Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp chỉ đạo áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 1,2,3; môn Khoa học Lớp 4,5 nhằm nâng cao chất lượng các môn học và Hoạt động giáo dục

Nghị quyết Hội nghị Trung Ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.”

Chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều thành tố trong hệ thống Giáo dục bao gồm: mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp dạy học, môi trường giáo dục. Trong đó, phương pháp dạy học là thành tố trung tâm. Để quá trình dạy học đạt hiệu quả thì người giáo viên phải am hiểu sâu sắc nội dung dạy học, làm chủ kiến thức, biết chế biến nó theo ý đồ sư phạm, biết thiết kế các hoạt động học để học sinh tham gia chiếm lĩnh kiến thức và học sinh phải tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập.

Như chúng ta đã biết, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Việc tìm kiếm và vận dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học các môn học ở Tiểu học nói chung và môn Tự nhiên và Xã hội; môn Khoa học nói riêng là vấn đề quan trọng nhằm hình thành cho học sinh phương pháp học tập độc lập, sáng tạo, qua đó nâng cao chất lượng dạy học. Một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm, đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đổi mới và vận dụng tốt vào quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ; môn Khoa học ở Tiểu học hiện nay đó là phương pháp Bàn tay nặn bột. Trong những năm gần đây phương pháp Bàn tay nặn bột bước đầu được đưa vào thử nghiệm trong dạy học Tự nhiên và Xã hội ; môn Khoa học ở một số trường Tiểu học tại Việt Nam. Việc nghiên cứu áp dụng phương pháp này vào dạy học sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường là vấn đề hết sức cần thiết góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Có như vậy mới hình thành cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn, giúp học sinh thực sự trở thành “chủ thể” tìm kiếm tri thức.

 

docx21 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp chỉ đạo áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 1,2,3; môn Khoa học Lớp 4,5 nhằm nâng cao chất lượng các môn học và Hoạt động giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạm vi một lớp cũng như cả cấp học và cần chú ý đến một điểm rất quan trọng của Phương pháp Bàn tay nặn bột phải tự đề xuất được các phương án thí nghiệm và tự lực tiến hành các thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu.
Theo đề án " Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột ở trường phổ thông giai đoạn mới" và căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, tôi đã đưa ra những bài học áp dụng được phương pháp Bàn tay nặn bột vào giảng dạy; đồng thời qua nghiên sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội (Lớp 1,2,3); môn Khoa học(Lớp 4,5), tôi đưa ra những bài học áp dụng được phương pháp Bàn tay nặn bột vào giảng dạy để giáo viên tham khảo và lựa chọn đó là:
LỚP 1: (10 BÀI)
Số thứ tự
Bài
Tên bài
1
Bài 22
Cây rau 
2
Bài 23
Cây hoa
3
Bài 24
Cây gỗ
4
Bài 25
Con cá
5
Bài 26
Con gà
6
Bài 27
Con mèo
7
Bài 28
Con muỗi
8
Bài 31
Thực hành : Quan sát bầu trời
9
Bài 32
Gió
10
Bài 34
Thời tiết
LỚP 2: (13 BÀI):
Số thứ tự
Bài
Tên bài
1
Bài 1 
Cơ quan vận động
2
Bài 2 
Bộ xương
3
Bài 3 
Hệ cơ
4
Bài 5 
Cơ quan tiêu hoá
5
Bài 6 
Tiêu hoá thức ăn
6
Bài 24 
Cây sống ở đâu
7
Bài 25 
Một số loài cây sống trên cạn
8
Bài 26 
Một số loài cây sống dưới nước
9
Bài 27 
Loài vật sống ở đâu?
