Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường Tiểu học

- Ngoài việc giáo dục các mặt: trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức còn có các công tác giáo dục thể chất cho các em. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng trong góp phần hình thành con người phát triển toàn diện, cân đối về mọi mặt, đặc biệt là đối với học sinh. Điều này chứng tỏ Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đến công tác giáo dục thể chất trong nhà trường, coi sức khỏe là vốn quý nhất của con người. chúng ta không thể có ngay một thế hệ thanh niên với sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng để tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học để thúc đẩy phát triển đất nước. Mà có được lực lao động trẻ, khỏe mạng, sáng tạo đó thì ngay từ lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng họ phải được giáo dục phát triển toàn diện, khỏe mạnh về thể chất, phẩm chất đạo đức trong sáng, phát triển trí tuệ để khi trưởng thành họ đáp ứng được vai trò to lớn của mình là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng vẽ vang của dân tộc, sẵn sàng bước vào cuộc sống lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đây chính là mục tiêu của Đảng và nhà nước ta khi đưa ra chương trình giáo dục thể chất vào hệ thống giáo dục trong các trường.

doc11 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
Mục lục	1
I. Tên sáng kiến	2
II. Nội dung sáng kiến	2
1. Cơ sở lý luận	2
2. Cơ sở thực tiễn	3
3. Một số trò chơi và hình ảnh minh họa	4
4. Thực trạng và giải pháp 	8
III. Tính mới của sáng kiến	9
IV. Tính hữu ích của sáng kiến	9
1. Trước khi thực thực hiện đề tài	9
2. Sau khi thực thực hiện đề tài	10
V. Khả năng phổ biến và nhân rộng	10
1. Khả năng áp dụng 	10
2. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển 	11
I. TÊN SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
 “Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường Tiểu học”
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận
- Hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong đó thể dục cũng được coi là một môn quan trọng, cơ bản của công tác giáo dục thể chất cho học sinh.Thể dục không những chỉ có tác dụng bảo vệ, củng cố, tăng cường sức khỏe cho học sinh mà còn nâng cao năng lực làm việc, phát triển trí óc và thể lực, giáo dục đạo đức thẩm mỹ giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng ở nhà trường phổ thông.
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
- Với lời dạy quý báu của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta lấy đó là nền tảng cho công tác giáo dục thế hệ trẻ, là những chủ nhân tương lai của đất nước.
- Ngoài việc giáo dục các mặt: trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức còn có các công tác giáo dục thể chất cho các em. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng trong góp phần hình thành con người phát triển toàn diện, cân đối về mọi mặt, đặc biệt là đối với học sinh. Điều này chứng tỏ Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đến công tác giáo dục thể chất trong nhà trường, coi sức khỏe là vốn quý nhất của con người. chúng ta không thể có ngay một thế hệ thanh niên với sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng để tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học để thúc đẩy phát triển đất nước. Mà có được lực lao động trẻ, khỏe mạng, sáng tạo đó thì ngay từ lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng họ phải được giáo dục phát triển toàn diện, khỏe mạnh về thể chất, phẩm chất đạo đức trong sáng, phát triển trí tuệ để khi trưởng thành họ đáp ứng được vai trò to lớn của mình là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng vẽ vang của dân tộc, sẵn sàng bước vào cuộc sống lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đây chính là mục tiêu của Đảng và nhà nước ta khi đưa ra chương trình giáo dục thể chất vào hệ thống giáo dục trong các trường.
- Mục đích của giáo dục thể chất là giáo dục những kỹ năng vận động cơ bản của các em. Nhưng bên cạnh đó, cũng có một điều quan trọng hơn đó là phát triển các tố chất thể lực như: tố chất sức nhanh, mạnh, bền, khéo léo, mềm dẻo, ... Ở đây tôi chỉ đi sâu vào vấn đề giáo dục thể chất trong Trường tiểu học số 2 Thái Niên. Đó là việc sử dụng các phương pháp giáo dục tố chất vận động cơ bản cho các em. Ở cấp tiểu học, phương tiện được sử dụng rộng phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất chính là các bài tập trò chơi vận động. Các trò chơi vận động được sử dụng trong quá trình giáo dục thể chất đều mang tính mục đích rõ ràng: hoàn thiện các năng lực vận động, tạo cho các em hứng thú và thực hiện các bài tập một cách tự giác tích cực, trong quá trình tham gia trò chơi, các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng, vui mừng khi chiến thắng, buồn bã khi thua. Nên trong quá trình chơi, các em phải thể hiện hết mọi khả năng về sức lực, tập trung chú ý chí, trí thông minh, sự sáng tạo của mình để giúp cho đội thắng cuộc. Đây chính là điểm thuận lợi trong quá trình giáo dục thể chất để nâng cao và phát triển các tố chất thể lực của học sinh khi sử dụng các bài tập trò chơi vận động.
- Để thực hiện tốt mục tiêu trên, cơ sở thực tiễn cần thực hiện như thế nào ?
2. Cơ sở thực tiễn
- Muốn học tốt các môn thể dục thể chất nói chung và trò chơi vận động nói riêng. Trò chơi vận động giúp các em có điều kiện hòa nhập vào tập thể, các em được thoải mái trong giờ học thể dục cũng như vui vẻ, thoải mái để bước vào môn học tiếp theo.
- Một số trò chơi vận động giúp các em phát triển thể lực
TT
Tên trò chơi
Lượng vận động
Mục đích trò chơi
Yêu cầu thực hiện
SL
TG
1
Chạy nhanh theo số
6 lần
10’/lần
 Rèn luyện kỹ năng chạy phát triển sức bền tốc độ, sự khéo léo tinh thần tập thể tính kỷ luật.
 Học sinh đứng đúng vị trí của minh, tự giác tích cực trong khi chơi.
2
Giành cờ chiến thắng
4 lần
10’/lần
 Rèn luyện kỷ năng chạy, khả năng phối hợp vận động nhanh nhẹn khéo léo, phát triển sức bền tốc độ
 Sân bãi rộng rãi bằng phẳng khi chơi phải tự giác, tích cực đúng luật
3
Mèo đuổi chuột
4 lần
10’/lần
 Phát triển sức nhanh, sự thông minh, sáng tạo, mềm dẻo, khéo léo định hướng tốt trong không gian
 Tự giác tích cực trong khi chơi, không được vượt quá xa vòng tròn.
4
Lò cò tiếp sức
4
10’/lần
 Phát triển sức mạnh bền, khắc phục trọng lượng cơ thể nâng cao tinh thần tập thể
 Thực hiện động tác liên tục trên 1 chân. Vòng qua vật chuẩn đúng quy định, tự giác tích cực
5
Lăn bóng tiếp sức
5
10’/lần
 Rèn luyện khéo léo, mềm dẻo của học sinh, phát triển khả năng phối hợp vận động và cảm giác tốt trong không gian
 Học sinh lăn bóng theo hình Zích Zắc, qua đó chạy về đưa bóng cho đồng đội.
6
Bóng chuyền 6
6
10’/lần
 Phát triển sức bền, khả năng phối hợp, sự khéo léo, cảm giác chính xác trong không gian tinh thần đồng đội.
 Thực hiện đúng luật chơi, tự giác tích cực không được xô đẩy đối phương khi tranh bóng
3. Một số trò chơi và hình ảnh minh họa 
- Trò chơi: Chạy nhanh theo số 
   - Chuẩn bị : 
+ GV cho HS tập hợp từ 2 đến 5 hàng, mỗi hàng từ 6 đến 10 HS, hai đội có số lượng người bằng nhau. Hàng nọ cách hàng kia 3 - 4m. Cho các em điểm số từ 1 đến hết, nhắc học sinh nhớ số đã điểm.
- Cách chơi: GV gọi số nào thì số đó chạy nhanh 1 vòng quanh hàng của mình. Bạn nào chạy nhanh về chỗ của mình trước thì đội đó sẽ chiến thắng. sau đó GV gọi số khác. Trò chơi cứ như vậy tiếp tục, Gv tổ chức cho các em chơi khoảng 10 đến 15 lần. 
- Phương pháp giảng dạy: 
+ GV nêu tên tròn chơi, giải thích cách chơi và nội quy trò chơi
+ Cho các em chơi thử 1 - 2 lần sau đó cho chơi chính thức. trong quá trình chơi Gv phải quan sát cuộc chơi, kịp thời nhắc nhở các em chú ý tránh vi phạm nội quy, đặc biệt là không được ngáng tay, ngáng chân cản trở đường chạy của các bạn. 
- Tính hữu ích của trò chơi này là: Qua trò chơi giúp cho HS phát triển rất tốt về sự phản xạ. Đặc biệt phát triển về sức nhanh, khéo léo và tính kỷ luật.
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột
- Chuẩn bị: Tập hợp HS nơi sạch sẽ thoáng mát, bằng phẳng. Các em nắm tay nhau thành một vòng tròn rộng, mặt quay vào phía trong. Gv quy định tay của hai em nắm ở trên cao đó là “lỗ hổng”, hai tay nắm dưới thấp là nơi không có “lỗ hổng”. Chọn một em đóng vai “mèo”, một em đóng vai “chuột”, hai em đứng trong vòng tròn và cách nhau 3 - 4m.
- Cách chơi: Khi có hiệu lệnh của GV, các em đứng ở vòng tròn nắm tay nhau lắc lư và nhún chân đồng thời đọc ta các câu sau:
“Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Ta nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Chạy vội chạy mau
Mèo đuổi đằng sau
Trốn đâu cho thoát”
Sau từ “thoát”, “chuột” chạy luồn qua các “lỗ hổng” chạy chốn khỏi “mèo” còn “mèo” phải nhanh chóng luồn theo các “lỗ hổng” mà “chuột” đã chạy để bắt “chuột”. “Chuột” chỉ được chạy qua những nơi tay cao. Khi đuổi “Mèo” không được chạy tắt, đón đầu, nếu đuổi kịp “mèo” lấy tay đập nhẹ vào người “chuột” coi như “chuột” bị bắt. Trò chơi dừng lại và các em đổi chỗ cho nhau hoặc đổi đôi khác. Nếu sau 2 - 3 phút mà mèo không bắt được “chuột” thì nên thay bằng đôi khách, tránh chơi quá sức. Các em không được đuổi hoặc chạy trước khi hát song. Khi chạy qua các lỗ hỏng các em đứng ở vòng tròn không được hạ tay xuống để cản đường.
- Phương pháp giảng dạy: 
+ GV nêu tên tròn chơi, giải thích cách chơi và nội quy trò chơi
+ GV dạy các em học thuộc vần thơ trước khi chơi
+ Cho các em chơi thử 1 - 2 lần sau đó cho chơi chính thức. trong quá trình chơi Gv phải quan sát cuộc chơi, kịp thời nhắc nhở các em chú ý tránh vi phạm nội quy, đặc biệt là không được ngáng tay, ngáng chân cản trở đường chạy của các bạn.
- Tính hữu ích của trò chơi này là: Qua trò chơi giúp cho HS phát triển về ngôn ngữ, HS sẽ tự tin hơn trong giao tiếp. Đặc biệt qua trò chơi “mèo đuổi chuột” giúp HS phát triển về sức nhanh, sức bền, khéo léo và tính kỷ luật.
- Trò chơi: Lăn bóng tiếp sức
    - Chuẩn bị : 
   + Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1,5m, cách vạch xuất phát 10m đặt một vật làm đích hoặc cắm cờ. Mỗi đội một quả bóng rổ hoặc bóng đá số 4 hoặc số 5. 
   + Chia số học sinh trong lớp thành 2 - 4 đội, có số lợng ngời bằng nhau. Mỗi đội tập hợp thành một hàng dọc, đứng sau vạch xuất phát và thẳng hướng với một cờ đích. 
 - Cách chơi : Khi có lệnh, em số 1 của mỗi đội nhanh chóng di chuyển dùng tay lăn bóng về phía cờ đích. Khi qua cờ đích thì vòng quay lại và tiếp tục di chuyển lăn bóng trở về. Sau khi em số 1 thực hiện xong về đứng ở cuối hàng, em số 2 của các hàng thực hiện như em số một. Cứ như vậy, đội nào xong trước, ít phạm quy, đội đó thắng. 
-  Những trường hợp phạm quy : 
   + Không dùng tay lăn bóng mà dùng chân hoặc ôm bóng chạy. 
   + Không vòng qua cờ đích mà đã quay về vạch xuất phát. 
   + Em lăn bóng trước chạy về đến vạch xuất phát, em tiếp theo đã rời vạch xuất phát hoặc xuất phát trước khi có lệnh. 
   + Khi di chuyển, bóng bị lăn xa quá tầm với tay của học sinh khoảng 2 - 3m (trường hợp này, vẫn tiếp tục được chơi, nhưng phải dừng được bóng trong khu vực chơi). 
- Tính hữu ích của trò chơi này là: Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, làm quen cách di chuyển và tiếp xúc với bóng. 
- Trò chơi: Bóng chuyền sáu
- Chuẩn bị : 
   + 1 - 2 quả bóng chuyền hoặc bóng rổ, bóng đá, ....chọn sân rộng phẳng, an toàn
   + Chia số học sinh trong lớp thành 2 đội nam và 2 đội nữ để hai đội cùng giới tính thi đấu với nhau, mỗi đội cử 1 đội trưởng.
 - Cách chơi : Hai em của hai đội đứng ở giữa sân chuẩn bị tranh bóng. Khi bắt đầu cuộc chơi GV tung bóng cho hai em học sinh nhảy lên tranh bóng, sau đó chuyền nay hoặc chạy vài bước rồi chuyền cho đồng đội (chuyền một), người nhận được bóng có thể chuyền ngay hoặc chạy vài bước rồi chuyền cho bạn tiếp theo (chuyền hai). Trò chơi cứ như vậy tiếp tục cho đến khi nào chuyền được sáu chuyền liên tục mà không bị đối phương cướp bóng hoặc để bóng rơi xuống đất thì được tính 1 điểm. Sau đó giao bóng cho đội bạn và trò chơi tiếp tục, cứ như vậy khoảng 5 - 10 phút, đội nào nhiều điểm, đội đó thắng cuộc. 
- Chú ý:
+ Khi một đội chuyền bóng cho nhau, đội kia có thể tranh bóng bằng cách đón bắt bóng hoặc đánh cho bóng rơi xuống đất rồi nhặt lấy và chuyền bóng cho đội mình.
+ Nếu để bóng rơi, nhật lên tiếp tục chơi bình thường. Nếu để đội bạn lấy mất bóng thì những lần chuyền trước đó ko còn được tính tiếp và lại bắt đầu về chuyền một. 
+ Không được chuyền bóng theo nhóm 2 người mà phải theo nhóm 3 người trở lên.
+ Tuyệt đối không được chèn, xô đẩy, ngáng chân khi đang tranh bóng. 
- Tính hữu ích của trò chơi này là: Rèn sức nhanh, khả năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm (đội), khéo léo, chính xác. 
4. Thực trạng và giải pháp để phát triển thể lực cho học sinh tiểu học qua môn học giáo dục thể chất 
4.1 Thực trạng
- Công tác giáo dục thể chất ở Trường Tiểu Học số 2 Thái Niên trong những năm gần đây có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên qua thực tế tìm hiểu kế hoạch giảng dạy và học tập của trường, tôi thấy rằng việc giảng dạy và học vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế như: Cơ sở vật chất, dụng cụ sân bãi còn nhiều thiếu thốn, chưa đảm bảo yêu cầu của tiết học: Trường TH số 2 Thái Niên có tổng cộng 3 điểm trường, các điểm trường đều chỉ có sân để hoạt động chung chứ chưa có sân riêng cho các hoạt động THTT; Trường đóng trên địa bàn xã vùng 3 của huyện bảo thắng, đời sống kinh tế của người dân trong vùng còn nghèo khó nên việc huy động kinh phí hay xã hội hóa để mua các trang thiết bị hay tổ chứ các giải thi đấu thể thao truyền thống là không có.
- Các bậc phụ huynh còn xem nhẹ môn học nên chưa chú ý đến việc trang bị những trang phục và dụng cụ học tập cho các con như: Giầy tập, vợt, cầu, bóng, quần áo vv. từ đó cũng tạo nên nhưng suy nghĩ chua thật tích cực đối với môn học Thể Dục cho các em học sinh.
- Nội dung các tiết học thể dục chưa thật phong phú, chưa có sức lôi cuốn các em, các em ít được vận động, lượng vận động còn ít, chưa thường xuyên mà vì vậy thể lực của các em còn yếu.
4.2 Một số giải pháp.
- Xuất phát từ những thục trang trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
- Tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tập luyện cho các em học sinh ngay từ đầu năm học.
- Làm tốt công tác tham mưu với Ban Giám Hiệu, Giáo Viên Chủ Nhiệm, Cha mẹ học sinh về việc huy động các nguồn lực kinh tế để đầu tư, mua sắm thêm các trang thiết bị, mở rộng sân tập cho các em học sinh.
- Phân loại nhóm thể lực học sinh ngay từ đầu năm học để có giải pháp hỗ trợ phù hợp
- Tích cực nghiên cứu tìm và sưu tầm, phân loại các nhóm trò chơi để áp dụng vào trong các tiết học nhằm phát huy hết năng lục của học sinh
- Chú trọng cách thức tổ chức các nhóm trò chơi trong các tiết học sao cho phù hợp với từng tiết, với từng nội dung học cụ thể.
- Phát huy tính tích cực của các nhóm học sinh có năng khiếu TDTT để giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm học sinh chưa có năng khiếu TDTT
III. TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN
- Giúp các em học sinh hiểu được tác dụng của môn giáo dục thể chất, ngoài ra còn rèn luyện cho các em có một sức khỏe tốt. Giáo dục thể chất có tác dụng tích cực đối với sự phát triển hoàn thiện thể chất học sinh. Nhằm đào tạo con người mới phát triển phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng. Đó là lớp người “ Phát triển cao về trí tuệ, cường trán về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
- Bên cạnh đó người giáo viên phải tạo cho các em những kiến thức cơ bản phải xác định rõ các phương pháp dạy ở từng bày, từng buổi tập thật sinh động ở các giờ học cho học sinh hứng thú trong giờ học thể dục thể chất.
- Ví dụ: Qua các tiết học ở lớp tôi tiến hành các bước như sau:
- Tôi thường tạo ra cho học sinh hứng thú hưng phấn khiến cho các em ham muốn các trò chơi vận động.
- Chỉ ra một số trò chơi mà các em thường hay phạm vi trong khi chơi.
- Biện pháp khắc phục
- Các em cần cố gắng lắng nghe và phối hợp giữa các bạn trong khi chơi.
- Khi các em biết được cách chơi và hiểu rõ ý nghĩa của các trò chơi thì tiếp tục tiến hành cho các em chơi.
IV. HỮU ÍCH CỦA SÁNG KIẾN
1. Trước khi thực thực hiện đề tài
- Bảng kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài.
TT
Tổng số học sinh khảo sát
Đạt
Tỉ lệ
(%)
Chưa đạt
Tỉ lệ 
(%)
Khối 1
49
40
81,6
9
18,4
Khối 2
40
32
80
8
20
Khối 3
31
24
77
7
23
Khối 4
30
25
83
5
17
Khối 5
31
24
77
7
23
- Vào đầu năm học các em học sinh từ mẫu giáo mới vào lớp Một, một số em chưa hiểu biết về môn giáo dục thể chất là gì và thể lực của các em vẫn còn yếu. Qua đó tôi nhận thấy để tạo cho các em một không khí vui tươi trong giờ học nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường để các em có một sức khỏe tốt. 
- Trước khi áp dụng các phương pháp tập như trên, tôi thấy học sinh chưa nắm được yêu cầu và mục đích của trò chơi và tình hình thể lực của các em vẫn chưa tốt. Do đó các em phải nắm được cách chơi và thường xuyên tổ chức ở nhà thì các em mới đạt được kết quả như mông muốn. 
- Từ những thực tế trên nên tôi chọn lựa một số trò chơi vận động vừa tạo nên một sự hứng thú, từ đó nâng cao thể lực rèn luyện sức khỏe phục vụ tốt cho học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày của các em.
2. Sau khi thực hiện đề tài
- Sau một thời gian nghiên cứu tôi nhận thấy một số trò chơi được lựa chọn và áp dụng trong các giờ học thì các em rất thích thú, khi chơi các em nắm được cách chơi và tự tổ chức các trò chơi trong các giờ học ngoại khóa.
- Qua một năm học áp dụng những biện pháp đề ra, các em đạt được chứng cứ về trò chơi vận động và tình trạng thể lực sức khỏe của các em cũng tốt hơn, thay đổi vượt bậc.
- Bảng kết quả khảo sát sau khi thực hiện đề tài.
TT
Tổng số học sinh khảo sát
Đạt
Tỉ lệ
(%)
Chưa đạt
Tỉ lệ 
(%)
Khối 1
49
46
93.9
3
6.1
Khối 2
40
36
90
4
10
Khối 3
31
30
96.7
1
0.3
Khối 4
30
27
90
3
10
Khối 5
31
30
96.7
1
0.3
V. KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN VÀ NHÂN RỘNG
1. Khả năng áp dụng
- Sáng kiến: “Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường Tiểu học". Được áp dụng tại trường Tiểu học số 2 Thái Niên trong nhũng năm học 2016 - 2017; 2017 - 20118; 2018 - 2019. Đã mang lại hiệu quả cao trong công tác dạy và học môn Giáo Dục Thể Chất của nhà trường. 
