài tập “ Tìm những hình ảnh so sánh ” nâng cao, tôi thường dùng các hệ thống câu hỏi gợi mở đi từ dễ đến khó, đi từ đơn giản đến phức tạp để các em có tư duy độc lập, sáng tạo trong học tập. Từ đó các em sẽ tìm ra phương pháp để giải quyết vấn đề
 Ví dụ ; ( Sách Tiếng việt nâng cao lớp 3 trang 82)
 Tìm các hình ảnh so sánh trong những đoạn thơ dưới đây:
Khi vào mùa nóng 
 Tán lá xòe ra 
 Như cái ô to
 Đang làm bóng mát.
 Bóng bàng tròn lắm 
 Tròn như cái nong 
 Em ngồi vào trong 
 Mát ơi là mát 
 Xuân Quỳnh
Rạng sáng
 Mặt trời ngoài biển khơi
 Như quả bóng đỏ trên bàn bi-a
 Chiều về 
 Mặt trời lẫn vào đám mây 
 Như quả bóng vàng trên sân cỏ.
 Bùi Việt Mỹ 
 Muốn làm được bài tập này, yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài xem đề bài yêu cầu tìm cái gì và cần giải quyết vấn đề gì ?
 Sau khi học sinh đã hiểu được yêu cầu của đề bài thì tiếp tục đi tìm :
 + Tìm các sự vật được so sánh với nhau.
 + Tìm từ so sánh 
 + Tìm hình ảnh so sánh 
 Từ những câu hỏi gợi mở đó học sinh sẽ tư duy và tìm ra vấn đề cần giải quyết mà đề bài đã yêu cầu.
 Bài làm : 
- Tán lá xòe ra như cái ô.
 - Bóng bàn tròn như cái nong.
b) - Mặt trời ngoài biển như quả bóng đỏ bàn bi-a
 - Mặt trời lẫn vào đám mây như quả bóng vàng trên sân cỏ.
 Từ bài tập trên để khắc sâu kiến thức cho các em, giúp các em nhận biết nhanh về hình ảnh so sánh ở những khổ thơ, bài thơ hay những đoạn văn, bài văn, tôi đã hướng dẫn các em cách tìm những hình ảnh so sánh như sau :
 Trước hết phải nắm được các từ so sánh đó là : ( như, là, như là, tựa, tựa như, giống như, giống, giống hệt, chẳng bằng, hơn, kém, . )
 Sau khi nắm được các từ so sánh ta đi tìm những câu thơ, những câu văn có từ so sánh. 
 Sau đó lại tiếp tục đi tìm các sự vật được so sánh đứng trước từ so sánh và các sự vật dùng để so sánh đứng sau từ so sánh trong các câu thơ, câu văn ấy.
 Khi đã tìm được các sự vật được so sánh và các sự vật dùng để so sánh thì ta ghép lại như sau : ( sự vật được so sánh + từ so sánh + sự vật dùng để so sánh) . Từ đó sẽ ra hình ảnh so sánh.
 Ví dụ : Tìm hình ảnh so sánh sau : 
 Tán lá bàng xòe ra như cái ô
 Ta thấy : Sự vật được so sánh từ so sánh sự vật dùng để so sánh 
 Sau hai tháng thực hiện biện pháp 3, tôi đã thấy kết quả học tập của các em đúng như điều mà tôi hằng mong đợi. Dưới đây là chất lượng học tập của các em qua đợt kiểm tra học kỳ I như sau : 
 Tổng số
Học sinh
Hoàn thành
 Chưa hoàn thành
 SL	 %
 SL	 %
 26
 25 96
 1 4
 Qua thời gian thực hiện biện pháp 3 và một số biện pháp khác kèm theo tôi thấy chất lượng học môn Luyện từ và câu được nâng lên rõ rệt. Như vậy biện pháp “ Gợi mở phát huy trí lực của học sinh ” đã giúp tôi phát huy được năng lực thực sự của học sinh và giúp học sinh nắm chắc được kiến thức trọng tâm, áp dụng vào làm bài tập “ Tìm những hình ảnh so sánh ” một cách nhanh nhạy và đúng.