10
Bài 28 
Loài vật sống trên cạn
11
Bài 29 
Loài cây sống dưới nước
12
Bài 32
Mặt trời và phương hướng
13
Bài 33
Mặt trời và vì sao
LỚP 3: (11 BÀI)
Số thứ tự
Bài
Tên bài
1
Bài 1 
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
2
Bài 6 
Máu và cơ quan tuần hoàn
3
Bài 7 
Hoạt động tuần hoàn
4
Bài 10 
Hoạt động bài tiết nước tiểu
5
Bài 12 
Cơ quan thần kinh
6
Bài 13&14 
Hoạt động thần kinh
7
Bài 40 
Thực vật
8
Bài 41&42 
Thân cây
9
Bài 43&44 
Rễ cây
10
Bài 45 
Lá cây
11
Bài 46 
Khả năng kì diệu của lá
LỚP 4: ( 25 BÀI)
Số thứ tự
Bài
Tên bài
1
Bài 2&3
Trao đổi chất ở người
2
Bài 20
Nước có những tính chất gì
3
Bài 21
Ba thể của nước
4
Bài 22
Mây được hình thành như thế nào?
Mưa từ đâu ra?
5
Bài 23
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
6
Bài 27
Một số cách làm sạch nước
7
Bài 30
Làm thế nào để biết có không khí
8
Bài 31
Không khí có những tính chất gì?
9
Bài 32
Không khí gồm những thành phần nào?
10
Bài 35
Không khí cần cho sự cháy
11
Bài 36
Không khí cần cho sự sống
12
Bài 37
Tại sao có gió?
13
Bài 41
Âm thanh
14
Bài 42
Sự lan truyền âm thanh
15
Bài 45
Ánh sáng
16
Bài 46
Bóng tối
17
Bài 47
Ánh sáng cần cho sự sống
18
Bài 50&51
Nóng, lạnh và nhiệt độ
19
Bài 52
Vật dẫn nhiệt và cách nhiệt
20
Bài 55&56
Ôn vật chất và năng lượng
21
Bài 57
Thực vật cần gì để sống?
22
Bài 60
Nhu cầu không khí của thực vật
23
Bài 61
Trao đổi chất ở thực vật
24
Bài 62
Động vật cần gì để sống
25
Bài 64
Trao đổi chất ở động vật
LỚP 5: ( 10 BÀI)
Số thứ tự
Bài
Tên bài
1
Bài 29:
Thuỷ tinh
2
Bài 30:
Cao su
3
Bài 31:
Chất dẻo
4
Bài 35:
Sự chuyển thể của chất
5
Bài 36:
Hỗn hợp
6
Bài 38&39:
Sự biến đổi hoá học
7
Bài 46&47:
Lắp mạch điện đơn giản
8
Bài 51:
Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
9
Bài 53:
Cây mọc lên từ hạt
10
Bài 54:
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
2.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo áp dụng vào giảng dạy trên lớp.
Chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp là khâu nối tiếp để triển khai thực hiện việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy học. Phần lớn Cán bộ quản lí chỉ đạo việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy học không theo kế hoạch liên tục, không duy trì trong suốt năm học mà thường tập trung vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm hoặc thông qua các buổi thao giảng. Vì thế đã vô tình để giáo viên rất dễ quay trở lại áp dụng phương pháp dạy học truyền thống mà nó đã trở thành cố hữu.
Để thành công trong việc triển khai áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội; môn Khoa học, người Cán bộ quản lí cần chú trọng những công việc sau đây:
2.2.5.1. Xây dựng kế hoạch dạy học:
 Tổ chức cho giáo viên chủ động lựa chọn nội dung bài học trong môn Tự nhiên và Xã hội; môn Khoa học áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột theo các văn bản đã chỉ đạo.
Tùy theo khả năng và điều kiện của từng đối tượng, không nhất thiết yêu cầu tất cả giáo viên phải dạy tất cả các bài theo phương pháp Bàn tay nặn bột. Mỗi giáo viên có thể lựa chọn một bài hoặc một bài hoặc một số chủ đề (bài học) để dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột trong năm học. Đối với giáo viên có năng lực có thể huy động họ tham gia dạy nhiều bài hơn những đối tượng giáo viên dạy còn non có thể dạy số lượng ít hơn. Từ đó từng bước mở rộng dần số lượng bài dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột từ năm nay đến năm sau cho phù hợp với năng lực và khả năng của họ.
2.2.5.2. Tổ chức hoạt động dạy học:
 Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được Ban Giám hiệu phê duyệt, giáo viên tiến hành thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho các bài học. Mỗi chủ đề, mỗi bài học có thể được thực hiện ở một hay nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp Bàn tay nặn bột. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện trong hoặc ngoài giờ lên lớp.
Cần có biện pháp khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột về thời gian chuẩn bị bài dạy. Trong những tiết dạy đầu mới thực hiện chưa đánh giá xếp loại giờ dạy nếu giáo viên không có nguyện vọng được xếp loại.
 Trong quá trình áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội; môn Khoa học, giáo viên có thể chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp, cập nhật thông tin tài liệu dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột trên Website: bantaynanbot.edu.vn
2.2.6. Biện pháp 6: Chỉ đạo sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học trong dạy học phương pháp Bàn tay nặn bột .
Trong phương pháp “Bàn tay nặn bột”, đồ dùng dạy học được sử dụng bao gồm các thiết bị dạy học truyền thống như: bảng đen, bảng trắng, mô hình, vật thật, tranh ảnh, bản đồ, dụng cụ thí nghiệm và các thiết bị hiện đại như máy tính, các loại máy chiếu, các loại băng đĩa, phim khoa họcCần sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để tạo được hiệu quả cao nhất.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong phương pháp “Bàn tay nặn bột” có những yêu cầu bắt buộc, khác xa so với các phương pháp dạy học khác. Với các phương pháp dạy học thông thường, việc sử dụng tranh ảnh, mô hình, vật thật nhiều khi chỉ mang tính minh hoạ, kiểm chứng cho kiến thức giáo viên đưa ra. Trong phương pháp Bàn tay nặn bột, giáo viên chỉ đưa ra cho học sinh tìm hiểu tranh vẽ khoa học, mô hình, vật thật khi học sinh đã đề xuất được các phương án thí nghiệm nghiên cứu. Trước đó, các thiết bị dạy học phải được cất dấu nhằm yêu cầu học sinh phải  tự suy nghĩ, đề xuất phương án thí nghiệm nghiên cứu. Khi khai thác thiết bị dạy học, đòi hỏi giáo viên không để lộ ra nội dung kiến thức của bài học cũng như các thí nghiệm ở các bước tiếp theo.
Trong phương pháp Bàn tay nặn bột, hoạt động quan sát và thí nghiệm của học sinh đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của ý đồ sư phạm của giáo viên. Từ bước đầu tiên khi giáo viên đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề, học sinh đã phải liên tưởng được đến những hiểu biết ban đầu của mình về các sự vật, hiện tượng thông qua sự quan sát trong cuộc sống hàng ngày
Đồ dùng dạy học có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học đặc biệt nó hỗ trợ tích cực để áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột. Để phát triển được nguồn đồ dùng dạy học, cần quan tâm đến những vấn đề sau: 
 Tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương quán triệt tới nhân dân, phụ huynh các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục & Đào tạo về chủ trường xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh hỗ trợ nguồn lực cho nhà trường để xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và để áp dụng có hiệu quả phương pháp bàn tay nặn bột.
 Phát động và duy trì phong trào thi đua tự làm đồ dùng dạy học trong giáo viên, phong trào sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập trong học. Khuyến khích giáo viên linh hoạt ứng dụng những đồ dùng đơn giản nhất, hiện có; tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học từ những vật liệu sẵn có. Nhà trường cần hỗ trợ giáo viên một phần kinh phí làm đồ dùng dạy học.
2.2.7. Biện pháp 7: Tạo động lực để giáo viên tích cực áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học.
Trong chức năng chỉ đạo nói chung, người Cán bộ quản lí phải luôn tìm cách làm thế nào để mọi người làm việc tích cực, hoàn thành tốt công việc được giao nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Trong chỉ đạo áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học cũng vậy, người Cán bộ quản lí phải tìm cách để thúc đẩy mọi giáo viên tích cực sử dụng phương pháp này, nói một cách khác, đó là việc tạo động lực để giáo viên tích cực áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy học. 	 	
Có thể lâu nay chúng ta đã mắc một sai lầm là làm cho người giáo viên cảm thấy việc đổi mới phương pháp dạy học là một công việc cưỡng bức là một việc “từ trên dội xuống”, do đó họ “ dị ứng” với công việc này. Bây giờ chúng ta cần phải làm thay đổi cái cảm nhận đó bằng cách làm cho người giáo viên thấy việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” nói riêng là một công việc đầy hứng thú, đầy sáng tạo, đầy thách thức.
 	Muốn vậy ta nên tìm cách tạo ra một bầu không khí thi đua sáng tạo trong phương pháp dạy học. Ta nên dựa vào những giáo viên say mê khoa học, nhất là lực lượng giáo viên trẻ, vì tuổi trẻ luôn ham thích cái mới, ham thích sáng tạo, luôn mong muốn chiến thắng các thách thức, có nhiều hoài bão rồi khuyến khích họ tìm tòi, sáng tạo trong phương pháp dạy học.
 	Cần phải có hình thức động viên, khen thưởng các giáo viên tích cực áp dụng phương pháp“Bàn tay nặn bột” và áp dụng đạt kết quả tốt. Cần khen thưởng công bằng, khách quan tránh “ bình quân chủ nghĩa” trong việc khen thưởng. Nếu chỉ vì sợ mất lòng, vì sự khó xử nào đó mà ai cũng được khen cả thì những người cố gắng sẽ dần dần không cần cố gắng nữa.
Cần tạo được sự tiến bộ ở mỗi giáo viên trong việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Trước hết là làm cho người giáo viên tìm thấy lợi ích riêng trong lợi ích chung. Nếu người giáo viên thấy rằng trong khi mình áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột thì chuyên môn của mình được nâng cao hơn, kĩ năng sư phạm của mình trở nên vững vàng hơn thì họ sẽ tích cực hơn. Nói chung ai cũng muốn mình ngày càng phát triển hơn, giỏi giang hơn, vì vậy họ muốn mình ngày càng tiến bộ hơn ngay trong chính công việc mình đang làm.
2.3. Kết quả:
Từ kết quả đánh giá thực trạng, tôi đã đề xuất các biện pháp chỉ đạo việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội; môn Khoa học ở trường Tiểu học. Tôi đã áp dụng những biện pháp nêu để chỉ đạo chuyên môn trong năm học 2018 - 2019 tại trường tôi công tác kết quả thu được như sau: 
Bảng kết quả điều tra về mức độ hiểu biết và kỹ năng vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột của giáo viên trường Tiểu học tôi công tác( thời điểm tháng 5 năm 2019): 
ơ
Số lượng giáo viên
tham gia khảo sát
Mức độ hiểu biết
về phương pháp Bàn tay nặn bột
Kĩ năng vận dụng
phương pháp Bàn tay nặn bột
ơ
Không hiểu
ơ
Hiểu
Hiểu rõ
Chưa biết vận dụng
Biết vận dụng
Vận dụng thành thạo
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
27
0
0
2
7,4
25
92,6
0
0
1
3,7
26
96,2
Bảng kết quả điều tra về năng lực của học sinh trường Tiểu học tôi công tác ( thời điểm tháng 4 năm 2019): 
Lớp
Số lượng học sinh
tham gia khảo sát
Kĩ năng
làm thí nghiệm
Kĩ năng
diễn đạt
Rất thành thạo
Thành thạo
Chưa đạt
Rất thành thạo
Thành thạo
Chưa đạt
SL
TL
SL
TL
SL
[
TL
SL
TL
SL
TL
ơ
SL
ơ
TL
3
70
40
57,1
29
41,4
1
1,5
42
60
26
37,1
2
2,9
4
94
50
53,2
42
44,7
2
20,1
49
52,1
43
45,7
2
20,7 
5
97
53
54,6
43
44,3
1
0,1
52
53,5
43
44,3
2
0,2
Để kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các biện pháp chỉ đạo việc áp dụng phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học tại trường tôi công tác. Tôi đã dùng phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên với tổng số phiếu là 27. Kết quả thu được như sau:
Thứ tự
Các biệp pháp
Số lượng
Rất cần
Cần
Ít cần
Không cần
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức và lòng yêu nghề cho đội ngũ giáo viên.
27
27
100
0
0
0
0
0
0
2
Nâng cao chất lượng đội ngũ về chuyên môn nghiệp vụ:
27
27
100
0
0
0
0
0
0
3
Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn để có hiệu quả thiết thực.
27
27
100
0
0
0
0
0
0
4
Đẩy mạnh công tác nâng chuẩn và tự bồi dưỡng của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
27
27
100
0
0
0
0
0
0
5
Xây dựng đội ngũ tổ trưởng, nhóm trưởng và giáo viên cốt cán.
27
27
100
0
0
0
0
0
0
6
Đẩy mạnh công tác viết Sáng kiến kinh nghiệm
27
25
92,6
2
7,4
0
0
0
0
7
Tăng cường kiểm tra đánh giá về chuyên môn nghiệp vụ.
27
27
100
0
0
0
0
0
0
8
Đổi mới công tác thi đua - khen thưởng.
27
27
100
0
0
0
0
0
0
* Kết quả cuối năm về môn Tự nhiên và Xã hội(Lớp 1,2,3); môn Khoa học(Lớp 4,5 )là:
Môn học
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Tự nhiên và Xã hội
260
171
65.8
89
34.2
0
0.0
Khoa học
145
118
81.4
27
18.6
0
0.0
* Kết quả các môn học khác:
Môn học
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Tiếng Việt (lớp 1 đến 5)
451
284
63.0
162
35.9
5
1.1
Riêng Tiếng Việt 1- CNGD
105
66
62.9
36
34.29
3
2.86
Toán
451
299
66.3
151
33.5
1
0.2
Đạo đức
451
359
79.6
92
20.4
0
0.0
Tự nhiên và Xã hội
260
171
65.8
89
34.2
0
0.0
Khoa học
145
118
81.4
27
18.6
0
0.0
Lịch sử và Địa lí
191
128
67.0
63
33.0
0
0.0
Âm nhạc
451
253
56.1
198
43.9
0
0.0
Mĩ thuật
451
245
54.3
206
45.7
0
0.0
Thủ công (Kĩ thuật)
451
280
62.1
171
37.9
0
0.0
Thể dục
451
275
61.0
176
39.0
0
0.0
Tiếng Anh (Lớp 1-5)
451
182
40.4
267
59.2
2
0.4
Tiếng Anh riêng (Lớp 1-2)
190
73
38.42
115
60.53
2
1.05
Tin học
251
128
51.0
123
49.0
0
0.0
* Kết quả đánh giá biểu hiện Năng lực, Phẩm chất:
Năng lực
Tổng số học sinh
Đạt tốt
Đạt
Cần cố gắng
Tự phục vụ, tự quản
451
398
88.2
53
11.8
0
0.0
Hợp tác
451
393
87.1
58
12.9
0
0.0
Tự học và GQVĐ
451
386
85.6
65
14.4
0
0.0
Phẩm chất
Chăm học, chăm làm
451
387
85.8
64
14.2
0
0.0
Tự tin, trách nhiệm
451
416
92.2
35
7.8
0
0.0
Trung thực, kỉ luật
451
439
97.3
12
2.7
0
0.0
Đoàn kết, yêu thương
451
445
98.7
6
1.3
0
0.0
Qua kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy:
Về giáo viên, 100% đều khẳng định mức độ cần thiết của các biện pháp đẫ đưa ra. Nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này thì việc chỉ đạo áp dụng phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học sẽ thành công. 
Về học sinh, việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội; môn Khoa học kết quả đánh giá cuối năm cho thấy chất lượng các môn học và Hoạt động giáo dục của các em được nâng cao rõ rệt. Các biểu hiện về Phẩm chất và Năng lực đạt được ở mức Đạt và mức Tốt. Các môn học khác Hoàn thành và Hoàn thành Tốt ở tỉ lệ cao (gần 100%).
