Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu bài tập giáo dục sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12-14 trường Trung học cơ sở

Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi trong hoạt động nào đó. Sức bền được phân làm 2 loại: sức bền chung và sức bền chuyên môn.

Để đánh giá sức bền người ta sử dụng chỉ số tương đối, chỉ số tuyệt đối và chỉ số riêng biệt.

Sức bền chung là sức bền trong hoạt động kéo dài với cường độ trung bình thu hút toàn bộ hệ cơ hoạt động (chạy 800m, bật bục, bơi.)

Trong các bài tập sức bền khả năng chức phận của con người được xác định bởi tình trạng yếm khí và ưa khí (thiếu oxi và đủ ôxi). Sức bền chỉ phát triển khi học sinh thắng được mệt mỏi ở một mức độ nhất định. Khi đó chức năng cơ thể thích nghi và biến đổi, biểu hiện bên ngoài là sức bền tăng lên.

Muốn phát triển sức bền cần phát triển khả năng hô hấp, mà khả năng hô hấp phát triển được cần phát triển cả khả năng ưa khí và khả năng yếm khí. Vì vậy, thứ tự phát triển khác nhau của sức bền là: trước hết phát triển khả năng hô hấp, sau đó đến khả năng phân hủy glucoza và cuối cùng là phát triển khả năng sử dụng năng lượng của phản ứng photphocreatin. Trong một buổi tập, thứ tự này được thực hiện ngược lại.

 

doc16 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu bài tập giáo dục sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12-14 trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng pháp thực nghiệm sư phạm
- Trong quá trình nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu được phân ra làm 2 nhóm.
+ Nhóm A: khối lượng các bài tập
+ Nhóm B: là nhóm thực hiện các bài tập
- Trước khi thực nghiệm, thể lực của cả 2 nhóm đã được kiểm tra. Ở đây, nhóm thực nghiệm thực hiện theo nội dung bài tập đã được lựa chọn trước. Còn nhóm đối chiếu tập theo nội dung bài tập của giáo viên thể dụng trong nhà trường. Thời gian và điều kiện của 2 nhóm như nhau.
VIII. Tổ chức nghiên cứu.
1. Chuẩn bị sân bãi dụng cụ tập luyện
2. Chuẩn bị đối tượng học sinh nghiên cứu
3. Chuẩn bị các bài tập để giảng dạy
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1. Nghiên cứu bài tập Giáo dục sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12-14 trường THCS.
Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi trong hoạt động nào đó. Sức bền được phân làm 2 loại: sức bền chung và sức bền chuyên môn.
Để đánh giá sức bền người ta sử dụng chỉ số tương đối, chỉ số tuyệt đối và chỉ số riêng biệt.
Sức bền chung là sức bền trong hoạt động kéo dài với cường độ trung bình thu hút toàn bộ hệ cơ hoạt động (chạy 800m, bật bục, bơi...)
Trong các bài tập sức bền khả năng chức phận của con người được xác định bởi tình trạng yếm khí và ưa khí (thiếu oxi và đủ ôxi). Sức bền chỉ phát triển khi học sinh thắng được mệt mỏi ở một mức độ nhất định. Khi đó chức năng cơ thể thích nghi và biến đổi, biểu hiện bên ngoài là sức bền tăng lên.
Muốn phát triển sức bền cần phát triển khả năng hô hấp, mà khả năng hô hấp phát triển được cần phát triển cả khả năng ưa khí và khả năng yếm khí. Vì vậy, thứ tự phát triển khác nhau của sức bền là: trước hết phát triển khả năng hô hấp, sau đó đến khả năng phân hủy glucoza và cuối cùng là phát triển khả năng sử dụng năng lượng của phản ứng photphocreatin. Trong một buổi tập, thứ tự này được thực hiện ngược lại.
1.2. Đặc điểm các bài tập phát triển sức bền chung.
* Phát triển khả năng ưa khí
Khả năng ưa khí chính là cơ sở sinh lý để phát triển sức bền chung. Muốn phát triển khả năng ưa khí cần thực hiện 3 nhiệm vụ sau: nâng cao khả năng hấp thụ ôxi, phát triển khả năng duy trì mức hấp thụ ôxi trong thời gian dài, làm cho các quá trình hô hấp nhanh chóng bước vào hoạt động với hiệu suất cao.
Để nâng cao khả năng ưa khí của cơ thể thường dùng phương pháp tập luyện đồng đều, liên tục và lặp lại biến đổi, vì chức năng của nhiều cơ quan hô hấp tăng lên với cường độ vận động thấp, thời gian kéo dài (ví dụ, chạy 800m với thời gian 4’). Không nên áp dụng bài tập với cường độ thấp giới hạn quá nhiều (đi bộ). Chạy bền là bài tập tốt nhất để phát triển khả năng hô hấp (sức bền chung). Ngoài ra có thể sử dụng các bài tập như:
Bật bục: 	2’ x 2lần, nghỉ giữa 3-4’
Chạy hình tam giác: 2’x2lần
Nhảy dây: 2’x3lần, 3’x2lần
Chạy hình số 8 trong sân bóng chuyền (sân nhỏ)
Duy trì hoạt động liên tục với mức hấp thụ ôxi tối đa là một nhiệm vụ khó khăn đối với cơ thể học sinh. Nếu kéo dài hoạt động sẽ rối loạn tuần hoàn hô hấp dẫn đến xuất hiện mức độ hấp thụ ôxi giảm, và do đó giảm tác dụng của luyện tập.
Để phát triển khả năng ưa khí, người ta còn sử dụng phương pháp phát triển hoạt động yếm khí với những phương pháp lặp lại, giãn cách biến đổi. Phương pháp này có tác dụng kích thích đến các quá trình hô hấp. Trong 10’’:90’’ mức hấp thụ ôxi tăng, chỉ số hoạt động của tim mạch tăng, dung lượng tâm thu lớn. Nếu lặp lại hoạt động vào thời điểm các chỉ số trên còn cao thì mức hấp thụ ôxi tăng lên đến khi đạt mức tối đa.
Đặc điểm của phương pháp lặp lại – lặp lại biến đổi là:
+ Cường độ hoạt động cao hơn tới hạn 75-85% cường độ tối đa. Cuối hoạt động nhịp tim phải tăng lên đến 120-140 lần/phút.
+ Độ dài các đoạn chạy phải trên 10’. Trong thời gian này, hoạt động diễn ra trong điều kiện nợ ôxi và hấp thụ ôxi đạt mức tối đa.
+ Khoảng cách nghỉ ngơi không nên vượt quá 3-4’. Lúc này nên sử dụng nghỉ ngơi tích cực (chạy nhẹ nhàng, đi bộ...)
+ Số lần lặp lại được xác định nhờ khả năng duy trì trạng thái ổn định của học sinh. Thường thường hiện tượng giảm sút mức hấp thụ ôxi là tín hiệu dừng hoạt động. GV cần kiểm tra bằng chỉ số nhịp tim sao cho sau hoạt động nhịp tim dừng ở mức 120-140 lần/phút. Ngoài ra, để nâng cao khả năng ưa khí cần dạy học sinh biết thở đúng: thở bụng, thở ngực, thở hỗn hợp; trong lúc nghỉ ngơi cần nghỉ sâu, mau bằng mồn và chú ý lúc thở ra. Trong những bài tập đầu, cần cho học sinh tập thở bằng cách đi bộ hít thở. Chạy chậm hít 2 nhịp, thở 2 nhịp.
1.3. Vị trí và vai trò của các bài tập phát triển sức bền chung
* Phát triển khả năng yếm khí.
Để nâng cao khả năng yếm khí của học sinh, các bài tập sức bền cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nâng cao khả năng chức phận của cơ thể photphocreantin (không có axit latic)
- Hoàn thiện quá trình phân hủy glucoza (có axit latic) để nâng cao khả năng yếm khí cần phải chọn các bài tập có tính chu kì, có cường độ thích hợp. Các bài tập này sử dụng các phương pháp thư giãn lặp lại và giãn cách biến đổi trên các cự ly ngắn.
* Các bài tập phát triển cơ chế photphocreatin có cường độ vận động gần giới hạn (95% tốc độ tối đa). Thời gian mỗi làn hoạt động từ 3-8 giây (20, 30, 50m) với khoảng nghỉ 2-3 phút. Nếu lặp lại lần thứ 3 thì cơ chế này mất khả năng, axit latic bắt đầu xuất hiện. Trong các quãng nghỉ cần hoạt động nhẹ nhàng (đi bộ, chạy bách bộ...). Đối với học sinh, các bài tập loại này nên lặp lại từ 2-3lần.
* Các bài tập nhằm hoàn thiện cơ chế phân hủy glucoza cần có lượng vận động với tốc độ giới hạn và độ dài của cự ly vận động. Thời gian của một lần vận động từ 20’’ – 2’ (bơi 50m, 100m, chạy 200m, 400m). Nên sử dụng quãng nghỉ giảm dần, tránh trạng thái tĩnh (nằm, ngồi). Các bài tập này có số lần lặp lại không nhiều (không quá 2 lần) vì trong máu đã xuất hiện axit lactic. Đối với học sinh phổ thông, chỉ nên áp dụng một đến hai, nhóm thời gian nghỉ giữa là 10-15’ (chỉ dùng cho đội tuyển).
Các bài tập phát triển khả năng yếm khí.
+ Chạy 10m x 4lần
+ Chạy 30m x 3lần
+ Chạy 60m x 2lần
+ Nhảy dây 20’’ x 3lần, 30’’ x 2lần
+ Chạy 100m x 3lần, 200m x 2lần
Các bài tập với cự ly ngắn có tác dụng phát triển khả năng yếm khí. Bài tập với cự ly dài có tác dụng phát triển khả năng ưa khí và phát triển khả năng hô hấp cùng với hệ tuần hoàn. Muốn thực hiện nhiệm vụ này cần giải quyết 3 yếu tố sau:
Thứ nhất, nâng cao khả năng yếm khí (chủ yếu phản ứng phân hủy glucoza).
Thứ hai, nâng cao khả năng ưa khí, hoàn thiện hoạt động của hệ hô hấp và hệ tim mạch.
Thứ ba, dùng các bài tập vượt cự li thi đấu.
Sử dụng các phương pháp hoạt động kéo dài và lặp lại nhiều lần các cự ly ngắn hơn so với thi đấu *chạy 600m = 3 lần 200m). Ngoài ra, muốn vượt cự ly, người ta dùng phương pháp lặp lại biến đổi và tăng tiến (biến tốc).
Các bài tập cần chú ý phát triển khả năng ưa khí (chạy bền, bơi). Ngoài ra, cần phát triển sức bền từng môn bằng phương pháp dãn cách (chia thành từng thời kì với thời gian vận động trung bình).
Các bài tập cần phát triển sức mạnh, sức bền số lần lặp lại để đánh giá:
- Chống đẩy 10-20 lần, đứng lên, ngồi xuống 35 lần/30 giây.
- Bật xa 3lần x 2tổ, bật đổi chân 30giây x 2lần.
- Nhảy xa 3lần x 2 tổ
- Bật thu gối 10 lần x 2 tổ.
- Nhảy cao 6-9 lần/1 buổi tập.
Chạy bền có tác dụng phát triển khả năng hô hấp và hệ tim mạch.
Học chạy bền cần nắm vững lý thuyết và kĩ thuật sau: Lý thuyết về 4 giai đoạn kĩ thuật, tập kĩ thuật suất phát, kỹ thuật chạy vòng, kĩ thuật chạy thẳng, kĩ thuật lên dốc và xuống dốc. Ngoài ra, học sinh cần nắm được biểu hiện và cách khắc phục hiện tượng cực điểm. Biết cách thở, cách phân phối sức và hồi tĩnh sau tập luyện. Khối lượng vận động tăng dần từ 200m – 800m. Sử dụng các phương pháp lặp lại, lặp lại biến đổi, toàn bộ cự ly hoặc vượt cự ly tùy vào mục đích phát triển các yếu tố sức bền. Học chạy bền cần phối hợp bài tập có nội dung và hình thức khác để phát triển các mặt của sức bền (sức bền tốc độ, sức bền mạnh, sức bền chung). VD: Bật bục, bật đổi chân, nâng cao gối, đạp sau, nhảy dây...
Chương 2
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Thuận lợi
- Học sinh là những chủ thể tích cực, hiếu động, hạm tìm tòi sáng tạo. Học sinh trường THCS có truyền thống về học tập và rèn luyện TDTT, các thế hệ đi trước đã đạt được nhiều thành tích trong các môn thể thao mà quận và thành phố tổ chức tại các giải giành cho học sinh THCS.
- Phụ huynh học sinh quan tâm tạo điều kiện cho con em mình tham gia.
- Trường là trường mới xây dựng, sân chơi, bãi tập của trường rộng và đủ không gian cho học sinh luyện tập.
- Việc đưa vào phân phối chương trình môn Thể dục có 2 đến 3 nội dung tập luyện trong một giờ học của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy TDTT của các trường THCS áp dụng các hình thức Giáo dục sức bền đa dạng và phong phú hơn.
- Việc phát triển phong trào TDTT quần chúng tại các cụm dân cư quanh trường là một môi trường thuận lợi cho học sinh tham gia tập luyện và thi đấu các môn thể thao.
2.2. Khó khăn
- Một số học sinh là con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, một số là con em cán bộ công chức nên việc học tập ở nhà các môn thể dục không được đồng đều vì các em phải làm việc phụ giúp gia đình. Sân chơi ở cụm dân cư không đủ để đáp ứng việc học tập ở nhà của các em. Chưa kể hiện nay các tệ nạn cũng đang ngày một ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh.
- Phần lớn học sinh chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc học môn Giáo dục thể chất trong nhà trường. Thêm vào đó nhiều phụ huynh và một số giáo viên khác còn xem nhẹ môn thể dục. 
Chương 3
Nghiên cứu bài tập giáo dục sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12-14 trường Trung học cơ sở ”
1. Nghiên cứu bài tập Giáo dục sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12-14
Phát triển khả năng yếm khí và khả năng ưa khí 
1.1. Khả năng ưa khí và yếm khí
1.1.1. Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ của phần này là dẫn dắt và tạo điều kiện cần cho việc thực hiện nhiệm vụ chính của giờ học bao gồm:
+ Tổ chức lớp, giới thiệu nhiệm vụ và nội dung tập (có yêu cầu)
+ Tạo điều kiện về trạng thái tâm lý cần hiết cho buổi tập
- Khởi động: chuẩn bị cơ thể quen dần với lượng vận động lớn.
- Ngoài ra có thể giải quyết bước đầu một số nhiệm vụ giáo dục, sức bền chung.
1.1.2. Về phương tiện
- Trong phần khởi động, người ta thường dùng các bài tập, các động tác rất đa dạng, nhưng kỹ thuật của chung đơn giản có thể biết từ trước hoặc tiếp thu tại chỗ. Thông thường gồm những nội dung về đội hình đội ngũ, một số bài tập phát triển toàn diện chạy, nhảy v.v... với khối lượng nâng dần vừa phải hoặc các trò chơi với nhiều thể loại khác nhau.
1.1.3. Phương pháp tổ chức và thời gian tập
- Tùy theo tính chất của từng giờ học phần khởi động có thể gồm khởi động chung và khởi động chuyên môn.
- Tổ chức khởi động có thể theo hình thức tập cả lớp ở phần khởi động chung tập theo nhóm hoặc cá nhân ở khởi động chuyên môn. Riêng đối với học sinh ở trường THCS thì nên theo đội hình lớp. Các động tác khởi động có thể tại chỗ, di động với đội hình hàng ngang, hàng dọc hoặc vòng tròn v.v...
1.2. Phần cơ bản
1.2.1. Nhiệm vụ
- Đây là phần chủ yếu nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và sức khỏe đã được quy định trong chương trình và kế hoạch giảng dạy.
- Phát triển hài hòa các cơ quan, các chức năng chung và chuyên môn như cơ quan vận động, các hệ thống tim mạch, hô hấp, hình thành và duy trì các tư thế đứng ngay ngắn, thói quen rèn luyện cơ thể, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết về lĩnh vực TDTT, kỹ năng điều khiển các cơ quan vận động, hình thành và hoàn thiện hệ thống những kỹ năng và kỹ xảo vận động cần cho cuộc sống.
1.2.2. Các phương tiện
 Hệ thống các bài tập này được quy định theo các ba tập sức bền chung của trường THCS. Tuy nhiên tùy vào hoàn cảnh cụ thể và đối tượng cụ thể, giáo viên cần phải bổ xung một số nội dung và bài tập bổ trợ chuyên môn cần thiêt nhằm giải quyết tốt nhiệm vụ dạy học.
1.2.3. Phương pháp tổ chức và thời gian tập.
Ở phần này nên chia lớp thành 2 nhóm tập luyện. Giáo viên phải phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng 01 – 02 cán sự lớp có thể là cán bộ lớp hoặc một học sinh nào đó giáo viên cảm thấy có khả năng) nhằm quản lý lớp. Giáo viên và cán sự sẽ luân phiên quản lý lớp. Làm như vậy học sinh sẽ được tập luyện nhiều hơn, tăng tính tích cực – chủ động – sáng tạo của học sinh, giáo viên có thể quan tâm tốt hơn đến tình hình lớp.
1.2.4. Về trình tự các nội dung tập
Nói chung nội dung mới hoặc ôn tập nhưng có liên quan đến nội dung mới thì cần học trước vì đầu giờ học, sau phần khởi động tinh thầ đang hăng say, hưng phấn cao, thể lực dồi dào, nội dung mang tính hấp dẫn nên học sau, nếu không sẽ ảnh hưởng đến phần sau của buổi tập.
1.2.5. Về tuần tự các phẩm chất thể lực
Linh hoạt, khéo léo, nhanh, mạnh, bền
1.2.6. Về khối lượng vận động
Bảo đảm hoạt động toàn diện các bộ phận của cơ thể, luân phiên hợp lý giữa tập luyện và nghỉ ngơi giữa quãng (thường nghỉ ngơi này là lúc sửa sai kỹ thuật động tác).
1.2.7. Phương pháp giảng dạy và tổ chức lớp
Được xác định theo nội dung giờ học và đối tượng cụ thể
1.3. Phần kết thúc
- Gồm hồi tĩnh, nhận xét, đánh giá giờ học, giao bài tập về nhà
- Phần này dùng để hoàn tất giờ học đưa cơ thể học sinh về trạng thái gần như trước buổi tập (trạng thái động chuyển sang trạng thái tĩnh) chuẩn bị cho các giờ học văn hóa tiếp theo
1.3.1. Nhiệm vụ của phần này là
1.3.1.1. Hồi tĩnh, thả lỏng
- Sử dụng một số động tác hồi tĩnh thả lỏng làm giảm sự hưng phấn của các hệ thống cơ quan trong cơ thể như: Tim, mạch, phổi, thần kinh, loại bỏ những căng thẳng của các nhóm cơ bắp.
- Điều chỉnh các trạng thái tâm lý
1.3.1.2. Nhận xét đánh giá buổi tập
Khi cần thiết có thể ra bài tập về nhà hoặc giới thiệu trước nội dung giờ học sau để học sinh chuẩn bị.
1.3.2. Thời gian cho phần này khoảng 5’
Cần phải nhấn mạnh rằng tất cả các phần của bài tập sức bền chung có liên quan hữu cơ với nhau.
Thời gian và nội dung các phần tập luôn thay đổi bởi vì chúng phụ thuộc vào đặc trưng của bài tập, vào thời gian chung của buổi tập, vào các điều kiện chủ quan và khách quan. Do đó việc quy định bài tập và nội dung tập cho từng phần không nên quá hình thức và cứng nhắc.
2. Đề xuất một số bài tập giáo dục sức bền chung
2.1. Cơ sở để lựa chọn bài tập giáo dục sức bền chung
2.1.1. Tâm lý học sinh
- Hệ thần kinh ở lứa tuổi này đang phát triển nhưng quá trình hưng phấn và ức chế chưa thật thăng bằng, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế so với quá trình ức chế. Tuy nhiên, với một số bài tập đơn điệu cũng làm cho học sinh chóng mệt mỏi, các động tác cứng - vụng về... Vì vậy, cần thay đổi nhiêu hình thức tập luyện, vận dụng các hình thức trò chơi – thi đấu đề hoàn thành tốt các bài tập đề ra.
- Ở lứa tuổi này, các em tỏ ra mình là người lớn, đòi hỏi mọi người xung quanh tôn trọng mình, tỏ ra mình là người hiểu biết, không phải là trẻ con như lứa tuổi trước do các em đã tìm hiểu nhiều, hiểu biết rộng hơn và ưa hoạt động hơn. Quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn so với quá trình ức chế nên các em dễ bị môi trường tác động vào, tạo nên sự tự đánh giá cao về mình, sự đánh giá cao đó sẽ gây tác động không tốt trong tập luyện TDTT. Vì vậy, khi tiến hành công tác giáo dục sức bền cho lứa tuổi này cần phải uốn nắn, nhắc nhở, chỉ bảo, định hướng và động viên đúng mức. Trong quá trình giảng dạy, thông qua việc lựa chọn các hình thức tập luyện khoa học, lôi cuốn dần dần từng bước động viên những học sinh yếu, từ đó các em tỏ ra không chán nản, có định hướng đúng và hiệu quả bài tập được nâng lên. 
2.1.2. Cơ sở vật chất.
- Cơ sở vật chất của trường hàng năm đều được đầu tư nâng cấp và trang bị mới. Nói chung về số lượng và chất lượng của trang thiết bị tập luyên ngày một nâng cao.
- Tuy nhiên, qua quá trình sử dụng cũng không tránh khỏi dụng cụ bị hao mòn, xuống cấp.
- Đặc biệt trong quá trình giảng dạy nên chú trọng việc phát triển cân đối với các em.
2.1.3. Lượng vận động.
- Ở lứa tuổi này cần phải chú ý cân đối lượng vận động vừa phải. Nếu lượng vận động quá lớn sẽ dễ gây quá sức, gây tác động không tốt đến cơ thể của học sinh như: tổn thương cơ, cong vẹo cột sống...
- Tuy nhiên nếu lượng vận động quá nhỏ lại không đem lợi ích của việc tập luyện sức bền đến cho học sinh.
- Chính vì vậy, việc lựa chọn hình thức tổ chức tập luyện hợp lý sẽ phân chia được thời gian tập luyện và nghỉ ngơi cho học sinh một cách khoa học và đạt được hiệu quả cao nhất.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Ngay trong thời gian thực hiện các bài tập sức bền ở trường THCS lứa tuổi 12-14, bản thân là người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn tôi đã theo dõi – thống kê và nhận thấy kết quả bước đầu như sau:
+ Các em học sinh hào hứng luyện tập trong giờ thể dục, sự tìm tòi sáng tạo ngày càng được phát huy. Chất lượng chuyên môn cao hơn (điểm kiểm ta ngày càng cao hơn so với những năm học trước).
+ Giáo viên dễ quản lý các em hơn và điều kiện hoạt động của các em tốt hơn trong giờ nội khóa cũng như ngoại khóa (do ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm của mỗi cán sự và mỗi học sinh cao hơn).
+ Giờ tập thể dụng và rèn luyện thân thể nói chung đã trở thành nhu cầu của các em, nó hấp dẫn các em học sinh hơn. Các em thích giờ thể dục không phải là giờ chơi các ôn thể thao, giờ hoạt động thoải mái mà là giờ học tập rèn luyện và trau dồi kiến thức về thể dục thể thao để con người phát triển toàn diện.
+ Cũng nhờ một phần vào các hình thức tổ chức đúng đắn, khoa học phù hợp với điều kiện của trường THCS ngôi trường đã có nhiều thành tích về thể dục thể thao. Đạt nhiều huy chương trong các kỳ hội khỏe của quận và thành phố.
Qua quá trình nhiều năm giảng dạy thể dục ở các cấp phổ thông trung học cơ sở, tôi nhận thấy học sinh được tập luyện thể thao nói chung và sức bền nói riêng có thể lực tăng lên nhiều so với trước đây. Các em cảm thấy hứng thú hơn với giờ học. Các em cảm thấy được thử thách, được chứng tỏ mình, được nâng cao tri thức thể thao. Các em biết được cách thực tập, tự theo dõi sức khỏe sơ bộ, tạo nên một tầng lớp thanh thiếu niên có sức khỏe và tự tin trong học tập và trong cuộc sống.
KẾT LUẬN
Tóm lại, muốn giáo dục sức bền có hiệu quả tốt, người giáo viên phải vận dụng kiến thức giáo dục thể chất và kinh nghiệm thực tế để soạn giáo án tiến trình sao cho lượng vận động vừa sức và phù hợp với học sinh từng lứa tuổi (khối 6, 7, 8, 9). Giáo viên cần chú trọng hình thức và nội dung từng buổi tập sao cho đa dạng và phong phú tránh cho học sinh khỏi trạng thái căng thẳng nhàm chán. Ngoài ra người giáo viên cần phải phân tích cho học sinh hiểu ý nghĩa tác dụng, nội dung của bài tập làm suất hiện tinh thần tự giác, tích cực, tự tin, hăng say khi tập luyện.
Để đảm bảo an toàn và có hiệu quả, người giáo viên phải luôn theo dõi sát sao sức khỏe học sinh trong suốt quá trình giáo dục sức bền (kiểm tra y tế của nhà trường, kiểm tra học bạ của học sinh đầu học kì). Trong từng giờ học sau phần nhận lớp, giáo viên lên hỏi và cho học sinh ốm yếu và học sinh có bệnh mãn tính, kiến tập hoặc giảm nhẹ lượng vận động (chủ yếu thay bằng đi bộ). Với các bệnh tim, thận, hen nặng nên tuyệt đối cấm vận động có khối lượng. Đây là vấn đề nhất thiết không được coi thường để tránh hậu quả đáng tiếc trong việc tập luyện sức bền. Đặc biệt trong giờ học có nội dung phát triển sức bền nhất thiết giáo viên phải sử dụng đồng hồ bấm giây để kiểm soát tốc độ của học sinh, tránh quá sức. Giáo viên thường xuyên theo dõi nhịp tim do vận động, sắc mặt, mồ hôi, sự phối hợp vận động... để sử lý kịp thời.
2. Kiến nghị.
Là giáo viên thể dục trực tiếp giảng dạy ở trường trung học cơ sở, tôi nhận thấy thông tin về thể dục thể thao còn ít và chậm vì vậy tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
- Để nâng cao kiến thức và cập nhật thông tin kịp thời, nên đầu tư thêm tạp chí và báo thể thao. Đồng thời trang bị thêm sách kĩ thuật và một số môn liên quan đến chương trình để giáo viên tham khảo.
- Theo ý kiến tôi cần phải đưa vào chương trình giáo dục thể chất ở cấp THCS là 3 tiết trong 1 tuần thì khối lượng vận động mới có tác dụng tốt để phát triển thể lực cho học sinh.
 Ngày 3 tháng 4 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
 kinh nghiệm của mình viết, 
không sao chép nội dung của người khác.

File đính kèm:

  • docNghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14(1).doc
Sáng Kiến Liên Quan