Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao nhận thức học tập của học sinh trong môn Hóa học 8

THỰC TRẠNG

 1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Ban giám hiệu nhà trường.

- Là một giáo viên nhiệt tình, có tinh thần đoàn kết có trách nhiệm cao, có tâm huyết với nghệ nghiệp, “tất cả vì học sinh thân yêu”.

- Đảng uỷ, chính quyền địa phương, hội phụ huynh quan tâm và tạo điều kiện tốt cho sự nghiệp giáo dục.

 2. Khó khăn

 - Một số học sinh còn thờ ơ chưa quan tâm đến việc học tập của chính mình.

- Một số phụ huỳnh chưa thật sự quân tâm đúng mức việc học của con em mình.

- Một số trang thiết bị, đồ dùng dạy học bị hư hỏng, còn hạn chế.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao nhận thức học tập của học sinh trong môn Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BIỆN PHÁP
Nâng cao nhận thức học tập của học sinh trong môn hóa học 8 
 Nguyễn Bé Xuyên
 Giáo viên trường THCS Tân Hiệp 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 	- Hoá học là môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở bậc THCS. Chương trình Hoá học THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, phổ thông và thói quen làm việc khoa học. Góp phần hình thành ở học sinh các năng lực nhận thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đề ra. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hoá học ở trường THCS. Qua nghiên cứu nội dung chương trình và quá trình học tập môn Hoá học của học sinh tôi nhận thấy: Học sinh tiếp thu môn Hoá học rất chậm, dù rằng đây là môn học còn mới đối với các em vì đến lớp 8 các em mới được làm quen. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể thờ ơ với mức độ nhận thức của các em. Từ chỗ khó tiếp thu ngay ban đầu sẽ dẫn đến sự hời hợt của học sinh đối với môn Hoá học về những năm học sau. Mà cái khó của học sinh đối với môn Hoá học chính là bài tập, học sinh thường rất lúng túng đối với các bài tập Hoá học, sự đa dạng của bài tập Hoá học thường làm học sinh bế tắc khi mà ở trên lớp các em luôn tiếp thu bài một cách thụ động, nhớ một cách máy móc những bài toán mà giáo viên làm mẫu vì các em không có những phương pháp giải áp dụng cho từng dạng toán Hoá học.
 	- Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của bộ môn Hóa học chưa cao. Các em thường thấy rằng môn Hóa học không quan trọng lắm so các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng anh. Chính vì lẽ đó để cho học sinh nhận thức đúng về vai trò của môn hóa học ở bậc trung học cơ sở tôi đã đưa ra biện pháp “Nâng cao nhận thức học tập của học sinh về môn hóa học 8” để các em hình thành kiến thức hóa học ngay từ đầu vào lớp 8.
 	II. THỰC TRẠNG
 	1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Ban giám hiệu nhà trường.
- Là một giáo viên nhiệt tình, có tinh thần đoàn kết có trách nhiệm cao, có tâm huyết với nghệ nghiệp, “tất cả vì học sinh thân yêu”.
- Đảng uỷ, chính quyền địa phương, hội phụ huynh quan tâm và tạo điều kiện tốt cho sự nghiệp giáo dục.
 	2. Khó khăn
 	- Một số học sinh còn thờ ơ chưa quan tâm đến việc học tập của chính mình. 
- Một số phụ huỳnh chưa thật sự quân tâm đúng mức việc học của con em mình. 
- Một số trang thiết bị, đồ dùng dạy học bị hư hỏng, còn hạn chế.
 	III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
 	Để nâng cao nhân thức học tập của học sinh ở môn hóa học tôi đua ra một giải pháp là xây dựng bài tập thực tiễn cho học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết bài tập thức tiễn. Từ đó đưa Hóa học vào thực tiễn nhiều hơn và tạo hứng thú với môn học cho học sinh.
 	Bài tập thực tiễn là loại bài tập có nội dung gắn với những tình huống và bối cảnh có trong đời sống thực tiễn. Những bài tập này thường là bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau. 
- Ngoài việc có đầy đủ vai trò, chức năng của một bài tập thực tiễn như: Phương pháp dạy học có hiệu quả cao trong việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực cho học sinh, giáo dục, kiểm tra - đánh giá,... thì bài tập thực tiễn còn có một số vai trò và chức năng khác như: 
+ Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức đã học, mở rộng sự hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hóa học, những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế. Giúp học sinh bước đầu vận dụng kiến thức hóa học giải thích và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
 	+ Về kĩ năng: Việc sử dụng bài tập thực tiễn giúp học sinh rèn luyện và phát triển các kĩ năng: Thu thập và xử lí các thông tin, làm việc nhóm, vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết các vấn đề trong đời sống thực tiễn và sản xuất hóa học một cách linh hoạt, sáng tạo.
 	+ Về giáo dục tư tưởng: Việc sử dụng bài tập thực tiễn giúp học sinh thấy rõ được mối liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức đã học ở trường với đời sống thực tiễn. Từ đó, tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết, lòng say mê nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của HS. Ngoài ra, các bài tập thực tiễn gắn liền với đời sống của chính bản thân HS, của gia đình, của địa phương và của toàn xã hội nên càng thúc đẩy động cơ học tập của HS là học hóa học để tìm hiểu, khám phá, giải thích và cải tạo tự nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và cộng đồng. 
+ Giáo dục kĩ thuật tổng hợp: Những vấn đề kĩ thuật của nền sản xuất hóa học được chuyển thành nội dung bài tập thực tiễn sẽ lôi cuốn, kích thích học sinh suy nghĩ, tìm tòi về các vấn đề của kĩ thuật tổng hợp. Hình thành những ý tưởng mang tính đột phá, sáng tạo để giải quyết các vấn đề cấp thiết, từ đó giúp HS hòa nhịp được với sự phát triển khoa học, kĩ thuật thời đại mình đang sống.
 	* Mức độ của bài tập thực tiễn: 
 	Mức 1: Bài tập nhận biết ở mức độ nhận biết 
 	Ví dụ: Khi học bài chất khi biết được tính chất của từng chất như muối thì mặn hoặc đường thì ngọt. 
 	Mức 2: Bài tập thực tiễn ở mức độ thông hiểu Người học hiểu được nội dung, ý nghĩa kiến thức, có khả năng diễn dịch, diễn giải, giải thích, diễn đạt khái niệm theo ý hiểu của mình, lấy được ví dụ minh họa. Loại bài tập này có tác dụng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh ở mức độ cơ bản nhất. Nó đòi hỏi một số kĩ năng nhất định. 
 	Ví dụ: trong bài chất phần 2 việc hiểu biết tính chất của chất có lợi ích gì các em biết có ba lợi ích và từ đó tự lấy ví dụ minh họa như cao su thì làm vỏ xe, 
thuốc trù sâu thì phải để chổ cao và không để lẫn với thức ăn.
 	Mức 3: Bài tập thực tiễn ở mức độ vận dụng Người học vận dụng kiến thức đã học trong những tình huống cụ thể hay tình huống mới để giải quyết những vấn đề chỉ có một hoặc có nhiều đáp án đúng. Loại Bài tập này có tác dụng phát triển năng lực sang tạo của hoc sinh ở mức độ cao hơn loại 2. Nó có đặc trưng là sự phát hiện hoặc tìm ra các quan hệ mới dựa vào cách sắp xếp các thông tin trước đây.
 	* Các bước xây dựng bài tập thức tiễn
 	- Bước 1: Lựa chọn kiến thức bài học gắn liền đến các tình huống, bối cảnh có trong đời sống thực tiễn
 	Ví dụ: Bài tính chất của oxi thì ta giải thích một số hiện tương trong cuộc sống xung quanh liên quan đến tính chất của oxi.
 	- Bước 2: Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức, xây dựng mâu thuẫn nhận thức từ bối cảnh/tình huống lựa chọn và xác định các điều kiện (kiến thức, kĩ năng,) cần thiết để giải quyết mâu thuẫn này có nghĩa là xác định mục tiêu của bài tập là phát triển năng lực xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua việc hiểu biết tinh chất của oxi và biết cách vận dụng vào trong cuộc sống 
 	- Bước 3: Thiết kế bài tập thức tiễn theo mục tiêu đặt ra ở bước 2. Bài tập thực tiễn bám sát vào nội dung bài học và bám sát vào mức độ từ nhận biết đến vận dụng. Xây dựng các bài tập thực tiên theo hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm và phải đảm bảo các yếu tố sau: Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể. Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh. Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào tình huống mới. Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là học thuộc kiến thức .
 	Ví dụ: Khi học bài tính chất của oxi thiết kế 1 số bài tập thực tiễn như sau: 
 	Câu 1: Vì sao cuốc, xẻng và các dụng cụ bằng sắt để lâu ngày trong không khí  sẽ có màu nâu? 
Câu 2: Vì sao các khí gas có thể cháy trong không khí để tạo thành khí đốt?
 	Câu 3: Vì sao oxi có thể duy trì sự sống của con người và động vật?
 	Câu 4: Giải thích câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”
 	Câu 5: Nếu oxi cần cho sự cháy, sự hô hấp các em hãy liên hệ khi nằm ngủ có nên đóng cửa hoặc đốt than trong phòng hay để hoa trong phòng không? Vì sao?
- Bước 4: Xây dựng đáp án, lời giải và kiểm tra theo nhiều cách: Sử dụng Bài tập thực tiện để mở bài cho nôi dung bài học cần dạy. Lồng bài tập thức tiễn vào từng nội dung của bài học, sử dụng phiếu học tập kiểm tra khi kết thúc nội dung bài học. 
 	Ví dụ: Xây dựng đáp án theo câu hỏi thiết kế bài tập ở bước 3: 
 	Câu 1: Vì  trong không khí có chứa khí oxi trong một thời gian dài oxi  đã oxi hóa các dụng cụ bằng sắt  thành Fe3O4.
 	Câu 2: Vì trong không khí chứa khí oxi, trong khí ga có chứa khí Metan  mà hai khí này dễ dàng tác dụng với nhau.
 	Câu 3: Oxi có khả năng kết hợp với chất hêmôloobin trong máu, nhờ thế nó có thể đi nuôi cơ thể người và động vật. Oxi oxi hóa các chất trong thực phẩm ở trong cơ thể tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động.
 	Câu 4: Lấy lửa để thử, để kiểm tra vàng, xem tuổi vàng, biết là vàng mười, hay vàng thau lẫn lộn vì vàng không phản ứng với oxi.
 	“Gian nan thử sức”. Gian nan nghĩa là gian khổ, khó khăn, vất vả. Gian nan là điều kiện, là hoàn cảnh, là thử thách để thử, để đo sức của mỗi người. Sức là sức mạnh, là ý chí, là trí tuệ sáng suốt, là lòng kiên nhẫn, là tinh thần quyết tâm vươn lên, trước mọi khó khăn, gian khổ.
 	Câu 5: Không vì khi đưa một bếp than vào phòng rồi đóng kín cửa, lượng CO tăng cao khi đó CO sẽ chiếm oxi trong phòng  do đó phòng thiếu oxi do oxi đã cung cấp cho sự cháy hoàn toàn, lượng oxy bị suy giảm nghiêm trọng do đó ảnh hưởng tới khả năng hô hấp làm ngạt thở và có thể tử vong. Còn khi để hoa trong phòng ngủ ban đêm khi cây hô hấp sẽ lấy khí oxi trong phòng làm phòng thiếu oxi cần cho sự hô hấp nên có hại cho sức khỏe. 
- Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện bài tập. Trong bước này ta so sánh đáp án của học sinh và đáp án đã xây dựng sẵn để sữa chữa các bài tập và phải đảm bảo đáp án chính xác nếu học sinh trả lời đúng hoặc có ý đúng thì khuyến khích cho điểm và chốt lại kiến thức cần nắm thông qua các bài tập thực tiễn này.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Với giải pháp đã thực hiện ở trên, bản thân tôi trực tiếp giảng dạy lớp 8 nhận thấy có sự tiến bộ như sau:
- Học sinh nhận thức được những kiến thức cơ bản của môn hoc và chủ động hơn trong học tập. Củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học một cách có hệ thống. Tỉ lệ học sinh sau khi áp dụng giải pháp đã có sự tiến bộ rõ rệt cụ thể: 
- Kết quả năm học 2019 - 2020:
Lớp
Môn
Sĩ số
Điểm trung bình môn cả năm 2019 - 2020
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
81
Hóa học
40
15
37.50
15
37.50
10
25.00
82
Hóa học
37
10
27.03
15
40.54
12
32.43
83
Hóa học
35
08
22.86
12
34.29
15
42.85
84
Hóa học
37
3
8.11
10
27.03
22
59.46
02
5.40
Cộng chung
149
36
24.16
52
34.90
59
39.60
02
1.34
- Kết quả HKI của năm học 2020 - 2021
Lớp
Môn
Sĩ số
Điểm trung bình môn HKI 2020 - 2021
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
81
Hóa học
38
35
92,11
02
5.26
1
2,63
82
Hóa học
35
13
37,14
12
34,29
10
28,57
83
Hóa học
35
10
28,57
14
40,00
11
31,43
84
Hóa học
34
3
8,82
12
35.29
20
55,89
Cộng chung
142
61
42,96
40
28,16
42
28,88
- So với kết quả năm học 2019 - 2020 và kết quả HKI năm học 2020 - 2021 
 	Giỏi: tăng 25 HS đạt: 18,8 %; Khá: giảm 12 HS đạt: 6,74%;
 	Trung bình: giảm 17 HS đạt 10,72%; Yếu: giảm 1,34%.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 	- Để học tốt môn Hóa học, học sinh phải nắm vững các kiến thức cơ bản về hóa học ngay từ lớp 8.
 	- Giáo viên hệ thống cho học sinh những kiến thức cơ bản cần nhớ bám sát vào các câu hỏi thực tiễn để học sinh khắc sâu kiến thức đồng thời vận dụng kiến thức vừa học để vận dụng vào cuộc sống
 	 - Sau khi thực hiện giải pháp khoa học trên, bản thân tôi sẽ vận dụng vào thực tế giảng dạy và tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, đồng thời tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh giỏi bộ môn.
 	- Hướng dẫn các bài tập thực tiễn từ dễ đến khó tạo sự tích cực, tò mò, tự lực học tập cho học sinh, gây sự hứng thú giúp học sinh phát huy năng lực sáng tạo nhớ lâu hơn kiến thức đã học.
 	- Thường xuyên kiểm tra, nhận xét, sửa sai giải thích lí do sai và khích lệ với những tiến bộ mà học sinh đạt đuợc nhằm tạo hứng thú cho các em trong học tập.
 	- Giáo viên cần nắm rõ mục tiêu, kiến thức chuẩn của bài học và vận dụng linh hoạt các bài tập thực tiễn khi giảng dạy, đầu tư thật nhiều vào khâu soạn bài tập thực tiễn để kiến thức cho học sinh một cách chắc chắn, biến mục tiêu dạy học của giáo viên thành nhiệm vụ học tập tự nguyện của học sinh, như vậy sẽ giúp các em có lòng tin vào môn học, giảm tư tưởng chán học và yêu thích bộ môn.
VI. KIẾN NGHỊ
 Cần trang bị thêm một số trang thiết bị, đồ dùng dỵ học để phục vụ trong giảng dạy nhằm đạt kết quả cao hơn
 Người viết
 Nguyễn Bé Xuyên
 Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS . xác nhận: Biện pháp..của giáo viên:.. áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
., ngày.... tháng...... năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_nhan_thuc_hoc_tap_cua_hoc_sin.doc
Sáng Kiến Liên Quan