Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu bảo tồn lưu giữ và phát triển giống hoa Mai vàng Yên Tử
Cây hoa Mai thuộc họ lão mai (Ochnaceae) nguyên sản ở vùng núi Tây Nam Trung Quốc, có hơn 300 loài Mai khác nhau . Những loại Mai trước kia thường được dùng chơi cảnh là Mai Vàng, Mai Chiếu Thuỷ, Mai Tứ Quý, Mai Hồng, Mai Rồng cuốn.(Trần Hợp, 1993; T.Tsukamôt 2001)
Cách đây 5 thế kỷ, các nhà thực vật học Trung Quốc đã phát hiện và đưa giống Mai vàng dùng để chơi làm cảnh. Đặc điểm cơ bản của giống Mai vàng là nhị màu nâu, nở hoa vào dịp tết Nguyên đán, rất phù hợp để trong nhà, trên bàn uống nước chơi vào dịp tết. Ngoài ý nghĩa đón xuân, hoa Mai vàng còn có ý nghĩa của sự khoẻ khoắn, may mắn nên rất được người Trung Quốc ưa chuộng. Mai vàng còn có đặc tính quý khác là tỷ lệ đậu quả khá cao, quả chín hình thuôn dài màu vàng rất đẹp, vì vậy không những dùng để chơi hoa mà còn có thể dùng để chơi quả trong nhiều tháng (Hà Sinh Căn, Miếu Thường Hổ, 2000)
Cây Mai vàng có tên tiếng Anh là Vietnamese Mickey Mouse Plant. Mai vàng là loại cây rụng lá hàng năm. Thân có chiều cao trung bình 2-7m, đường kính thân 10-25cm. Cành thưa và có màu xám nâu. Lá Mai vàng có màu xanh, lá đơn, mọc cách, mặt trên thường bóng. Kích thước lá 7-19 x 3-5,5cm. Hoa màu vàng, có thể có mùi thơm. Đường kính hoa trung bình 3-4cm. Hoa có từ 5-7 cánh hình ô van, cánh hoa dài 1,3-2cm, chiều rộng 1-1,4cm. Hoa Mai vàng có nhiều nhị, số lượng thay đổi, có chiều cao từ 0,9-1,2cm. Nhuỵ thường cao hơn nhị, trung bình 1-1,4cm. Đài hoa màu xanh, số lượng thay đổi từ 4-6, kích thước lá đài 10-12 x 6-7mm. Cây Mai vàng thích hợp trồng ở độ cao 300-1400m so với mực nước biển. Hoa của cây Mai vàng để tươi có thể cất được tinh dầu thơm, dùng để chữa vết bỏng nước và uống có thể chữa khỏi bệnh ngứa trẻ con. Hoa phơi khô dùng để chữa ho, suyễn. (Jiang Qing Hai, 2006)
Một nhược điểm của cây Mai vàng là khi vận chuyển đi xa làm hoa tàn nhanh và mặc dù tỷ lệ đậu quả cao nhưng số quả còn lại ít. Để khắc phục điều này, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Rau-Hoa Quảng Châu (Trung Quốc) đã sử dụng các loại chất điều tiết sinh trưởng và phân bón dưỡng cây, kết quả cho thấy đã khắc phục được những điểm yếu này. (Jiang Qing Hai, 2006)
ừ gốc ghép lên cành ghép. Trên cành ghép nhờ vào dinh dưỡng dự trữ đã thúc đẩy quá trình bật các mầm ngủ. Các mầm ngủ này sẽ hình thành nên cành, lá, chồi, Đây là các cơ quan có chức năng quang hợp tổng hợp các chất hữu cơ. Các chất hữu cơ này sẽ được dẫn truyền tới các bộ phận khác của cây thông qua hệ thống mạch dẫn. Do hình thành lớp tế bào dẫn truyền trung gian giữa cành ghép và gốc ghép nên dòng nhựa luyện sẽ được vận chuyển qua lớp tế bào này tới các bộ phận của gốc ghép. Như vậy, dòng nhựa nguyên và nhựa luyện được vận chuyển một cách đều đặn, lớp tế bào trung gian dần đi vào chuyên hoá, cành ghép và gốc ghép tạo thành một cây hoàn chỉnh với đầy đủ các chức năng mà nó vốn có. Biểu đồ 1: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ bật mầm của cành ghép theo thời gian Qua đồ thị trên ta thấy, tại thời điểm 50 ngày tỉ lệ bật mầm của cành ghép là lớn nhất (97,78%). Các thời điểm sau đó (60 ngày đến 90 ngày), tỷ lệ bật mầm của cành ghép không tăng lên, tại thời điểm 90 ngày có 4 cành ghép có mầm bị chết, do đó tỷ lệ bật mầm giảm xuống còn 95,56%. Nguyên nhân có thể do lớp tế bào trung gian không đi vào chuyên hoá làm cho dòng vận chuyển vật chất giữa cành ghép và gốc ghép bị ngăn chặn. Do đó, cành ghép không thể sinh trưởng, dẫn đến chết. Tại thời điểm 20 ngày đến 30 ngày sau khi ghép, tỷ lệ bật mầm của cành ghép tăng lên nhanh chóng. Tại thời điểm này, với lượng dinh dưỡng dự trữ, cành ghép bắt đầu bật mầm và giữa cành ghép và gốc ghép hình thành lớp tế bào trung gian có chức năng vận chuyển vật chất. Giai đoạn từ 30 ngày đến 50 ngày, lớp tế bào trung gian dần đi vào chuyên hoá, trên cành ghép hình thành các cơ quan quang hợp, từ đó khả năng tiếp hợp giữa cành ghép và gốc ghép tăng lên. Đây chính là thời điểm tỷ lệ bật mầm của cành ghép đi vào ổn định. Như vậy, qua thí nghiệm này cho thấy việc sử dụng phương pháp ghép đoạn cành giữa Mai vàng Yên Tử (cành ghép) và Mai vàng Miền nam (gốc ghép) là hoàn toàn có cơ sở khoa học và thực nghiệm (tỷ lệ bật mầm của cành ghép đạt trên 95%). Chúng tôi cũng đã tiến hành làm thí nghiệm tương tự nhưng trên gốc ghép là đào dại. Qua theo dõi cho thấy tỷ lệ bật mầm của cành ghép rất thấp (nhỏ hơn 30%). Bảng số 2: Nghiên cứu về thời gian bật mầm của cành ghép Mai vàng Yên Tử trên gốc đào dại Thời gian bật mầm (ngày) Số cây bật mầm (cây) Tỷ lệ bật mầm (%) 10 0 0 20 0 0 30 0 0 40 0 0 50 46 25,56 60 24 (-22) 13,33 90 11 (-35) 6,11 Trong đó: (-22), (-35): số cành ghép đã chết. Số cây bật mầm tại thời điểm đo Tỷ lệ bật mầm(%) = x 100 Tổng số cây ghép Biểu đồ 2: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ bật mầm của cành ghép theo thời gian Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, tại thời điểm 50 ngày sau khi ghép, cành Mai mới bắt đầu bật mầm và đây cũng là thời điểm mầm bật nhiều nhất (25,56%). Tuy nhiên, ở các thời điểm sau đó (60 ngày đến 90 ngày) tỷ lệ bật mầm giảm xuống. Khi quan sát thấy hiện tượng mầm héo dần và chết (gọi là hiện tượng thui mầm), đến thời điểm 90 ngày sau ghép chỉ còn 6,11 % và các mầm còn lại đã bắt đầu có hiện tượng héo dần. Dựa trên cơ sở khoa học của phương pháp ghép đoạn cành, nguyên nhân được giải thích bởi khả năng tiếp hợp và đặc tính di truyền giữa cành ghép và gốc ghép. Cây Mai vàng (họ Ochnaceae) và cây đào dại (họ Rosaceae) thuộc 2 họ khác nhau. Về mặt nguyên lý, 2 cây thuộc 2 họ khác nhau thì đặc tính di truyền khác nhau, do đó giữa gốc ghép và cành ghép không thể hình thành nên 1 cơ thể thực vật thống nhất. Tỷ lệ bật mầm của cành ghép thấp sau 50 ngày có thể do các nguyên nhân sau: - Cành ghép bật mầm nhờ lượng dinh dưỡng dự trữ trong cành. - Có hiện tượng hình thành lớp tế bào trung gian để dẫn truyền dòng vật chất. Tuy nhiên, lớp tế bào trung gian này không thể đi vào chuyên hoá do sự khác nhau về mặt di truyền nên không thể hình thành các dòng vận chuyển vật chất. - Cơ chế ức chế thực vật của các cây khác nhau. Xuất phát từ kết quả như trên, chúng tôi chỉ tiến hành theo dõi các chỉ tiêu tiếp theo của công thức thí nghiệm ghép đoạn cành giữa Mai vàng Yên Tử và Mai vàng Miền nam. 3.1.2. Nghiên cứu về số lượng và chiều dài mầm bật của cành ghép Mai vàng Yên Tử trên gốc ghép Mai vàng Miền Nam Cành ghép được chọn để ghép phải có từ 3 mầm trở nên, tuy nhiên cũng không được quá dài (giới hạn ở mức 12 cm). Sau khi ghép một thời gian nhất định, cành ghép bắt đầu bật mầm. Mầm bật tiếp tục được cành ghép và gốc ghép dẫn truyền vật chất tới để thực hiện các chức năng sinh học. Theo đó, mầm bật sẽ tăng trưởng dần về chiều dài và tăng số lượng mầm bật. Đây chính là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng tiếp hợp giữa cành ghép và gốc ghép. Nếu khả năng tiếp hợp cao, lớp tế bào chuyên hoá được hình thành nhanh, cành ghép và mầm nhanh chóng nhận được vật chất từ dòng vận chuyển và do đó sức sinh trưởng của cành ghép và mầm sẽ nhanh hơn. Bảng số 3: Số lượng và chiều dài mầm bật của cành ghép Mai vàng Yên Tử trên gốc Mai Miền nam Thời gian (ngày) Xtb (mầm) Ytb (mm) 10 0,02 (~ 0) 02 20 0,19 (~ 0) 14 30 1,12 (~ 1) 27 40 1,62 (~ 2) 19 50 1,73 (~ 2) 28 60 1,79 (~ 2) 31 70 1,80 (~ 2) 34 80 1,81 (~ 2) 36 Trong đó: (~): xấp xỉ 0,1,2: các số nguyên dương (mầm) Xtb: Số mầm bật trung bình trên một cành ghép tại thời điểm đo (mầm). Tổng số mầm đã bật trên tất cả các cành ghép tại thời điểm đo Xtb = Tổng số cây ghép đã bật mầm Ytb: Chiều dài trung bình của mầm bật tại thời điểm đo (mm). Tổng chiều dài của tất cả các mầm đã bật tại thời điểm đo (mm) Ytb = Tổng số mầm đã bật tại thời điểm đo (mầm) Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lượng mầm bật trung bình trên một cành ghéo sau 80 ngày theo dõi xấp xỉ 2 mầm/cành ghép, trong đó mỗi cành (đã bật mầm) tối thiểu có 1 mầm, cành nhiều nhất có 5 mầm bật. Đối với các cành có số lượng mầm ít (từ 1 đến 3 mầm) cần tập trung chăm sóc để chúng sinh trưởng thật khoẻ, còn với các cành có số lượng mầm nhiều (nhiều hơn 3 mầm) cần chú ý theo dõi để giữ lại các mầm khoẻ làm các cành chính sau này. Theo kinh nghiệm, trên một cành ghép chỉ nên để 2 -3 mầm cho sinh trưởng phát triển tốt làm cành chính sau này. Qua bảng số liệu trên ta cũng thấy được rằng, trong giai đoạn 20 đến 30 ngày sau ghép số lượng mầm trung bình tăng lên nhanh chóng (tăng 0,93 mầm/cành). Như đã nói ở trên, vào giai đoạn này khả năng tiếp hợp giữa cành ghép và gốc ghép tăng lên và tăng cường vật chất dẫn truyền từ gốc ghép lên cành ghép và ngược lại. Chính vì vậy, cành ghép có đủ lực để bật mầm. Song song với số lượng mầm bật tăng lên, chiều dài các mầm bật cũng tăng lên. Qua bảng số liệu ta thấy, ở giai đoạn đầu mầm có xu thế tăng trưởng nhanh về chiều dài, sau đó sự tăng trưởng này giảm dần. Điều này sẽ thấy rõ hơn ở biểu đồ tăng trưởng chiều dài mầm bật (phía dưới). Nhìn trên biểu đồ ta thấy rằng, tại thời điểm 40 ngày sau khi ghép chiều dài mầm bật trung bình lại nhỏ hơn thời điểm 30 ngày. Sở dĩ có điều này là do ở thời điểm 40 ngày sau khi ghép có nhiều mầm mới bật còn ngắn nên khi tính trung bình sẽ thấp hơn. Xét trên tổng thể của biểu đồ, các cột được biểu diễn theo sự tăng dần về chiều cao. Điều này chứng tỏ các mầm bật có sự tăng trưởng dần về chiều dài và số mầm mới bật càng về sau càng ít (mầm mới bật có chiều dài ngắn nên khi cộng trung bình sẽ thấp). Biểu đồ 3: Đồ thị biểu diễn tăng trưởng chiều dài mầm bật theo thời gian 3.1.3. Nghiên cứu về chiều cao cây ghép Với chỉ tiêu này, chúng tôi chỉ quan tâm tới chiều cao cây ghép của thời điểm ban đầu và kết thúc thí nghiệm. Ở các chỉ tiêu trên, chúng tôi đã tiến hành theo dõi sự tăng truởng của mầm bật. Mặt khác, sự tăng trưởng chiều cao cây ghép chủ yếu là do sự tăng trưởng của mầm bật. + Thí nghiệm trên gốc Mai vàng Miền Nam: Tại thời điểm bắt đầu đo chiều cao trung bình của cây ghép 26,83 cm. Sau 3 tháng theo dõi, chiều cao cây ghép tăng lên và đạt trung bình 34,50 cm. + Thí nghiệm trên gốc đào dại: Do tỷ lệ bật của cành ghép quá thấp nên chúng tôi không tiến hành thực hiện chỉ tiêu này. 3.1.4. Nghiên cứu về khả năng chống chịu sâu bệnh của cây ghép Qua theo dõi, chúng tôi thấy rằng cây ghép có khả năng chống chịu với sâu bệnh hại rất tốt. Trong cả chu kỳ theo dõi, kết quả cho không cây nào nhiễm bệnh, mật độ sâu ăn lá rất thấp. Điều này cũng khẳng định lại các nghiên cứu trước đây (phần tổng quan nghiên cứu) là cây Mai vàng rất ít nhiễm các loại sâu bệnh hại. Đây là cơ sở rất tốt để phát triển loại cây này. 3.2. Nghiên cứu biện pháp nhân giống vô tính Mai vàng Yên Tử bằng phương pháp giâm cành Phương pháp giâm cành là một phương pháp được áp dụng từ lâu đời. Trước đây con người đã sử dụng phương pháp này để nhân giống nhiều loại cây trồng như rau ngót, hoa hồng, Tuy nhiên, phương pháp này lại ít được áp dụng đối với Mai vàng. Các nghệ nhân trồng Mai sử dụng phương pháp ghép đoạn cành là chủ yếu, có rất ít người sử dụng phương pháp giâm cành Mai. Lý do mà họ đưa ra là tỷ lệ sống không cao và thời gian tiến hành dài hơn. Để kiểm tra lại điều này, chúng tôi đã tiến hành làm thí nghiệm giâm cành Mai vàng Yên Tử trên các nền giá thể khác nhau. Cơ sở khoa học của phương pháp này là dựa vào tính toàn năng và tính phân hoá, phản phân hoá của tế bào thực vật. 3.2.1. Nghiên cứu về thời gian bật mầm của cành giâm trên các nền giá thể khác nhau tại thời điểm đo Sau khi giâm cành, biểu hiện đầu tiên của cành giâm là bật mầm. Dinh dưỡng dự trữ của cành giâm tích luỹ được khi chưa tách khỏi cây mẹ và trong điều kiện giữu ẩm bão hoà đã thúc đẩy các mầm ngủ bật. Các mầm sau khi bật sẽ sử dụng lượng dinh dưỡng dự trữ này để tiếp tục các hoạt động sinh học như quang hợp ở mức yếu, tổng hợp auxin, Chỉ tiêu này cho phép đánh giá sức bật mầm của các cành giâm và sự duy trì các mầm bật này trong quá trình sinh trưởng của cành giâm. Chúng tôi đã tiến hành làm thí nghiệm trên 3 công thức (100% cát sạch, 50% cát sạch + 50% trấu hun, 100% trấu hun), mỗi công thức làm với 120 cành bánh tẻ và sử dụng auxin 6000 ppm để kích thích ra rễ bất định. Bảng 4: Nghiên cứu thời gian bật mầm của cành giâm trên các nền giá thể khác nhau tại thời điểm đo CT TG (ngày) X1 X2 X3 9 3 5 6 18 15 20 40 27 31 45 72 36 35 60 98 45 36 65 106 54 36 (-6) 66 (-8) 108 (-8) 63 36 66 108 Trong đó: (-6), (-8), (-8) là số cành giâm bị chết. TG: thời gian tiến hành kiểm tra (ngày) CT: chỉ tiêu X1, X2, X3: số cây bật mầm tại thời điểm đo của công thức I, II, III Qua bảng số liệu trên ta thấy, trên cả 3 công thức thì tỷ lệ bật mầm của cành giâm tăng dần từ sau 9 ngày, sau đó tỷ lệ này tăng chậm dần và sau gần 2 tháng tỷ lệ này không tăng nữa. Trên nền giá thể là 100% cát sạch, tỷ lệ bật mầm của cành giâm là thấp nhất. Sau 54 ngày chỉ có 36 cành giâm bật mầm (đạt 30%). Những cành giâm không bật có hiện tượng “đen” phần tiếp xúc với nền giá thể. Màu đen này có thể là do các tế bào tại vùng tiếp tiếp xúc bị chết. Các cành giâm này không còn khả năng ra rễ. Trên nền giá thể 50% cát sạch + 50% trấu hun, tỷ lệ bật mầm có cao hơn so với nền giá thể cát sạch. Sau 54 ngày chỉ có 66 cành giâm bật mầm (đạt 55%). Như vậy, tỷ lệ bật mầm của cành giâm vẫn còn rất thấp. Trên nền giá thể 100% trấu hun, tỷ lệ bật mầm của cành giâm là cao nhất. Sau 54 ngày theo dõi có 108 cành giâm bật mầm, chiếm 90%. Tuy nhiên, trên cả 3 nền giá thể này xảy ra hiện tượng chết mầm sau khi bật. Trong thời gian bật của các cành giâm, thời tiết đã gây bất lợi cho quá trình này. Tại vùng Yên Tử, mưa đã kéo dài từ cuối tháng 5/2008 đến hết tháng 6/2008. Lượng nước mưa lớn, độ ẩm đất và không khí cao, hệ thống nhà giâm cành chỉ che ánh sáng mà không che mưa là các nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng mầm sau khi bật bị chết. Cụ thể : công thức I chết 6 cành, công thức II chết 8 cành, công thức III chết 8 cành. 3.2.2. Nghiên cứu về thời gian sùi callus của cành giâm trên các nền giá thể khác nhau Như trên đã nêu, cơ sở khoa học của phương pháp giâm cành là tính toàn năng và tính phản phân hoá – phân hoá của tế bào thực vật. Cành Mai sau khi giâm sẽ có hiện tượng bật mầm trước. Tại các bộ phận non mới hình thành này diễn ra quá trình tổng hợp auxin. Auxin có tác dụng kích thích quá trình hình thành rễ bất định. Trước khi hình thành rễ bất định có 1 quá trình trung gian gọi là quá trình hình thành callus. Callus là tập hợp khối tế bào phôi sinh được hình thành do quá trình phản phân hoá. Như ta đã biết, auxin sau khi được tổng hợp trên các bộ phận non sẽ được mạch libe dẫn truyền tới vết cắt đang tiếp xúc với nền giá thể. Như một xu thế vốn có (đặc tính của cây mẹ hay thực vật nói chung), các cơ thể thực vật luôn phải có đầy đủ các bộ phận như rễ, thân, lá, Nếu cơ thể thực vật thiếu một cơ quan nào đó thì có xu hướng hình thành nên cơ quan đó. Cành giâm chỉ là một đoạn cành, chưa có rễ, lá. Vì vậy, diễn ra một quá trình là phản phân hoá. Các tế bào chuyên hoá tại vết cắt dưới tác dụng của auxin sẽ phản phân hoá thành các tế bào phôi sinh. Tế bào phôi sinh là các tế bào ban đầu để hình thành nên các tế bào chuyên hoá. Do vậy, các tế bào phôi sinh sẽ thực hiện quá trình phân hoá để hình thành rễ bất định. Bảng 5: Thời gian sùi callus của cành Mai vàng Yên Tử trên các nền giá thể khác nhau CT TG (ngày) CT I CT II CT III SL (cành) TL (%) SL (cành) TL (%) SL (cành) TL (%) 9 0 0,0 0 0,0 0 0,0 18 0 0,0 0 0,0 2 1,7 27 3 2,5 6 5,0 8 6,7 36 7 5,8 11 9,2 15 12,5 45 11 9,2 19 15,8 24 20,0 54 15 12,5 28 23,3 35 29,2 63 18 15,0 38 31,7 46 38,3 Trong đó: CT I, CT II, CT III: các công thức thí nghiệm I, II, III TG: thời gian theo dõi SL: số lượng cành giâm sùi callus tại thời điểm đo (cành) TL: tỷ lệ % số cành giâm sùi callus tại thời điểm đo (%) SL x 100 TL (%) = 120 Qua bảng số liệu ta thấy, tại thời điểm 18 ngày sau khi giâm cành mới có hiện tượng sùi callus. Trong cả 3 công thức, công thức III (100% trấu hun) có hiện tượng sùi callus đầu tiên. Điều này là do tại thời điểm đó, công thức III có số lượng cành giâm bật sớm và nhiều. Sự bật mầm của cành giâm sẽ kích thích quá trình sùi callus. Tại các thời điểm sau, các nền giá thể khác cũng bắt đầu có hiện tượng sùi callus. Sau 63 ngày kể từ khi giâm cành, tỷ lệ sùi callus của công thức III là lớn nhất (đạt 38,3%), tiếp theo là công thức II (31,7%), thấp nhất là công thức I (15,0%) Tỷ lệ sùi callus vẫn tiếp tục diễn ra. Trong thời điểm này có hiện tượng hình thành rễ bất định. Vì vậy, cần tiếp tục tiến hành theo dõi để đánh giá sự hình thành rễ của cành giâm trên các nền giá thể khác nhau. Từ đó đánh giá xem trên nền giá thể nào cho hệ số nhân giống cao hơn. 3.2.3. Nghiên cứu về số lượng mầm bật của cành giâm trên các nền giá thể khác nhau tại thời điểm đo Cành giâm được chọn là các cành bánh tẻ (không non, không già), không sâu bệnh, trên cây sinh trưởng phát triển tốt (chọn trên các cây đầu dòng). Để đánh giá khả năng sinh trưởng của cành Mai vàng Yên Tử sau khi giâm thì cần dựa vào rất nhiều chỉ tiêu, trong đó phải dựa vào số lượng mầm bật trên cành giâm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh xem nền giá thể nào là phù hợp nhất cho việc nhân giống Mai vàng Yên Tử bằng phương pháp giâm cành. Bảng 6: Số lượng mầm bật của cành Mai vàng Yên Tử trên các nền giá thể khác nhau CT TG (ngày) Xtb Ytb Ztb 9 1,0 1,0 1,0 18 1,1 1,1 1,1 27 1,3 1,1 1,1 36 1,4 1,2 1,1 45 1,5 1,2 1,1 54 1,8 (-6) 1,4 (-8) 1,3 (-8) 63 1,8 1,4 1,3 Max 3 4 4 Min 1 1 1 Trong đó: (-6), (-8), (-8): số cành giâm đã chết tại các công thức TG: thời gian theo dõi (ngày) CT: chỉ tiêu theo dõi Max: Giá trị lớn nhất Min: giá trị nhỏ nhất Xtb (Ytb, Ztb): số lượng mầm bật trung bình trên một cành giâm của công thức I, II, III Tổng số lượng mầm đã bật trên tất cả các cành giâm Xtb (Ytb, Ztb) = Tổng số cành giâm đã bật mầm Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lượng mầm bật trên cả 3 công thức chỉ đạt 1 – 2 mầm. Trong đó ở công thức I, tỷ lệ mầm bật trên cành giâm là cao nhất. Tuy nhiên điều này chỉ cho biết trung bình số mầm bật trên 1 cành giâm của những cành giâm đã bật mầm. Ở công thức I, tỷ lệ cành giâm bật mầm là thấp nhất nên khi tính số lượng trung bình mầm bật trên 1 cành giâm sẽ cao hơn. Ở công thức III có nhiều cành giâm mới bật mầm hơn so với các công thức khác (chỉ có 1 mầm trên cành giâm) nên số lượng mầm bật trung bình trên một cành giâm thấp hơn các công thức khác. Nếu tiếp tục theo dõi, tỷ lệ này sẽ tăng lên. Chỉ tiêu này chỉ nói lên số lượng mầm bật trung bình trên một cành giâm. Để có thể đánh giá đầy đủ hơn khả năng sinh trưởng của cành giâm cần kết hợp nhiều chỉ tiêu khác. 3.2.4. Nghiên cứu về chiều dài mầm bật của cành giâm trên các nền giá thể khác nhau tại thời điểm đo Như ta đã biết, mầm bật sẽ hình thành nên các bộ phận non. Các bộ phận non này tổng hợp auxin kích thích quá trình hình thành rễ bất định. Ở giai đoạn đầu, cành giâm có hút nước (cung cấp trong quá trình phun mù) thông qua vết cắt. Mầm sau khi bật sống chủ yếu dựa vào lượng dinh dưỡng dự trữ trong cành (các giá thể là giá thể trơ, rất nghèo dinh dưỡng nên cành không thể lấy dinh dưỡng từ giá thể). Bảng 7: Chiều dài mầm bật của cành Mai vàng Yên Tử trên các nền giá thể khác nhau tại thời điểm đo CT TG (ngày) Xtb (mm) Ytb (mm) Ztb (mm) 9 1 1,4 (~1) 1,3 (~1) 18 1,3 (~1) 1,3 (~1) 1,3 (~1) 27 1,3 (~1) 1,2 (~1) 1,2 (~1) 36 1,4 (~1) 1,2 (~1) 1,2 (~1) 45 1,7 (~2) 1,2 (~1) 1,2 (~1) 54 1,9 (~2) 1,5 (~2) 1,3 (~1) 63 2,1 (~2) 1,7 (~2) 1,4 (~1) Max 5 6 8 Min 1 1 1 Trong đó: (~1): xấp xỉ 1 mm. (~2): xấp xỉ 2 mm. Max: giá trị lớn nhất Min: giá trị nhỏ nhất TG: thời gian theo dõi (ngày) CT: chỉ tiêu theo dõi Xtb (Ytb, Ztb): chiều dài mầm bật trung bình trên một cành giâm của công thức I, II, III Tổng chiều dài mầm đã bật trên tất cả các cành giâm Xtb (Ytb, Ztb) = Tổng số cành giâm đã bật mầm Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong thời gian theo dõi là 63 ngày, chiều dài của mầm trên các cành giâm chỉ đạt trung bình từ 1-2 mm. Điều này cho thấy sự tăng trưởng về chiều dài mầm bật không cao. Trong đó, công thức I có chiều dài trung bình mầm bật là lớn nhất, tiếp đó là công thức II và công thức III. Sở dĩ có điều này là do ở công thúc I có số lượng cành giâm bật mầm ít nhất, tiếp đó là công thức II và công thức III. Ở công thức III, mầm bật có chiều dài lớn nhất là 8 mm, công thức II là 6 mm, công thức I là 5 mm. Công thức III có thời gian bật mầm sớm hơn nên chiều dài mầm bật là lớn nhất. Giá trị nhỏ nhất của chiều dài mầm bật là 1 mm. Đây có thể là các mầm mới bật hoặc chậm phát triển. Cứ theo tỷ lệ bật mầm ta thấy, ở thời điểm 54 ngày, các công thức ngừng bật thêm mầm mới. Như vậy, các mầm 1 mm là các mầm chậm phát triển. IV. Kết luận 1. Phương pháp nhân giống vô tính bằng ghép đoạn cành giữa Mai vàng Yên Tử (cành ghép) và Mai vàng Miền Nam (gốc ghép) cho kết quả cao, tỷ lệ bật mầm sau 3 tháng đạt trên 95%, tỷ lệ cây ghép sống đạt 85%. Sự sinh trưởng của cành ghép khoẻ, không sâu bệnh. Trong khi đó, khi ghép Mai vàng Yên Tử (cành ghép) với đào dại (gốc ghép) lại cho tỷ lệ bật và sống của mầm thấp, chỉ đạt 6% sau 90 ngày. 2. Phương pháp nhân giống vô tính bằng giâm cành cho hiệu quả không cao, tỷ lệ sống của cành ghép không đạt 80% như yêu cầu. Một số hình ảnh về nhân giống Mai vàng Yên Tử Vườn Mai vàng sau ghép 3 tháng Cành Mai vàng sau ghép 3 tháng Nhà giâm cành và cành giâm sau khi bật mầm Tài liệu tham khảo [1] Trần Hợp (1993), Cây cảnh-Hoa Việt Nam. NXB Nông nghiệp. [2] Lê Thị Thanh Nhàn, Trần Hoài Nam (2005), Nghệ thuật chơi hoa và cây cảnh. NXB Văn hoá Thông tin. [3] Việt Chương, KS Nguyễn Việt Thái (2005), Thú chơi Mai của Người xưa. NXB Mỹ thuật. [4] Việt Chương (2000), Kỹ thuật trồng mai. NXB TP Hồ Chí Minh,. [5] GS.TSKH Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam. NXB Trẻ. [6] Một số website: [7] T.Tsuksmoto, M.Gao, K.Negoro, H.Hanada, T.Tao, M.kawabe, K.Yonemori (2001), Sự hình thành và phát triển của giống mai Nanko. NXB Nhật Bản. [8] Hà Văn Sinh, Miếu Thường Hổ (2000), Một số loại cây cảnh Trung Quốc. NXB Trung Quốc. [9] Jiang Qing Hai (2006), Kỹ thuật nuôi trồng hoa cây cảnh. NXB Trung Quốc.
File đính kèm:
- Ket qua nhan giong vo tinh Mai vang Yen Tu.doc