 Cùng với các biện pháp trên, tôi thấy rằng : Để lôi cuốn sự hứng thú học tập của các em và sự say mê vào học môn Luyện từ và câu, đồng thời tránh được sự căng thẳng và mệt mỏi của tiết học thì việc học mà chơi, chơi mà học đã giúp các em rất nhiều vào việc lĩnh hội các tri thức. Vậy cần phải thực hiện biện pháp này như thế nào để đạt được hiệu quả cao ? Tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và sáng tạo ra các trò chơi để thực hiện biện pháp “ Vui mà học ”.
 d. Biện pháp 4: Vui mà học “ Trò chơi : phóng viên, sắm vai, tiếp sức, trắc nghiệm đúng sai, hái hoa dân chủ, chiếc hộp may mắn ”.
 Do đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học còn hiếu động. Là một người giáo viên tiểu học trực tiếp đứng trên bục giảng, tôi phải luôn luôn phát động các phong trào học bằng các hoạt động “ Vui mà học ”. Qua các hoạt động vui chơi này sẽ kích thích sự say mê học tập của các em. Các em sẽ thích khám phá những cái mới lạ và tích cực hoạt động để tự chiếm lĩnh kiến thức. Cho nên việc vừa học vừa chơi giúp học sinh tiếp thu bài một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy mà cách tổ chức dạy học cũng phải thay đổi, không chỉ còn là một hình thực dạy học cả lớp nữa mà có hình thức dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, học cả lớp.
 Do đó, để một tiết học đạt được một cách “ Nhẹ nhàng, thoải mái, hiệu quả ’’ và khắc sâu được kiến thức trọng tâm giúp các em nhớ lâu các kiến thức đã học, tôi thường xuyên lồng ghép các trò chơi vào trong các bài học .
 Ví dụ : ( Bài tập 1 trang 24 – SGK Tiếng việt 3/1)
 Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây :
 Mắt hiền sáng tựa vì sao
 Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.
 Thanh Hải
 b) Em yêu nhà em
 Hàng xoan trước ngõ
 Hoa xao xuyến nở 
 Như mây từng chùm 
 Tô Hà 
c) Mùa đông 
 Trời là cái tủ ướp lạnh 
 Mùa hè
 Trời là cái bếp lò nung.
 Lò Ngân Sủn 
 d) Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
 Đất nước ngàn năm
 Với bài này tôi tổ chức cho học sinh thi làm bài tiếp sức. Tôi lấy 2 nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh. Trên bảng dán hai tờ giấy khổ to, mỗi nhóm đều ghi các hình ảnh so sánh vào băng giấy của nhóm mình. Nếu nhóm nào xong trước và đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
Sau khi nghiên cứu và áp dụng các biện pháp “ Vui mà học ” tôi thấy tiết học sinh động và sôi nổi hẳn lên. Học sinh hiểu bài ngay tại lớp, khắc sâu được kiến thức đồng thời động viên, khích lệ được các em cố gắng học tập. ĐỂ tiết học nào cũng sôi nổi, sinh động và có hiệu quả như vậy thì đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn các trò chơi, cách tổ chức trò chơi áp dụng phù hợp vào mỗi tiết học sao cho hợp lý.
 Thông qua việc học theo nhóm, thông qua các trò chơi đã giúp học sinh có tính đoàn kết, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng có trách nhiệm, học tập lẫn nhau. Đồng thời khắc phục được những tính xấu như ích kỷ, tính chơi trội, tính giả dối.
 Tuy vậy, biện pháp vui mà học còn có nhược điểm đó là mất nhiều thời gian trong khi dạy, lớp học dễ ồn ào, mất trật tự. Nhưng ngoài các nhược điểm nói trên biện pháp này lại có ưu điểm giúp học sinh bộc lộ mình qua trò chơi. Từ đó giáo viên nắm chắc được đặc điểm, sở thích của học sinh để có những biện pháp dạy phù hợp, giúp học sinh học tập tốt hơn và hoàn thiện tôt nhân cách người học sinh tiểu học.
 Qua áp dụng và thực hiện bốn biện pháp trên vào dạy môn Luyện từ và câu làm tốt những bài tập dạng “ Tìm các hình ảnh so sánh ”. Tôi thấy mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và khuyết điểm nhất định. Nhưng ưu điểm là chiếm ưu thế hơn cả. Việc kết hợp linh hoạt, hài hòa các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại sẽ đạt được hiệu quả cao nhất. Vì vậy người giáo viên phải có tính sáng tạo và biết chắt lọc những tinh hoa của các phương pháp dạy học truyền thống lẫn các phương pháp dạy học hiện đại trong việc dạy và học.
 IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG.
 Nhờ các biện pháp trên đã được thực hiện nên chất lượng học tập của học sinh ở tất cả các môn học đều được nâng lên rõ rệt. Tôi thấy các em đã nắm chắc và khắc sâu được cho mình cách tìm các hình ảnh so sánh một cách nhanh, nhạy và đúng. Giúp các em có kỹ năng, kỹ xảo khi làm các bài tập về “ Tìm các hình ảnh so sánh ”. Thông qua phân môn Luyện từ và câu còn giúp các em làm tốt các bài văn, có tinh thần tương trợ, phấn đấu thành những con ngoan, trò giỏi.
 Kết quả đạt được như sau: 
 + 26 em biết làm các bài tập tìm hình ảnh so sánh đạt 100%
 + 26 em tiếp thu bài nhanh, yêu thích say mê học phân môn Luyên từ và câu đạt 100%.
 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
 1. Giáo viên phải nắm được từng đối tượng học sinh, phải hiểu rõ được khả năng nhận thức của từng em, để từ đó áp dụng các biện pháp phù hợp đối với các em.
 2. Rèn luyện cho học sinh luôn luôn đọc kỹ yêu cầu của đầu bài, có kỹ năng, kỹ xảo khi làm từng dạng của bài tập. Cho học sinh nắm chắc các bước tìm những hình ảnh so sánh từ đó học sinh sẽ nhận biết rất nhanh về hình ảnh so sánh.
 3. Giáo viên phải có tính sáng tạo, phải linh hoạt kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học sao cho phù hợp.
 4. giáo viên phải luôn luôn tìm tòi và học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xứng đáng là một người giáo viên mẫu mực để học sinh noi theo.
 5. Tăng cường bồi dưỡng các dạng bài tập cho học sinh, luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên là người đưa ra vấn đề và học sinh phải tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề đó.
 VI. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 Trong quá trình áp dụng các biện pháp của đề tài tôi thấy để đạt được kết quả dạy và học có hiệu quả cao cần :
Các cấp giáo dục cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên đề về các môn học nhất là phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3. Vì môn học này rất trừu tượng, các em còn nhỏ đã phải làm quen với biện pháp tu từ .
Nhà trường cần tăng cường, tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Các cấp lãnh đạo cần quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện về cơ sở vật chất lẫn tinh thần, động viên khích lệ kịp thời để thúc đẩy chất lượng giáo dục tăng lên .
Luôn luôn phối hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh trở thành những con người toàn diện.
 Trên đây là những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Luyện từ và câu ở lớp 3, cụ thể là dạng bài tập “ Tìm hình ảnh so sánh ” . Qua thực tế áp dụng tôi đã 
 Thấy rõ rệt hiệu quả của đề tài. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong hội đồng xét duyệt, các cấp lãnh đạo bổ sung những thiếu sót cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn, để giúp tôi có điều kiện áp dụng kinh nghiệm này vào những năm học tới đạt kết quả cao hơn.
 Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn !
 Hà Nội ; Tháng 4 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết không sao chép nội dung của người khác.
 Tác giả
 Nguyễn Thị Thúy
 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Sách giáo khoa tiếng việt lớp 2 – Nhà xuất bản Giáo dục
 2. Sách giáo viên tiếng việt lớp 2 – Nhà xuất bản Giáo dục
 3. Sách giáo khoa tiếng việt lớp 3 – Nhà xuất bản Giáo dục
 4. Sách giáo viên tiếng việt lớp 3 – Nhà xuất bản Giáo dục
 5. Thiết kế bài giảng Tiếng việt lớp 3 - Nhà xuất bản Giáo dục
 6. Sách Tiếng việt nâng cao lớp 3 - Nhà xuất bản Giáo dục
 7. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểu học – lớp 3 – nhà xuất bản Giáo dục .
 8. Phương pháp dạy học Tiếng việt tiểu học.
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ,XẾP LOẠI CỦA
 HỘI ĐỘNG KHOA HỌC CƠ SỞ 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
 ( Ký tên, đóng dấu)
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ,XẾP LOẠI CỦA
 HỘI ĐỘNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
 ( Ký tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan