Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm cho học sinh Lớp 7
Khái niệm đoạn văn và đặc điểm đoạn văn
Như chúng ta đã biết, bài viết được cấu thành bởi các đoạn văn( văn bản) theo những phương thức và bằng những phương tiện khác nhau. Dựng đoạn được triển khai từ ý trong dàn bài. Có thể đoạn văn là một ý hoặc nhiều ý và cũng có thể một ý có nhiều đoạn. Trong đoạn văn thường có bố cục ba phần: mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Ở góc độ đặc điểm cấu trúc thì các đoạn văn có thể là đoạn diễn dịch, qui nạp, móc xích, song hành
Qua đó, ta có thể hiểu được: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xưống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn (hay còn gọi là câu chốt). Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm rõ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, qui nạp, song hành. Khi chuyển từ đoạn này sang đoạn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để tạo tính chỉnh thể cho văn bản.
Vì vậy, chúng ta cần tận dụng những hiểu biết và khả năng trên của học sinh để phát huy tính tích cực, tính chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn được tốt và làm nền tảng cho chương trình THPT. Mặc dù vậy, học sinh ở các trường THCS, phần lớn có khuynh hướng không thích học văn mà đặc biệt là phân môn tập làm văn. Và vì thế nó đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu, vận dụng sáng tạo các kĩ năng viết đoạn văn của các em.
t các ý của bài, rồi luyện viết với từng ý chính đã được xác định và các câu chủ đề đã được xác lập ban đầu. 5.4.3.Cách viết đoạn văn kết bài. Đoạn văn kết bài nêu lên cảm nghĩ chung, có thể đánh giá và liên hệ. Vì vậy, để có được một bài văn hoàn chỉnh không thể không viết đoạn kết bài. Từ câu chủ đề đã xác định được như ở trên, ta có thể viết đoạn văn kết bài như sau: Ca dao là một tấm lòng. “Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ” là tấm lòng của nhân dân, của những ai xa gần, của ông tôi, bà tôi, mẹ tôi, chị em tôi Tấm lòng son sắt thuỷ chung đối với gia đình, quê hương luôn toả sáng trong bài ca dao và tâm hồn con người. Tóm lại, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn trong bài văn biểu cảm là thực hiện các thao tác tìm hiểu đề, tìm ý, xây dựng câu chủ đề- để từ đó định hướng cho việc xây đựng từng đoạn văn. Cứ tập đi tập lại như thế ta sẽ thành thạo. Không phải chỉ thành thạo dựng đoạn độc lập mà thành thạo và nhạy cảm trong dựng đoạn của bài văn biểu cảm. Từ việc “Tập làm” đến việc “làm văn” là một quá trình đi từ việc rèn luyện kĩ năng cần thiết đến kĩ xảo (thói quen, thành thạo)– Không khó nhưng cũng không đơn giản chút nào nếu cả thầy và trò không chuyên tâm và không yêu thiết tha một tác phẩm văn học. Và thao tác cuối cùng trong một giờ luyện viết đoạn văn là : Luyện “nhận xét văn người, sửa văn mình”. Một số cách luyện tập viết văn biểu cảm ở đây không phải là tất cả nhưng là cách cơ bản, chúng ta nên cố gắng thực hành. Trước khi thực hành đề bài các em đọc kĩ phần dẫn giải, miêu tả về các cách ấy, tiếp nhận về mặt lí thuyết rồi bắt tay vào làm theo sáng tạo. Trong khâu tiến hành nếu thấy có gì chưa hợp lí với mình thì cần có sự điều chỉnh hoặc sáng tạo thêm. 6. Tiến hành thực nghiệm Để kiểm chứng kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm của học sinh tôi tiến hành các bước thực nghiệm sau: - Chọn đối tượng học sinh đại trà ở hai lớp: 7B và 7C (Đủ các đối tượng: giỏi, khá, TB, yếu kém). - Về cơ sở vật chất: Phòng học thông thoáng, có đủ bàn ghế, điện lưới để phục vụ Dạy - Học. - Sự chuấn bị của giáo viên ở 2 lớp: + Ở lớp 7B: Tôi tổ chức ôn tập các đơn vị kiến thức về kiểu loại biểu cảm. + Ở lớp 7C: Tôi tổ chức cho các em rèn luyện cách viết các đoạn văn biểu cảm. - Sự chuẩn bị của học sinh: + Sách giáo khoa, vở ghi, vở nháp, vở bài bập, các tài liệu có liên quan đến bài học: Cách cảm thụ các dạng Tập làm văn - Lớp 6,7 - Về thời gian: Dạy - Học 3 tiết/lớp. Bố trí học 2 buổi sáng (Ngoài giờ học chính khoá). - Ra đề: Yêu cầu của đề bài phải mang tính vừa sức, tính khoa học, chính xác, phù hợp với đối tượng học sinh lớp 7. Đề bài1: Cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh. (Lớp 7B) Đề bài2: Cảm nhận của em về bài thơ "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh. (Lớp 7C) * QUY TRÌNH DẠY - HỌC Ở LỚP 7B - THỰC HIỆN CÁC BƯỚC SAU: Hoạt động 1: Khởi động bằng việc kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của các em và GV chọn một bài văn biểu cảm cho HS đọc trước lớp rồi xác định các phần trong bài làm của người viết - Trình bày các ý chính trong mỗi phần: Mở bài, Thân bài, kết bài. Hoạt động 2: GV tổ chức cho HS ôn tập các đơn vị kiến thức đã học về văn Biểu cảm. Cụ thể: I. Khái niệm văn Biểu cảm. II. Đặc điểm của văn Biểu cảm. III. Các yêu cầu khi làm bài văn Biểu cảm. Hoạt động 3: GV tổ chức cho người học viết các đoạn văn biểu cảm theo yêu cầu của người dạy. Đối tượng biểu cảm là một số tác phẩm thơ, hoặc đoạn thơ. Hoạt động 4: GV cho lớp tiến hành thảo luận và nhận xét, đánh giá các đoạn văn của HS. Hoạt động 5: GV củng cố kiến thức và tiến hành khảo sát bằng đề bài sau: Cảm nhận của em về bài thơ "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí minh. Hoạt động 6: GV thu bài và dặn dò HS. Ở LỚP 7C - THỰC HIỆN CÁC BƯỚC SAU: Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS nắm lại các đơn vị kiến thức sau: I. Khái niệm văn Biểu cảm. II. Đặc điểm của văn Biểu cảm. III. Các yêu cầu khi làm bài văn Biểu cảm. Hoạt động 2: Tổ chức rèn luyện các kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm: 1. Xác định ý cho bài văn Biểu cảm. 2. Xác câu chủ đề cho mỗi đoạn văn. 3. Liên kết đoạn văn và cách dùng từ ngữ khi xây dựng đoạn văn. 4. Cách viết đoạn văn Biểu cảm: 4.1. Cách viết đoạn văn Mở bài. 4.2 .Cách viết đoạn văn Thân bài. 4.3. Cách viết đoạn văn Kết bài. Hoạt động 3: GV củng cố cách viết đoạn văn Biểu cảm và tiến hành khảo sát bằng đề bài sau: Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh. Hoạt động 4: GV thu bài và dặn dò HS. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC NHƯ SAU Phân loại Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém SL % SL % SL % SL % 7B (40hs) 5 12.5 10 25 19 47.5 6 15 7C (37hs) 13 30.2 17 45.9 6 16.2 1 2.7 Nhận xét chung qua 2 kết quả trên Qua quá trình Dạy - Học và tiến hành khảo sát thực nghiệm theo phương pháp tích cực, chúng tôi nhận thấy một số điểm sau: Đối với việc tổ chức Dạy - Học ở lớp 7B - khi chưa vận dụng triệt để phương pháp tích cực theo chuyên đề thay SGK THCS và các bước tiến hành như đã trình bày trên đây chúng ta thấy: Số bài khá, giỏi chiểm tỉ lệ quá thấp. Số bài điểm yếu, kém vẫn chiếm tỉ lệ lệ cao. Rõ ràng nếu không có sự nghiên cứu, đầu tư các cách dạy học, ôn luyện cho HS thì hiệu quả thực hành viết đoạn văn trong văn bản của các em là rất thấp. Nếu không tổ chức các buổi ôn tập một cách bài bản, khoa học đúng theo phương pháp đổi mới thì sẽ tạo cho các em sự hứng thú, say mê, tích cực trong giờ làm văn. Ngược lại khi đã vận dụng triệt để các bước dạy học làm văn (như đã thực hiện ở lớp 7C) thì học sinh hoàn toàn chủ động tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng các kĩ năng làm văn vào quá trình xây dựng đoạn văn - tạo lập văn bản. Và tất yếu HS sẽ thích học phân môn TLV. Hiệu quả dạy học sẽ cao hơn. Qua đây chúng ta thấy: Thời lượng dành cho luyện tập viết đoạn văn trong tiết dạy chính khoá là quá ít. Vì vậy, HS chưa được rèn luyện nhiều để viết đoạn, tạo lập văn bản. Điều cốt lõi là làm sao đó trên mỗi trang giáo án, mỗi tiết dạy học thực hành – rèn kĩ năng làm văn cho học sinh đều thể hiện tính nghiêm túc của người dạy và những nét tình cảm nghề nghiệp, tình yêu con trẻ, những dấu ấn cảm xúc cá nhân trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, soạn giảng. * MỘT VÀI ĐOẠN VĂN TIÊU BIỂU: 1. “Trăng bao nhiêu tuổi trăng già, Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ? Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn Núi bao nhiêu tuổi núi còn trơ trơ ?" ( Ca dao) Bài ca dao “ Trăng bao nhiêu tuổi trăng già”, được viết bằng thơ lục bát và câu hỏi tu từ. Trăng và núi là hai ẩn dụ. Sự đối đáp ở đây không phải là câu đố về thiên nhiên ( núi, trăng) như có người đã nhầm tưởng. Mà sự giao, ướm hỏi ( ướm duyên) rất tình tứ, tế nhị của trai gái làng quê ngày xưa. Mộtk cách tỏ tình rất duyên dáng và biểu cảm. 2. “Trưa về đến sau đồi Gọi con như mọi bận Mà không nghe trả lời Thì mẹ ơi đừng giận Nhìn vở bài toán đố Con làm còn dở dang Bỏ quên bên cửa sổ Đừng bảo con không ngoan Sân nhà đầy lá rụng Mẹ đừng trách con lười Thấy áo con đẫm máu Mẹ đừng khóc mẹ ơi ! Giặc Mĩ nó nhằm con Mà bắn vào tim mẹ Đừng khóc con mẹ nhé Khóc sao hả căm thù”. ( Nguyễn Lê) Bài thơ “Mẹ” của Nguyễn Lê nói lên nỗi đau đớn và cà căm thù của người mẹ có đứa con ngoan bị máy bay Mĩ bắn chết. Vở bài toán đố còn dở dang con để lại bên cửa sổ; Chiếc áo đẫm máu của con như những vật kí thác đau thương. Hồn con hiện về nói với mẹ, an ủi mẹ. Con vốn rất ngoan ngoãn, nhưng nay con không thể nào quét sân giúp mẹ được nữa rồiGiặc Mĩ băn chêt con là chúng nó đã băn vào tim mẹ. “Đừng khóc con mẹ nhé”, vì khóc con “ sao hả căm thù” mẹ ơi ! Một tứ thơ rất độc đáo nói lên nỗi lòng đau thương con và căm thù giặc Mĩ của bà mẹ Việt Nam. Nhà biểu lộ niềm cảm thương đau đớn đối với những em thơ gần xa đã bị giặc Mĩ giết hại một cách tàn ác. 3. Đêm đã về khuya, không gian yên tĩnh. chỉ có suối trong thanh như tiếng hát từ xa vọng lại. Trăng sáng vằng vặc ôm trùm những ngọn cây. Bóng hoa in trên mặt đất tạo nên những chùm hoa lung linh. Giữa cảnh khuya lộng lẫy yêu kiều ấy có một người chưa ngủ, đó là Bác kính yêu. Bác chưa ngủ không phải để ngắm cảnh đẹp mà vì lòng còn nặng nỗi lo toan việc nước”. 