Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề Kiểu xâu – Tin học 11 bằng phương pháp hợp đồng

Bước 1: Xác định mục tiêu và lựa chọn phương pháp

Khi xác định mục tiêu cần dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng.

Việc sử dụng phương pháp học theo hợp đồng cần phối hợp với một số

phương pháp khác: quan sát, thực hành, trò chơi, giải quyết vấn đề, học tương

tác, Trong đó sử dụng nhiều kỹ thuật dạy học như: Khăn trải bàn, mảnh ghép,

công đoạn, phòng tranh.

Bước 2: Chọn nội dung và thiết kế bản hợp đồng

Giáo viên chọn nội dung nào có thể tổ chức để thiết kế bản hợp đồng. Hợp

đồng phải đảm bảo đủ chi tiết để học sinh có thể tìm hiểu dễ dàng, kí hợp đồng và

thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập và hợp tác.

Trong hợp đồng phải có nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn. Nhiệm vụ bắt buộc

được xây dựng dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học. Nhiệm vụ tự chọn

mang tính cũng cố, mở rộng, nâng cao hoặc liên hệ thực tế.

Bước 3: Tổ chức thực hiện hợp đồng

- Giới thiệu nội dung học tập và hợp đồng.

Xác định mục

tiêu và lựa chọn

phương pháp

Chọn nội dung và

thiết kế bản hợp

đồng

Tổ chức thực

hiện hợp đồng

Nghiệm thu

và thanh lý

hợp đồng7

Giáo viên nêu sơ lược bản hợp đồng, thời gian tối đa để thực hiện các nhiệm

vụ bao gồm: phương tiện, tài liệu (tài liệu nguồn, bản hướng dẫn theo mức độ hỗ

trợ, đáp án,.) hỗ trợ học sinh thực hiện các nhiệm vụ.

- Tổ chức cho học sinh nghiên cứu và ký hợp đồng

Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu bản hợp đồng, trao đổi về những điều

chưa rõ trong hợp đồng.

Sau khi đã rõ học sinh và giáo viên ký vào bản hợp đồng. Giáo viên tổ chức

và hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện.

- Tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hợp đồng

Học sinh tự thực hiện các nhiệm vụ theo hợp đồng. Tùy theo nội dung và thời

gian của hợp đồng, giáo viên có thể tổ chức thực hiện ở trên lớp, ở nhà, trong

phòng thực hành hoặc vào mạng để hoàn thành nhiệm vụ trong hợp đồng.

Trong quá trình thực hiện giáo viên yêu cầu học sinh làm nhiệm vụ một cách

độc lập nhưng nếu cần có thể nhận trợ giúp của giáo viên và học sinh khác. Với

nhiệm vụ hợp tác thì sau khi hoàn thành nhiệm vụ cá nhân, giáo viên hướng dẫn

học sinh có thể hình thành nhóm tự phát hoặc theo bàn và tự tổ chức để hoàn

thành nhiệm vụ của nhóm.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, giáo viên hướng dẫn học sinh kịp thời

khi các em có khó khăn cần hỗ trợ, học sinh nhận phiếu hỗ trợ phù hợp hoặc tăng

mức hỗ trợ khi cần thiết.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, học sinh có thể tự sửa lỗi, tự đánh giá qua việc

đối chiếu kết quả với đáp án của giáo viên đã chuẩn bị sẵn, hoặc học sinh có thể

chấm chéo bài hoặc sửa lỗi cho nhau trong nhóm.

Bước 4: Tổ chức nghiệm thu, thanh lý hợp đồng

Trước khi kết thúc nhiệm vụ theo thời gian quy định, giáo viên thông báo cho

học sinh vào một khoảng thời gian nhất định để học sinh hoàn thành hợp đồng.

Nếu giao nhiệm vụ học sinh hoàn thành ở nhà, giáo viên dành một khoảng

thời gian nhất định để hoàn thành hợp đồng và chuẩn bị nghiệm thu hợp đồng tại

lớp học.

Để nghiệm thu hợp đồng, trước hết giáo viên dựa trên cơ sở tự đánh giá và

đánh giá đồng đẳng (đánh giá giữa các học sinh với nhau).

Giáo viên có thể nghiệm thu tại lớp và đưa ra nhận xét về kết quả thực hiện

hợp đồng của học sinh. Tuyên dương, khen ngợi những học sinh hoàn thành các

nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn.

 

pdf31 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 942 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề Kiểu xâu – Tin học 11 bằng phương pháp hợp đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểu (1)............là dãy các kí tự trong bộ mã ASCII. Mỗi kí tự 
được gọi là một (2)............của xâu. Số lượng kí tự trong xâu được gọi là 
(3)............ của xâu. Xâu có độ dài bằng (4)............gọi là xâu rỗng. Trong ngôn 
ngữ C++ (5)............phần tử trong xâu thường được đánh số từ 0, (6)............tới 
phần tử của xâu thường được viết: [chỉ số] 
 NV3. Bài tập 3 (Làm việc cá nhân, có phiếu hỗ trợ màu xanh): 
 Dựa vào thông tin mục 2a, 2b Sgk/69 
 Em hãy cho biết: 
1. Hai xâu kí tự được so sánh dựa trên? 
A. Mã của từng kí tự trong bảng mã ASCII 
B. Độ dài tối đa của hai xâu 
C. Độ dài thực sự của hai xâu xâu lần lượt từ trái qua phải 
D. Số lượng các kí tự khác nhau trong xâu “” 
2. Cho st1=“PhongCovid”; st2= “VH” ; Khi đó st1+st2 cho kết quả? 
A. “PhongVHVH” 
B. “VHPhongCovid” 
C. “PhongCovidVH” 
D. “PhongVHCovid” 
15 
3. Trong các phép so sánh sau, phép so sánh nào đúng? 
A. “abcdh” > “abcdef” 
B. “cba” < “abc” 
C. “abc” = “ABC” 
D. “ccb” < “abcdef” 
4. Kết quả của chương trình in ra màn hình? 
#include 
using namespace std; 
int main(){ 
 string st1, st2, st; 
 st1="day lu"; 
 st2="i dai dich"; 
 st=st1+st2; 
 cout << st << endl; 
 return 0; 
} 
5. Kết quả của chương trình in ra màn hình? 
#include 
using namespace std; 
int main(){ 
 if("cor">"cov") 
 cout << "dung" << endl; 
 else 
 cout << "sai" << endl; 
 return 0; 
} 
16 
 NV 4. Hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1 (Được hợp tác nhóm và 
có phiếu hỗ trợ màu xanh) 
Phiếu học tập số 1 
TT Giá trị xâu S1 Giá trị xâu S2 Lệnh Kết quả 
1 “Day ” “Lui COVID” S1.erase(0,1); 
2 “Day ” “Lui COVID” S2.erase(0,4); 
3 “Day ” “Lui COVID” S2.insert(S1,0); 
4 “Day ” “Lui COVID” S1.insert(S2,1); 
5 “Day ” “Lui COVID” S1.length(); 
6 “Day ” “Lui COVID” S2.length(); 
7 “Day ” “Lui COVID” S1.substr(1,2); 
8 “Day ” “Lui COVID” S2.substr(4,2); 
9 “i” “Lui COViD” S2.find(S1) 
10 “i” “Lui COViD” toupper(S1[0]) 
11 “i” “Lui COViD” tolower(S2[0]) 
 NV5. Bài tập tình huống (Hợp tác nhóm, có phiếu hỗ trợ màu xanh): 
Hoàn thành bài tập tình huống sau: 
 Bạn Bình An đang đọc thông tin phòng chống Covid 19 trên trang 
https://ncov.moh.gov.vn/ 
 - Tình huống 1: Bạn muốn biết khẩu hiệu phòng chống Covid 19 nào ngắn 
hơn. Bạn chưa học lập trình nhưng muốn viết chương trình nhập vào hai câu 
khẩu hiệu và đưa ra màn hình câu khẩu hiệu ngắn hơn. Em hãy giúp bạn? 
 - Tình huống 2: Bạn muốn viết chương trình kiểm tra xem cụm từ “khau 
trang” có xuất hiện trong đoạn thông tin nói về phòng chống Covid 19 hay 
không. Em hãy giúp bạn? 
(Dữ liệu vào không có dấu cách đầu và cuối xâu, giữa các từ chỉ có một dấu 
cách) 
17 
 NV6. Hoàn thành phiếu học tập số 2 (Làm việc cá nhân, trao đổi nhóm 
đôi) 
Phiếu học tập số 2 
Chọn cặp tương ứng bằng cách nối ô bên trái với ô bên phải 
Xâu Sao chép n ký tự của xâu st bắt đầu từ vị trí vt 
st.length() Đổi kí tự in hoa 
st.erase(vt, n) 
 Tìm kiếm vị trí xuất hiện lần đầu tiên của xâu s 
trong xâu st, vị trí bắt đầu tìm là vt 
st.insert(s, vt) Đổi kí tự sang in thường 
st.substr (vt, n) Độ dài (số ký tự) của xâu st 
st.find(s, vt) Xoá n kí tự của xâu st bắt đầu từ vị trí vt 
toupper() Là mảng một chiều mà mỗi phần tử là một kí tự 
tolower() Chèn xâu s vào xâu st bắt đầu từ vị trí vt 
 NV7. Bài tập vận dụng 1 (Làm việc cá nhân, hợp tác nhóm, có GV chỉnh 
sữa, có phiếu đáp án màu đỏ) 
 Viết chương trình nhập vào câu khẩu hiệu đẩy lùi đại dịch Covid 19 từ bàn 
phím. Đổi xâu kí tự đó sang chữ in hoa rồi in kết quả ra màn hình? 
 Ví dụ: 
 Input: “deo khau trang” 
 Output: “DEO KHAU TRANG” 
 NV8. Bài tập vận dụng 2 (Làm việc cá nhân, hợp tác nhóm, có GV chỉnh 
sữa, có phiếu đáp án màu đỏ) 
 Viết chương trình cho máy tính kiểm tra mật khẩu. Mật khẩu là “kieuxau”. 
Nếu vào đúng mật khẩu thì cho hiện dòng thông báo ‘Dang nhap thanh cong’. 
Nếu gõ sai mật khẩu thì máy cho hiện dòng thông báo ‘Nhap lai password’? 
18 
Các phiếu hỗ trợ học tập trong thực hiện nhiệm vụ hợp đồng kiến thức 
Phiếu hỗ trợ học tập NV3 
1. Em xem lại quy tắc so sánh hai xâu mục 2b Sgk/69. 
2. Kết quả “PhongCovidVH” 
3. Em xem bảng sau để thực hiện so sánh 
Kí tự Mã ASCII 
A 65 
a 97 
f 102 
h 104 
A 65 
4. In ra màn hình là kết quả của phép ghép xâu: “day lu” + “i dai dich” 
5. Thực hiện phép so sánh xâu..., nếu cho kết quả đúng thì in ra màn hình là: 
dung... 
Phiếu hỗ trợ học tập NV 4 
TT Gợi ý 
1 Xoá 1 kí tự của xâu S1 bắt đầu từ vị trí 0 
3 Chèn xâu S1 vào xâu S2 bắt đầu từ vị trí 0 
5 Độ dài (số ký tự) của xâu st. 
7 Sao chép 2 ký tự của xâu S1 bắt đầu từ vị trí 1 
9 Tìm kiếm vị trí xuất hiện lần đầu tiên của xâu S1 trong xâu S2 từ đầu xâu 
10 Đổi kí tự S1[0] sang in hoa 
19 
Phiếu hỗ trợ học tập NV5 
- Tình huống 1: 
1) Bài toán này cần khai báo những biến nào? 
2) Làm sao để tính được độ dài xâu? 
3) Muốn so sánh hai xâu thì phải dùng câu lệnh gì? 
Chương trình: 
#include 
using namespace std; 
string ...........; 
int main(){ 
cout<<"Nhap khau hieu thu nhat: "; getline(cin, s1); 
cout<<"Nhap khau hieu thu hai: "; ............; 
if (... > ...) 
 cout << s2; 
else 
 cout << s1; 
 return 0; 
} 
- Tình huống 2: 
1) Khai báo những biến xâu s lưu đoạn thông tin? 
2) Viết hàm tìm kiếm cụm từ “khau trang” trong xâu s? 
Chương trình: 
.......... 
string s; 
int main(){ 
cout<<"Nhap doan thong tin: "; ......... 
if (s.find("khau trang")............string::npos) cout <<"co"; 
else cout<<"khong"; 
 return 0; 
} 
20 
Phiếu đáp án NV7 
Chương trình: 
Phiếu đáp án NV8 
