Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả tiết dạy luyện tập hình học Lớp 9

Thành tựu

 - Việc đổi mới phương pháp dạy học cùng với nội dung chương trình sách giáo khoa mới tác động nhiều đến giáo viên. Nhiều giáo viên đã đầu tư công sức nghiên cứu xây dựng phương pháp dạy học, làm đồ dùng, khai thác sử dụng công nghệ thông tin công nghệ hiện đại vào bài giảng. Đối với việc giảng dạy môn H×nh häc 9, thì trong nhiều năm liền có nhiều giáo viên đã áp dụng đúng quy trình dạy tiết luyện tập nêu trên, đầu tư chuẩn bị tốt bài soạn bài giảng đem lại hiệu quả cao trong giờ dạy, nhiều tiết luyện tập được coi là thành công đạt được các mục tiêu đề ra, phát huy cao tính độc lập sáng tạo của học sinh. Kết quả học tập môn Toán 9 có những năm cao, có nhiều học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, tỷ lệ học sinh yếu giảm, chất lượng thi vào THPT của môn Toán tương đối đều. Điều đó phản ánh rõ ưu điểm của việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường nói chung và môn H×nh häc 9 nói riêng.

 - Điều kiện cơ sở vật chất trong nhà trường được trang bị đầy đủ, điều này giúp cho giáo viên tổ chức được nhiều hoạt động học tập đa dạng và phong phú, phát huy được đổi mới phương pháp theo hướng tích cực. Học sinh ngày càng say mê học tập bộ môn H×nh häc.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả tiết dạy luyện tập hình học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừa chủ động vừa chủ đạo trong tiết học khiến tiết học trở thành tiết học chỉ tác động một chiều.
+ Học sinh: 
- Do hổng kiến thức rất lớn từ các lớp dưới trong khi đặc thù môn H×nh häc 9 đòi hỏi tính liên tục và kế thừa rất cao. Nên học sinh rất ngại học tiết luyện tập. 
- Ngại học lý thuyết, học vẹt nên không hiểu tính chất, dấu hiệu nhận biết... của bài học.
- Chưa thấy được tầm quan trọng của tiết học trong việc củng cố kiến thức.
	- Chưa nắm được phương pháp học tập các tiết học luyện tập.
	- Tiết luyện tập tổng hợp nhiều kiến thức lại là các kiến thức về lý thuyết đã học rồi nên đa số các em thường không tập trung cũng như đầu tư nhiều cho tiết học, từ đó dẫn đến các em không chủ động tư tư duy để giải quyết vấn đề tiết học yêu cầu. 
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện n©ng cao chÊt l­îng tiÕt luyÖn tËp H×nh häc líp 9:
4.1. Công việc soạn giáo án, chuẩn bị cho tiết dạy: 
	4.1.1. Nghiên cứu và xác định chính xác mục tiêu tiết dạy (cả về những kiến kiến được củng cố và kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho HS cũng như thái độ cần đạt được của HS) trên tinh thần của sách giáo viên. 
	- Nghiên cứu hướng dẫn về nhà tiết học trước đó : Tiết học trước đó giáo viên cần hướng dẫn về nhà kĩ những nội dung kiến thức cơ bản, những kiến thức cũ có liên quan hướng dẫn một số bài cần thiết, cụ thể về nhà phải học và nắm kĩ những kiến thức gì, phải làm những bài tập nào và có thể tham khảo thêm những bài tập nào.
	4.1.2. Chuẩn bị phương pháp giảng dạy, hệ thống câu hỏi, chọn phương pháp, chọn bài tập cho tiết luyện tập. Xác định kiến thức nào là kiến thức cơ bản trọng tâm, kiến thức nào cần liên hệ. Xây dựng phương pháp đúng cho từng tiết giảng dạy luyện tập. 
	- Sau khi nghiên cứu lại lý thuyết mà học sinh được học, công việc thứ hai không kém phần quan trọng là giáo viên cần nghiên cứu các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập theo các yêu cầu sau:
	(1) Cách giải bài tập này như thế nào?
	(2) Có bao nhiêu cách giải bài tập này? 
	(3) Cách giải thường gặp là gì ? Cách giải nào là cơ bản? 
	(4)Ý đồ của tác giả đưa ra bài toán này là gì? 
	(5) Mục tiêu và tác dụng của từng bài tập là như thế nào? 
	Trong các yêu cầu trên từ thực tế giảng dạy và qua dự giờ các tiết luyện tập H×nh häc 9 thì yêu cầu 4 và yêu cầu 5 là vấn đề thường không quan tâm tới nhiều nhất, trong khi đây là các yêu cầu quan trọng nhất trong việc xây dựng phương pháp giảng dạy “ tích cực ” (Không cần số lượng bài làm mà cần thiết dạy học sinh phương pháp làm bài) nhất là trong tình trạng học sinh của chúng ta hổng kiến thức khá nhiều. 
	- Công việc tiếp theo thứ ba: trong tình trạng hiện nay một công việc không thể thiếu là giáo viên cần nghiên cứu sách tham khảo, sách giáo viên thật kỹ sau đó mới tập trung xây dựng nội dung tiết luyện tập và phương pháp luyện tập. Thực tế một số giáo viên khi giảng dạy các tiết luyện tập chưa nghiên cứu kỹ sách giáo viên khi chuần bị cho tiết luyện tập, kể cả tiết lý thuyết, sách giáo viên chỉ được giáo viên xem phần mục tiêu tiết dạy mà không xem phần hướng dẫn cách dạy mặc dù các hướng dẫn chỉ mang tính tổng quát nhưng nếu nghiên cứu kỹ chúng ta vẫn rút ra những phương pháp phù hợp cho tình hình học sinh của mỗi lớp mà không sai lạc quá nhiều về phương pháp. 
	- Trong tiết luyện tập H×nh häc 9 hệ thống câu hỏi hợp lý khoa học sẽ kích thích được tâm lý muốn khám phá, giải quyết được bài toán của học sinh, vì theo nhà giáo dục học Polya.G thì người giáo viên tốt là người biết đề ra cho học sinh đúng lúc, kịp thời những câu hỏi gợi sâu sắc và đúng trình độ. Vì vậy chuẩn bị trước hệ thông câu hỏi hợp lý sẽ giúp giáo viên tự tin hơn trong việc triển khai phương pháp giảng dạy của mình. Tuy nhiên cần tránh xu hướng giản đơn hay cực đoan. Có thầy cô thay cho việc “ đọc chép” bằng việc hỏi quá nhiều cái gì cũng hỏi vì nghĩ rằng càng hỏi nhiều thì càng đổi mới trong khi đó phần lớn các câu hỏi lại không tạo được “ tình huống có vấn đề” đối với học sinh, từ đó làm triệt tiêu khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Tóm lại hệ thống câu hỏi là rất quan trọng trong tiết luyện tập tuy nhiên giáo viên cần nghiêm túc trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi.
	- Phương pháp cho từng tiết luyện tập phù hợp cho từng nội dung luyện tập, từng đối tượng học sinh trong các tiết luyện tập sẽ giúp tiết học sinh động hơn, học sinh tích cực hoạt động hơn. Các phương pháp giảng dạy thường dùng hiện nay cho tiết luyện tập là: đàm thoại gợi mở, dạy học bằng tình huống có vấn đề, vấn đáp tìm tòi, dạy học bằng hợp tác nhóm nhỏ Chúng ta cần biết phối hợp linh hoạt các phương pháp này, tránh đơn điệu và cứng nhắc trong phương pháp. 
	Thí dụ: Khi luyện tập về hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông ( Tiết 4- hình học 9) Tính x,y trong hình vẽ sau: 
Khi hướng dẫn học sinh giải bài toán này giáo viên có thể thực hiện hệ thống câu hỏi và hoạt động của học sinh như sau:
	+ Bài toán đã cho những yếu tố gì ? Cần xác định yếu tố nào ? (học sinh hoạt động cá nhân )
	+ Nên tính đại lượng nào trước ? vì sao ? ( HS có thể trao đổi nhóm đôi )
	+ Tính được y bằng cách nào ? Sử dụng hệ thức nào ? ( Học sinh thực hiện cá nhân )
	+ Tính được x bằng cách nào ? Sử dụng hệ thức nào ? 
	+ Có cách nào khác để tính x? ( trao đổi tự do ).
	- Vấn đề cuối cùng trong công việc chuẩn bị cho tiết luyện tập là giáo viên cần lựa chọn và sắp xếp hệ thống bài tập mà học sinh sẽ thực hiện trong tiết học. Một vấn đề thường thấy trong các tiết luyện tập của chúng ta là giáo viên chỉ tập trung vào việc giải hết các bài tập trong phần luyện tập theo thứ tự của sách giáo khoa với những lý do có thể là: giáo viên quá tham vọng về việc giải nhiều bài tập đối với học sinh, cũng có thể là giáo viên lo là sẽ bị đánh giá là không trình bày hết kiến thức của sách giáo khoa khi có người dự giờTừ đó tiết luyện tập thực sự đã trở thành tiết giải bài tập thuần túy: vào tiết học là giải hết bài tập này đến bài tập khác. Tiết học trở nên chai cứng học sinh trở nên sợ tiết luyện tập. Vì vậy việc chọn lựa bài tập nào để thầy “ luyện” và trò “tập” là rất quan trọng. Cần sắp xếp các nhóm bài tập theo mục đích luyện tập của giáo viên. Có thể chia các nhóm bài tập như sau :
	+ Nhóm bài tập mà cần giáo viên làm mẫu để học sinh bắt chước (Cần chỉ rõ cho học sinh chương trình hành động: bước một làm gì, bước hai làm gì ) Học sinh tái hiện công việc vừa thực hiện qua các bài tập tương tự. 
	+ Nhóm bài tập mà giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi ý cho học sinh
 ( hoạt động cá nhân hoặc trao đổi nhóm nhỏ) tự tìm ra hướng giải quyết bài toán. 
	+ Nhóm bài tập học sinh tự lực làm bài trên cơ sở các bài tập đã thực hiện. Tùy vào tình hình thực tế của các lớp học mà giáo viên cần có những nhóm bài tập thích hợp không cần phải giải quyết tất cả các bài tập như nói ở trên. 
	4.1.3. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: tranh ảnh, hệ thống sơ đồ, biểu mẫu 
	Trong tiết luyện tập H×nh häc 9 giáo viên cần chuẩn bị chu đáo bản đồ tư duy, tranh, hình vẽ hợp lý có thể được, bảng phụ phục vụ cho tiết học. Nên sử dụng thiết bị dạy học hiện đại, giáo án điện tử- máy chiếu cho những tiết luyện tập (đối với những tiết sử dụng phù hợp) để giờ dạy đem lại hiệu quả cao hơn.
	4.2. Tổ chức các hoạt động trên lớp:
4.2.1. Hoạt động 1: Tóm tắt kiến thức cơ bản có liên quan.
Trong hoạt động này GV cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
+ Hệ thống câu hỏi kiểm tra hoặc nhắc lại cần rõ ràng có định hướng và phải tóm tắt những nội dung kiến thức cơ bản cần sử dụng khi luyện tập ở góc bảng hoặc bảng phụ hoặc màn hình.
+ Xác định: định hướng mở rộng cụ thể là gì .
	- VD: Tiết 4 luyện tập HH9 sau bài (một số hệ thức giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông). GV cần kiểm tra kiến thức cơ bản thông qua bảng phụ như sau: Em hãy điền vào chỗ () để được các hệ thức cạnh và đường cao trong tam giác vuông
	a2 =  + 
	b2 =  ;  = ac’
	h2 = 
	 = ah
	Định hướng mở rộng là kiểm tra định lí Pitago và phối hợp vận dụng để giải các bài tập tính toán và chứng minh. 	
	Đối với học sinh khá giỏi có thể mở rộng bài toán cao hơn ví dụ cho tam giác ABC đường cao AH thỏa mãn điều kiện: 	 
Chứng minh rằng tam giác ABC vuông tại A.
4.2.2. Hoạt động 2: Chữa bài tập về nhà
Trong hoạt động này sau khi đã cho HS lên bảng giải các bài tập về nhà phải cho HS nhận xét ưu khuyết điểm trong cách giải đánh giá đúng sai trong lời giải hoặc có thể đưa ra cách giải tốt hơn, GV cần chú ý chốt lại vấn đề có tính chất giáo dục cụ thể theo nội dung sau: 
+ Phân tích những sai lầm, nguyên nhân dẫn đến những sai lầm (nếu có)
+ Khẳng định những chỗ làm đúng, tốt của HS để kịp thời động viên HS.
+ Đưa ra những cách giải ngắn gọn hơn thông minh hơn hoặc vận dụng lí thuyết một cách linh hoạt hơn (nếu có thể được)
	4.2.3. Hoạt động 3: Luyện tập
Để thực hiện tốt hoạt động này GV cần lưu ý một số điểm sau:
+ Phải nghiên cứu kĩ hệ thống bài tập trong SGK và SBT toán về nội dung về cách giải và đặc biệt là tính mục đích của từng bài tập :
- Số lượng bài – dự kiến thời gian
Mỗi bài đưa ra có tác dụng gì ?
Chốt lại những vấn đề gì sau khi cho HS làm các bài toán này?
+ Hệ thống bài tập phải đảm bảo mục tiêu của tiết luyện tập.
+ Hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở phải lôgic đảm bảo phương pháp đặc trưng bộ môn, của từng dạng toán, dùng hệ thống câu hỏi đưa bài toán từ khó, phức tạp trở thành dễ và đơn giản.
+ Rèn luyện được cho HS một số thuật toán cơ bản nếu có, cách phân tích nội dung bài toán, các bước giải toán.
+ Phải bao quát lớp và huy động các đối tượng cùng tham gia làm việc, phát huy được tính tích cực của mọi đối tượng HS.
+ Hướng dẫn cho HS biết cách suy nghĩ, tư duy để phát hiện tìm tòi được lời giải. 
+ Giúp cho HS biết phát triển bài toán, mở rộng bài toán và tìm cách giải độc đáo hơn.
4.2.4. Hướng dẫn việc học tập của học sinh trong tiết luyện tập:
+ Tổ chức HS giúp đỡ nhau trước tiết luyện tập: Khi hướng dẫn về nhà tiết học trước gv cần có biện pháp để mọi HS có sự chuẩn bị tốt ở nhà cả về lí thuyết lẫn bài tập về nhà (vì nếu HS không chuẩn bị thì trên lớp GV có giảng dạy tốt mấy HS cũng không tiếp thu được). Để làm tốt việc này GV cần bố trí các nhóm học tập kèm cặp giúp đỡ lẫn nhau theo địa bàn dân cư (điêù này thực hiện sau khi tham gia giảng dạy khoảng một tháng). Các nhóm có nhiệm vụ giúp đỡ giải các bài tập về nhà theo yêu cầu của GV và phải luyện tập thêm những phần còn hạn chế. 
+Tổ chức HS giúp đỡ nhau sau tiết luyện tập: Chúng ta biết thường một số HS yếu kém khó tiếp thu toàn bộ những điều GV trình bày ở lớp hoăc hình thành được kĩ năng ngay tại lớp. Do vậy mà giáo viên cần có biện pháp bổ trợ sau tiết luyện tập là thông qua những HS khá giỏi được phân công kèm cặp giúp đỡ ở trên sẽ có nhiệm vụ bổ trợ tiếp theo.
	 5. Kết quả đạt được của sáng kiến:
Sau khi áp dụng sáng kiến, kết quả thu được của tôi như sau:
	Khi vận dụng đổi mới phương pháp vào giảng dạy các tiết luyện tập H×nh häc trong chương môn Toán lớp 9 như đã trình bày, thực tế đã mang lại hiệu quả cao hơn. Đã củng cố vững chắc hơn cho học sinh về kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải các dạng bài tập một cách nhuần nhuyễn có hệ thống, kĩ năng trình bày bài, lập luận chặt chẽ hơn. Số học sinh nắm chắc kiến thức ở mức độ khá, giỏi tăng hơn trước.
	Vận dụng triệt để phương pháp dạy tiết luyện tập H×nh häc 9 như trên trong tất cả các tiết luyện tập toán, sẽ đem lại hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, chắc chắn khả năng học toán của các đối tượng học sinh tăng lên rõ rệt. 
	KÕt qu¶ kh¶o s¸t chÊt l­îng häc tËp cña häc sinh m«n H×nh häc 9 t¹i líp 9 ( sè l­îng häc sinh lµ 35 em) cña nhµ tr­êng tr­íc vµ sau thùc hiÖn sáng kiến, kÕt qu¶ nh­ sau:
Kết quả
Tr­íc khi thùc hiÖn SK
Sau khi thùc hiÖn SK
Sè l­îng
%
Sè l­îng
%
Giỏi
2
5,7%
3
8,5%
Khá
5
14%
7
20%
TB
20
57%
22
63%
Yếu
6
17,6%
3
8,5%
Kém
2
5,7%
0
0%
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
Để sáng kiến được nhân rộng :
- Nhà trường phải phân công chuyên môn hợp lý, chọn đội ngũ giáo viên dạy Toán 9 có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trách nhiệm; th­êng xuyªn tæ chøc bçi d­ìng chuyên môn nghiÖp vô cho gi¸o viªn dạy Toán 9 nói riêng, giáo viên môn Toán nói chung; trang bị đầy đủ cơ sở vật chất lớp học và thiết bị dạy học môn Hình 9.
- Người giáo viên dạy tiết luyện tập H×nh häc líp 9 thực hiện đúng quy trình soạn giảng theo hướng đổi mới nêu trên. Giảng dạy nhiệt tình, say chuyên môn, trách nhiệm với học sinh, luôn tìm tòi đổi mới phương pháp.
	- Học sinh phải có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài cũ đầy đủ, tích cực trong học tập.
Giáo án dạy minh họa:
TuÇn 24	
TiÕt 42
Ngµy so¹n: 
Ngµy d¹y: 
LUYỆN TẬP ( VỀ GÓC NỘI TIẾP)
A: MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS được củng cố định nghĩa, định lý, hệ quả của góc nội tiếp.
- Biết các tính số đo góc ở tâm, góc nội tiếp. 
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vẽ hình, biết vận dụng tính chất, hệ quả của góc nội tiếp để chứng minh các bài toán.
3.Thái độ
Tạo hứng thú học tập môn toán, tích cực hợp tác nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
 Phát triển năng lực vẽ hình, rèn tư duy logic, suy luận chính xác cho học sinh
B. CHUẨN BỊ:
GV: Máy chiếu, màn hình, thước thẳng, com pa
HS: Chuẩn bị bài ở nhà, thước thẳng, com pa, SGK, SBT
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra (5’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV:( GV đưa đề bài lên màn hình)
-Vẽ góc nội tiếp có số đo 300
- Các góc trong các hình vẽ sau có là góc nội tiếp không? 
Vì sao.
1 HS thực hiện 
HS2:( GV đưa đề bài lên màn hình)
1.Trong các câu sau, câu nào sai:
A. Các góc nội tiếp chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau.
B.Góc nội tiếp có số đo bằng nửa góc ở tâm
C. Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.
D. Góc nội tiếp là góc vuông thì chắn nửa đường tròn.
2. Tính góc AMC, góc AOC trong hình vẽ biết góc ABC có số đo bằng 500
 HS nhận xét bài của bạn.
Hs trả lời miệng
Góc AMC có số đo 500 vì...
Góc AOC có số đo 1000 vì...
Hoạt động 2 : LUYỆN TẬP (32’)
Giới thiệu bài...
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV đưa bài tập1 (Màn hình)
Cho (I) nội tiếp tam giác ABC. Các tiếp điểm với cạnh BC, AC, AB lần lượt là D, E, F. Biết góc BAC bằng góc EDF. Tính góc BAC ?
GV: Vẽ hình và ghi GT- KL
GV hướng dẫn học sinh phân tích đề toán
GV: Nêu mối quan hệ giữa góc EIF và góc EDF?
Với giả thiết cho góc BAC bằng góc EDF ta suy ra điều gì? 
Tứ giác AIEF có gì đặc biệt?
GV cùng HS lập sơ đồ phân tích từ dưới đi lên trên màn hình.
GV: Hãy chứng minh bài toán
GV: Để chứng minh bài toán này ta phải sử dụng kiến thức nào đã học?
Bài tập 1:
HS vẽ è hình, ghi giả thiết, kết luận:
HS chứng minh:
Xét (I) có góc EIF bằng 2 lần góc EDF
( Góc ở tâm và góc nội tiếp cùng chắn cung EF )
Mà góc BAC bằng góc EDF suy ra 
góc EIF bằng 2 lần góc BAC.(1)
Tứ giác AEIF có góc AEI cộng góc EIF = 1800(2)
Từ (1); (2) suy ra góc BAC bằng 600 .
HS:Ta phải sử dụng tính chất của tiếp tuyến, hệ quả của góc nội tiếp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV đưa bài tập2 (Màn hình)
? Cho tam giác nhọn ABC có góc A bằng 600. Đường tròn đường kính BC cắt AB và AC lần lượt ở D và E. BE và CD cắt nhau ở H.
Chứng minh rằng:
a) AH vuông góc với BC
b) Góc HAE bằng góc EDC
c) Tam giác DOE đều
GV :
a) Để chứng minh AH vuông góc với BC ta chứng minh điều gì?
HS: Chứng minh H là trực tâm tam giác ABC.
GV yêu cầu 1 HS lên bảng chứng minh. 
b) Hai góc HAE và EDC cùng bằng góc nào? Vì sao.( Học sinh có thể trao đổi nhóm nhỏ)
GV yêu cầu 1 HS lên bảng chứng minh.
c) Chứng minh tam giác DOE đều như thế nào?
GV yêu cầu 1 HS lên bảng chứng minh.
GV: Để giải được bài toán này ta phải sử dụng kiến thức nào?
GV: Vậy để chứng minh được bài toán hình học các en phải học kỹ lý thuyết, vận dụng linh hoạt vào các bài tập cụ thể, tìm mối liên hệ giữa giả thiết và các điều đã chứng minh để chứng minh phần tiếp theo.
Bài tập 2:
HS vẽ è hình, ghi giả thiết, kết luận:
HS chứng minh:
a)Xét (O) có ( Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Suy ra BE và CD là 2 đường cao của tam giác ABC, BE cắt CD tại H. Vậy H là trực tâm tam giác ABC.
b) Xét (O) có ( 2 góc nội tiếp cùng chắn cung EC)
( cùng phụ với góc ACB)
c) Tam giác ABE có 
( Hệ quả)
 có OD = OE; 
Nên tam giác DOE đều.
HS:Ta phải sử dụng tính chất, hệ quả của góc nội tiếp.
Hoạt động 3: Củng cố (5’)
GV đưa bài tập lên màn hình (HS thảo luận nhóm rồi trả lời miệng)
Bài 1: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O, phân giác góc BAC cắt (O) tại D. Điền vào chỗ trống (...) để được khẳng định đúng:
a) BD =... b) c) d) ... =
Bài 2: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), với AB <AC. Kẻ phân giác AM của góc BAC. Phát biểu nào sau đây sai
A: 
B: 
C: 
D: OM là trung trực của đoạn BC
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (3’)
- Học kỹ lý thuyết
- Làm bài 16,17,20 SBT. Bổ sung thêm câu hỏi bài 20:
d) Xác định vị trí của điểm M để MA + MB+ MC đạt GTLN
e) Gọi E là giao điểm của AM và BC chứng minh: 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1- Kết luận:
	Sử dụng đúng phương pháp dạy tiết luyện tập H×nh häc líp 9 theo hướng đổi mới sẽ mang lại hiệu quả giờ dạy cao, nó giúp cho học sinh hoàn thiện đầy đủ hơn về mặt lí thuyết, rèn kĩ năng thực hành giải bài tập, trình bày lời giải một cách nhuần nhuyễn vững chắc phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Học sinh không còn sợ mà còn yêu thích học môn hình học. Có thể khẳng định rằng: Người giáo viên dạy tiết luyện tập H×nh häc líp 9 thực hiện đúng quy trình soạn giảng theo hướng đổi mới đã nêu trong sáng kiến được củng cố kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ tay nghề, đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy, tạo được hứng thú học tập cho học sinh. 
	Để hoàn thành sáng kiến tôi đã dự giờ đồng nghiệp, tham khảo các tài liệu về đổi mới phương pháp, được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp. Tuy có nhiều cố gắng để hoàn thành sáng kiến, song với năng lực và kinh nghiệm của bản thân có hạn nên không tránh khỏi nghèo nàn phiến diện. Tôi rất mong được bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến.
2- Khuyến nghị:
	- Đối với giáo viên: Muốn thực hiện tốt một tiết luyện tập H×nh häc líp 9 đòi hỏi người giáo viên cần phải đầu tư khá nhiều công sức và thời gian cho công việc nghiên cứu tài liệu, soạn, thiết kế giáo án, hướng dẫn tổ chức học tập của học sinh trong và sau tiết luyện tập; kết hợp tốt các phương pháp giảng dạy
	- Đối với học sinh: Muốn học tốt một tiết luyện tập H×nh häc líp 9 đòi hỏi học sinh học tốt bài về nhà, chuẩn bị kỹ nội dung lý thuyết- bài tập của tiết học theo yêu cầu của giáo viên, hăng hái xây dựng bài trong giờ học. 
	- Đối với nhà trường cần trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học theo phương pháp mới. Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn nhóm Toán trao đổi phương pháp, thiết kế bài giảng những tiết luyện tập có nội dung được coi là khó để cùng thống nhất nội dung phương pháp cho những tiết này.
	- Thường xuyên tổ chức hội giảng, hội thi GVG, thi giáo án tốt, giờ học hay nhằm thúc đẩy phong trào thi đua sôi nổi trong nhà trường. Sau mỗi cuộc thi tổ chức nhận xét, rút kinh nghiệm để chất lượng các giờ dạy đạt kế quả cao. 
	- Động viên khen thưởng kịp thời giáo viên có giáo án tốt, giờ học hay để động viên phong trào.
	- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thường xuyên mở chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên nói chung và môn Toán nói riêng trao đổi về phương pháp giảng dạy đối với từng dạng tiết để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán trong các nhà trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Toán THCS (NXBGD - Tôn Thân, Phạm Thị Luyến, Đặng Thị Thu Thuỷ)
	2. Chương trình GDPT môn Toán của Bộ GD & ĐT
	3. Sách giáo khoa, Sách giáo viên lớp 9 (NXB GD)
------------------------------------
MỤC LỤC
Trang
NỘI DUNG
1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 
3
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
4
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
4
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 
4
1. Cơ sở lý luận
7
3. Thực trạng của vấn đề 
9
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
9
4.1. Công việc soạn giáo án chuẩn bị cho tiết dạy
12
4.2. Tổ chức các hoạt động trên lớp
13
5. Kết quả đạt được của sáng kiến
14
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
15-19
Giáo án minh họa
20
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_tiet_day_luyen_tap_h.doc
Sáng Kiến Liên Quan