Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực cảm thụ Văn ở học sinh Lớp 6

Cùng với sự đi lên đổi mới và hội nhập của cả nước trong lĩnh vực giáo dục đổi mới phương pháp dạy và học đối với học sinh là một vấn đề được đề cập từ nhiều năm nay và được bàn luận rất sôi nổi. Đặc biệt theo tinh thần của Nghị quyết 40 của Quốc hội từ năm học 2002-2003 chương trình SGK mới được đưa vào sử dụng đại trà trên phạm vi toàn quốc từ lớp 6. Trên cơ sở kiến thức truyền thống đổi mới tích hợp và tích cực hoá hoạt động dạy học. Trong đó việc học tập tích cực của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải tự giác tìm tòi, phát hiện giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức kỹ năng đã thu nhận được. Nhưng những định hướng này mới chỉ đến với giáo viên qua các kỳ BDTX - tập huấn, hội thảo - chuyên đề . và hơn thế mà mang nặng tính lý thuyết còn nghèo tính thực tế thực hành. Vì vậy khi áp dụng vào dạy học cho học sinh nói chung và học sinh lớp 6 nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ hai: là người giáo viên chúng ta cần phải hiểu rằng hoạt động tiếp thu tri thức thực chất là hoạt động ghỏi, đáp diễn ra liên tục thông qua nhận thức của người học. Và muốn làm được điều đó người thầy phải lựa chọn phương pháp truyền thụ một cách hợp lý nhất để đạt được mục tiêu môn học - đối tượng học sinh.

Thứ ba: Học sinh lớp 6 là học sinh đầu cấp THCS thoát ly gần như tuyệt đối chương trình cách học và chương trình ở bậc tiểu học.

 

doc25 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 5948 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực cảm thụ Văn ở học sinh Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
 VI. NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÙ ĐỔNG
*****
&?
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Nâng cao năng lực cảm thụ Văn 
ở học sinh lớp 6
 NGƯỜI THỰC HIỆN : ĐÌNH MÔNG 
 ĐƠN VỊ : TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG
 NĂM HỌC : 2009-2010
Chuyên đề Ngữ văn 9
ỨNG DỤNG CNTT ĐỂ TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN CÓ KẾT QUẢ
PHẦN I : MỞ ĐẦU
Từ trước đến nay, sự nghiệp giáo dục đào tạo luôn được đặt lên hàng đầu và hiện nay giáo dục là vấn đề đang được cả xã hội quan tâm. Mục tiêu hàng đầu của giáo dục là chất lượng giảng dạy. Việc đổi mới phương pháp dạy học; ứng dụng CNTT vào giảng dạy; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông trong những năm gần đây cũng nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Mặc dù có những thay đổi mang tính chiến lược đó nhưng chất lượng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Ở một số môn, chất lượng chưa có chiều hướng tiến triển, nếu không muốn nói là “giẫm chân tại chỗ”, trong số đó có bộ môn Ngữ văn. Trong hệ thống giáo dục phổ thông, Ngữ văn được coi là một trong những bộ môn quan trọng bậc nhất, được bố trí số tiết dạy nhiều hơn các môn khác, nhưng thái độ của người học và sự quan tâm của xã hội thì còn hạn chế rất nhiều. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đó có lẽ sự lúng túng, thiếu tính linh hoạt trong giảng dạy, trong phương pháp giáo dục của người thầy đã dẫn đến sự chán nản, xa rời bộ môn của người học. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu của chất lượng môn Văn chưa cao. Trước tình hình chất lượng môn Văn có chiều hướng đi xuống; trước thái độ thiếu mặn mà của người học; trước thái độ chán nản, bê tha lúng túng của người dạy. Tập thể sư phạm môn Văn trường THCS Nam Ninh đã tìm cách tháo gỡ. nhưng rải rác đây đó vẫn có những đơn vị kiến thức nằm trong tình trạng luẩn quẩn “nặng lý thuyết, nhẹ thực hành”, đặc biệt với một tiết trả bài Tập làm văn. Đây là đơn vị kiến thức mà nhiều thầy cô coi là phức tạp khó thực hiện theo quy trình và yêu cầu của giáo học pháp. Làm thế nào để chất lượng bài tập làm văn ở tiết sau cao hơn tiết trước? Đó là câu hỏi đặt ra cho tập thể các thầy cô giáo tham gia giảng day môn Văn ở trường THCS Nam Ninh. Sau nhiều năm trăn trở tìm tòi, cuối cùng chúng tôi đã mạnh dạn vận dụng CNTT vào để tháo gỡ và đã có kết quả khả quan. Từ thực tế trải nghiệm đó, tổ Văn trường THCS Nam Ninh xin mạnh dạn đề xuất giải pháp “Ứng dụng CNTT để tiết trả bài Tập làm văn có kết quả”. 
PHẦN II : NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Trước đây, trong các tài liệu chuyên môn cũng đã đề cập đến một tiết trả bài Tập làm văn. Cụ thể như tài liệu bồi dưỡng thường xuyên “Một số vấn đề đổi mới PPDH môn ngữ văn THCS” của Nguyễn Thuý Hồng và Nguyễn Quang Ninh chủ biên (ở phần D. “Kiểu bài trả bài tập làm văn”) chỉ nêu ra một giáo án minh hoạ, trong đó không có những quy định cụ thể về quy trình của một tiết trả bài. Còn tài liệu “Phương pháp dạy học tập làm văn” (Giáo trình ĐHSP - chương trình cũ) lại nêu lên: “bước trả bài là bước cuối cùng trong tiến trình của một tiết trả bài Tập làm văn. Lại nữa, trong “Những vấn đề cơ bản về chương trình và sách giáo khoa mới” của Đỗ Ngọc Thống lại nêu ra hoạt động trả bài là bước đầu tiên trong giờ trả bài. Điều này rất khó thực hiện bởi vì các tài liệu không thống nhất quan điểm. Mặt khác, nếu thực hiện theo một trong những tài liệu đó thì kết quả và chất lượng ở bài Tập làm văn của học sinh trong tiết liền kề là không cao. Thực ra việc tháo gỡ cho một tiết trả bài Tập làm văn để có kết quả cao không phải là một chuyên đề mới. Cũng đã có nhiều giáo viên tìm cách đưa ra các giải pháp khác nhau. Tuỳ vào từng hoàn cảnh vùng miền, điều kiện đã cho những kết quả khác nhau. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong tiết trả bài Tập làm văn lại đưa đến kết quả và sự đồng thuận rất cao. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ : 
Về mặt lý thuyết và giáo học pháp của một tiết trả bài Tập làm văn, đòi hỏi phải thực hiện theo quy trình sau đây: 1. Quan sát (nhắc lại) đề bài. 2. Đáp án – thang điểm (dàn bài). 3. Đánh giá và nhận xét chung về những ưu, nhược điểm từ bài làm của học sinh. 4. Trả bài cho học sinh. 5. Sửa chữa những lỗi cơ bản. 6. Đánh giá chất lượng và rút kinh nghiệm. Trong thực tế, có một số thầy cô chưa ý thức được sâu sắc vai trò của giờ trả bài làm văn với ý nghĩa cần và vốn có của nó. Nhiều giờ trả bài chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Học sinh chưa rút được kinh nghiệm cho lần làm bài tiếp theo. Hậu quả đó bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: - Việc chuẩn bị cho giờ trả bài chưa chu đáo (chấm bài, quan sát bài học sinh trên cơ sở đối chiếu với bài trước hoặc chất lượng đầu năm, cách tổ chức một tiết trả bài trên lớp,) - Thái độ của người chấm bài qua loa, tắc trách, đại khái. Thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu sự trân trọng động viên đối với thành tích của các em. Nhiều bài viết học sinh có điểm rất thấp nhưng không nhận được từ phía người chấm bất kỳ một sự hướng dẫn sửa chữa. Thậm chí nhiều giáo viên trút cả sự bực dọc lên bài làm của học sinh. - Nhiều giờ trả bài được thực hiện một cách qua loa tắc trách bằng cách giáo viên phát bài cho học sinh mà không sửa chữa hoặc hướng dẫn. Nếu có giáo viên nào đó có thực hiện đúng quy trình tiết trả bài như hướng dẫn thì thời gian lại không cho phép, nên thường rơi vào tình trạng cháy giáo án. - Khi sử dụng CNTT vào giờ học, đa số lại rơi vào trình chiếu, thiếu hướng dẫn kỹ năng hoặc thiếu tỉ mỉ trong sửa chữa. 
III/ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
A/ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP : 
1. Vai trò và ý nghĩa của tiết trả bài: Tiết trả bài tập làm văn là một giờ học sinh động và có tác dụng nhiều mặt. Đây là giờ học được xây dựng thực sự từ lao động trực tiếp của học sinh, từ vốn liếng nhiều mặt của các em : vốn ngôn ngữ, vốn tri thức, vốn sống kết hợp với kĩ năng diễn đạt ở dạng văn bản viết. Qua giờ học này, các em dễ nhận ra mặt mạnh và yếu; mà nhất là mặt yếu, mặt hạn chế của mình để rút kinh nghiệm trong học tập và rèn luyện kĩ năng làm văn ngày một tiến bộ hơn. Có thể nêu ra đây nhiều ý nghĩa của việc chấm bài và tiết trả bài: 
* Về phía người giáo viên : 
- Đây là công việc lao động mà người dạy có thể đánh giá tình hình học tập của học sinh, sự tiến bộ của học sinh trong học môn Ngữ văn.
- Thông qua chấm bài giáo viên có thể đánh giá kĩ năng của học sinh, mà đặc biệt là kĩ năng làm văn, kĩ năng viết văn. 
- Thông qua việc chấm bài và trả bài giáo viên có thể giúp học sinh nhận ra những sai sót, những hạn chế của các em và giúp các em khắc phục trong những bài viết tiếp theo. 
- Lao động chấm bài là một việc làm có thể hiện nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết của người thầy giáo đối với nghề nghiệp cũng như đối với học sinh. 
- Có thể thấy cả tình cảm và cách ứng xử của thầy giáo đối với học sinh trong việc chấm bài và trả bài. 
- Qua việc chấm bài và trả bài, giáo viên có thể tự đánh giá quá trình dạy học của mình và có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy bộ môn Ngữ văn. 
* Về phía học sinh : 
- Bài làm là thành quả lao động sáng tạo của học sinh. Các em mong đến giờ trả bài để được biết thầy cô giáo đã đánh giá bài làm của mình như thế nào. Cho nên cũng dễ hiểu khi giờ trả bài là một trong những giờ học được các em trông đợi nhất, kể cả các em thường có mức điểm không cao cũng có tâm lí như thế. 
- Qua việc phân tích lỗi sai trong bài làm, học sinh có thể tự điều chỉnh và rút ra nhiều kinh nghiệm trong học tập nhằm đạt đến sự tiến bộ trong học tập bộ môn Ngữ Văn. 
- Điểm số cũng là điều quan trọng đối với các em. Học sinh mong đến giờ trả bài để biết mình được bao nhiêu điểm, mà đối với học sinh thì điểm số là điều rất có ý nghĩa trong việc học tập. Đôi khi việc cho điểm của thầy cô giáo cũng làm thay đổi tinh thần và thái độ học tập của học sinh. 
2. Cách thực hiện : 
2.1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
2.1.1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Như đã trình bày trên, muốn thực hiện tiết trả bài nghiêm túc, có hiệu quả, chúng ta phải bắt đầu từ bước chấm bài. 
a. Trước hết cần phải xác định các tiêu chí đánh giá bài làm của học sinh. Tiêu chí này được xây dựng trên cơ sở yêu cầu của đề bài về nội dung kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết văn bản, phương pháp làm bài. 
b. Khi chấm bài giáo viên cũng cần căn cứ vào những yếu tố phổ biến nhất của học sinh trong cùng một lớp để tiếp tục rèn luyện cho các em. Những yếu tố này được giáo viên bộ môn đúc kết qua các bài làm trước, nhờ đó mà giáo viên có thể thấy được những sai sót phổ biến để tiếp tục sửa chữa không chỉ trong một bài làm mà cả trong quá trình dạy học. 
c. Đối với từng bài làm cụ thể của học sinh, giáo viên lại phải theo dõi những chỗ yếu nhất để tiếp tục uốn nắn, rèn luyện. 
d. Về thái độ của giáo viên khi chấm bài : 
- Chấm bài văn không nên chấm theo kiểu thủ - vĩ nghĩa là chỉ đọc phần mở bài và kết bài để đánh giá và cho điểm. 
- Không nên chấm theo định kiến và ấn tượng với học sinh. Điều này dễ dẫn đến việc không thấy được sự tiến bộ của học sinh yếu, cái hay của học sinh trung bình - khá, sự chủ quan của học sinh khá - giỏi.
- Không nên tỏ rõ sự chê bai trên bài làm học sinh. Thay vào đó là những lời nhận xét đánh giá, chỉ ra chỗ sai cụ thể. Có thể dùng kí hiệu đã được qui ước để nhắc nhở, những kí hiệu này cũng giúp cho giáo viên dễ dàng tổng hợp những sai sót để nhận xét, đánh giá chung về bài làm của cả lớp trong một lượt làm bài. 
e. Về lời phê : 
- Khi chấm bài xong người chấm phải ghi lời nhận xét cụ thể. Lời nhận xét phải thể hiện hai phần : khen và chê. Phải thấy được sai sót tiêu biểu nhất, phải thấy được các em có tiến bộ hay chưa tiến bộ để có hướng phấn đấu ở bài làm sau. 
- Lời phê trong bài làm phải ân cần, chu đáo. 
- Tránh những lời nhận xét chung chung, ít bổ ích, chỉ mang tính xếp loại như: còn yếu, khá, thường, giỏi  
- Tránh những lời phê thiếu trân trọng, thiếu tính khích lệ. 
g. Về ghi điểm : Thường thì giáo viên có thể ghi điểm sau khi đã đọc, nhận xét tổng hợp về bài làm, có đối chiếu với những bài làm trước. Điểm số là kết quả cuối cùng của bài làm, của việc chấm bài. Điểm số tất nhiên phải tuân theo những tiêu chí đánh giá được đặt ra nhưng cũng cần xem xét theo tình hình chung của cả lớp và đặc thù của một số học sinh cần được quan tâm đúng mức. 
h. Thống kê các lỗi trong bài làm của học sinh. Giáo viên thống kê lỗi theo các nhóm lỗi để tiến hành sửa lỗi trong tiết trả bài trên lớp. 
2.1.2: Chuẩn bị của học sinh: 
- Hoàn thành công việc được giao, được giáo viên hướng dẫn chuẩn bị ở tiết trước. 
- Xây dựng dàn bài cụ thể cho đề bài đã làm. 
2.2. Thực hiện trên lớp : 
Đây là phần trọng tâm của giải pháp này. Một giờ trả bài cũng cần được chuẩn bị chu đáo trên giáo án theo một tiến trình sư phạm cần thiết. Qua thực tế dạy học bộ môn, chúng tôi xin nêu ra quy trình sau đây để “tiết trả bài Tập làm văn có ứng dụng CNTT” đạt được hiệu quả cao : 
2.1.1. Bước 1 : Nhắc lại đề bài bằng cách cho học sinh nhắc lại đề bài đã làm. Sau đó giáo viên dùng phần mềm dạy học trình chiếu đề bài lên bảng. Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu chính: - Căn cứ vào những dữ kiện về đề bài, về tình hình làm bài của học sinh, giáo viên xác định các yêu cầu cụ thể về kiến thức, tư tưởng, kĩ năng, phương pháp. - Những yêu cầu đó phải được giáo viên công bố để định hướng cho học sinh đánh giá kết quả làm bài của cả lớp và của bản thân học sinh. 
2.1.2. Bước 2 : Xây dựng dàn bài (thực hiện nhanh). Từ kết quả trao đổi ở bước trên của học sinh, giáo viên trình chiếu dàn bài và thang điểm đã được lập sẵn ở phần mềm giúp học sinh quan sát một cách cụ thể. Mục đích của hoạt động này là: - Lớp rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp theo yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng. - Từng học sinh qua đó có thể tự mình rút kinh nghiệm chỗ được, chỗ chưa được của mình qua bài làm. - Có thể cho học sinh chép dàn bài để sau đó so sánh đối chiếu với bài làm của mình. 
2.1.3. Bước 3 : Đánh giá nhận xét chung bài của học sinh. Dựa vào kết quả chấm bài bài làm của học sinh, giáo viên chuẩn bị sẵn những lời nhận xét và có thể trình chiếu hoặc sử dụng máy chiếu đa vật thể. Khi tổng kết về tình hình làm bài của học sinh cần nêu được : - Tinh thần, thái độ của học sinh khi làm bài. - Những ưu điểm và nhược điểm chính. - Những cá nhân đáng biểu dương. - Những hiện tượng đáng chú ý. - Kết quả chung của cả lớp và của cá nhân tiêu biểu. Khi tổ chức hoạt động này giáo viên nên có thái độ khen nhiều hơn chê. Nếu là chê cũng nên ân cần, nhẹ nhàng để các em học sinh yếu khỏi có mặc cảm về sự yếu kém của bản thân trong học tập bộ môn Ngữ Văn. 
2.1.4. Bước 4 : Trả bài cho học sinh. Giáo viên nên tổng hợp theo nhóm các số bài cùng thang điểm: Yếu – Kém, TB, Khá – Giỏi. Để trên cơ sở đó, học sinh thấy được tỉ lệ chất lượng. Khi trả bài, giáo viên hô to số điểm học sinh đạt được để cả lớp cùng chứng kiến, tránh những biểu hiện thiếu khách quan, công bằng hoặc thiếu trung thực của học sinh. Giáo viên cũng có thể tranh thủ bước này để nhắc nhở hoặc động viên những em có bài làm quá kém. 
2.1.5. Bước 5 : Sửa lỗi điển hình. Đây là một trong những hoạt động quan trọng của tiết trả bài bởi mục đích cao nhất của giờ sửa bài là phát hiện và khắc phục tồn tại của bản thân học sinh trong làm văn và rút kinh nghiệm để làm tốt trong các bài sau. Như trên chúng tôi đã trình bày, muốn sửa bài chu đáo thì ở khâu chấm bài, giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo, phải ghi chép thật cụ thể các lỗi tiêu biểu để việc định hướng sửa bài có hiệu quả hơn. Phần này, giáo viên có thể ứng dụng CNTT nhiều nhất, sử dụng máy chiếu đa vật thể để chiếu những lỗi trong bài làm của học sinh theo từng nhóm lỗi, từ đó yêu cầu học sinh sửa lại hoặc giáo viên hiệu ứng các từ ngữ, câu văn sai để sửa chữa giúp học sinh nhận ra một cách tốt nhất kỹ năng dùng từ, đặt câu, diễn đạt. Việc sửa lỗi nên tập trung vào các mặt sau đây : 1. Sai sót về nội dung : - Lỗi lạc đề : chưa hiểu đề nên sai lạc về nội dung và phương pháp. - Lỗi lệch đề : chưa xác định đúng trọng tâm yêu cầu bài làm. - Lỗi xa đề : diễn đạt các ý không bám chắc vào dàn bài, không bám sát vào chuẩn kiến thức kỹ năng. 2. Sai sót về hình thức bài làm : - Lỗi về chính tả - Lỗi về dùng từ - Lỗi về diễn đạt - Lỗi về bố cục - Lỗi về văn nói Khi hướng dẫn sửa lỗi nêu trên, giáo viên cần chuẩn bị các dẫn chứng cụ thể lấy từ bài làm của học sinh. Tránh nói chung chung thiếu tính cụ thể sẽ không có tác dụng sửa lỗi cho học sinh. Có thể tổ chức hoạt động nhóm nhỏ để học sinh cùng thảo luận, phát hiện và nêu hướng giải quyết. Có thể đọc một vài đoạn văn hay, nêu một vài ý hay hoặc đọc cả bài văn tiêu biểu tuỳ theo tình hình lớp học. Sau khi đọc, có thể cho học sinh nhận xét, đánh giá về bài văn, đoạn văn ấy để các em cùng học tập. Khi thực hiện hoạt động này, không nên tập trung vào một số học sinh giỏi của lớp mà còn chú ý vào cả những em trung bình, khá nhưng có tiến bộ trong làm bài để khuyến khích, động viên học sinh. 
2.1.6. Bước 6 : Đánh giá chất lượng và rút kinh nghiệm : Giáo viên đánh giá chất lượng bài làm của học sinh thông qua lược đồ hoặc biểu đồ nhằm đối chiếu với kết quả của bài làm trước hoặc có cơ sở để so sánh với kết quả của bài làm sau. - Củng cố cho học sinh về phương pháp thực hiện kiểu bài. - Nhấn mạnh những yêu cầu quan trọng trong việc tạo lập văn bản. - Tổng kết các lỗi sai phổ biến, cơ bản để rút kinh nghiệm. 
B. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : 
Sau khi thực hiện đề tài, chúng tôi đã áp dụng vào thực tế dạy học của bản thân cũng như của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn. Tôi thấy đề tài đã phát huy tính hiệu quả về nhiều mặt, cụ thể như sau : - Học sinh có hứng thú hơn trong giờ học. - Hiệu quả sửa bài cao hơn. - Chất lượng bài làm được nâng lên. Cụ thể như sau : Năm học 2011 – 2012 : Lớp Số học sinh 
THỐNG KÊ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 - VĂN THUYẾT MINH (LỚP 9) Điểm >= 5 Điểm từ 8 đến 10 Điểm dưới 5 Điểm từ 0 đến 3 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 9A1 20 14 75 1 5 6 30 2 10 9A2 20 13 90 1 5 7 35 1 5 CỘNG: 40 14 82.5 2 5 26 65 3 7.5 Năm học 2011 – 2012 : Lớp Số học sinh THỐNG KÊ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 - VĂN TỰ SỰ (LỚP 9) Điểm >= 5 Điểm từ 8 đến 10 Điểm dưới 5 Điểm từ 0 đến 3 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 9A1 20 15 75 2 10 5 25 1 5 9A2 20 15 75 1 5 5 25 0 0 CỘNG: 40 30 75 3 7.5 10 25 1 2.5 Năm học 2011 – 2012 : Lớp Số học sinh THỐNG KÊ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 - VĂN TỰ SỰ (LỚP 9) Điểm >= 5 Điểm từ 8 đến 10 Điểm dưới 5 Điểm từ 0 đến 3 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 9A1 20 16 80 2 10 4 20 1 5 9A2 20 17 85 2 10 3 15 1 5 CỘNG: 40 33 82.5 4 10 7 17.5 2 5 Tất nhiên chất lượng dạy học bộ môn ngữ văn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và việc chấm trả bài một cách khoa học và sư phạm cũng góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. 
PHẦN III : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Để việc dạy và học ứng dụng CNTT nói chung và ứng dụng CNTT trong tiết trả bài đạt kết quả tốt là một quá trình lâu dài, song song với quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Sự sáng tạo, linh hoạt của người giáo viên trong quá trình giảng dạy là một yêu cầu quan trọng. Qui trình chấm bài, trả bài là qui trình kĩ thuật, tỉ mỉ, công phu gắn liền với tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, tình yêu thương quí trọng thành quả lao động sang tạo của giáo viên đối với học sinh. Việc thực hiện tiết trả bài có ứng dụng CNTT hiệu quả là việc cần thiết để tiết trả bài tập làm văn sinh động hơn. Trên đây là một giải pháp để tiết dạy tập làm văn sao cho có hiệu quả mà trong quá trình giảng dạy cũng như học hỏi từ đồng nghiệp chúng tôi đã rút ra được. Tuy nhiên không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để giải pháp này thực sự có chất lượng hơn nữa. Chúng tôi cũng xin có một số kiến nghị với quý cấp lãnh đạo: - Rất mong nhà trường trang bị thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh để phục vụ cho quá trình dạy và học. - Trang bị thêm các thiết bị CNTT để giáo viên có thể sử dụng trong tiết dạy để bài giảng thêm sinh động và có hiệu quả.

File đính kèm:

  • docSKKN_Ngu_van_6.doc
Sáng Kiến Liên Quan