 Các em thấy ở một số máy khi khởi động vào Windows thì máy tính yêu cầu 
chúng ta phải gõ mật khẩu, hoặc khi chúng ta không làm việc với máy tính sau 
một khoảng thời gian nhất định thì trên màn hình cũng xuất hiện cửa sổ yêu cầu 
người dùng phải nhập password. Nếu nhập mật khẩu sai thì chúng ta không thể 
làm việc cùng máy tính được nữa? Việc này để tăng cường tính năng bảo vệ 
máy tính, bảo mật thông tin. Vậy chúng ta có thể làm được điều đó hay không? 
Câu trả lời: 
21 
Bước 3: Tổ chức thực hiện hợp đồng 
- Giới thiệu nội dung học tập và hợp đồng. 
Giới thiệu hợp đồng: Hợp đồng có 8 nhiệm vụ, trong đó có 6 nhiệm vụ bắt 
buộc và 2 nhiệm vụ tự chọn. Trong 8 nhiệm vụ có 3 nhiệm vụ có phiếu hỗ trợ màu 
xanh (Phiếu hỗ trợ phiếu học tập số 1, phiếu hỗ trợ bài tập 3 và bài tập tình 
huống1, 2), có 2 nhiệm vụ có phiếu đáp án hỗ trợ màu đỏ (phiếu đáp án nhiệm vụ 
7, 8) 
- Tổ chức cho học sinh nghiên cứu và ký hợp đồng 
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu bản hợp đồng, trao đổi về những điều 
chưa rõ trong hợp đồng. 
Sau khi đã rõ học sinh và giáo viên ký vào bản hợp đồng. Giáo viên tổ chức 
và hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện. 
- Tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hợp đồng 
Thời 
gian 
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của 
HS 
Phương 
tiện 
Các nhiệm vụ bắt buộc 
(Khi HS thực hiện phần này GV nên theo dõi và trao đổi thêm khi thật cần thiết. 
GV chú ý những học sinh quá yếu, không thể thực hiện được dù đã có phiếu hỗ 
trợ. Trong quá trình theo dõi và tương tác, GV có thể nghiệm thu từng phần mà 
HS đã hoàn thành) 
10 
phút 
1. Bài tập 1 
- GV sử dụng 
phương pháp “Hoạt 
động nhóm” 
- GV phát cho mỗi 
nhóm 1 bảng phụ và 
phấn 
Trong thời gian 15 
phút 4 nhóm tham 
gia thi, cử đại diện 
trình bày. 
Bảng phụ 
và phấn 
5 phút 2. Bài tập 2 
Tổ chức trò chơi “Ai 
nhanh hơn” 
- Học sinh làm 
việc cá nhân, bạn 
nào có đáp án 
trước lên bảng viết 
thứ tự đáp án 
trước (khoảng 5 
lượt). 
- Cả lớp làm ban 
-Sgk 
-TL tin 11 
sử dụng 
ngôn ngữ 
C++ 
22 
giám khảo 
7 phút 3. Bài tập 3 
GV theo dõi, phát 
phiếu hỗ trợ cho 
những HS cần. 
HS làm việc cá 
nhân, có thể dùng 
phiếu trợ giúp để 
hoàn thiện 
-Phiếu hỗ 
trợ bài tập 
3 
- Sgk 
7 phút 
4. Phiếu học 
tập số 1 
- GV sử dụng “kỹ 
thuật nhóm trà 
trộn” 
- Theo dõi và phát 
phiếu hỗ trợ cho 
những HS cần 
HS làm việc 
nhóm, thống nhất 
đáp án điền vào 
hợp đồng cá nhân 
-Phiếu học 
tập 
-Phiếu hỗ 
trợ 
10 
phút 
5. Bài tập tình 
huống 1, 2 
- Tổ chức trò chơi 
“Ơn giời, chuyên gia 
đây rồi” 
Phần thưởng: 
Nhóm thắng cuộc 
(nhóm có những giải 
pháp hay nhất được 
cả lớp vỗ tay nhiều 
nhất) sẽ được tặng 
danh hiệu “Chuyên 
gia của năm” và 1 
phần quà. 
Trong thời gian 10 
phút 4 nhóm tham 
gia thi, cử đại diện 
trình bày. 
-Sgk trang 
70, 71 
-TL tin 11 
sử dụng 
ngôn ngữ 
C++ 
-Phiếu hỗ 
trợ 
-Máy 
chiếu 
10 
phút 
6. Phiếu học 
tập số 2 
- GV theo dõi, đánh 
giá mức độ làm việc 
cá nhân 
HS làm việc cá 
nhân, hợp tác 
nhóm đôi 
-Sgk 
-Phiếu học 
tập 
Các nhiệm vụ tự chọn 
(Khi HS thực hiện nhiệm vụ tự chọn GV nên chú ý đến các em đang thực hiện 
trao đổi cụ thể hơn về vấn đề này) 
8 phút 
7. Bài vận ứng 
dụng 1 
- GV có thể hỗ trợ 
HS 
- Nếu HS không 
hoàn thành được 
nhiệm vụ, GV cung 
cấp phiếu đáp án 
(phiếu màu đỏ) 
- HS làm việc cá 
nhân, hợp tác 
nhóm đôi, nhóm 
nhiều HS. 
-Vận dụng 
kiến thức 
thực tế 
-Phiếu đáp 
án NV7 
(màu đỏ) 
-Máy 
23 
chiếu 
8 phút 
8. Bài vận ứng 
dụng 2 
- GV có thể hỗ trợ 
HS 
- Nếu HS không 
hoàn thành được 
nhiệm vụ, GV cung 
cấp phiếu đáp án 
(phiếu màu đỏ) 
- HS làm việc cá 
nhân, hợp tác 
nhóm đôi, nhóm 
nhiều Hs 
-Vận dụng 
kiến thức 
thực tế 
-Phiếu đáp 
án NV8 
(màu đỏ) 
-Máy 
chiếu 
Bước 4: Tổ chức nghiệm thu, thanh lý hợp đồng 
Thời 
gian 
Nội 
dung 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của 
HS 
Phương 
tiện 
45 
phút 
Thanh lý 
hợp 
đồng 
- Mời HS trình bày sản phẩm 
theo từng nhiệm vụ 
- Mời HS tham gia nhận xét, 
đánh giá. 
- Khai thác các sản phẩm rút ra 
kiến thức của bài học. 
- Đưa ra các đáp án 
- GV hỏi có bao nhiêu HS 
hoàn thành xong các nhiệm vụ 
bắt buộc. 
- Cho HS hoàn thành được 
nhiệm vụ 7, 8 trình bày. 
- Tổng kết số lượng HS hoàn 
thành các nhiệm vụ bắt buộc 
và tự chọn 
- Trình bày kết 
quả thực hiện 
các nhiệm vụ. 
- Ghi nhận, đối 
chiếu, phản hồi 
tích cực , nhận 
xét đánh giá kết 
quả của bạn. 
- HS ghi kết quả 
vào bản hợp 
đồng và nộp lại 
cho GV 
- Sản 
phẩm thực 
hiện trên 
phiếu học 
tập. 
- Dùng 
máy chiếu 
đáp án. 
- Bảng 
phụ 
- Nam 
châm 
4. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
4.1. Cơ sở của đánh giá 
Cơ sở của đánh giá là bảng hợp đồng. Việc ghi lại kết quả thực hiện nhiệm vụ 
vào bảng hợp đồng giúp HS tự đánh giá mức độ hoàn thành của chính mình, giúp 
GV đánh giá được mỗi cá nhân, toàn lớp và làm cơ sở để hoạch định các nhiệm vụ 
kế tiếp. 
24 
4.2. Đánh giá qua các hoạt động (về ý thức, thái độ, mức độ hứng thú) 
Giáo viên theo dõi, quan sát thái độ, cách thức làm việc của HS qua các hoạt 
động và nhận xét ngay sau mỗi hoạt động để khuyến khích, động viên, nhắc nhở 
các em trong quá trình học tập. 
Giáo viên quan sát về tinh thần học tập của HS để đánh giá về mức độ theo 
dõi, xây dựng bài, tham gia hoạt động nhóm. 
4.3. Đánh giá kết quả học tập của học sinh 
Phương pháp dạy học bằng hợp đồng có thể đánh giá kết quả theo 2 cách: 
Thứ nhất: Đánh giá qua sản phẩm của hợp đồng, HS tự đánh giá mức độ hoàn 
thành của mình; HS chấm chéo sản phẩm hợp đồng và đánh giá lẫn nhau; GV 
chấm kết quả bản hợp đồng và đánh giá mức độ nhận thức học sinh. 
Thứ hai: Từ kết quả bản hợp đồng, GV ra đề kiểm tra 15 phút, chấm và đánh 
giá qua kết quả bài kiểm tra 15 phút. 
5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 
Qua quá trình thực nghiệm, tôi đã sử dụng phương pháp hợp đồng vào dạy 
học chủ đề Kiểu xâu – Tin học 11. 
Chủ đề này được dạy song song cùng thời gian và chéo nhau với hai loại giáo 
án: 
Giáo án thực nghiệm có sử dụng phương pháp hợp đồng vào soạn bài và 
giảng dạy. 
Giáo án đối chứng không sử dụng phương pháp hợp đồng. 
Sau khi dạy xong chủ đề, tôi tiến hành kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức 
của học sinh bằng hệ thống câu hỏi (đề kiểm tra 15 phút). 
Bước đầu thu được kết quả cụ thể như sau: 
5.1. Kết quả định lượng 
Lớp đối chứng (ĐC): 11C3, 11B4; Lớp thực nghiệm (TN): 11C1, 11C2 
25 
Lớp 
Số 
HS 
Số học sinh đạt điểm xi 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Lớp 
ĐC 
11C3 38 0 0 0 3 6 9 8 7 5 0 
11B4 39 0 0 1 5 7 8 10 5 3 0 
Lớp 
TN 
11C1 41 0 0 0 0 1 4 11 12 8 5 
11C2 42 0 0 0 0 4 8 14 9 6 1 
Bảng 1. Bảng tần suất 
Lớp 
Số 
HS 
Số học sinh đạt điểm xi 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Lớp ĐC 
11C3, B4 
77 0 0 1 8 13 17 18 12 8 0 
Lớp TN 
11C1, C2 
83 0 0 0 0 5 12 25 21 14 6 
Bảng 2. Bảng tổng hợp tần suất 
xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Lớp ĐC (%) 
11C3, B4 
0 0 1,3 10,39 16,88 22,08 23,38 15,58 10,39 0 
Lớp TN (%) 
11C1, C2 
0 0 0 0 6,02 14,46 30,12 25,3 16,87 7,23 
Bảng 3. Bảng phân phối tần suất 
26 
Biểu đồ 1. So sánh tỷ lệ phân phối tần suất giữa TN và ĐC 
Qua kết quả nghiên cứu ta thấy rằng, ở 2 lớp thực nghiệm tỷ lệ đạt điểm khá 
giỏi đều cao hơn 2 lớp đối chứng. Ngược lại, tỷ lệ điểm trung bình và dưới trung 
bình của 2 lớp đối chứng lại cao hơn. Điều đó phần nào cho thấy học sinh 2 lớp 
thực nghiệm tiếp thu kiến thức nhiều hơn và tốt hơn. Một trong những nguyên 
nhân đó là: Ở lớp thực nghiệm, lớp học diễn ra nghiêm túc, học sinh hứng thú học 
tập, tích cực, chủ động trong thực hiện hợp đồng. 
Còn ở lớp đối chứng, lớp học vẫn diễn ra nghiêm túc. Giáo viên sử dụng 
phương pháp truyền thống, kết hợp một số phương pháp tích cực khác như giải 
quyết vấn đề, trò chơi học sinh vẫn chăm chú tiếp thu bài giảng, nhưng phần đa 
các em thụ động, số lượng học sinh chủ động và tham gia xây dựng bài ít. 
5.2. Kết quả định tính 
Qua quá trình phân tích bài kiểm tra ở 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng 
và theo dõi trong suốt quá trình giảng dạy, tôi có những nhận xét sau: 
Ở 2 lớp đối chứng: 
Phần lớn học sinh chỉ dừng lại ở mức độ nhớ và tái hiện kiến thức. Tính độc 
lập nhận thức không thể hiện rõ, cách trình bày rập khuôn trong SGK hoặc vở ghi 
của giáo viên (đối với phần tự luận). 
Việc vận dụng trí thức đối với đa số các em còn khó khăn, khả năng khái quát 
hóa và hệ thống hóa bài học chưa cao. 
0
5
10
15
20
25
30
35
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lớp ĐC (%)
Lớp TN (%)
27 
Trong giờ học chỉ một số ít các em tham gia tích cực, trả lời câu hỏi, tham gia 
tranh luận, còn phần lớn rất thụ động hoặc ùa theo nhưng mức độ đóng góp không 
nhiều. 
Ở 2 lớp thực nghiệm: 
Phần lớn học sinh hiểu bài tương đối chính xác và đầy đủ 
Lập luận rõ ràng, chặt chẽ 
Độc lập nhận thức, có khả năng thực hiện nhiệm vụ độc lập, trình bày vấn đề 
một cách chủ động theo quan điểm riêng, không theo nguyên mẫu SGK hoặc của 
giáo viên. 
Đa số các em có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. 
Các em thực hiện nhiệm vụ trong hợp đồng, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi với 
tinh thần say mê, hào hứng, không khí giờ học thoải mái. 
Tuy nhiên, vẫn còn một số ít học sinh còn chậm trong thực hiện nhiệm vụ, 
một số cần nhiều sự hỗ trợ từ các bạn và giáo viên. 
5.3. Kết luận chung về thực nghiệm 
Với kết quả thực nghiệm này, chúng tôi có thêm cơ sở thực tiễn để tin tưởng 
vào khả năng ứng dụng phương pháp hợp đồng mang lại hiệu quả dạy học. 
Qua thực nghiệm dạy học có sử dụng phương pháp hợp đồng, chúng tôi nhận 
thấy: 
Hứng thú học tập của học sinh cao hơn, hoạt động thảo luận sôi nổi hơn và 
hiệu quả cao hơn, HS tập trung để quan sát và phân tích, phát biểu, thảo luận và 
thực hiện nhiệm vụ trong hợp đồng một cách chủ động. 
Tăng cường tính chịu trách nhiệm, kỹ năng làm việc độc lập cho HS, kỹ năng 
tranh luận, phản biện và làm việc nhóm. 
Thông qua phương pháp hợp đồng học sinh tranh thủ cơ hội nhiều hơn từ sự 
hỗ trợ của các bạn cũng như giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ. 
Kiến thức được cung cấp thêm, bổ sung và làm rõ SGK, đồng thời gắn với 
thực tiễn nhiều hơn. 
Qua thời gian giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng phương pháp 
hợp đồng vào dạy học môn Tin học là điều rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu 
quả giảng dạy, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, đáp ứng được yêu cầu 
phân hóa học sinh, đạt mục tiêu không bỏ sót đối tượng trong dạy học, đáp ứng tốt 
việc rèn luyện năng lực cho học sinh trong dạy học hiện nay. 
28 
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Từ những kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra những kết luận chính sau: 
Bước đầu hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng 
phương pháp hợp đồng trong dạy học chủ đề Kiểu xâu – tin học 11. Nhằm gây 
được hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và đặc biệt là phân hóa 
mức độ nhận thức của học sinh. 
Hệ thống, phân tích được khái niệm, ưu nhược điểm và các bước khi sử dụng 
phương pháp hợp đồng trong tổ chức dạy học chủ đề Kiểu xâu – tin học 11. 
Xây dựng được quy trình thiết kế và sử dụng phương pháp hợp đồng gồm 4 
bước trong dạy học chủ đề Kiểu xâu – Tin học 11. 
Tiến hành thực nghiệm ở 4 lớp 11C1, C2, C3, B4. Những kết quả bước đầu đã 
đánh giá được hiệu quả của phương pháp hợp đồng trong dạy học vừa nêu trên. Từ 
đó kết luận được phương pháp hợp đồng đã mang lại hiệu quả cao trong dạy học 
môn tin học. 
Phương pháp hợp đồng có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học nhiều bộ môn 
khác. 
2. Kiến nghị 
Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi rút ra một số kiến nghị sau: 
Cần áp dụng và phát huy tối đa vai trò của phương pháp hợp đồng. 
Cần xác định rõ nội dung có thể sử dụng phương pháp hợp đồng, phương 
pháp này áp dụng rất tốt đối với các tiết ôn tập, luyện tập hoặc có kiến thực trải 
nghiệm thực tế. 
Khi sử dụng phương pháp hợp đồng cần phối hợp nhiều phương pháp như dạy 
học dự án, giải quyết vấn đề, trò chơi tăng độ hứng thú cho các em. 
Khi sử dụng phương pháp hợp đồng cần dành thời gian phù hợp cho việc xây 
dựng hợp đồng, đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư thiết kế để tạo cho học sinh 
hứng thú và học tập tốt hơn. 
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi đã tích lũy được trong một năm giảng 
dạy theo phương pháp hợp đồng kiến thức, nên chắc chắn còn có những hạn chế, 
thiếu sót. Do đó, kính mong nhận được sự góp ý của quý vị, bạn bè đồng nghiệp để 
đề tài dần hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
29 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo 2014, Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung 
học phổ thông - Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng 
phát triển năng lực học sinh. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tin học lớp 
11, NXB Đại học sư phạm. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sách giáo khoa Tin học 11 - Nhà xuất bản giáo dục 
4. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2017, Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh 
nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, hạng II. 
5. Nguyễn Tuyết Nga, Leen Pil, 2011, Modun phương pháp học theo hợp đồng. 
6.  
7. https://timgiasuhanoi.com/phuong-phap-day-hoc-tich-cuc-la-gi-day-nhu-the-nao/ 
8.  
9.  
10.  
30 
MỤC LỤC 
NỘI DUNG Trang 
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1 
1. Lý do chọn đề tài 1 
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1 
3.Mục đích nghiên cứu 2 
4. Nhiệm vụ của đề tài 2 
5. Phương pháp nghiên cứu 2 
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 2 
PHẦN II – NỘI DUNG 4 
1. Cơ sở lý luận 4 
1.1. Phương pháp dạy học tích cực 4 
1.2. Phương pháp hợp đồng 6 
2. Thực trạng của vấn đề 9 
2.1. Thực trạng giáo viên 9 
2.2. Thực trạng học sinh 10 
3. Biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 10 
4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 23 
4.1. Cơ sở đánh giá 23 
4.2. Đánh giá qua hoạt động học tập 24 
4.3. Đánh giá qua kết quả học tập 24 
5. Kết quả thực nghiệm 24 
5.1. Kết quả định lượng 24 
5.2. Kết quả định tính 26 
5.3. Kết luận chung về thực nghiệm 27 
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28 
1. Kết luận 28 
31 
2. Kiến nghị 28 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 
Chữ cái viết tắt Chữ đầy đủ 
HS Học sinh 
GV Giáo viên 
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 
NV Nhiệm vụ 
SGK Sách giáo khoa 
CNTT-TT Công nghệt thông tin và truyền thông 
ĐC Đối chứng 
TN Thực nghiệm 
TL Tài liệu 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_chu_de_kieu.pdf
Sáng Kiến Liên Quan