- Sau thời gian áp dụng phương pháp trên tôi thấy đa số các em có tiến bộ 
nhiều trong môn học, cụ thể là học sinh tất cả các khối rất ham thích học môn thể dục, thường trông đến tiết học thể dục, chất lượng tăng lên rỏ rệt qua từng qua từng buổi dạy, các em nắm vững từng kĩ thuật động tác như các động tác rèn tư thế cơ bản, các động tác bài thể dục..... thực hiện động tác đúng, đẹp, kể cả học sinh có sức khoẻ yếu. Ngoài ra còn rèn luyện cho các em ý chí tư duy, logic, tích cực tự giác trong tập luyện, phát triển về ngôn ngữ, nâng cao tính kỉ luật, tinh thần đồng đội cho các em. Hơn thế nữa kĩ năng vận động được tăng lên đặc biệt là yếu tố về sức nhanh, sức mạnh, sự linh hoạt và khéo léo. Tuy không đòi hỏi ở mức độ cao ở các em, song cũng gớp phần vào sự phát triển toàn diện cho các em về các mặt " Đức - Trí - Thể - Mỹ" là cơ sở để các em bước vào các lớp kế tiếp với bản lĩnh tự tin hơn, tiến xa hơn.
- Khi áp dụng sáng kiến những nhược điểm về thể chất, hiểu biết về giáo dục thể chất của học sinh đã được thay đổi rất nhiều, tỉ lệ học sinh hiểu bài, tích cực tập luyện được tăng lên rõ rệt, sức khỏe của HS cũng được cải thiện hơn lúc trước, các em thích thú và ham học giờ giáo dục thể chất.
- Sáng kiến này áp dụng được cho các trường tiểu học, từ học sinh lớp một đến lớp năm. 
2. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển
	- Tôi nhận thấy rằng từ suy nghĩ đến việc làm thực tế là một chặn đường khó khăn, vất vả, mong rằng, những người thầy phải có tâm huyết với nghề hết lòng thương yêu học sinh, có như vậy mới có chất lượng giáo dục và sức khỏe, kiến thức vào trong cuộc sống.
	- Mỗi giờ học giáo viên cần chủ động áp dụng hình thức tích cực hoá học sinh bằng các phương pháp trò chơi và tích cực tham gia vào quá trình nhận xét, đánh giá. Để đổi mới phương pháp dạy học GV phải có sự chuẩn bị trước bài dạy, thiết bị, đồ dùng dạy học kể cả việc tập trước các động tác kỹ thuật mới đạt được kết quả mong muốn. Trong quá trình giảng dạy qua những lần thành công và thất bại tôi đã rút ra kinh nghiệm và đưa ra một số biện pháp, hướng phát triển như sau:
- Cần tăng cường số tiết học thể dục ở lớp Một, đa số các em còn nhỏ trí nhớ mau quên.
- Khi dạy trò chơi vận động cần chuẩn bị địa điểm, phương tiện.
- Hướng dẫn kỷ cách chơi luật chơi cho học sinh nắm.
- Nên chia học sinh số lượng bằng nhau không trên lệch người.
- Học sinh tiểu học còn nhỏ chưa làm chủ được bản thân nên các em thường làm theo ý nghỉ của mình tự chơi và không đúng luật.
- Giáo dục thể chất, vận động cho học sinh tiểu học mà tôi đã áp dụng là một việc cần thiết, cấp bách hiện nay. Vì con người muốn đảm bảo, duy trì được sức khoẻ tốt phải thường xuyên tập luyện và phải có học tập, biết thực hành cho đúng cách. Do vậy, người thầy phải có lòng say mê với nghề nghiệp yêu thích bộ môn mình dạy, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó tìm tòi học hỏi ở các đồng nghiệp khác để giáo dục thể chất, vận động có hiệu quả tốt cho học sinh trường mình được giao. Đồng thời phải giáo dục cho các em tuyên truyền vận động mọi người xung quanh ở cộng đồng học tập, luyện tập theo nhằm nâng cao và duy trì tốt sức khoẻ của mình. 
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thái Niên, ngày 15 tháng 02 năm 2019
Người viết
 Trần Văn Đông

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem mon the duc tieu hoc_12826059.doc
Sáng Kiến Liên Quan