Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học bậc trung học phổ thông thông qua các bài tập hóa học có nội dung liên hệ với thực tế cuộc sống

Với mục tiêu đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi giáo dục nước nhà phải đào tạo nên những sản phẩm giáo dục với thương hiệu “made in Vietnam” có uy tín. Đó là những con người lao động có tính sáng tạo, thích ứng với mọi sự phát triển nhanh và đa dạng của xã hội.

Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với sự phát triển khoa học kĩ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cuộc sống. Vì vậy, trong dạy hóa học, sẽ hấp dẫn và thiết thực hơn khi giáo viên biết khai thác các nội dung hóa học để xây dựng các bài tập theo hướng liên hệ thực tế với cuộc sống. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy hóa học nhằm tăng tính thực tiễn của môn học. Trong phạm vi chương trình hóa học phổ thông chúng ta có thể khai thác một số nội dung sau trong việc xây dựng bài tập hóa học:

- Hóa học với sức khỏe.

- Hóa học với ứng dụng trong đời sống.

- Hóa học với việc bảo vệ môi trường.

- Hóa học với nghành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.

Chúng tôi lựa chọn và triển khai đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học bậc trung học phổ thông thông qua các bài tập hóa học có nội dung liên hệ với thực tế cuộc sống”.

 

doc29 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3761 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học bậc trung học phổ thông thông qua các bài tập hóa học có nội dung liên hệ với thực tế cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa các phản ứng xảy ra:
2H2S + O2 +4Ag2Ag2S + 2H2O
Ag2S2Ag+ + S2-
Bài 7: Dùng bài tập này để nghiên cứu bài ozon chương trình hóa học lớp 10.
a. Vì sao sử dụng máy photocopy phải chú ‎ đến việc thông gió?
b. Vì sao sau cơn mưa giông thì không khí trở nên trong lành, dễ chịu?
c. Tại sao người ta trồng thông ở các bệnh viện?
Phân tích
a. Khi máy potocopy hoạt động thường xảy ra hiện tượng phóng điện cao áp nên sinh ra khí O3 theo phương trình hóa học
2O22O3
Khí O3 có nồng độ cao sẽ nguy hiểm cho sức khỏe, gây tổn hại cho đại não, gây đột biến, quấy thai, ung thư
b. Trong cơn giông có hiện tượng sấm sét kèm theo vì thế một lượng khí O3 được sinh ra theo phương trình hóa học sau
2O22O3
Khí O3 sinh ra làm sạch các khí bẩn có trong không khí, oxi hóa được các vi sinh vật gây bệnh có trong không khí. Mặt khác, khi trời mưa thì các hạt bụi sẽ bị lôi luốn bởi nước mưa và rơi xuống đất. Vì thế sau cơn mưa giông bầu không khí trở nên trong lành, dễ chịu.
c. Bệnh viện nơi mà ở đó mật độ vi khuẩn gây bệnh phát tán trong không khí rất cao. Vì thế, người ta trồng thông ở trong khuôn viên bệnh viện. Bời vì, nhựa của cây thông tiết ra O3 sẽ oxi hóa các vi sinh vật gây bệnh và làm cho không khí ở trong khu vực bệnh viện trở nên trong lành.
Bài 8: Sử dụng bài tập này để nghiên cứu bài ancol chương trình hóa học lớp 11
a. Cách cảnh sát giao thông đo độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông?
b. 3- MCPD là chất gây ung thư có trong một số loại nước tương, tên hóa học là 3-monoclo propan -1,2 – điol. Viết CTCT của 3- MCPD
Phân tích
Cách đơn giản để đo nồng độ rượu của người điều khiển phương tiện giao thông như sau:
Cảnh sát lấy hơi của người đó cho vào dụng cụ chứa sẵn hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4
Nguyên tắc của phương pháp này là dựa trên sự oxi hóa etanol có trong hơi thở bởi K2Cr2O7 và H2SO4. Áp suất riêng phần của etanol trong hơi thở của người lái xe tỉ lệ thuận với với hàm lượng etanol trong máu.
Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra
3CH3CH2OH + 2K2Cr2O7 + 8H2SO43CH3COOH + 2Cr2(SO4)3 + 2K2SO4 + 8H2O màu da cam màu lục 
Xác định cường độ của màu lục sẽ suy ra được hàm lượng ancol sẽ bị oxi hóa.
Uống nhiều rượu không có lợi cho sức khỏe có thể gây ra những bệnh tật. Nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép của bộ y tế.
b. Công thức cấu tạo của 3-MCPD
Qua bài này học sinh biết được công thức hóa học của 3-MCPD và trong một số loại nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư từ đó biết lựa chọn những loại nước tương an toàn cho sức khỏe.
Bài 9: Sử dụng bài tập này để nghiên cứu bài phân bón hóa học chương trình lớp 11.
Urê là loại hóa chất không được phép sử dụng bảo quản thực phẩm. Với hàm lượng nhỏ, nó có thể gây ngộ độc thực phẩm và nếu tích lũy lâu ngày dẽ gây ra ung thư. 
a. Viết phương trình phản ứng điều chế Urê trong công nghiệp ?
b. Vì sao Urê lại được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm?
c. Với hàm lượng urê quá mức cho phép sẽ gây ngộ độc thực phẩm. Người ta cho thêm urê vào nước mắm với mục đích gì: 
A. Tăng độ đạm 	C. Tạo màu
B. Bảo quản nước mắm 	D. Tăng thể tích
Phân tích
a. Phản ứng điều chế urê trong công nghiệp
	2NH3 + CO2 (NH2)2CO + H2O
b. Khi urê hòa tan trong nước, nó thu một lượng nhiệt khá lớn, vì vậy làm lạnh môi trường xung quanh (sự hòa tan thu nhiệt), nhờ vậy ngăn cản khả năng hoạt động của vi sinh vật. Một số người buôn bán đã lợi dụng tính chất này để bảo quản thịt, cá được tươi lâu
c. Do chứa hàm lượng nitơ cao nên người ta cho thêm urê vào để tăng độ đạm.
2.2.3. Hóa học với việc bảo vệ môi trường
Bài 1: Sử dụng bài tập này để nghiên cứu bài Oxi chương trình lớp 10.
Ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?
Phân tích
Do ban đêm không có ánh sáng cây không quang hợp, chỉ hô hấp nên hấp thụ khí O2 và thải khí CO2 làm cho phòng thiếu khí O2 và quá nhiều khí CO2.
Ban ngày do có ánh sáng mặt trời nên cây quang hợp, hấp thụ khí CO2 và giải phóng khí O2.
Phương trình hóa học của phản ứng quang hợp.
Bài 2: Dùng để nghiên cứu bài hợp chất của cacbon trong chương trình hóa học lớp 11.
Trong khói thuốc lá có 0, 5 đến 1% CO, chất gây ô nhiễm môi trường, gây tác hại cho sức khoẻ. Phương pháp nào sau đây dùng chứng minh điều đó?
A. Cho khói thuốc qua CuO, t0.
B. Cho khói thuốc qua dung dịch PdCl2.
C. Cho khói thuốc qua MnO2, rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong.
D. Cho khói thuốc lá qua I2O5.
Phân tích
Cho CO qua dung dịch PdCl2 làm đổi màu dung dịch sang đỏ thẫm do những hạt rất nhỏ của Pd tách ra trong dung dịch.
Phương trình hóa học của phản ứng: 
CO + PdCl2 + H2O Pd + 2HCl + CO2
Bài 3: Dùng để nghiên cứu bài phân bón hóa học ở chương trình hóa học lớp 11.
a. Khi bón phân hoá học cho đất, loại nào sau đây không ảnh hưởng đến pH của đất?
 A. NH4NO3. B. (NH2)2CO. C. NH4Cl. D.(NH4)2SO4.
b. Cây trồng hấp thu hiệu quả lượng chất dinh dưỡng từ phân bón thì tránh được sự dư thừa trong đất gây ô nhiễm và ngộ độc rau quả. Bón phân đúng thời điểm làm tăng hiệu quả hấp thu của cây trồng. Thời điểm nào sau đây là thích hợp để bón phân ure cho lúa?
A. Buổi sáng sớm.	
B. Buổi trưa nắng.
C. Buổi chiều vẫn còn ánh nắng.	
D. Buổi chiều tối, mặt trời vừa lặn.
Phân tích
 a.
	NH4NO3 NH4+ + NO3-	
 NH4+ + H2O ⇋ NH3 + H3O+ Þ pH < 7 
NH4Cl → NH4+ + Cl¯
NH4+ + H2O ⇋ NH3 + H3O+ Þ pH < 7 
(NH4)2SO4 2NH4+ + SO42-	
 NH4+ + H2O ⇋ NH3 + H3O+ Þ pH < 7 
 (NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO2 	(1)
 (NH4)2CO3 → 2NH4+ + CO32¯ 	(2)
 NH4+ + H2O ⇋ NH3 + H3O+ 	(3)
 CO32¯ + H2O ⇋ HCO3¯ + OH¯ (4)
Do: [H3O+](3) ≈ [OH¯](4) Þ pH ≈ 7 
Þ Chọn phương án B.
b. Cây hấp thụ đạm ure dưới dạng ion NH4+ và đạm dễ phân huỷ dưới ánh sáng mặt trời. Vì thế, muốn bón đạm cho lúa thì cần có nước và nhiệt độ thích hợp nên phải bón đạm lúc chiều tối khi tắt ánh sáng mặt trời, đêm sương xuống cây sẽ hấp thụ đạm tốt.
	 (NH2)2CO + H2O (NH4)2CO3
	 (NH4)2CO3 2NH4+ + CO32-
Bón buổi sáng sớm sương còn đọng trên lá khi đó cây chưa hấp thụ đạm được nhiều thì ánh sáng mặt trời phân huỷ một lượng đạm đáng kể. Còn buổi tưa nắng hoặc chiều vẫn còn ánh nắng thì đạm bị phân huỷ dưới ánh sáng mặt trời và cây bị héo.
Bài 4: Dùng để nghiên cứu bài axit nitric hóa học lớp 11
Khi làm các thí nghiệm giữa HNO3 đặc nóng với Fe, Cu, P, S cần tiến hành như thế nào để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến môi trường? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Phân tích
Khi làm các thí nghiệm trên cần lấy lượng hoá chất cần thiết không quá 1/3 ống nghiệm, phản ứng có khí độc thoát ra cần làm ở trong tủ hút hoặc nơi thoáng khí, trên miệng ống nghiệm cần nút bông tẩm dung dịch kiềm NaOH, xử lí sản phẩm sau phản ứng trước khi thải: trung hoà axit sau phản ứng H3PO4, đổ bỏ đúng nơi quy định.
Phương trình phản ứng: 
	M + 2nHNO3 đặc M (NO3)n + nNO2 + nH2O
	P + 5HNO3 đặc H3PO4 + 5NO2 + H2O
	S + 4HNO3 đặcSO2 + 4NO2 + 2H2O
Khí sinh ra bị hấp thụ bởi dung dịch kiềm theo phương trình: 
	2NO2 + 2NaOH NaNO2 + NaNO3 + H2O
	SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O
Bài 5: Sử dụng khi nghiên cứu bài một số hợp chất quan trọng của canxi
Nêu phương pháp để loại bỏ một lượng lớn khí SO2, NO2, HF trong khí thải công nghiệp.
Phân tích
Dùng nước vôi trong dẫn khí thải qua bể nước vôi trong, khí độc sẽ bị giữ lại. Do:
SO2 + Ca(OH)2CaSO3 + H2O
4NO2 + 2Ca(OH)2 Ca(NO3)2 +Ca(NO2)2 + 2H2O
2HF + Ca(OH)2CaF2 +2H2O
2.2.4. Hóa học với nghành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
Bài 1: Sử dụng bài tập này để nghiên cứu bài phân bón hóa học
Vì sao không trộn phân đạm một lá (NH4)2SO4, hai lá NH4NO3 hoặc với nước tiểu với vôi Ca(OH)2 hay tro bếp (hàm lượng K2CO3 cao) đều bị mất đạm?
Phân tích
Do có các phản ứng hóa học xảy ra làm thất thoát NH3
(NH4)2SO4 + Ca(OH)22NH3 +CaSO4 +2H2O
(NH4)2SO4 + K2CO32NH3 + K2SO4+ H2O + CO2
2NH4NO3 +K2CO32NH3 +2KNO3 +H2O +CO2
Nước tiểu chứa hàm lượng ure CO(NH2)2, vi sinh vật hoạt động chuyển ure thành(NH4)2CO3.
Phương trình hóa học của các phản ứng
CO(NH2)2 +2H2O(NH4)2CO3
(NH4)2CO3 phản ứng với Ca(OH)2 và bị phân hủy khi trời nắng
(NH4)2CO3 + Ca(OH)2NH3 +CaCO3 + 2H2O
(NH4)2CO3NH3 + NH4HCO3
Bài 2: Sử dụng bài tập này khi nghiên cứu bài ăn mòn kim loại
Vì sao bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các tấm Zn vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển?
Phân tích
Khi thép và kẽm ở trong cùng nước biển thì xuất hiện cặp pin hóa học và có sự ăn mòn điện hóa. Zn là điện cực âm, thép là điện cực dương và nước biển là dung dịch chất điện li. Trong quá trình ăn mòn điện hóa thì kẽm sẽ bị ăn mòn, do đó vỏ tàu biển được bảo vệ.
Bài3: Sử dụng khi nghiên cứu bài hợp chất của sắt
Vì sao ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt FeS2, đất thường bị chua? Để khử chua cho đất người ta thường bón vôi trước khi canh tác. Giải thích và viết các phương trình hóa học xảy ra.
Phân tích
Ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt FeS2, đất thường bị chua là do quá trình oxi hóa chậm FeS2 bởi oxi không khí sinh ra H2SO4 và Fe2(SO4)3.
4FeS2 +15O2 +2H2O2Fe2(SO4)3 +2H2SO4
Để khử chua đất người ta thường bón vôi trước khi canh tác
CaO + H2SO4CaSO4 +H2O
CaO +H2OCa(OH)2
Fe2(SO4)3 + Ca(OH)22Fe(OH)3 + 3CaSO4
Bài 4: Sử dụng câu hỏi này khi nghiên cứu dạy bài hợp chất của Fe
Nhà máy nước thường khai thác xử lí nước ngầm để cung cấp nước sạch cho thành phố. Người ta thường tiến hành theo những cách sau đây
	- Bơm nước ngầm cho chảy qua các dàn mưa.
	- Sục khí oxi vào bể chứa nước ngầm
Giải thích cách làm trên.
Phân tích
Trong nước ngầm thường có chứa sắt dưới dạng muối sắt (II) tan trong nước có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của nước. Để loại bỏ hợp chất sắt trong nước ngầm, các nhà máy nước sử dụng một hai cách trên, mục đích làm cho sắt (II) sẽ bị oxi hóa thành hợp chất sắt(III) ở dạng kết tủa, dễ bị tách loại.
4Fe2+ + O2 +10H2O4Fe(OH)3 +8H+
Qua bài này học sinh củng cố kiến thức về hợp chất sắt (II) có tính khử.
Bài 5: Sử dụng bài tập này để nghiên cứu bài công nghiệp slicat chương trình hóa học lớp 11 nâng cao
Sau khi đổ bê tông được 24 giờ, người ta thường phun hoặc ngâm nước để bảo dưỡng bê tông. Giải thích việc làm đó và viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Phân tích
Sau khi đổ bê tông được 24 giờ, người ta ngâm hoặc phun nước để bảo dưỡng bê tông vì đông cứng của xi măng chủ yếu là sự kết hợp của các hợp chất trong xi măng với nước, tạo nên những tinh thể hyđrat đan xen nhau thành khối cứng và bền:
3CaO.SiO2 + 5H2OCa2SiO4.4H2O + Ca(OH)2
Ca2SiO4 +4H2O Ca2SiO4.4H2O
Ca3(AlO3)2 +6H2OCa3(AlO3)2.6H2
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
	Bước đầu nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tiễn dạy học hóa học ở trường THPT Tánh Linh.
	- Kiểm tra tính đúng đắn, khả thi của giả thuyết khoa học.
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm
	- Biên soạn tài liệu thực nghiệm theo hệ thống bài tập đã được đề xuất.
	- Đánh giá hiệu quả sử dụng bài tập đã được đề xuất.
	-Phân tích kết quả thực nghiệm từ đó rút ra kết luận về khả năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế.
3.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Chúng tôi chọn 02 lớp 12 ban nâng cao ở trường THPT Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận( hai lớp này tương đương về số lượng học sinh và chất lượng học tập)
	- Lớp đối chứng (lớp 12A2): Dạy theo phương pháp bình thường.
	- Lớp thực nghiệm( lớp 12A1) : Dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh qua giáo án đã xây dựng.
Sau đó chúng tôi tiến hành theo các bước:
	- Kiểm tra 1 bài 15 phút
	- Chấm theo thang điểm 10
Sau khi dạy xong bài một số hợp chất quan trong của canxi chúng tôi tiến hành kiểm tra.
KIỂM TRA 15 PHÚT
Họ Và Tên:.........................................................................Lớp 12 A
Đề bài:
Bài 1(2điểm): Khi nhóm bếp than ta nhúng than vào nước vôi trong rồi phơi trước khi nung, làm như vậy được lợi ích gì?
Bài 2(4.5điểm): Nêu phương pháp hóa học để loại bỏ một lượng lớn khí SO2, NO2, HF trong khí thải công nghiệp bằng một hóa chất dễ kiếm và rẻ tiền?.
Bài 3(3.5điểm):Vì sao ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt FeS2, đất thường bị chua? Để khử chua cho đất người ta thường bón vôi trước khi canh tác. Giải thích và viết các phương trình hóa học xảy ra.
Đáp án
 Bài 1: Khi đốt than sinh ra lượng khí CO2 theo phương trình hóa học
C + O2CO2
Ca(OH)2 sẽ hấp thụ lượng khí CO2 sinh ra vì thế sẽ làm giảm khói sinh ra
Phương trình hóa học của phản ứng
Ca(OH)2 +CO2CaCO3+ H2O
Bài 2: Dùng nước vôi trong dẫn khí thải qua bể nước vôi trong, khí độc sẽ bị giữ lại. Do:
SO2 + Ca(OH)2CaSO3 + H2O
4NO2 + 2Ca(OH)2 Ca(NO3)2 +Ca(NO2)2 + 2H2O
2HF + Ca(OH)2CaF2 +2H2O
Bài 3: Ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt FeS2, đất thường bị chua là do quá trình oxi hóa chậm FeS2 bởi oxi không khí sinh ra H2SO4 và Fe2(SO4)3.