3. PHẦN KẾT LUẬN 
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cốt lõi là vấn đề cấp thiết, trong đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng IX, Nghị quyết 40/2000/ Quốc hội. Đổi mới phương pháp dạy học giữ vai trò đặc biệt quan trọng tạo chất lượng mới cho nguồn nhân lực vì vậy cần được quán triệt thể hiện trong tất cả các nội dung, các khâu của quá trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Công tác quản lý giáo dục phải đổi mới để theo kịp các yêu cầu các nhiệm vụ mới. Một vấn đề rất quan trọng thể hiện vai trò của công tác quản lý là chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông cùng với đổi mới nội dung giáo dục, sách giáo khoa, đổi mới cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học.
Đề tài đã phác hoạ được bức tranh về thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt đề tài đã đề xuất những biện pháp áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột đối với môn Tự nhiên và Xã hội; môn Khoa học. Đây là nhiệm vụ mà mỗi trường học trên địa bàn huyện nhà cần áp dụng vào giảng dạy trong năm học này. Là cơ sở, là tiền đề cho các năm học tiếp theo. Đề tài đã chỉ ra một số hạn chế có ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới phương pháp Bàn tay nặn bột. Trong đó, vai trò của đội ngũ Cán bộ quản lý và giáo viên là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. 
Đặc điểm dạy học ở trường tểu học với nội dung dạy học vừa đa dạng vừa phân hoá và gắn kết với tính đặc thù của các môn học. Tất cả những vấn đề này nằm trong lĩnh vực sáng tạo của người giáo viên, mọi sự áp đặt sẽ không mang lại kết quả. Tuy nhiên việc tạo ra điều kiện, tạo ra môi trường cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học là rất cần thiết. Người Cán bộ quản lý phải đặc biệt quan tâm. Chức năng chỉ đạo rất quan trọng nên trong khi chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, người quản lý cần phải ứng phó kịp thời với các tình huống thực tế ra quyết định đúng đắn, động viên giáo viên thực hiện tốt yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm và điều kiện của nhà trường. Đổi mới phương pháp dạy học là cả chặng đường dài với nhiều khó khăn thách thức, đòi hỏi không thể nóng vội, cực đoan nhưng lại là công việc cấp thiết phải làm. Dẫu thực tế còn nhiều khó khăn, các nhà trường, các Cán bộ quản lý trường Tiểu học cần nhận thức đầy đủ đúng đắn ý nghĩa to lớn của đổi mới phương pháp dạy học nêu cao tinh thần trách nhiệm để chỉ đạo thắng việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy học ở trường Tiểu học.
 Việc chỉ đạo áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học ở trường Tiểu học, cần được thực hiện một cách có hệ thống, có khoa học theo một qui trình chặt chẽ. 
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
3.2.1. Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo:
Triển khai các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ cốt cán, đội ngũ Cán bộ quản lý nhằm không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đáp ứng với yêu cầu mới hiện nay.
 Tổ chức có chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm, liên trường nhằm giao lưu, học hỏi đúc rút kinh nghiệm.
 Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột.
 3.2.2. Đối với nhà trường:
 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu dạy học mới.
 Tổ chức nhiều chuyên đề dạy học có áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột. Đánh giá đúng năng lực giáo viên và kịp thời khen thưởng những giáo viên có nhiều thành tích cao trong dạy học.
3.2.3. Đối với giáo viên:
 Không ngừng học tập, tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.
Trên đây là những kinh nghiệm và một số giải pháp mà tôi đã đúc kết được trong quá trình nghiên cứu triển khai và chỉ đạo thực hiện tại đơn vị. 
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp Llãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để nội dung này được hoàn thiện hơn và có hiệu quả cao hơn trong quá trình thực hiện./. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 

File đính kèm:

  • docxNhững_biện_pháp_chỉ_đạo_áp_dụng_phương_pháp_ _Bàn_tay_nặn_bột _vào_dạy_học_môn_Tự_nhiên_và_Xã_hội_lớ.docx
Sáng Kiến Liên Quan