Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kỹ năng thực hành trong dạy học thực nghiệm Hoá học 8

1. Cơ sở lý luận

 Như Ăng ghen đã viết: “. trong nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng như lịch sử, phải xuất phát từ những sự thật đã có, phải xuất phát từ những hình thái hiện thực khác nhau của vật chất; cho nên trong khoa học lý luận về tự nhiên, chúng ta không thể cấu tạo ra mối liên hệ để ghép chúng vào sự thật, mà phải từ các sự thật đó, phát hiện ra mối liên hệ ấy, rồi phải hết sức chứng minh mối liên hệ ấy bằng thực nghiệm”.

 Thí nghiệm biểu diễn do tự tay giáo viên làm, các thao tác rất mẫu mực sẽ là khuôn mẫu cho học trò học tập và bắt chước, để rồi sau đó học sinh làm thí nghiệm theo đúng cách thức đó. Như vậy, có thể nói thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ giúp cho việc hình thành những kỹ năng thí nghiệm đầu tiên ở học sinh một cách chính xác.

 Ngoài ra, thí nghiệm có đối chứng còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trên lớp mỗi tiết học, giúp giáo viên điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thuận lợi và có hiệu suất cao hơn. Do đó chúng góp phần hợp lí hoá quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh nâng cao hiệu quả lao động của thầy và trò.

 Phân lọai hệ thống thí nghiệm hóa học ở trường THCS:

 Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên

 Thí nghiệm của học sinh

• Thí nghiệm nghiên cứu bài mới.

• Thí nghiệm thực hành

• Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng những kiến thức mới lĩnh hội.

• Thí nghiệm ngoại khoá: các thí nghiệm ở nhà, vườn trường, hay trong các buổi chuyên đề vui hoá học.

2. Cơ sở thực tiễn

2.1. Thuận lợi:

 Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo Dục, Ban giám hiệu đến việc sử dụng, bảo quản đồ dùng dạy học, đặc biệt là dụng cụ thí nghiệm. Hàng năm trang bị thêm những đồ dùng cần thiết, đảm bảo cho công tác dạy và học.

 Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo cho công tác thí nghiệm, có phòng thí nghiệm hoá học riêng phục vụ nhu cầu thí nghiệm thực hành.

 Chương trình hoá lớp 8 gồm 70 tiết: Trong đó có 7 tiết thực hành chính và 23 tiết có thí nghiệm với:

 Thầy biểu diễn: 21 thí nghiệm

 Trò làm: 15 thí nghiệm (chủ yếu trong các bài thực hành)

Số thí nghiệm trùng lặp: lớp 8: 7 thí nghiệm

2.2. Khó khăn:

 Học sinh mới bắt đầu làm quen với thí nghiệm hoá học nên còn bỡ ngỡ, lúng túng, các thao tác chưa chính xác, chưa biết cách quan sát hoặc sợ làm thí nghiệm, mất nhiều thời gian hướng dẫn. Một số học sinh còn lơ là gây mất trật tự trong giờ học.

 Diện tích phòng thí nghiệm nhỏ, hẹp ảnh hưởng đến quá trình làm thí nghiệm: khó khăn khi di chuyển, mùi hoá chất.

 Hoá chất sau khi thí nghiệm, chưa có nơi xử lí.

 Mất nhiều thời gian chuẩn bị cho giờ học có thí nghiệm.

 

docx16 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kỹ năng thực hành trong dạy học thực nghiệm Hoá học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HS có kết luận đầy đủ, chính xác về một qui tắc, tính chất của chất cần hướng dẫn HS sử dụng thí nghiệm hóa học ở dạng đối chứng để làm nổi bật, khắc sâu nội dung kiểm tra mà HS cần chú ý.
 Ví dụ 1: Thí nghiệm oxi tác dụng với lưu huỳnh.
 Để làm rõ hiện tượng lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn trong không khí ta có thể tổ chức cho HS làm thí nghiệm đối chứng.
 - GV nêu vấn đề: Tiến hành thí nghiệm oxi tác dụng với lưu huỳnh bằng cách đốt lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi. Vậy các em hãy quan sát thí nghiệm, so sánh hiện tượng lưu huỳnh cháy trong không khí và trong khí oxi.
 - GV tiến hành thí nghiệm:
 + Lấy hai bình thủy tinh có thể tích như nhau, một bình chứa khí oxi, một bình chứa không khí.
A
B
S
 O2
KK
 O2
S
 KK
S
 + Lấy hai muỗng sắt cho vào hai muỗng sắt lượng bột S như nhau. Đưa hai muỗng sắt chứa lưu huỳnh bột vào ngọn lửa đèn cồn, khi lưu huỳnh bắt đầu cháy đưa 1 muỗng sắt vào lọ chứa không khí, 1 muỗng sắt vào lọ chứa khí oxi (Hình 2.1)
 Hình: Lưu huỳnh tác dụng với oxi
 A. Đốt lưu huỳnh trên đèn cồn. B. Đốt lưu huỳn trong không khí và oxi
 - Yêu cầu HS quan sát, nhận xét trả lời các câu hỏi:
 + So sánh hiện tượng lưu huỳnh cháy trong khí oxi và trong không khí? Giải thích?
 + Lưu huỳnh cháy trong khí oxi và trong không khí có tạo ra sản phẩm giống nhau hay không?
 - GV hướng dẫn HS mô tả hiện tượng và nhấn mạnh 
 + Lưu huỳnh cháy trong oxi mãnh liệt hơn, ngọn lửa sáng xanh, lưu huỳnh cháy trong không khí ngọn lửa xanh mờ. Giải thích lưu huỳnh cháy trong oxi mãnh liệt hơn vì lượng oxi tác dụng với lưu huỳnh nhiều hơn. Trong không khí oxi chiếm 20% nên lượng oxi ít hơn, phản ứng xảy ra kém mãnh liệt hơn.
 + Lưu huỳnh tác dụng với oxi tạo khí lưu huỳnh đioxit SO2 không màu có mùi hắc. Ta có thể xác nhận sản phẩm phản ứng lưu huỳnh cháy trong không khí và trong oxi có tạo ra sản phẩm là SO2 không bằng cách ngửi mùi của SO2 ( GV mở nút 2 lọ đựng sản phẩm cháy của S và dùng tay phẩy nhẹ cho HS xác định sản phẩm) và từ đó giới thiệu phương trình hóa học của phản ứng oxi tác dụng với lưu huỳnh. 
Ví dụ 2: Thí nghiệm oxi tác dụng với kim loại
 Để hình thành và củng cố kiến thức về điều kiện của phản ứng hóa học thông qua thí nghiệm oxi tác dụng với sắt. GV tiến hành thí nghiệm đối chứng, GV tiến hành các hoạt động:
 - Nêu mục đích thí nghiệm: nghiên cứu phản ứng hóa học của oxi với kim loại sắt.
 - Mô tả thí nghiệm: Chuẩn bị thu hai bình đựng khí oxi, hai đoạn dây sắt cuốn hình lò xo giống nhau, tiến hành thí nghiệm: 
 + Đầu đoạn dây sắt 1 không cắm mẫu than rồi đưa vào bình đựng khí oxi thứ 1.
 + Đầu đoạn dây sắt 2 có cắm mẫu than nhỏ và đốt nóng đỏ mẩu than rồi đưa vào bình đựng khí oxi thứ 2.
 - Yêu cầu quan sát hiện tượng xảy ra ở hai bình khí oxi và trả lời câu hỏi:
 1- Đưa đoạn dây sắt 1vào bình đựng oxi, có phản ứng hóa học xảy ra không? Nêu nhận xét.
 2- Đưa đoạn dây sắt 2 có mẫu than hồng vào bình đựng oxi có phản ứng hóa học xảy ra không? Nhận xét vai trò của mẫu than hồng và điều kiện xảy ra phản ứng giữa oxi và sắt.
 3- Mô tả hiện tượng của thí nghiệm và sản phẩm của phản ứng hóa học giữa oxi và sắt.
 4- Quan sát thành bình khí oxi đầu dây sắt khi kết thúc phản ứng. Từ hiện tượng quan sát được rút ra nhận xét gì?
Ví dụ 3: Thí nghiệm điều chế oxi trong PTN đi từ KClO3 
 Để hình thành hái niệm chất xúc tác GV tiến hành thí nghiệm đối chứng, GV tiến hành các hoạt động như:
 - Nêu mục đích thí nghiệm: So sánh tốc độ thoát khí oxi ở hai ống nghiệm KClO3 và KClO3 + MnO2
 - Tiến hành thí nghiệm: Cho vào hai ống nghiệm lượng KMnO4 như nhau, tiếp tục cho thêm 1 lượng nhỏ MnO2 vào một ống nghiệm. Đun nóng hai ống nghiệm 
 - Yêu cầu quan sát hiện tượng ở hai bình thu khí oxi ( Hình 2.2) và trả lời câu hỏi:
O2
H2O
O2
H2O
 Hình: Điều chế oxi trong PTN
 1- Lượng khí thoát ra ở bình thu khí oxi của ống nghiệm chứa KClO3 so với lượng khí thoát ra ở bình thu khí của ống nghiệm chứa hỗn hợp KClO3 + MnO2 như thế nào?
 2- Vai trò của MnO2 ? Giải thích?
 3- Mô tả hiện tượng của thí nghiệm? Viết PTHH của phản ứng
 Như vậy từ thí nghiệm đối chứng sử dụng trong bài dạy giúp HS hình thành các khái niệm, kĩ năng một cách vững chắc và ghi nhớ sâu sắc hơn. Với HS lớp 8 do mới học hóa học nên việc sử dụng thí nghiệm đối chứng là cần thiết để HS nắm được kiến thức vững chắc ngay từ những bài học đầu tiên.
DÙNG THÍ NGHIỆM KIỂM CHỨNG.
 Thí nghiệm kiểm chứng được dùng kết hợp với phương pháp nghiên cứu. Với phương pháp nghiên cứu thì thí nghiệm kiểm chứng được dùng để kiểm nghiệm những giả thuyết khoa học, những dự đoán đưa ra trên cơ sở kiến thức đã biết. Thí nghiệm kiểm chứng còn được dùng tổ chức cho HS kiểm nghiêm một nhận xét, một kết luận hoặc một qui luật.
 Khi sử dụng thí nghiệm kiểm chứng GV tổ chức, điều khiển các hoạt động của HS như: 
Hiểu và nắm vững vấn đề cần nghiên cứu
Nêu ra giả thuyết khoa học, những dự đoán trên cơ sở kiến thức đã có.
Lập kế hoạch giải ứng với từng giả thuyết
Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ, đề xuất cách tiến hành thí nghiệm, dự đoán hiện tương theo các giả thuyết.
Tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng
Xác nhận giả thuyết, dự đoán đúng, giải thích, viết PTHH của phản ứng và kết luận.
 Ví dụ1 : Khi dạy bài “ Tính chất- ứng dụng của hidro” (bài 31- hoá hoc 8), giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm H2 tác dụng với CuO nghiên cứu tính chất của H2
 - Hoạt động của giáo viên:
Nêu mục đích nghiên cứu.
Giáo viên đặt vấn đề: H2 tác dụng với oxi đơn chất vậy có tác dụng với CuO không? Nếu có thì sẽ xảy ra như thế nào?
Lắp dụng cụ thí nghiệm (Hình 2.3), quan sát mầu của CuO.
Tiến hành thí nghiêm, quan sát hiện tượng, sản phẩm phản ứng.
Xác nhận dự đoán đúng, giải thích.
Kết luận về tính chất của H2
CuO
H2
H2O
HCl
Zn
Hình : Khí H2 khử CuO
 - Hoạt động của học sinh:
Lắng nghe mục đích của thí nghiệm.
Học sinh dự đoán:
 (1) H2 đẩy Cu ra khỏi CuO, sản phẩn là Cu mầu đỏ và H2O.
 (2) H2 đẩy O2 ra khỏi CuO, nhận ra O2 nhờ tàn đóm.
Học sinh quan sát CuO mầu đen.
Tiến hành thí nghiệm, hiện tượng quan sát được là:
Mầu đen ban đầu chuyển thành mầu đỏ.
Có hơi nước đọng lại trên thành ống nghiệm.
Kết luận: dự đoán 1 đúng.
 Vậy khi đun nóng CuO sau đó cho H2 đi qua thì giải phóng ra Cu và tạo hơi nước. 
 PTHH: H2 + CuO Cu + H2O
Ví dụ 2: Khi dạy về điều chế khí hiđrô. GV có thể sử dụng thí nghiệm kiểm chứng để yêu cầu HS kiểm nghiệm nhận xét : “Điều chế khí H2 bằng cách dùng axit HCl hoặc H2SO4 tác dụng với các kim loại không hay chỉ dùng với một số kim loại”.
 - GV tổ chức cho HS dự đoán hiện tượng khi cho dung dịch H2SO4 tác dụng với Fe, Al, Cu có giải phóng khí H2 không?
 - HS tiến hành thí nghiệm kiểm nghiệm: lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống chứa 2ml dd H2SO4 . Cho tiếp vào mỗi ống nghiệm lần lượt: 1 đinh sắt sạch, 1 mãnh nhôm, 1 mãnh đồng. Quan sát hiện tượng.
 - HS rút ra nhận xét: dung dịch H2SO4 (hoặc HCl) chỉ tác dụng với một số kim loại (Fe, Al, Zn) để tạo ra khí H2. Như vậy không phải dùng các kim loại bất kì cho tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 để điều chế khí hiđrô.
Ví dụ 3: Khi dạy về tính chất hóa học của nước. GV có thể sử dụng thí nghiệm kiểm chứng để yêu cầu HS kiểm nghiệm nhận xét : “H2O chỉ tác dụng với một số oxit bazơ để tạo ra bazơ”.
 - GV tổ chức cho HS dự đoán hiện tượng khi cho H2O tác dụng với FeO, CaO, Na2O, CuO có tạo thành dung dịch bazơ làm quì tím hóa xanh không?
 - HS tiến hành thí nghiệm kiểm nghiệm: lấy 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 2ml H2O. Cho tiếp vào mỗi ống nghiệm lần lượt: FeO, CaO, Na2O, CuO . Quan sát hiện tượng.
 - HS rút ra nhận xét: H2O chỉ tác dụng với một số oxit kim loại kiềm để tạo ra dung dịch bazơ tan (dung dịch kiềm). Như vậy, không phải tất cả các oxit kim loại đều tác dụng với H2O để tạo thành dung dich bazơ tan (dung dịch kiềm). 
 * Tương tự GV có thể sử dụng thí nghiệm kiểm chứng để yêu cầu HS kiểm nghiệm các nhận xét bước đầu để hình thành các qui luật ở các nhận xét sau:
 + Khí H2 ở nhiệt độ cao chỉ khử được một số oxit kim loại.
 + H2O chỉ tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường.
 + H2O chỉ tác dụng với một số oxit axit để tạo ra axit. 
 Cách tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của HS để kiểm nghiệm các nhận xét, nghiên cứu vấn đề được tiến hành tương tự như ví dụ 2.
 Như vậy khi sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu thì giáo viên đã tập cho học sinh làm người nghiên cứu: Học sinh hiểu được mục đích của nghiên cứu, vận dụng các kiến thức đã có đưa ra các dự đoán và dự kiến các phương pháp thực hiện để kiểm nghiệm của giải thiết, tiến hành thí nghiệm để khẳng định dự đoán đúng, bác bỏ dự đoán không phù hợp với kết quả thí nghiệm. Từ đó rút ra nhận xét, kết luận xác thực từ thực nghiệm. Bằng cách đó học sinh vừa thu được kiến thức hoá học qua sự tìm tòi vừa có được nhận thức hoá học cùng các kỹ năng hoá học cơ bản.
DÙNG THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN CỦA GV THEO PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 Với chương trình hóa học lớp 8 HS mới bắt đầu nghiên cứu hóa học do đó GV sử dụng chủ yếu thí nghiệm biểu diễn của GV trong giờ học để hình thành khái niệm, nghiên cứu tính chất các chất, hình thành các kĩ năng thí nghiệm hóa học. Khí sử dụng thí nghiệm biểu diễn GV nên sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu, dùng thí nghiệm làm nguồn kiến thức, kết hợp biểu diễn thí nghiệm với đàm thoại tìm tòi để hình thành ở HS phương pháp tư duy, nhận thức và học tập bộ môn hóa học. Khi tiến hành thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp nghiên cứu GV cần tiến hành các hoạt động:
 - Nêu rõ mục đích của thí nghiệm
 - Nêu yêu cầu đối với HS như quan sát cái gì, ở đâu và nhận xét, giải thích cái gì. (Lưu ý các yêu cầu đối với HS thật cụ thể, chi tiết, GV có thể nêu dưới dạng câu hỏi định hướng và đưa vào phiếu học tập).
 - Tiến hành thí nghiệm, HS quan sát và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.
 - GV chỉnh lí, bổ sung, nhấn mạnh các kiến thức, kĩ năng, phương pháp tư duy thu nhận được qua thí nghiệm.
 Ví dụ 1: Khi nghiên cứu tính chất của oxi. Oxi tác dụng với photpho đỏ
 - GV nêu mục đích của thí nghiệm: Nghiên cứu phản ứng hóa học của oxi với phi kim là photpho
 - GV mô tả cách tiến hành thí nghiệm thí nghiệm: Trước hết GV cho HS quan sát lọ đựng P đỏ ( trạng thái, màu sắc) và nêu cách tiến hành
 + Lấy 1 it P đỏ cho vào muỗng sắt và đưa vào bình chứa khí oxi theo các em P đỏ có bốc cháy trong oxi không? Có phản ứng xảy ra không?
 + Lấy 1 it P đỏ cho vào muỗng sắt và đưa lên ngọn lửa đèn cồn, đốt cho P cháy rồi đưa vào bình chứa khí oxi. Photpho đỏ có cháy tiếp không hay ngọn lửa tắt đi? Hiện tượng xẩy ra thế nào? Sản phẩm phản ứng tạo thành ở trạng thái nào?
 + Bỏ muỗng sắt ra, cho nước vào bình phản ứng lắc nhẹ để thử tính tan của sản phẩm.
 - Yêu cầu HS quan sát, nhận xét theo nội dung phiếu học tập:
 1- Khi đưa muỗng sắt chứa photpho đỏ vào bình đựng khí oxi thì có phản ứng hóa học xảy ra không?
 2- Đốt cháy P đỏ trong muỗng sắt ngoài không khí rồi đưa vào bình đựng khí oxi thì hiện tượng xảy ra thế nào?
 3- Nhận xét về điều kiện xẩy ra phản ứng hóa học giữa oxi và P đỏ.
 4- So sánh sự cháy của P đỏ trong không khí và trong oxi.
 5- Quan sát sản phẩm tạo thành và nhận xét tính tan của sản phẩm của phản ứng giữa P đỏ và oxi trong nước.
 - GV tổ chức cho HS thả luận nhóm, trả lời các câu hỏi. GV hệ thống các nhận xét của HS và nhấn mạnh:
 + P đỏ không tác dụng với oxi ở điều kiện thường
 + Phản ứng của P đỏ với O2 chỉ xảy ra khi đun nóng
 + P đỏ cháy trong khí O2 mãnh liệt hơn khi cháy trong không khí (ngọn lửa sáng hơn, khói trắng nhiều hơn)
 + Sản phẩm tạo ra là chất rắn, dạng bột, màu trắng, tan được trong nước có tên gọi là điphotpho pentaoxit.
 - GV viết PTHH của phản ứng và yêu cầu HS đọc tên các chất, giải thích các kí hiệu trong PTHH.
Ví dụ 2: Thí nghiệm điều chế khí hiđrô trong PTN
 - GV nêu mục đích thí nghiệm: Nghiên cứu phương pháp điều chế khí H2 trong PTN.
 - GV mô tả cách tiến hành thí nghiệm: Điều chế 
đưa tàn đóm đỏ lên đầu ống dẫn khí.
 + Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí.
Bọt khí H2
dd HCl
 Zn
 + Nhỏ 1 giọt dung dịch trong ống nghiệm lên mặt kính đồng hồ và hơ trên ngọn lửa đèn cồn.
III- KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG.
Kết quả:
 Học sinh yêu thích môn hoá học hơn , học sinh dễ nắm bắt kiến thức , hiểu bài sâu , nhớ kỹ và vận dụng vào thực tế đời sống .. 
 Kết quả các bài kiểm tra đã có tiến bộ khả quan .
 Tỉ lệ học sinh yếu giảm , tỉ lệ HS khá , giỏi tăng .
 Kết quả khảo sát sau khi áp dụng chuyên đề: Tháng 3 năm 2021
* Kết quả học tập:
- Trước khi thực hiện đề tài: 
Tổng số HS
142
Giỏi
Khá
Trung
bình
Yếu, 
Kém
SL
TL
%
SL
TL
%
SL
TL
%
SL
TL
%
2
1,4
15
12,7
77
51,7
48
34,4
- Sau khi thực hiện đề tài:
Tổng số HS
142
Giỏi
Khá
Trung
bình
Yếu, 
Kém
SL
TL
%
SL
TL
%
SL
TL
%
SL
TL
%
18
10,0
35
19,4
107
59,4
20
11,1
* Mức độ ưa thích:
- Trước khi thực hiện đề tài:
Câu hỏi
Trả lời
Thích
Không
Sợ
SL TL(%)	 
 SL TL(%)
SL TL(%)
1. Em thấy thế nào khi làm thí nghiệm hoá học có đối chứng?
39
21,6
 87
48,3
54
30,0
2. Em có thích học môn hoá học không?
Rất Thích
Thích
Không thích
 22
12,2
 64
 35,6
94
 52,2
Sau khi thực hiện đề tài:
Câu hỏi
Trả lời
Thích
Không
Sợ
SL TL(%)	 SL TL(%) 
 SL (TL%)
SL TL(%)
1. Em thấy thế nào khi làm thí nghiệm hoá học có đối chứng?
107
59,4
 47
 26,1
26
14,4
2. Em có thích học môn hoá học không?
Rất Thích
Thích
Không thích
 61
33,9
 97
 53,9
24
 13,3
Giáo viên: Ngày càng sử dụng hợp lí các phương pháp thí nghiệm thực hành trong quá trình dạy học, thường xuyên vận dụng trong bài dạy một cách hợp lí và hướng dẫn học sinh thực hiện. 
Học sinh: 
Đối với 142 học sinh (LỚP 8B,C,D,E)(Sử dụng tốt các phương pháp thí nghiệm đối chứng trong dạy Hóa học): điểm trung bình bài kiểm tra đạt 6,9.
+ Ý thức học tập của học sinh tiến bộ rõ rệt, học sinh chăm học, chịu khó nghe giảng hơn trước đây.
+ Kết quả học tập môn Hóa học được tăng lên, các em ngày càng yêu thích môn Hóa học.
* Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp 
- Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 6,9 cao hơn so với điểm trung bình kiểm tra trước tác động là 5,4. Điều này chứng tỏ nhóm thực nghiệm thông qua đã được nâng lên.
- Độ chênh lệch điểm trung bình T- test cho kết quả p= 0.033 < 0.05 cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình giữa trước và sau tác động là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình trước và sau tác động không xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác động của giải pháp thay thế đã mang lại hiêu quả.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn là:
 So sánh với bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của giải pháp trước khi tác động là mức độ lớn.
- Kết luận: Mức độ ảnh hướng lớn.
Như vậy giả thuyết của để tài đã được kiểm chứng.
Ứng dụng.
Dễ vận dụng, áp dụng được tất cả các đối tượng HS lớp 8 trường THCS trong cả thành phố, tỉnh.
Bài học kinh nghiệm:
- Chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo trước khi lên lớp vì sự thành công của giờ học hay giờ thực hành tùy thuộc phần lớn vào sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và học sinh. 
- Kết hợp logic giữa thí nghiệm với tranh ảnh, phiếu học tập, phương pháp hỏi đáp tìm tòi, công nghệ thông tin ... để tổ chức tốt hơn hoạt động nhận thức cho học sinh, tăng hiệu quả giáo dục. 
- Vận dụng phương pháp thí nghiệm có đối chứng để phát huy tính tích cực là gợi mở cho học sinh suy nghĩ, so sánh, đối chiếu, sáng tạo trong giờ học, nhưng không lạm dụng quá nhiều thí nghiệm trong một giờ, mà phải lựa chọn thí nghiệm phù hợp với đặc trưng của bài. Mỗi bài học chỉ nên tiến hành tối đa 2 thí nghiệm đối chứng.
- Giáo viên cần chú ý tới một số học sinh hiếu động chỉ lo chú ý đến màu sắc của hoá chất, ống nghiệm, hiện tượng thí nghiệm mà không lo giải thích hiện tượng và kết luận thu được sau mỗi thí nghiệm.
- Tiếp tục tiến hành thực nghiệm ở nhiều lớp khác để đề tài có tính thuyết phục cao hơn. 
 IV . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận:
 Khoa học hoá học góp phần rất tích cực vào việc giải quyết các vấn đề gần gũi với thực tế cuộc sống, các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. Vì vậy khi nghiên cứu hoá học không chỉ đơn thuần là tìm hiểu lí thuyết mà phải vận dụng thật tốt các điều kiện thực nghiệm để giúp học sinh lĩnh hội và áp dụng kiến thức bộ môn một cách có hiệu quả phù hợp với mục tiêu thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy học hoá học theo hướng tích cực: học sinh giữ vai trò chủ đạo, thầy đóng vai trò là người hướng dẫn.
 Ngay từ những buổi đầu khi tiếp xúc với môn hoá học các em đã được nghiên cứu về chất, những quy luật biến đổi chất này thành chất khác thông qua các thí nghiệm đơn giản. thực tiễn cho thấy rằng mọi khái niệm đều xuất phát từ sự trực quan những hiện tượng cụ thể. Trong việc giảng dạy Hoá học ở trường THCS không thể bỏ qua bước đầu, bước quan sát thực nghiệm và so sánh hiện tượng, vì chính nhờ vào bước đó mà ta có thể phát triển tư duy của học sinh. Sau khi quan sát, học sinh so sánh đối chiếu và rút ra được sự giống và khác nhau từ đó hình thành cho học sinh khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát hoá kiến thức.
 	Trước những học sinh phong phú về trình độ nhận thức, thì giáo viên luôn phải tạo ra tình huống có vấn đề để phát huy khả năng tư duy, so sánh của học sinh khá giỏi, tạo điều kiện cho học sinh yếu được tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Thì những bài thí nghiệm có thí nghệm đối chứng sẽ giúp các em hiểu sâu hơn, rõ hơn kiến thức của bài học. Để đạt được điều đó, đòi hỏi người thì giáo viên phải linh hoạt trong các phương pháp, có kỹ năng, kỹ xảo trong thao tác làm thí nghiệm, phát huy tối đa vai trò của thí nghiệm trong mỗi giờ dạy hoá học. Bản thân mỗi giáo viên phải tự trang bị cho mình cơ sở lí luận về phương pháp thực nghiệm, tìm ra những phương án thí nghiệm tốt, cách tiến hành có hiệu quả.... để đạt kết quả cao trong giảng dạy bộ môn hoá ở trung học cơ sở.
Với phương pháp thí nghiệm đối chứng tiến hành ở môn Hoá học của chương trình THCS đã giúp tôi tìm ra một phương hướng giảng dạy hợp lý nhằm phát huy tính tích cực và năng lực nhận thức của học sinh. Tuy nhiên để đạt được kết qủa tốt thì người GV cần phải có sự linh hoạt và sự vận dụng hợp lý. Bởi vì, bản thân phương pháp này không phải làm mục đích mà chỉ là phương tiện để giúp học sinh rút ra được những tri thức cần thiết. Vì vậy, phương pháp thí nghiệm đối chứng chỉ sử dụng khi cần thiết, phù hợp với từng đối tượng học sinh, không được quá lạm dụng
 Trên đây là kinh nghịêm mà tôi đã đúc rút được qua quá trình giảng dạy thông suốt chương trình SGK mới. Tôi rất mong các đồng chí GV góp thêm ý kiến, bổ sung để tôi có được một phương pháp tốt khi dạy môn Hoá học sau này. Và để nó trở thành hành trang trong con đường dạy học của mình.
2/ Kiến nghị:
- Dụng cụ thí nghiệm: đảm bảo đủ số lượng và cả chất lượng. Trong đó có cả dự phòng và thay thế. Bổ sung kịp thời những hoá chất hết hoặc hết hạn sử dụng.
- Đầu tư trang thiết bị thông tin. 
- Khi có thiết bị mới, cần tập huấn cho giáo viên. Đào tạo đội ngũ cán bộ thiết bị để có đủ năng lực hỗ trợ cho giáo viên.
	Phường 9, ngày 20 tháng 3 năm 2021
	Người thực hiện
	 Nguyễn Văn Hồng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1- Sách giáo khoa- hoá 8, 9	Nxb giáo dục
 2- Sách giáo viên hoá 8, 9 	Nxb giáo dục
 3- Thí nghiệm hoá học ở trường phổ thông - Trần Quốc Đắc- Nxb GD- 1996
 4- Taøi lieäu daïy-hoïc tích cöïc trong boä moân hoaù hoïc - Nxb ÑHSP Haø Noäi
 5- Sách thí nghiệm hóa học ở trường THCS 	 Nxb giáo dục	
 6 - Phöông phaùp daïy hoaù hoïc 	 Nxb giáo dục	
 7- Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục 	 Trung học phổ thông môn hóa học, NXBGD, Hà Nội.
 8- Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện 	chương trình, SGK lớp 8 môn Hóa học nâng cao, NXBGD, Hà Nội.
 9- Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh (2005), Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học, NXBĐHSP, Hà Nội.
 10 - Nguyễn Thị Hoa (2002), Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện kĩ thuật dạy học để nâng cao tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập hóa học 10, 11 THPT Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ KHGD.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ky_nang_thuc_hanh_trong_day_h.docx
Sáng Kiến Liên Quan