4FeS2 +15O2 +2H2O2Fe2(SO4)3 +2H2SO4
Để khử chua đất người ta thường bón vôi trước khi canh tác
CaO + H2SO4CaSO4 +H2O
CaO +H2OCa(OH)2
Fe2(SO4)3 + Ca(OH)22Fe(OH)3 + 3CaSO4
3.4. Kết quả thực nghiệm
Bảng tổng hợp điểm 
Đối tượng
Số HS
Điểm dưới 5
Điểm 5-6
Điểm 7 - 8
Điểm 9 - 10
Đối chứng
48
12
20
7
9
Thực nghiệm
49
7
8
15
19
 Qua thực nghiệm chúng tôi thấy rằng:
Ở lớp thực nghiệm chúng tôi soạn giảng theo hướng vận dụng kiến thức hóa học vào để giải thích các hiện tượng thực tế và ứng dụng trong cuộc sống thì kết quả học tập cao hơn, học sinh hứng thú và giờ học sinh động hơn.
Ở lớp đối chứng chúng tôi soạn giảng bình thường. Chính vì thế kết quả của lớp đối chứng này không cao.
Qua kết quả chúng tôi nhận thấy việc sử dụng bài tập hóa học có nội dung liên quan đến thực tế cuộc sống theo hướng dạy học tích cực là cần thiết và khả thi có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông.
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
	Để nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học ở trường trung học phổ thông chúng ta có nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau trong đó bài tập hóa học đóng một vài trò quan trọng trong việc phát triển năng lực nhận thức cho học sinh.
	Bài tập hóa học có nội dung liên hệ với thực tế cuộc sống là một trong những dạng bài tập hay nhằm tăng tính thực tiễn của môn học, lôi cuốn được nhiều học sinh, làm cho học sinh yêu thích môn hóa học từ đó khơi dậy niềm đam mê học tập và động lực học tập trong các em. Thực tế cho thấy rằng, việc học môn hóa học ở trường trung học phổ thông Tánh Linh trong gần 10 năm trở lại có nhiều chuyển biến.
2. Kiến nghị
a. Đối với nhà trường
- Cần tổ chức hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông để giáo viên trong nhà trường học hỏi kinh nghiệm giảng dạy.
- Sau mỗi bài soạn phải có những câu hỏi, bài tập tích hợp có nội dung liên quan đến bài học nhằm tăng tính thực tiễn của bộ môn và có tính giáo dục.
b. Đối với sở giáo dục và đào tạo
-Tăng cường đầu sách tham khảo để giáo viên có tài liệu phục vụ cho việc dạy học.
 Tánh Linh, ngày 12 tháng 05 năm 2012
 Tác giả
 Nguyễn Thanh Phúc – Trương Thị Kim Tuyến
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tánh Linh, ngày ..........tháng 05 năm 2012
 Chủ tịch hội đồng
 Kí tên
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP NGHÀNH
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Phan thiết, ngày ..........tháng 05 năm 2012
 Chủ tịch hội đồng
 Kí tên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo(2009), SGK hóa học 10 nâng cao, NXB GD.
2. Bộ giáo dục và đào tạo(2009), SGV hóa học 10 nâng cao, NXB GD.
3. Bộ giáo dục và đào tạo(2009), SBT hóa học 10 nâng cao, NXB GD.
4. Bộ giáo dục và đào tạo(2009), SGK hóa học 11 nâng cao, NXB GD.
5. Bộ giáo dục và đào tạo(2009), SGV hóa học 11 nâng cao, NXB GD.
6. Bộ giáo dục và đào tạo(2009), SBT hóa học 11 nâng cao, NXB GD.
7. Bộ giáo dục và đào tạo(2009), SGK hóa học 12 nâng cao, NXB GD.
8. Bộ giáo dục và đào tạo(2009), SGV hóa học 12 nâng cao, NXB GD.
9. Bộ giáo dục và đào tạo(2009), SBT hóa học 12 nâng cao, NXB GD.
10. Tạp chí Hóa học và ứng dụng số 9(93)/2009.
11. Tạp chí Hóa học và ứng dụng số 16(124)/2010.
12. Nguyễn Thị Thanh Hà, Phan Trọng Qu‎y, Nguyễn Hoàng Đạt. Cẩm nang hóa học 10.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan