Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả khi dạy chương Polime và vật liệu Polime

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

- Phương pháp nhóm.5

- Hoạt động trải nghiệm.

- Phương pháp nghiên cứu làm các sản phẩm từ rác thải nhựa.

- Phương pháp thuyết trình.

6. Điểm mới, cải tiến, đóng góp mới của đề tài

- Thay đổi cách dạy hoàn toàn khác so với phương pháp truyền thống.

- Giao nhiệm vụ cho tất cả các học sinh, từ đó học sinh tự tìm hiểu kiến thức và

tổng hợp lại theo nội dung được giao, sau đó lên báo cáo trước lớp và được các bạn

nhận xét góp ý và cuối cùng là giáo viên nhận xét, góp ý và cho điểm vào điểm kiểm

tra thường xuyên.

- Học sinh tự tay làm các sản phẩm từ rác thải nhựa.

- Mỗi em học sinh tự suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra một câu nói và mình thấy hay, tâm

đắc về rác thải nhựa.

- Học sinh có 01 tiết học ngoài trời để đi thu gom rác thác ở những nơi công cộng

và sau đó phân loại.

- Tiểu phẩm nói về tác hại của rác thải nhựa.

- Số tiết dạy của chương này của trường THPT Thái Hòa là 08 tiết (tính cả tiết tự

chọn) nhưng khi dạy theo cách này thì chỉ cần 06 tiết.

pdf37 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả khi dạy chương Polime và vật liệu Polime", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
minh, hiện đại hơn. Cũng chính vì sự tân tiến tiện lợi ấy đã gây ra cho môi trường 
nhiều mối nguy hại. Đặc biệt vấn đề rác thải nhựa như: Rác thải sinh hoạt, rác thải 
nông nghiệp, rác thải y tế, rác thải nguy hại, v.v... Rác thải đang là vấn đề báo động 
khẩn cấp đối với toàn nhân loại, bởi những hậu quả nặng nề đã, đang và được dự 
đoán sẽ trở thành những hiểm hoạ đe doạ trực tiếp đến môi trường sống, các loài sinh 
vật và sức khoẻ của con người. Điều đáng quan tâm ở đây là chưa có một giải pháp 
cụ thể nào về việc xử lý các nguồn rác thải phát sinh này. Nếu có thì đó cũng chỉ là 
thu gom, chôn lấp, thiêu đốt rác thải... làm ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô 
thị... 
Là người giáo viên, chúng tôi nhận thức được tác hại rất nghiêm trọng của rác 
thải nhựa và túi nilong đối với môi trường và sức khỏe con người, vì thế việc đưa 
“giáo dục môi trường” vào học đường là việc làm vô cùng cần thiết. Nhà trường là 
nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước. Nếu học sinh có đầy 
đủ nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường, từ đó các em sẽ tự đề ra được các giải 
pháp góp phần tuyên truyền, bảo vệ môi trường rất hiệu quả. 
Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay đặt ra yêu cầu là phải gắn liền “kiến 
thức” với “thực tiễn”. Hóa học là môn khoa học tự nhiên có mối quan hệ mật thiết 
với nhiều môn khoa học khác; đồng thời giúp học sinh từ nghiên cứu tính chất của 
chất, sự tạo thành chất mới đến các quy luật biến đổi chất gắn liền với các quá trình 
xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất, đời sống hay các tác động tới môi trường. Bởi 
vậy, việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng nhằm phát triển năng lực vận dụng 
 4 
kiến thức Hóa học vào thực tiễn là thực sự cần thiết, không chỉ tạo tiền đề vững chắc 
cho học sinh tự tin hơn khi bước vào cuộc sống, mà còn trở thành công dân có nhận 
thức, ý thức đúng đắn góp phần xây dựng xã hội văn minh giàu đẹp hơn. 
Chương “Polime và vật liệu polime” – Hóa học lớp 12 là một hệ thống kiến 
thức có mối quan hệ logic, tính ứng dụng thực tiễn cao, gần gũi với cuộc sống hằng 
ngày. Đồng thời nội dung này có thể áp dụng được các phương pháp dạy học tích 
cực, giáo dục được ý thức, tạo hứng thú cho học sinh, góp phần phát triển năng lực 
cho học sinh THPT, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. 
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, chúng tôi luôn trăn trở tìm tòi phương pháp 
để đưa kiến thức này phổ biến cho học sinh. Vì chính các em học sinh là những người 
góp phần trực tiếp bảo vệ môi trường và còn là những tuyên truyền viên tích cực 
trong công tác bảo vệ môi trường tại gia đình, nhà trường và nơi các em sinh sống. 
Do vậy chúng tôi đã thực hiện đề tài "Nâng cao hiệu quả khi dạy chương polime và 
vật lệu polime (chương 4 - SGK 12- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)" 
2. Mục đích nghiên cứu 
Nghiên cứu, xây dựng đề tài, nhằm nâng cao sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn của 
người học góp phần giáo dục ý thức học sinh, thực hiện có hiệu quả đổi mới phương 
pháp dạy học. Các mục đích cụ thể như sau: 
 - Phát huy tính tích cực, chủ động, phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. 
Từ đó làm cho học sinh có ý thức sử dụng, tuyên truyền hạn chế dùng rác thải nhựa, 
đề xuất các biện pháp thiết thực trong bảo vệ môi trường. 
 - Nghiên cứu phương pháp tổ chức, hỗ trợ người học tự lực và tích cực lĩnh hội tri 
thức, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, phát 
triển năng lực: Sáng tạo, thuyết trình, tin học, hóa học... 
- Tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng chủ đề dạy học 
trong quá trình dạy học ở trường THPT. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
Xác định rõ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, giải quyết các vấn đề sau: 
- Xây dựng chủ đề dạy học bằng phương pháp dự án. 
- Tiến hành thực nghiệm, thử nghiệm tại đơn vị công tác. 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
- Áp dụng đối với học sinh khối 12. 
- Nâng cao giáo dục ý thức bảo vệ môi trường "Nói không với rác thải nhựa" cho 
học sinh THPT thông qua dạy học theo định hướng phát triển năng lực sử dụng 
phương pháp dạy học dự án kết hợp một số phương pháp dạy học tích cực khác. 
5. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
- Phương pháp nhóm. 
 5 
- Hoạt động trải nghiệm. 
- Phương pháp nghiên cứu làm các sản phẩm từ rác thải nhựa. 
- Phương pháp thuyết trình. 
6. Điểm mới, cải tiến, đóng góp mới của đề tài 
 - Thay đổi cách dạy hoàn toàn khác so với phương pháp truyền thống. 
 - Giao nhiệm vụ cho tất cả các học sinh, từ đó học sinh tự tìm hiểu kiến thức và 
tổng hợp lại theo nội dung được giao, sau đó lên báo cáo trước lớp và được các bạn 
nhận xét góp ý và cuối cùng là giáo viên nhận xét, góp ý và cho điểm vào điểm kiểm 
tra thường xuyên. 
 - Học sinh tự tay làm các sản phẩm từ rác thải nhựa. 
 - Mỗi em học sinh tự suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra một câu nói và mình thấy hay, tâm 
đắc về rác thải nhựa. 
 - Học sinh có 01 tiết học ngoài trời để đi thu gom rác thác ở những nơi công cộng 
và sau đó phân loại. 
 - Tiểu phẩm nói về tác hại của rác thải nhựa. 
 - Số tiết dạy của chương này của trường THPT Thái Hòa là 08 tiết (tính cả tiết tự 
chọn) nhưng khi dạy theo cách này thì chỉ cần 06 tiết. 
 6 
PHẦN II. NỘI DUNG 
Tiết 1 
Tổ 1 trình bày nội dung (giáo viên đã giao nhiệm vụ 1 tuần trước) 
1. Nhóm 1(06 thành viên): Em Nguyễn Hoàng Quân - nhóm trưởng 
Nhiệm vụ: Viết phương trình tạo các polime PVC, PS, PE, PVA, caosubuna, 
caosubuna - S, caosubuna - N, thủy tinh hữu cơ, PP, tơ olon, tơ nilon - 6, tơ nilon - 7, 
tơ nilon - 6,6, tơ capron, tơ lapsan, keo dán urefomanđehit 
Sau khi nhận nhiệm vụ của nhóm, em Quân giao cho mỗi thành viên viết 
phương trình tạo 03 polime từ các monome tương ứng, sau đó cả nhóm họp lại để 
chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thành nhiệm vụ 
Sản phẩm của nhóm 1 
 7 
Hình ảnh học sinh thực hiện tại lớp 
 8 
2. Nhóm 2 (02 thành viên): Em Hà Lê Trọng Nghĩa - Nhóm trưởng 
Nhiệm vụ: Nêu khái niệm, phân loại và cấu trúc polime. 
Sản phẩm của nhóm 2 
 Hình ảnh học sinh thực hiện tại lớp 
 9 
3. Nhóm 3 (02 thành viên): Em Phạm Đức Nguyên - Nhóm trưởng 
Nhiệm vụ: Nêu khái niệm và phân loại tơ. 
Sản phẩm của nhóm 3 
Hình ảnh học sinh thực hiện tại lớp 
 10 
3. Nhóm 4 (02 thành viên): Lương Sỹ Công - Nhóm trưởng 
Nhiệm vụ: Nêu khái niệm và phân loại cao su 
Sản phẩm của nhóm 4 
Câu hỏi: 
Câu 1. Hãy nêu định nghĩa của phản ứng trùng hợp, trùng ngưng? 
Câu 2. Cho biết trong những polime trên polime nào tạo ra từ phản ứng trùng hợp, 
trùng ngưng? 
Câu 3. Điều điện để một chất có phản ứng trùng hợp, trùng ngưng? 
Câu 4. (bài tập về nhà) Từ CH4 và các chất vô cơ cần thiết viết phương trình và ghi rõ 
điều kiện nếu có để điều chế PVC, PS, PE, PVA, caosubuna, caosubuna - S. 
....................................... 
Tiêt 2 
Tổ 2 trình bày nội dung (giáo viên đã giao nhiệm vụ 2 tuần trước) 
Nhiệm vụ: Bài thuyết trình về tác hại của rác thải nhựa 
Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Khánh Ly 
 11 
Một số hình ảnh của bài thuyết trình 
 12 
 13 
Cách xử lý rác thải nhựa hiện nay 
1. Đốt 
Sinh ra các khí độc 
2. Chôn lấp 
 14 
Sẽ dẫn đến 
 15 
Phần nhiều rác thải nhựa không được xử lí, xả ra môi trường sẽ có rất nhiều tác 
động xấu đến môi trường 
 16 
Vì vậy chúng ta cần quan tâm đến 
 17 
 18 
 19 
Tiêt 3 
Nhiệm vụ 1: Tổ 3 trình bày nội dung 
Nhiệm vụ: Viết kịch bản tiểu phẩm và biểu diện tiểu phẩm 
Nội dung tiểu phẩm 
 20 
 21 
Hình ảnh diện tiểu phẩm 
 22 
Nhiệm vụ 2: Chấm sản phẩm làm từ rác thải nhựa 
 23 
 24 
 25 
 26 
Tiêt 4: Hoạt động trải nghiệm (thu gom và phân loại rác thải) 
Một số hình ảnh thu gom rác thải 
 27 
Rác thải sau khi thu gom và phân loại 
Hình ảnh cả lớp 
 28 
Bài thu hoạch sau tiết trải nghiệm 
 29 
 30 
Tiết 5: Thực hành 
Tiết 6: Tự chọn 
 Hệ thống câu hỏi về chương polime và vật liệu polime 
Câu 1. Tiến hành thí nghiệm của một vài vật liệu polime với dung dịch kiềm theo các 
bước sau đây: 
 Bước 1: Lấy 4 ống nghiệm đựng lần lượt các chất PE, PVC, sợi len, xenlulozơ theo 
thứ tự 1, 2, 3, 4. 
 Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 10%, đun sôi rồi để 
nguội. 
 Bước 3: Gạt lấy lớp nước ở mỗi ống nghiệm ta được tương ứng các ống nghiệm 1', 
2', 3', 4'. 
 Bước 4: Thêm HNO3 và vài giọt AgNO3 vào ống 1', 2'. Thêm vài giọt CuSO4 vào 
ống 3', 4'. 
Cho các phát biểu 
 1. Ống 1' không có hiện tượng. 
 2. Ống 2' xuất hiện kết tủa trắng. 
 3. Ống 3' xuất hiện màu tím đặc trưng. 
 4. Ống 4' xuất hiện dd màu xanh lam. 
Số phát biểu đúng? 
 A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 2. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: 
 Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 một mẫu ống nhựa dẫn nước PVC. 
 Bước 2: Thêm khoảng 2ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm 1. Đun ống 
nghiệm đến sôi rồi để nguội. Gạn lấy phần dung dịch cho vào ống nghiệm 2. 
 Bước 3: Axit hoá ống nghiệm 2 bằng HNO3 20%, rồi nhỏ thêm vài giọt dung dịch 
AgNO3. Nhận xét nào sau đây là sai? 
 A. Sau bước 3, xuất hiện kết tủa trắng. 
 B. Sau bước 2, thu được dung dịch có màu xanh. 
 C. Mục đích của việc dùng HNO3 là để trung hoà lượng NaOH còn dư trong ống 
nghiệm 2. 
 D. Sau bước 2, dung dịch thu được ở ống nghiệm 2 có chứa poli(vinyl ancol). 
Câu 3. Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch lòng trắng trứng 10%, thêm tiếp 1ml 
dung dịch NaOH 30% và 1 gọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, hiện 
tượng quan sát được là 
 A. Có kết tủa đỏ gạch, sau đó tan ra tạo dung dịch xanh lam. 
 B. Có kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa chuyển sang màu đỏ gạch. 
 C. Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch màu tím. 
 D. Có kết tủa đỏ gạch, kết tủa không bị tan ra. 
 31 
Câu 4. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: 
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10% và 1 ml dung 
dịch NaOH 30%. 
Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống 
nghiệm, sau đó để yên vài phút. 
Cho các phát biểu 
 1. Thí nghiệm trên chứng minh protein của lòng trắng trứng có phản ứng màu biure. 
 2. Sau bước 1, protein của lòng trắng trứng bị thủy phân hoàn toàn. 
 3. Sau bước 2, thu được hợp chất màu tím. 
 4. Ở bước 1, có thể thay 1 ml dung dịch NaOH 30% bằng 1 ml dung dịch KOH 30%. 
Số phát biểu đúng? 
 A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 5. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây: 
Bước 1: Dùng 4 kẹp sắt kẹp 4 vật liệu riêng rẽ: Mẩu màng mỏng PE, mẩu ống nhựa 
dẫn nước làm bằng PVC, sợi len (làm từ lông cừu) và vải sợi xenlulozơ (hoặc bông). 
Bước 2: Hơ các vật liệu này (từng thứ một) ở gần ngọn lửa vài phút. 
Bước 3: Đốt các vật liệu trên. 
Cho các nhận định sau: 
(a) PVC bị chảy ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc khó 
chịu. 
(b) Sợi len cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi khét. 
(c) PE bị chảy ra thành chất lỏng, mới cháy cho khí, có một ít khói đen. 
(d) Sợi vải cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi. 
(e) Khi hơ nóng 4 vật liệu: PVC bị chảy ra; PE bị chảy thành chất lỏng. 
Số nhận định đúng là 
 A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. 
Câu 6. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? 
 A. Poli(etylen terephtalat). B. Poliacrilonitrin. 
 C. Polistiren. D. Poli(metyl metacrylat). 
Câu 7. Phát biểu nào sau đây sai? 
 A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. 
 B. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian. 
 C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. 
 D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên. 
Câu 8. Cho các tơ sau: visco, capron, xelulozơ axetat, olon, nilon 6,6. Số tơ tổng hợp 
trong nhóm này là 
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 
Câu 9. Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamit, polistiren, 
 32 
xenlulozơ triaxetat, nilon-6,6. Số polime tổng hợp là 
 A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 10. Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; 
(5) tơ visco; (6) nilon-6,6; (7) tơ axetat. Số tơ có nguồn gốc xenlulozơ là 
 A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. 
Câu 11. Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Tên gọi 
của X là 
 A. Teflon. B. Polietilen. C. Poli(vinyl clorua). D. Polipropilen. 
Câu 12. Khối lượng của một đoạn nilon – 6,6 là 27346 đvC và một đoạn mạch tơ 
capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch của 2 polime nêu trên lần 
lượt là? 
 A. 113 và 152. B. 121 và 114. C. 121 và 152. D. 113 và 114. 
Câu 13. Cho sơ đồ chuyển hóa: 
CH4 C2H2 C2H3Cl PVC 
Để tổng hợp được 250kg PVC theo sơ đồ trên thì cần Vm3 khí thiên nhiên (đktc). Giá 
trị của V là? (biết CH4 chiếm 80% khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 
50%). 
 A. 358,4. B. 448,0. C. 286,7. D. 224. 
Câu 14. Clo hóa PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung 
bình một phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là? 
 A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. 
Câu 15. Đem trùng hợp 5,2g stiren, hỗn hợp sau phản ứng cho các dụng với 100ml 
dung dịch brom 0,15M sau đó tiếp tục cho thêm KI dư vào thì được 0,635g Iot. Hiệu 
suất của phản ứng trùng hợp là? 
 A. 75%. B. 25%. C. 80%. D. 90%. 
Câu 16. Polime có cấu trúc mạng không gian là: 
 A. Nhựa bakelit. B. Amilopectin C. PVC. D. PE. 
Câu 17. Điều kiện để phản ứng trùng hợp xảy ra là trong phân tử của các monome 
phải có: 
 A. Liên kết ba. B. Liên kết đơn. C. Cả A,B đều đúng. D. Liên kết đôi. 
Câu 18. Thuỷ tinh hữu cơ được điều chế bằng phản ứng trùng hợp từ monome nào 
sau đây? 
 A. Metyl acrylat. B. Etyl acrylat. 
 C. Axit meta acrylic. D. Metyl meta acrylat. 
Câu 19. "Thuỷ tinh hữu cơ" còn có tên gọi khác là: 
 A. Poli(metyl acrylat). B. Poli metyl metacrylat. 
 C. Poli(etyl acrylat). D. Poli(metyl metacrylat). 
Câu 20. Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là: 
 33 
 A. isopren. B. Stiren. C. Propen. D. Toluen. 
Câu 21. Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là: 
 A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. 
 B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2. 
 C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. 
 D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2. 
Câu 22. Polivinyl axetat (hoặc poli(vinyl axetat)) là polime được điều chế bằng phản 
ứng trùng hợp 
 A. C2H5COO-CH=CH2. B. CH2=CH-COO-C2H5. 
 C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3. 
Câu 23. Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng 
phản ứng trùng hợp 
 A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2 =CHCOOCH3. 
 C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2. 
Câu 24. Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất trơ có thể điều chế bao nhiêu tấn PE 
biết hiệu suất phản ứng là 90%? 
 A. 2,8. B. 2,55. C. 2,52. D. 3,6. 
Câu 25. Trong các polime sau: poli(metyl metacrylat); poli(vinyl clorua) ; 
poli(etylen terephtalat) ; tơ nilon-6,6 ; poli(vinyl axetat). Số lượng polime là sản 
phẩm của phản ứng trùng hợp là 
 A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. 
Câu 26. Cho dãy các tơ sau: xenlulozơ axetat, capron, nitron, visco, nilon-6, nilon-6,6. 
Số tơ trong dãy thuộc loại tơ poliamit là 
 A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. 
Câu 27. Cho các phản ứng sau: 
C8H14O4 + NaOH → X1 + X2 + H2O. 
X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4. 
X3 + X4 → Nilon-6,6 + H2O. 
Phát biểu nào sau đây đúng? 
 A. Dung dịch X4 có thể làm quì tím chuyển thành màu hồng. 
 B. X3 có mạch cacbon không phân nhánh. 
 C. C8H14O4 là este hai chức. 
 D. Nhiệt độ sôi của X2 cao hơn axit axetic. 
Câu 28. Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol: 
Cho biết: X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C10H10O4; X1, X2, X3, X4, X5 
là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X5 là 
A. 118. B. 194. C. 222. D. 202. 
 34 
PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
3.1. Kết luận 
 1. Xây dựng mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn chính là ý nghĩa đích thực của 
môn Hóa học. Bởi nó không những mang lại cảm hứng cho học sinh, kích thích học 
sinh làm việc mà còn góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học 
của giáo viên, làm cho học sinh yêu thích môn Hóa học hơn. Ngoài ra, học sinh có thể 
rèn luyện khả năng tự học, tư duy sáng tạo, hình thành và phát triển các năng lực, tố 
chất của người lao động trong thời đại mới. 
 2. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nói không với rác thải nhựa cho học sinh 
, thúc đẩy HS từ suy nghĩ biến thành những hành động cụ thể, bền vững. 
 3. Việc xây dựng và thực hiện thành công chủ đề “Nâng cao giáo dục ý thức bảo vệ 
môi trường "Nói không với rác thải nhựa" cho học sinh THPT thông qua dạy học 
chủ đề polime và vật liệu polime Hóa học lớp 12. 
đã góp phần khẳng định: dạy học theo chủ đề có ý nghĩa to lớn trong dạy học nói 
chung và dạy học Hóa học nói riêng. 
 4. Rút ra quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện một chủ đề dạy học, gồm các 
bước sau: Xác định chủ đề; xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề; xây dựng bảng mô 
tả;biên soạn câu hỏi/bài tập; xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề; tổ chức thực hiện 
chủ đề. 
 Tiến trình dạy học cần có các hoạt động: khởi động, hình thành kiến thức, luyện 
tập, vận dụng, tìm tòi, sáng tạo. Với mỗi hoạt động cần có: mục đích, nhiệm vụ học 
tập của HS, cách thức tiến hành. 
3.2. Đề xuất 
 - Giáo viên cần chủ động, sáng tạo trong việc tiếp cận chủ đề dạy học. 
 - Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được giao lưu với các đơn vị trên địa bàn 
thông qua các cuộc hội thảo chủ đề, chuyên đề. 
 - Nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa với chủ đề " Nói không với rác thải 
nhựa" 
 - Để nâng cao giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần có sự tham gia phối hợp của 
các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Đoàn thanh niên, công đoàn... trong quá 
trình học sinh thực hiện các dự án trải nghiệm bảo vệ môi trường. 
Trên đây là một số kinh nghiệm về việc xây dựng các chủ đề dạy học theo 
hướng dạy học liên môn. Với năng lực có hạn, chắc rằng kinh nghiệm của chúng tôi 
sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự đóng góp, chia sẻ, góp ý chân thành của 
các bạn, đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để sáng kiến kinh nghiệm của 
chúng tôi được hoàn thiện hơn. 
 35 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Sách giáo khoa - Hóa học 12. Nhà xuất bản Giáo dục. 
 2. Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng 
công nghiệp lần thứ 4,Thủ tướng chính phủ ngày 04/05/2017.[5] 
 3. Các văn bản liên quan. 
 4. Tìm kiếm thông tin trang Google. 
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài 2 
2. Mục đích nghiên cứu 4 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 
5. Phương pháp nghiên cứu 6 
6. Những đóng góp mới của đề tài 6 
PHẦN II – NỘI DUNG 
Chương 1 – Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 
1.1. Một số vấn đề chung về dạy học theo chủ đề 7 
1.1.1. Thế nào là dạy học chủ đề 7 
1.1.2. Phân loại chủ đề dạy học 7 
1.1.3. Yêu cầu của chủ đề dạy học 7 
1.1.4. Các bước xây dựng chủ đề dạy học 8 
1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực 8 
1.2.1. Khái niệm năng lực 8 
1.2.2. Phân loại năng lực 8 
1.2.3. Các phương pháp dạy học phát triển năng lực 9 
 1.3. Thực trạng dạy học chương polime ở trường phổ thông. 9 
1.3.1. Nhận thức của giáo viên đối với dạy học chương polime 9 
1.3.2. Nhận thức của học sinh đối với việc học chương polime 10 
 36 
 1.4. Thực trạng vấn đề rác thải nhựa và bao nilong hiện nay 10 
 1.4.1. Tình hình rác thải nhựa và bao nilong hiện này 10 
1.4.2. Khảo sát thực trạng sử dụng đồ dùng bằng nhựa và nilong của 
học sinh 
11 
1.5. Tổng quan với các đề tài nghiên cứu đã được tiến hành 11 
Chương 2: Xây dựng chủ đề Polime, hóa học lớp 12 – Ban cơ bản 13 
2.1. Xác định chủ đề 13 
2.2. Mục tiêu 13 
2.3. Bảng mô tả mức độ nhận thức và năng lực hình thành 15 
2.4. Câu hỏi/bài tập theo các mức độ nhận thức 17 
 2.4.1. Nhận biết 17 
 2.4.2. Thông hiểu 20 
 2.4.3. Vận dụng thấp 21 
 2.4.4. Vận dụng cao 23 
2.5. Kế hoạch thực hiện chủ đề 25 
2.6. Thiết kế bài học triển khai chủ đề 30 
2.6.1. Hoạt động khởi động 30 
2.6.2. Hoạt động học sinh thực hiện dự án 34 
2.6.3. Hoạt động hình thành kiến thức 35 
2.6.4. Hoạt động luyện tập 39 
2.6.5. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng 42 
2.6.6. Hoạt động tổng kết 45 
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 47 
PHẦN III – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 50 
3.1. Kết luận 50 
3.2. Kiến nghị 50 
PHỤ LỤC 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 37 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_khi_day_chuong_polim.pdf
Sáng Kiến Liên Quan