4. "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” Ngọn lửa “ chờn vờn sương sớm” là ngọn lửa thực trong lòng bếp, bập bùng nhen lên mỗi sớm mai. Nhưng ngọn lửa “ ấp iu nồng đượm” là ngọn lửa của tình bà chăm sóc cưu mang theo trình tự thơ, ngọn lửa chập chờn, bập bùng, hình tượng thơ cứ tỏ dần, tỏ dần: Bên bếp lửa là dáng hình của bà qua nắng mưa, năm tháng. ( Bài làm của học sinh) KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS có tầm quan trọng rất lớn trong việc dạy và học Tập làm văn. Nó chiếm vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần hình thành con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ học ở bậc cao hơn, hoặc vận dụng vào thực tiễn cuộc sông. Xét về môn học, đây là phân môn thực hành tổng hợp ở mức độ cao của phân môn Văn và Tiếng Việt, nó có mối tương quan chặt chẽ với văn và Tiếng Viết. Dạy luyện viết đoạn văn là dạy cho học sinh nắm bắt văn bản, biết xây dựng các loại văn bản thông thường. Ta hiểu đầy đủ rằng dạy cách viết đoạn văn là dạy cho học sinh hiểu từng loại văn bản cụ thể, cách xây dựng đoạn văn trong bất kì loại văn bản nào. Đây là bước đi, thao tác, cách thức trong quá trình học tập văn bản. Trong chương trình hiện nay, bộ môn Tập làm văn được tích hợp cùng phân môn Văn và Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn mới .Tiết dạy dựng đoạn trong văn bản cũng được quan tâm nhiều hơn trong việc nắm được thể loại trong chương trình. Từ đó, rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt đúng và hay bằng các hình thức, thao tác mà chủ yếu là viết đoạn văn một cách sáng tạo tổng hợp những kiến thức tiếp thu được qua phân môn Tiếng Việt và văn học. Viết đúng, viết hay là nhiệm vụ hàng đầu mà giáo viên quan tâm, yêu cầu viết đúng về đề tài thể loại, những kiểu văn bản khác nhau trong cuộc sống đặt ra cho các em. Ngoài ra, qua việc rèn luyện viết đoạn văn cũng trực tiếp tham gia rèn luyện một số đức tính cho sinh như lòng nhân ái, tính trung thực, sự kiên trì lòng dũng cảmViết đoạn văn góp phần phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo để tử từ đó giúp các em biết phân biệt cái sai, cái tốt, cái xấu... Và cũng từ đây các em được nuôi dưỡng tâm hồn vươn tới cái tốt đẹp hơn. Qua tiết học, ta nắm được ưu thế của học sinh và phát huy được những khả năng làm văn của các em. Từ đó, học sinh có dịp để uốn nắn điều chỉnh, hạn chế những lệch lạc trong nhận thức, đời sống tư tưởng tình cảm của của các em. Cũng từ đó, hiệu quả giáo dục của Tập làm văn nói chung, viết đoạn văn nói riêng được nâng cao và được học sinh yêu thích. Qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, học sinh được uốn nắn, điều chỉnh, hạn chế những thiếu sót trong quá trình làm văn ở những cấp học cao hơn. Ngoài ra các em còn được bồi dưỡng về tâm hồn, trí tuệ, biết rung động trước cái đẹp, biết hướng tới giá trị thẩm mĩ, có năng lực sử dụng ngôn ngữ, bjiết tích luỹ vốn tri thức và vận dụng trong giao tiếp ở mọi hoàn cảnh khác nhau. Dùng từ đặt câu, viết đoạn sẽ được các em vận dụng tốt trong mọi điều kiện để hướng tới cái chân – thiện – mĩ, biết tự hào và sử dụng Tiếng Việt trong sáng, hoàn mĩ hơn. Cũng từ việc rèn kĩ năng viết đoạn giúp học sinh vận dụng để viết được nhiều đoạn văn và viết tốt ở nhiều thể loại. 1.2. Tuy nhiên, việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn vẫn còn nhiều hạn chế. Vì đây là một tiết khó của môn học, nếu đơn thuần giáo viên không hướng dẫn cụ thể về cách tìm hiểu đề, tìm ý, mỗi ý tương ứng với bao nhiêu đoạn trong văn bản. Hoặc học sinh chưa tìm được câu chủ đề để từ đó phát triển mở rộng thành đoạn văn. Để tích hợp được với văn và Tiếng Việt, giáo viên chưa hướng dẫn khái niệm đoạn văn, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu và cách trình bày đoạn văn. Qua đó, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn theo các yêu cầu về cấu trúc và ngữ nghĩa. Hạn chế nữa là trong chương trình SGK Ngữ Văn THCS học sinh không được học các nội dung trình bày trong đoạn văn theo các đặc điểm, cấu trúc diễn dich, qui nạp, song hành, móc xích. Do đó, khi xây dựng đoạn văn, học sinh rất lúng túng trong việc đặt vị trí câu chủ đề trong đoạn. Hơn nữa, trong quá trình luyện viết các đoạn văn, học sinh còn lúng túng trong việc tìm hiểu đề, xác định ý, xây dựng câu chủ đề. Khi lựa chọn các phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản các em còn vụng về, đôi khi không nắm vững các đơn vị kiến thức này. Và việc lựa chọn, dùng từ đặt câu ở một số học sinh còn nhiều hạn chế: như dùng từ, ngữ không trong sáng, thiếu trau chuốt, từ ngữ không có tính lôgic. Hơn nữa, giáo viên chưa thật kiên trì trong việc cung cấp những đơn vị kíên thức về xác định ý, viết câu chủ đề, xây dựng đoạn theo các đặc điểm (diễn dịch, qui nạp), các phép liên kết câu, liên kết đoạn, và uốn nắn cách viết đoạn cho học sinh. 2. Khuyến nghị Giáo viên cần sắp xếp số lượng kiến thức hợp lí cho một tiết dạy có khả năng phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh mà các em học không bị nhàm chán. Các đoạn văn tham khảo phải đa dạng phong phú hơn về từng lượng kiến thức. Tiết học mang nặng tính thực hành, nên cho học sinh thực hành nhiều, viết nhiều các đoạn văn (tất nhiên không qúa thời gian tiết học và sức tiếp thu của học sinh). Trong việc đánh giá, giáo viên cần quan tâm, nhận xét đúng trước năng lực thực hành của mỗi học sinh. Ở đây đòi hỏi sự nhạy cảm của thầy trước yêu cầu thực hành, trước những thao tác và kĩ năng thực hành của học sinh. Yêu cầu giáo viên dày công luyện tập cho các em, kiên trì trong việc đánh giá kết quả không nên nóng vội, có tinh thần trách nhiệm cao. Tuỳ từng đối tượng ở các khối lớp, tuỳ từng vùng để có phương pháp vận dụng đúng đắn. Với phương châm là người truyền đạt kiến thức và chủ thể tiếp nhận kiến thức và mục đích cuối cùng là viết được các đoạn văn sáng tạo với đầy đủ các kĩ năng mà các em tiếp thu được. Về số lượng tiết học viết đoạn văn còn quá ít, nên tăng cường thêm số lượng cũng như thời gian cần được phân bố cân đối hài hoà để tránh học sinh ngại học căng thẳng mà ngược lại các em ham học hơn. Trong sự phát triển đi lên của đất nước và của văn học nước nhà, văn học nhân loại, trong đó có không ít các nhân tài đất nước là giáo viên, là học sinh- chủnhân tương lai của đất nước. Vì vậy việc dạy chữ, dạy người là rất cần thiết. Đặc biệt trong nhà trường THCS việc hình thành nhân cách, việc tiếp cận với kiến thức nhân loại, phân biệt cái tốt, cái xấu, cái phải cái trái đối với học sinh cũng là vấn đề then chốt. Hơn nữa, giúp các em ham học, thích học môn văn (trong đó có môn Tập làm văn, thực hành các kĩ năng viết các đoạn văn) cũng là vấn đề mà giấo viên cần nghiên cứu. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa để phát huy những tài năng sẵn có còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân học sinh, giúp các em hoàn thiện nhân cách, phát huy vốn tri thức của nhân loại làm giàu cho quê hương đất nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 – Tập I. Giảng dạy Tập làm văn ở trường THCS – TS. Lê Xuân Soan - NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. Làm văn – PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên) – NXB Đại học Sư phạm. Bồi dưỡng học sinh năng khiếu THCS - Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. MỤC LỤC NỘI DUNG Phần I: MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng 2. Mục tiêu sáng kiến Các phương pháp thực hiện Phần II: NỘI DUNG 1. Một sô khái niệm 1.1. Kĩ năng là gì? 1.2. Khái niệm đoạn văn và đặc điểm đoạn văn 1.3. Khái niệm văn biểu cảm và đặc điểm của đoạn văn biểu cảm. 3. Một số phương pháp cơ bản trong giảng dạy phần Tập làm văn ở Trung học Cơ sở 4. Thực trạng viết đoạn văn biểu cảm của học sinh:Học sinh THCS có tuổi đời ứng với tuổi thiếu niên, do vậy các em còn có tên gọi khác là thiếu niên. Cách đây khoảng 20 năm, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, học sinh đầu bậc THCS, về phát triển cơ thể không có gì khác so với trẻ cuối bậc Tiểu học; Các em chỉ “lớn vọt” lên ở các năm tiếp theo. Đây là thời gian xảy ra rất nhiều các biến đổi ở các mức độ khác nhau trong cơ thể trẻ; sự hình thành nhân cách được hoàn thiện. Ở góc độ nội tiết, sự họat hóa của tuyến yên, của các tuyến sinh dục, của tuyến thượng thận được tăng cường, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về chiều cao, trọng lượng cơ thể, các dấu hiệu sinh dục phụ xuất hiện. Tuy nhiên, người lớn (cha mẹ, thầy, cô giáo, người nuôi dưỡng trẻ) phải ý thức rằng, những phát triển trong cơ thể trẻ lúc này diễn ra chưa đồng bộ và với diện mạo “to cao” bên ngoài như vậy, các em vẫn chưa là người lớn thực thụ về tất cả các chức năng trong cơ thể. 5. Rèn kỹ năng viết đoạn văn biểu cảm 5.1. Xác định ý cho bài văn biểu cảm. 5.2. Xác định câu chủ đề. 5.3. Liên kết đoạn văn và cách dùng từ, ngữ khi xây dựng đoạn văn 5.4. Cách viết đoạn văn biểu cảm. 6. Tiến hành thực nghiệm Phần III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. Kết luận Khuyến nghị TRANG 3 3 5 5 5 5 6 7 8 8 10 11 12 17 23 25 2. Các đặc điểm tâm sinh lý cơ bản ở học sinh THCS: Học sinh THCS có tuổi đời ứng với tuổi thiếu niên, do vậy các em còn có