Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 cho nam đội tuyển bóng chuyền THPT Tạ Uyên, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

1.1. Mục đích nghiên cứu

Trước đây trong quá trình giảng dạy huấn luyện ở trường THPT mà đặc biệt là giảng dạy các kỹ thuật bóng chuyền, chúng ta thường sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, chỉ chú trọng giảng dạy kiến thức trong phạm vi bài học mà không gắn kỹ năng với thực tiễn đời sống, chúng ta vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết . Việc rèn luyện kỹ năng động tác, kỹ năng giải quyết các kỹ thuật động tác cho học sinh chưa thực sự được quan tâm.

 1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Để giải quyết mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài xác định 2 mục tiêu sau:

+ Môc tiªu 1: Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 cho nam đội tuyển bóng chuyền trường THPT Tạ Uyên – Yên Mô – Ninh Bình

 + Môc tiªu 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 cho nam đội tuyển bóng chuyền trường THPT Tạ Uyên – Yên Mô – Ninh Bình

 

doc30 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 cho nam đội tuyển bóng chuyền THPT Tạ Uyên, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bóng có chuyền bước 1 và bước 2... (như sau đỡ phát, sau đỡ đập, sau chắn bóng).
- Sửa chữa sai lầm kịp thời trong từng pha, từng giai đoạn động tác, toàn bộ động tác. Dùng các bài tập tương tự giúp sửa sai lầm và làm học sinh tự nhận biết sửa sai nhờ khái niệm đúng cấu trúc kỹ thuật động tác.
Khi giảng dạy cần làm cho học sinh nắm vững khái niệm toàn bộ động tác kỹ thuật, cũng như từng phần của kỹ thuật đập bóng theo hướng toàn diện, nhanh và biến, lấy toàn diện làm cơ sở như nắm vững hướng chạy đà cơ bản rồi chuyển sang biến hướng, bật hai chân, rồi bật một chân lên cao rồi bật lao.
Các sai lầm thường mắc trong đập bóng là:
- Nhịp chạy đà không tốt: Cách sửa thường dùng là tập chạy đà không bóng rồi với bóng cố định chuyển sang bóng “động” (bóng tung, bóng chuyền 2...).
- Bước cuối cùng không đúng (dài, ngắn...): Các bài tập sửa sai là tập chạy đà một bước, tập bổ trợ nhảy có vật cản và không vật cản...
- Không xác định đúng quan hệ người - bóng: Tập sửa bằng tự tung bóng tự bắt, người khác tung (nêu) và chạy đà nhảy bắt bóng.
- Chạy đà dậm nhảy lỡ trớn (chậm hay sớm): Giảng giải rõ khái niệm quan hệ thời gian giữa tốc độ bóng và bật nhảy, dùng phương pháp nhấn mạnh cường hoá thời gian chạy đà dậm nhảy (lời nói...).
- Động tác tay không đúng: Dùng bài tập bổ trợ ném bóng (ném vươn thẳng tay, đập cố định bóng treo cao, nhảy bật đập với cao, đập bóng vào tường hay qua lưới độ cao vừa phải tại chỗ hay bật nhảy...
Các bước và các bài tập giảng dạy đập bóng.
	* Giảng giải thị phạm:
- Nội dung giảng giải: Tác dụng của đập bóng, phương pháp kỹ thuật và yếu lĩnh (chạy đà dậm nhảy, vung tay và hình tay đập bóng). Khi mới học cần chỉ rõ kỹ thuật, sau đó nhấn mạnh tiết tấu chạy đà, thời cơ bước cuối cùng dậm nhảy, thời gian dậm nhảy, vị trí bóng, tay ôm khi đập bóng ra sao.
- Thị phạm: Làm mẫu toàn bộ kỹ thuật để người học có khái niệm hoàn chỉnh về kỹ thuật (học sinh đứng bên tay đập quan sát), sau đó phân đoạn kỹ thuật để làm mẫu, kết hợp giảng giải. Có thể dùng bóng và không bóng, xen kẽ động tác nhanh, chậm, vừa giảng giải, vừa thị phạm.
Khi thị phạm phân đoạn đông tác, chú ý động tác vung tay đập bóng gồm quỹ đạo chuyển động tay, phát lực và đập bóng. Chạy đà dậm nhảy chỉ rõ một bước và hai bước đà cuối cùng, độ dài của bước và động tác dậm nhảy. Tiếp đất chú ý động tác hoãn xung của chân và giữ thăng bằng cơ thể. Chú ý cả nhịp điệu và tính liên kết giữa các động tác.
* Trình tự các bài tập:
- Chạy đà dậm bật nhảy.
- Tập vung tay đập đánh bóng.
- Chạy đà bật nhảy đập bóng cố định.
- Tự tung, tự đập.
- Bật nhảy tại chỗ đập bóng tung.
3. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh THPT.
a. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh THPT.
Đây là lứa tuổi từ 16 18 tuổi, các em muốn chứng tỏ mình là người lớn, muốn mọi người tôn trọng mình, các em mong muốn hiểu biết nhiều, có ước mơ và hoài bảo, song các em còn nôn nóng, thiếu kinh nghiệm.
Lứa tuổi này chủ yếu hình thành thế giới quan tự ý thức, hình thành tính cách, lãng mạn, mong muốn tương lai tốt đẹp, tươi sáng, có nhu cầu say mê học hỏi, có ý thức vươn lên mãnh liệt.
- Về hứng thú: Các em tự giác tích cực trong học tập, có động cơ học tập đúng đắn, và có định hướng nghề nghiệp sau khi học xong THPT.
- Về tình cảm: Biểu lộ rõ tình cảm gắn bó và yêu quý mái trường cũng như giáo viên giảng dạy khi sắp tốt nghiệp.
- Về trí nhớ: Các em ghi nhớ có hệ thống, bảo đảm tính logíc, tư duy chặt chẽ và tiếp thu lĩnh hội được bản chất của vấn đề học tập.
- Về phẩm chất ý chí: Các em mạnh dạn hơn, các em có thể hoàn thiện tốt công việc được giao.
b. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT
Hệ vận động:
+ Hệ xương: Bắt đầu giảm tốc độ phát triển. Mỗi năm nữ cao thêm 0,5cm đến 1cm, Nam cao thêm 1cm đến 3cm. Tập luyện TDTT một cách liên tục làm cho bộ xương khoẻ hơn. ở tuổi THPT các xương nhỏ như: xương cổ tay, bàn tay hầu như đã hoàn thiện nên các em có thể tập luyện một số động tác như: treo, chống, mang, vác nặng ... mà không tổn hại hoặc không tạo sự phát triển lệch lạc cho cơ thể. Tuy nhiên vẫn có khả năng cong vẹo cột sống nên giáo viên - huấn luyện viên cần phải lựa chọn các bài tập phù hợp với các em. 
Riêng đối với các em nữ xương xốp hơn các em nam, ống tuỷ rổng hơn, chiều dài ngắn hơn, cơ bắp nhỏ hơn và yếu hơn nên xương của nữ không khoẻ bằng nam, đặc biệt xương chậu của nữ to và yếu hơn. Vì thế trong quá trình giáo dục thể chất không thể sử dụng các bài tâp có khối lượng và cường độ vận động như nam mà phải có sự phù hợp đặc điểm giới tính.
II. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1. Thực trạng công tác giảng dạy và huấn luyện của nhà trường
Không phải là trường năng khiếu, song môn học giáo dục thể chất nói chung và môn bóng chuyền nói riêng đã được nhà trường cũng như Sở Giáo Dục quan tâm, nhà trường đã xây dựng nhà tập đa năng, có đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của trường có trình độ chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu giảng dạy tại bậc trung học phổ thông. Nhiều năm qua trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình đã chú ý đến việc lựa chọn những học sinh nam có năng khiếu về môn bóng chuyền để thành lập đội tuyển bóng chuyền nam tham gia các giải thi đấu ở cụm, ở tỉnh, tham gia hội khoẻ phù đổng. Qua đó nhằm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, góp phần thúc đẩy nền TDTT của tỉnh Ninh Bình và TDTT nước nhà phát triển. Nhà trường đã giao cho tổ thể dục và thông qua các hoạt động nghiêm túc, có khoa học, có hệ thống trong tuyển chọn, trong giảng dạy và huấn luyện của tổ thể dục. Do đó chất lượng đào tạo ngày một tốt hơn, liên tục nhiều năm qua đội tuyển bóng chuyền nữ đã tích cực tham gia các giải thi đấu từ cụm đến tỉnh. Trong các kỳ thi Hội khoẻ phù đổng, các cuộc thi đấu thể thao ở cụm, đội tuyển bóng chuyền nam của nhà trường đều đặn tham gia và đạt được những thành tích đáng kể.
Trong thực tế luyện tập và thi đấu bóng chuyền ở trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình đã thể hiện rõ: trình độ, năng lực của học sinh đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trong quá trình thi đấu. Quá trình huấn luyện và thi đấu bóng chuyền luôn luôn căng thẳng đòi hỏi người VĐV phải rèn luyện tạo cho mình tâm lý ổn định, vững vàng, đảm bảo sự toàn diện cho tính toán chiến thuật, kỹ thuật cá nhân diễn ra trong thời gian cực nhanh để phối hợp với đồng đội hoặc xử lý tình huống: tấn công mạnh, nhẹ, lỏng. Tạo nên sự biến hóa bất ngờ gây áp lực cho đối phương và giành thắng lợi. Trong bóng chuyền muốn thực hiện chiến thuật đạt hiệu quả tối ưu thì VĐV phải đạt được trình độ kỹ thuật điêu luyện. Kỹ thuật trong bóng chuyền gắn liền với trình độ chiến thuật tạo nên hiệu quả thi đấu cao. 
Khi tiến hành thi đấu hay luyện tập bóng chuyền, việc thực hiện kỹ thuật chuẩn không phải là việc đơn giản. Nó là kết quả của quá trình hoạt động hợp lý. Một động tác mà trước tiên phải đảm bảo được thành tích hay hiệu qua ở VĐV là phải biết kết hợp nhiều yếu tố thể lực, khả năng vận động phối hợp trong thực tế thi đấu các tình huống diễn ra đa dạng và phức tạp. Để thực hiện kỹ thuật đập bóng nói chung và kỹ thuật đập bóng số 3 nói riêng, kỹ thuật tuy không phức tạp nhưng thực hiện đúng, chính xác phải nắm chắc các yếu lĩnh kỹ thuật động tác và đòi hỏi người học phải có độ chính xác cao trong vận dụng, thực hiện. 
Qua thực tế giảng dạy và huấn luyện tôi thấy rằng quá trình tiếp thu của học sinh còn nhiều mặt hạn chế và những lỗi mà học sinh thường mắc phải là: khái niệm sai lệch về kỹ thuật động tác; nắm yếu lĩnh kỹ thuật chưa vững; hiểu nhiệm vụ và tầm quan trọng của kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 trong tổng thể kỹ thuật đập bóng chưa cao.
Kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 xét về cấu trúc động tác là mối liên hệ có tính qui luật hoàn chỉnh và thống nhất giữa các giai đoạn trong kỹ thuật. Do vậy, khả năng hoàn thiện kỹ thuật động tác còn thể hiện ở kinh nghiệm vận động của người tập, tạo ra tiền đề cho việc tiếp thu kỹ thuật động tác có hiệu quả tốt nhất. 
2.2. Thực trạng công tác giảng dạy- huấn luyện kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 cho nam đội tuyển bóng chuyền trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình. 
Thực tế trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình khi tiến hành huấn luyện đội tuyển bóng chuyền nam, độ tuổi từ 16tuổi - 18tuổi, như vậy tuổi huấn luyện là hơi muộn. Thời gian huấn luyện là 1 - 2 năm, mỗi năm từ 100 đến 150 tiết, khoảng thời gian này thực tế là rất eo hẹp. Bởi vì trong thời gian học ở trường các em không chỉ có tập luyện môn bóng chuyền mà phải học toàn diện các môn khác.
Trong quá trình huấn luyện, các giáo viên- huấn luyện viên đã hết sức chú ý đến tính đồng đội. Đây là môn thể thao mà sự phối hợp ăn ý giữa các cầu thủ trong đội trở thành một nhân tố hàng đầu của thắng lợi. Sự hiểu biết nhau, tinh tế giữa các cầu thủ trong đội dựa trên trình độ bóng chuyền của cá nhân. Cần phải có thời gian nhất định thì các cầu thủ trong đội mới có thể hoạt động như một khối thống nhất.
Qua nghiên cứu giáo án của giáo viên và tìm hiểu học sinh ở trường cho thấy các bài tập giảng dạy môn học tự chọn như bóng chuyền chỉ mới đáp ứng được về mặt giảng dạy kỹ thuật cơ bản, còn việc giảng dạy các bài tập kỹ thuật chuyên môn cho đội tuyển còn đơn giản.
 Thực tế giảng dạy và huấn luyện đội tuyển bóng chuyền ở trường THPT Tạ Uyên cho thấy: Các tiết học chính khoá chỉ chủ yếu trang bị cho các em kỹ thuật cơ bản. Với cách dạy mỗi tuần 2 tiết và huấn luyện 1 tuần 6 tiết ít ỏi như hiện nay thì chỉ có thể đạt mục tiêu dạy- huấn luyện cho học sinh biết các tự rèn luyện thể chất và biết chơi bóng chuyền cơ bản vì các em không có thời gian tập luyện nhiều để nâng cao thể lực và kỹ thuật. 
Có một số học sinh có thể có sự ham thích nhưng chưa say sưa tập luyện, có những học sinh ham thích rất say sưa tập luyện nhưng không có năng khiếu bóng chuyền, nhưng nhìn chung đa số các em học sinh tập luyện tích cực. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các kỹ thuật còn gặp nhiều hạn chế cho nên trong tập luyện và thi đấu hiệu quả đạt được chưa cao.
Qua quan sát thực tế và trao đổi với huấn luyện viên của đội bóng chuyền nam trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình. Tôi thấy rằng việc huấn luyện các em về kỹ - chiến thuật đập bóng ở vị trí số 3 chưa được chú trọng, chưa thực sự được tập luyện thường xuyên và không mang tính hệ thống kế thừa và có khoa học. Trong quá trình huấn luyện các huấn luyện viên chưa coi trọng việc đập bóng ở vị trí số 3 mà chỉ tập trung đập bóng ở vị trí số 4 và ở vị trí số 2. Việc huấn luyện chuyên môn còn đơn giản, các em chỉ tập những bài tập đơn giản và còn mang tính đơn điệu. Quan sát thực tế chúng tôi thấy rằng khả năng đập bóng ở vị trí số 3 của đội tuyển nam trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình đang yếu do vậy việc xây dựng các phương pháp phù hợp với đối tượng nghiên cứu và lựa chọn các bài tập có hiệu quả cao trong huấn luyện cho học sinh, sử dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có là việc rất cần thiết.
III. Kết quả nghiên cứu.
1. Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 cho nam đội tuyển bóng chuyền trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình. 
a. Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả đập bóng ở vị trí số 3 cho đối tượng nghiên cứu.
Từ những cơ sở l‎ý luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng về kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 của đội tuyển nam trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình, việc huấn luyện về kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 là rất cần thiết. Để đảm bảo cho đội tuyển bóng đội tuyển nam trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình có kỹ thuật cá nhân đáp ứng được nhiệm vụ một cách tích cực đòi hỏi các nhà chuyên môn có một chương trình huấn luyện đảm bảo tính hệ thống và khoa học, đưa ra được giải pháp cụ thể để đảm bảo tính hiệu quả cao trong huấn luyện.
Qua tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau chúng tôi đã lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 như sau:
* Bài tập đập bóng cá nhân:
- Bài tập 1: Mô phỏng đập bóng chính diện theo phương vào đà ở khu số 3.
- Bài tập 2: Mô phỏng đập bóng xoay tay, bỏ nhỏ, truy sâu ở khu số 3.
- Bài số 3: Mô phỏng đập bóng di chuyển chéo giữa số 4 và số 3 ở khu số 3.
* Bài tập chuẩn bị:
- Bài tập 4: Với bóng nhồi (trọng lượng 1kg) bật nhảy lên cao, vung tay ném bóng xuống sân ( bằng 2 tay).
- Bài tập 5: Với bóng nhồi (trọng lượng 1kg) bật nhảy lên cao, vung tay ném bóng qua lưới (bằng 2 tay).
- Bài tập 6: Với bóng nhồi (trọng lượng 1kg) bật nhảy lên cao, vung tay ném bóng xuống sân (bằng 1 tay).
* Bài tập bổ trợ:
- Bài tập7: Với bóng quần vợt, bật nhảy lên cao ném bóng bằng tay hải hoặc tay trái theo tín hiệu.
- Bài tập 8: Chạy đà bật nhảy lên cao, ném bóng mạnh (khi có người nhảy chắn bóng).
* Giảng dạy kỹ năng chiến thuật trong các bài tập kỹ thuật.
- Bài tập 9: Lựa chọn kiểu đập bóng đáp lại tín hiệu.
- Bài tập 10: Luân phiên đập bóng.
- Bài tập 11: Đập bóng từ các đường chuyền có độ cao và cự ly khác nhau.
- Bài tập 12: Đập bóng theo phương chạy đà hoặc đập xoay người.
* Giảng dạy chiến thuật cá nhân đập bóng trong quá trình sử dụng bài tập chiến thuật.
- Bài tập 13: Đập bóng không có chắn
- Bài tập 14: Đập bóng qua đấu thủ chắn bóng yếu.
* Các bài tập chia theo nhóm:
- Bài tập 15: Chạy 30m, 60m
- Bài tập 16: Chạy rẻ quạt
Để lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 cho nam đội tuyển bóng chuyền trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trao đổi, tìm cơ sở thực tiễn lựa chọn các bài tập huấn luyện nhằm nâng cao hiệu quả đập bóng ở vị trí số 3 bằng hình thức phát phiếu phỏng vấn ( phụ lục 1). Đối tượng phỏng vấn là 20 giảng viên trường ĐHSPTDTT Hà Nội, huấn luyện viên tại 1 số trung tâm thể thao,và giáo viên giáo dục thể chất trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 được trình bày tại bảng
	b. Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả đập bóng ở vị trí số 3 cho đối tượng nghiên cứu.
Từ những cơ sở l‎ý luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng về kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 của đội tuyển nam trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình, việc huấn luyện về kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 là rất cần thiết. Để đảm bảo cho đội tuyển bóng đội tuyển nam trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình có kỹ thuật cá nhân đáp ứng được nhiệm vụ một cách tích cực đòi hỏi các nhà chuyên môn có một chương trình huấn luyện đảm bảo tính hệ thống và khoa học, đưa ra được giải pháp cụ thể để đảm bảo tính hiệu quả cao trong huấn luyện.
Qua tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau chúng tôi đã lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 như sau:
* Bài tập đập bóng cá nhân:
- Bài tập 1: Mô phỏng đập bóng chính diện theo phương vào đà ở khu số 3.
- Bài tập 2: Mô phỏng đập bóng xoay tay, bỏ nhỏ, truy sâu ở khu số 3.
- Bài số 3: Mô phỏng đập bóng di chuyển chéo giữa số 4 và số 3 ở khu số 3.
* Bài tập chuẩn bị:
- Bài tập 4: Với bóng nhồi (trọng lượng 1kg) bật nhảy lên cao, vung tay ném bóng xuống sân ( bằng 2 tay).
- Bài tập 5: Với bóng nhồi (trọng lượng 1kg) bật nhảy lên cao, vung tay ném bóng qua lưới (bằng 2 tay).
- Bài tập 6: Với bóng nhồi (trọng lượng 1kg) bật nhảy lên cao, vung tay ném bóng xuống sân (bằng 1 tay).
* Bài tập bổ trợ:
- Bài tập7: Với bóng quần vợt, bật nhảy lên cao ném bóng bằng tay hải hoặc tay trái theo tín hiệu.
- Bài tập 8: Chạy đà bật nhảy lên cao, ném bóng mạnh (khi có người nhảy chắn bóng).
* Giảng dạy kỹ năng chiến thuật trong các bài tập kỹ thuật.
- Bài tập 9: Lựa chọn kiểu đập bóng đáp lại tín hiệu.
- Bài tập 10: Luân phiên đập bóng.
- Bài tập 11: Đập bóng từ các đường chuyền có độ cao và cự ly khác nhau.
- Bài tập 12: Đập bóng theo phương chạy đà hoặc đập xoay người.
* Giảng dạy chiến thuật cá nhân đập bóng trong quá trình sử dụng bài tập chiến thuật.
- Bài tập 13: Đập bóng không có chắn
- Bài tập 14: Đập bóng qua đấu thủ chắn bóng yếu.
* Các bài tập chia theo nhóm:
- Bài tập 15: Chạy 30m, 60m
- Bài tập 16: Chạy rẻ quạt
Để lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 cho nam đội tuyển bóng chuyền trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trao đổi, tìm cơ sở thực tiễn lựa chọn các bài tập huấn luyện nhằm nâng cao hiệu quả đập bóng ở vị trí số 3 bằng hình thức phát phiếu phỏng vấn ( phụ lục 1). Đối tượng phỏng vấn là 20 giảng viên trường ĐHSPTDTT Hà Nội, huấn luyện viên tại 1 số trung tâm thể thao,và giáo viên giáo dục thể chất trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 được trình bày tại bảng (n = 83)
TT
Nội dung phỏng vấn
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ ( %)
Số người
được hỏi
Số người đồng ý
I
 Bài tập đập bóng cá nhân:
1
Bài tập 1
83
32
39%
2
Bài tập 2
83
80
96%
3
Bài tập 3
83
76
91%
II
Bài tập chuẩn bị:
6
Bài tập 4
83
75
90%
7
Bài tập 5
83
66
80%
8
Bài tập 6
83
72
87%
III
 Bài tập bổ trợ:
9
Bài tập 7
83
78
93%
12
Bài tập 8
83
45
54%
IV
 Bài tập bổ trợ:
13
Bài tập 9
83
22
27%
14
Bài tập 10
83
62
74%
15
Bài tập 11
83
33
40%
17
Bài tập 12
83
15
18%
TT
Nội dung phỏng vấn
Ý kiến đánh giá
Tỷ lệ ( %)
Số người
được hỏi
Số người đồng ý
V
 Giảng dạy kỹ năng chiến thuật trong các bài tập kỹ thuật.
18
Bài tập 13
83
65
78%
19
Bài tập 14
83
22
27%
VI
 Các bài tập chia theo nhóm:
23
Bài tập 15
83
79
95%
24
Bài tập 16
83
69
83%
Qua kết quả phỏng vấn chúng tôi chỉ lựa chọn các bài tập có sự đồng ý từ 50% trở lên để đảm bảo độ tin cậy, và đảm bảo số bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Từ kết quả phỏng vấn chúng tôi lựa chọn ra được 11 bài tập có tỷ lệ trả lời phiếu hỏi từ 50% trở lên, các bài tập bao gồm:
TT
Các bài tập đã lựa chọn
1
- Bài tập 2: Mô phỏng đập bóng xoay tay, bỏ nhỏ, sâu ở khu số 4
2
- Bài số 3: Mô phỏng đập bóng di chuyển chéo giữa số 4
3
- Bài tập 4: Với bóng nén bật nhảy lên cao, vung tay ném bóng xuống sân
 ( bằng 2 tay).
4
- Bài tập 5: Với bóng nén bật nhảy lên cao, vung tay ném bóng qua lưới (bằng 2 tay).
5
- Bài tập 6: Với bóng nén bật nhảy lên cao, vung tay ném bóng xuống sân (bằng 1 tay).
6
- Bài tập7: Với bóng nén, bật nhảy lên cao ném bóng bằng tay phải hoặc tay trái theo tín hiệu.
7
- Bài tập 8: Chạy đà bật nhảy lên cao, ném bóng mạnh (khi có người nhảy chắn bóng).
8
- Bài tập 10: Luân phiên đập bóng.
9
- Bài tập 13: Đập bóng không có chắn
10
- Bài tập 15: Chạy 50m, 70m
11
- Bài tập 16: Chạy rẻ quạt
V. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC.
1. Hiệu quả kinh tế: 
Nâng cao chất lượng thi đấu của đôi tuyển bóng chuyền nam và các đội thi đấu mang tính chất phong trào.
Học nâng cao được kỹ thuật, kỹ năng, chiến thuật trong môn bong chuyền.
2. Hiệu quả xã hội: 
Qua nỗ lực giữa giáo viên và học sinh thì hiệu quả việc áp dụng vào thực tế hội thao và thi đấu phong trào của nhà trường,tôi nhận thấy với cách làm riêng của tôi đã đem lại hiệu quả rõ nét. Học sinh đã nắm được các kỹ thuật, chiến thuật trong môn bóng chuyền tương đối toàn diện, vận dụng tốt vào trong quá trình thi đấu. Đó là bằng chứng xác thực nhất cho thấy hiệu quả Nghiên cứu một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 cho nam đội tuyển bóng chuyền trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình. 
VI. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG. 
Điều kiện áp dụng đề tài: Đề tài được áp dụng phổ biến trong giảng dạy thể thao tự chọn bóng chuyền huấn luyện đội tuyển bóng chuyền ở trường THPT Tạ Uyên, cần có sự nổ lực, cố gắng hết mình của giáo viên giảng dạy với sự kết hợp học sinh và cơ sở vật chất. Trong quá trình thực hiện đòi hỏi giáo viên phải nhiệt huyết với nghề, đầu tư tìm hiểu tìm tòi,vận dụng và rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giờ dạy của mình.
	Khả năng áp dụng sáng kiến: Sáng kiến có khả năng áp dụng cho nam đội tuyển bóng chuyền các trường THPT và các đội thi đấu mang tính chất phong trào. 
 Yên mô, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
Tác giả sáng kiến
Nguyễn Ngọc Chấn

File đính kèm:

  • docskkn chấn 2018.doc
  • docbia skkn.doc
Sáng Kiến Liên Quan