tên gọi khác là thiếu niên. Cách đây khoảng 20 năm, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, học sinh đầu bậc THCS, về phát triển cơ thể không có gì khác so với trẻ cuối bậc Tiểu học; Các em chỉ “lớn vọt” lên ở các năm tiếp theo. Đây là thời gian xảy ra rất nhiều các biến đổi ở các mức độ khác nhau trong cơ thể trẻ; sự hình thành nhân cách được hoàn thiện. Ở góc độ nội tiết, sự họat hóa của tuyến yên, của các tuyến sinh dục, của tuyến thượng thận được tăng cường, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về chiều cao, trọng lượng cơ thể, các dấu hiệu sinh dục phụ xuất hiện. Tuy nhiên, người lớn (cha mẹ, thầy, cô giáo, người nuôi dưỡng trẻ) phải ý thức rằng, những phát triển trong cơ thể trẻ lúc này diễn ra chưa đồng bộ và với diện mạo “to cao” bên ngoài như vậy, các em vẫn chưa là người lớn thực thụ về tất cả các chức năng trong cơ thể. Với những trẻ thiểu năng trí tuệ mức nhẹ, vào tuổi thiếu niên, việc định hướng cuộc sống, các kỹ năng tự phục vụ và lao động được cải thiện. Tuy nhiên, một số chức năng vào lúc này cũng không thể được bù trừ, chẳng hạn như thoát khỏi ức chế tình dục, xâm kích hay thích tham gia Học sinh THCS có tuổi đời ứng với tuổi thiếu niên, do vậy các em còn có tên gọi khác là thiếu niên. Cách đây khoảng 20 năm, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, học sinh đầu bậc THCS, về phát triển cơ thể không có gì khác so với trẻ cuối bậc Tiểu học; Các em chỉ “lớn vọt” lên ở các năm tiếp theo. Đây là thời gian xảy ra rất nhiều các biến đổi ở các mức độ khác nhau trong cơ thể trẻ; sự hình thành nhân cách được hoàn thiện. Ở góc độ nội tiết, sự họat hóa của tuyến yên, của các tuyến sinh dục, của tuyến thượng thận được tăng cường, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về chiều cao, trọng lượng cơ thể, các dấu hiệu sinh dục phụ xuất hiện. Tuy nhiên, người lớn (cha mẹ, thầy, cô giáo, người nuôi dưỡng trẻ) phải ý thức rằng, những phát triển trong cơ thể trẻ lúc này diễn ra chưa đồng bộ và với diện mạo “to cao” bên ngoài như vậy, các em vẫn chưa là người lớn thực thụ về tất cả các chức năng trong cơ thể. Học sinh THCS có tuổi đời ứng với tuổi thiếu niên, do vậy các em còn có tên gọi khác là thiếu niên. Cách đây khoảng 20 năm, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, học sinh đầu bậc THCS, về phát triển cơ thể không có gì khác so với trẻ cuối bậc Tiểu học; Các em chỉ “lớn vọt” lên ở các năm tiếp theo. Đây là thời gian xảy ra rất nhiều các biến đổi ở các mức độ khác nhau trong cơ thể trẻ; sự hình thành nhân cách được hoàn thiện. Ở góc độ nội tiết, sự họat hóa của tuyến yên, của các tuyến sinh dục, của tuyến thượng thận được tăng cường, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về chiều cao, trọng lượng cơ thể, các dấu hiệu sinh dục phụ xuất hiện. Tuy nhiên, người lớn (cha mẹ, thầy, cô giáo, người nuôi dưỡng trẻ) phải ý thức rằng, những phát triển trong cơ thể trẻ lúc này diễn ra chưa đồng bộ và với diện mạo “to cao” bên ngoài như vậy, các em vẫn chưa là người lớn thực thụ về tất cả các chức năng trong cơ thể.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ki_nang_viet_doan_van_bieu_ca.doc