Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - Chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình Công nghệ 12 ở trường THPT Y
Theo phương pháp truyền thống, việc dạy học chủ yếu được thực hiện bài/tiết trong sách giáo khoa. Trong phạm vi một tiết học không đủ thời gian cho các hoạt động học của học sinh theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy học tích cực, dẫn đến nếu sử dụng phương pháp dạy học tích cực đó thì cũng mang tính hình thức, đôi khi còn máy móc hiệu quả thấp, chưa thực sự phát huy tính tích cực, năng lực, sáng tạo của học sinh, khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tế còn nhiều hạn chế; hiệu quả khai thác các phương tiện dạy học và tài liệu hỗ trợ theo phương pháp dạy học còn ít. Phần lớn giáo viên, những người có mong muốn sử dụng phương pháp dạy học mới đều lúng túng và tỏ ra lo sợ sẽ bị “cháy giáo án” do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ học. Chính vì vậy, mặc dù có cố gắng nhưng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hiện nay chưa thể tổ chức được các hoạt động nhận thức tích cực sáng tạo và bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh. Việc tăng cường hoạt động học tập cá thể và học tập hợp tác còn hạn chế.
Thông thường giáo án soạn theo phương pháp truyền thống được giáo viên xây dựng theo cấu trúc của một giờ học gồm các bước sau:
- Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
- Dạy bài mới.
- Củng cố lại kiến thức của tiết học.
- Hướng dẫn học sinh về nhà học tập.
Các phương pháp GV thường sử dụng trong bài dạy:
*Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề
- Là PP để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách chi tiết, dễ hiểu cho HS tiếp thu. Đối với HS qua nghe giảng phải nhanh chóng hiểu được vấn đề và học được PP trình bày vấn đề học tập một cách có hệ thống. Giáo viên thường sử dụng PP này khi tiến hành nội dung các kiến thức cần nhớ trong bài học, thể hiện mối liên hệ kiến thức trong một phần hoặc toàn bộ chương trình.
- Tuy nhiên đây là PP độc thoại, HS rơi vào tình trạng thụ động, phải cố gắng nghe để hiểu, ghi nhớ và không có cơ hội trình bày ý kiến riêng của mình dẫn đến quen thụ động chờ đợi ý kiến giải thích của GV.
*Phương pháp làm việc với sách giáo khoa
- Ưu điểm: HS làm việc một cách độc lập, tích cực, tạo không khí sôi nổi trong học tập và phát huy năng lực tư duy của HS.
- Nhược điểm: Kiến thức trong SGK chỉ hạn chế trong lượng kiến thức của môn, chưa đề cập đến hết tất cả những kiến thức, tình huống mà HS sẽ gặp trong cuộc sống.
ức lớp: (1 phút) Bước 2: Kiểm tra bài cũ: (3 phút): Vẽ sơ đồ, nêu công dụng, ưu, nhược điểm của mạch chỉnh lưu một nửa chu kì? HS vẽ, trả lời nhược điểm của mạch chỉnh lưu một nửa chu kì. Từ nhược điểm đó GV nêu vấn đề cần nghiên cứu trong tiết 7: Phải chăng, các mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì có hiệu suất sử dụng biến áp cao hơn? Giải thích vì sao? Bước 3: Đặt vấn đề :(1 phút) Giáo viên chiếu một số hình ảnh tích cực, hứng thú của học sinh đi thăm quan ngoại khóa, nêu vấn đề cần thảo luận tiếp trong tiết 2 của dự án: B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: (27 phút) Họat động 1(10’): Hướng dẫn HS tìm hiểu mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì - GV yêu cầu Nhóm 3 trình bày sơ đồ, giản đồ dạng sóng, nguyên lí hoạt động của mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kì. - Nhóm 3 trình bày câu 3: Sơ đồ mạch điện, giản đồ dạng sóng, đường đi của dòng điện một chiều trong 2 nửa chu kì: - GV tổ chức nhóm 3 trình bày, quan sát các biểu hiện, theo dõi, đánh giá mức độ hứng thú của cả lớp. - GV tổ chức cho các nhóm còn lại thảo luận tích cực, nhận xét, đánh giá, tự ghi nhớ kiến thức cơ bản: vẽ lại được mạch điện, giản đồ dạng sóng, nêu được nguyên lý hoạt động của mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kì dùng 2 điôt. - GV tổ chức nhóm 3 trình bày, GV quan sát các biểu hiện, theo dõi, đánh giá mức độ hứng thú của cả lớp. GV nhấn mạnh và ghi ưu, nhược điểm của mạch chỉnh lưu dùng 2 điôt so với dùng 1 điôt lên bảng để HS ghi bài đầy đủ hơn. 1. Mạch chỉnh lưu: a. Mạch chỉnh lưu nửa chu kì b. Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì * Mạch chỉnh lưu 2 điôt: - Sơ đồ: Hình 7.3 SGK - Nguyên lí hoạt động: + Nửa chu kỳ (+) dòng điện đi từ A+ qua Đ1, qua R về giữa biến áp O- + Nửa chu kỳ âm dương điện đi từ B+ qua Đ2 , qua R về giữa biến áp O-. - Kết luận: Dòng qua R là dòng một chiều + Ưu điểm: dòng điện ra tương đối ổn định, độ gợn sóng ít hơn so với chỉnh lưu nửa chu kì, dễ san phẳng độ gợn sóng. + Nhược điểm: Cuộn thứ cấp biến áp phải có 2 phần giống nhau, phải chịu điện áp ngược cao. Câu hỏi giao lưu: - Nêu ưu, nhược điểm của mạch chỉnh lưu dùng 2 điôt so với dùng 1 điôt? - Các nhóm trả lời, rút ra và ghi nhớ ưu, nhược điểm của mạch chỉnh lưu dùng 2 đi ôt so với dùng 1 điôt: - Nhóm 3 trình bày mạch chỉnh lưu cầu: Sơ đồ, giản đồ, nguyên lí HĐ - GV yêu cầu Nhóm 3 nhắc lại câu hỏi và trình bày sơ đồ mạch điện, giản đồ dạng sóng, nguyên lí hoạt động của mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kì dùng 4 điôt (chỉnh lưu cầu) - Các nhóm khác lắng nghe, dựa kiến thức mạch chỉnh lưu đã học, bài 17 và 18 Vật lí 11; bài 22 Vật lí 12 để hiểu, thảo luận, trả lời. GV tổ chức nhóm 3 trình bày, quan sát các biểu hiện, theo dõi, đánh giá mức độ hứng thú của cả lớp. Câu hỏi giao lưu Nhóm 3: Đ4 Đ1 Đ2 Đ3 - Trong mạch điện chỉnh lưu cầu, nếu điôt Đ4 bị mắc ngược chiều thì mạch có làm việc bình thường không? Vì sao? - Tích cực trả lời. - Các nhóm dựa bài 22, Vật lí 12, thảo luận, trả lời, phán đoán được hư hỏng, biện pháp khắc phục: Cuộn dây thứ cấp của biến áp nguồn sẽ bị chập mạch, dòng điện sẽ tăng vọt làm đứt cầu chì hoặc cháy biến áp nguồn. CH: So sánh hiệu suất sử dụng biến áp, độ gợn sóng ra của dòng 1 chiều trong mạch chỉnh lưu cầu với chỉnh lưu dùng một điôt? - HS trả lời: tương tự trường hợp trên, đồng thời khắc sâu nguyên lí hoạt động của mạch chỉnh lưu cầu, phân loại được các loại mạch chỉnh lưu, biết được ưu, nhược điểm của từng mạch chỉnh lưu và có kinh nghiệm chọn loại mạch chỉnh lưu khi cần sử dụng. - GV nhận xét, nhấn mạnh: cao, ít nên dễ san phẳng, ứng dụng nhiều GV nêu vấn đề: Giải thích vì sao thực tế sử dụng mạch chỉnh lưu cầu nhiều hơn mạch chỉnh lưu dùng 2 đi ôt? - GV khuyến khích các nhóm thảo luận tích cực, gợi ý, đề xuất phương án trả lời nếu các nhóm gặp khó khăn, bổ sung, chính xác hóa kiến thức. - CH: Trong mạch điện chỉnh lưu cầu, nếu điôt Đ4 bị đánh thủng thì mạch có làm việc bình thường không? - Nhận xét, đánh giá, biểu dương cá nhân, nhóm chuẩn bị dự án và hoạt động tích cực. - Kết thúc hoạt động 2: Các nhóm xếp loại hoạt động nhóm tích cực và trả lời đúng: nhất, nhì, ba thưởng 3, 2, 1 điểm, đánh giá điểm trình bày nhóm 3. - Lớp trưởng ghi điểm đạt được của nhóm 3, điểm thưởng của 3 nhóm còn lại. - GV trình bày nội dung chính trên bảng giúp HS ghi chép dễ dàng, nhanh và chính xác hơn. * Mạch chỉnh lưu cầu: - Sơ đồ: Hình 7.4 SGK - Nguyên lí hoạt động: + Nửa chu kỳ (+ ): Dòng điện đi từ A+ qua Đ1, qua R, qua Đ3 về B-. + Nửa chu kỳ (-): Dòng điện đi từ B+ qua Đ2 , qua R, qua Đ4 về cực A– - Kết luận: Dòng điện qua R luôn đi từ trên xuống dưới nên điện áp ra là một chiều. + Ưu điểm: Độ gợn sóng nhỏ, dễ lọc, không yêu cầu biến áp nguồn và điôt đặc biệt nên dùng phổ biến. + Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp, dùng nhiều đi ôt. + Khắc phục: Dùng điôt kép (cầu điôt) thay 4 điôt nên lắp ghép sử dụng đơn giản hơn. Họat động 4 (17’) : Hướng dẫn HS tìm hiểu mạch nguồn một chiều GV yêu cầu Nhóm 4 trình bày sơ đồ khối chức năng của nguồn một chiều. - Nhóm 4 trình bày sơ đồ khối chức năng từng khối của nguồn một chiều: - Các nhóm hiểu và vẽ được sơ đồ vào vở: - GV quan sát các biểu hiện, theo dõi, đánh giá mức độ hứng thú, ghi chép của cả lớp. Nhóm 4 trình bày tiếp sơ đồ mạch nguồn một chiều thực tế. Nêu chức năng từng khối và giản đồ dạng sóng của nguồn một chiều thực tế: GV hướng dẫn, giúp các nhóm tái hiện lại các kiến thức đã nghiên cứu, chuẩn bị dự án để thảo luận, đánh giá phần trình bày của nhóm 4. Từ đó, HS sẽ tự sửa chữa, bổ sung, khắc sâu kiến thức mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều ngay tại lớp. GV hướng dẫn các nhóm còn lại thảo luận, đối chiếu với sgk, vận dụng kiến thức đã học về mạch chỉnh lưu, sơ đồ khối mạch nguồn một chiều, bài 15 Vật lí 12 để vẽ được sơ đồ , nguyên lí hoạt động mạch nguồn thực tế . CH: Hãy kể tên các hư hỏng của nguồn một chiều và nêu biện pháp phòng tránh, khắc phục? CH: Phế thải mạch nguồn một chiều ảnh hưởng tới môi trường trong thực tế như thế nào? - Nhận xét, bổ sung phần thảo luận của HS, đánh giá sự chuẩn bị tích cực của các nhóm khuyến khích HS trình bày sáng tạo. Tổ chức đánh giá, tổng kết điểm thảo luận, điểm thưởng của các nhóm thông qua việc trình bày của 4 nhóm. Câu hỏi giao lưu Nhóm 4: - Quan sát 4 giản đồ, điền Đ, S vào ô trống bên cạnh các phát biểu: - Các nhóm thảo luận, trả lời: Câu hỏi giao lưu Nhóm 4: CH: Nếu tụ điện C1 bị đánh thủng thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? - Vận dụng kiến thức cơ bản về tụ điện trong bài 6 Vật lý 11, các nhóm trả lời: Mạch điện bị ngắn mạch nên cầu chì bảo vệ bị đứt, nếu không sẽ bị cháy biến áp nguồn. - Các nhóm vận dụng kiến thức liên môn trong các bài 37, 38 Vật lí 9; bài 6, 17 và 18 Vật lí 11; bài 12, 13,14, 22 Vật lí 12; bài 2, 4, 7, 10 Công nghệ 12: phân tích hoạt động, phán đoán các hư hỏng có thể xảy ra, đề xuất biện pháp phòng tránh và khắc phục, rút kinh nghiệm sử dụng bộ sạc thực tế: Nêu và giải thích hư hỏng của mạch khi tụ C1, C2, C3, điện trở, cuộn cảm, IC, từng điôt, biến áp: cháy, chập... - Dựa phần chuẩn bị bài tập vế nhà (tiết 6), các nhóm trình bày, thảo luận: Vận dụng kiến thức bài 25 Vật lí 9, bài 23, 33 Hóa học 10; bài 54 Sinh học 9, bài 12 Giáo dục Công dân 11, bài 7 Công nghệ 12, thu thập thông tin xử lí rác thải của địa phương và tham khảo biện pháp xử lí trên mạng internet: nêu tác hại của việc xử lí không đúng phế thải điện tử tới môi trường, đề xuất biện pháp phòng tránh, khắc phục. - Từ đó, HS ý thức được: Rác thải điện tử là loại chất thải cực độc, có thể gây hại đến môi trường, gây rò rỉ hóa chất và kim loại nặng ra không khí, đất, nước. Công nghệ ngày càng hiện đại, giá sản phẩm ngày càng giảm, khiến rác thải điện tử đang trở thành vấn nạn. Lớp trưởng tổng hợp điểm thảo luận dự án của 4 nhóm. - GV trình bày nội dung chính trên bảng giúp HS ghi chép dễ dàng, nhanh và chính xác hơn. 2. Nguồn một chiều a. Sơ đồ chức năng của mạch nguồn một chiều - Sơ đồ khối của mạch nguồn một chiều: hình 7.6 SGK - Tên gọi các khối: Khối 1: Biến áp nguồn. Khối 2: Mạch chỉnh lưu. Khối 3: Mạch lọc nguồn. Khối 4: Mạch ổn áp. Khối 5: Mạch bảo vệ. b. Mạch nguồn điện thực tế: - Sơ đồ mạch điện: Hình 7.7 SGK - Nhiệm vụ các khối: + Khối 1 là biến áp nguồn: hạ từ 220V → theo yêu cầu của tải + Khối 2 là mạch chỉnh lưu: Biến dòng XC → 1C + Khối 3 là mạch lọc nguồn: san bằng độ gợn sóng + Khối 4 là mạch ổn định điện áp một chiều: giữ cho mức điện áp một chiều ra trên tải ổn định. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: (3 phút) Hoạt động nhóm: CH: Quan sát, chỉ vị trí mạch chỉnh lưu, mạch lọc? Chỉ đường đi của dòng điện qua các điôt trên Hình 1, 2, 3: Hình 1 Hình 2 Hình 3 D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG (2 phút) TRÒ CHƠI Ô CHỮ: Các nhóm trả lời câu hỏi, chọn ra các chữ cái màu đỏ, sắp xếp thành ô chữ cần tìm: E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG (2 phút) 1. Trả lời câu hỏi: Cho mạch điện như hình vẽ, em hãy cho biết sơ đồ chỉnh lưu loại gì? Nêu đường đi của dòng một chiều? Tác dụng của mạch chỉnh lưu trong sơ đồ? Tác dụng của từng linh kiện trong mạch? 2. Lắp ráp, tái chế: 1 mạch chỉnh lưu/ 1nhóm Các nhóm tham khảo bài 22 Vật lí 12; bài 9, 10, 11, 12 Công nghệ 12, bài 18 Vật lí 11, tính toán để chọn các số liệu phù hợp, liên hệ thực tế để giải quyết vấn đề: lắp ráp được mạch điện chỉnh lưu cho tải điện một chiều (đèn led, động cơ điện một chiều bếp khò, acquy vợt muỗi...) - Vi mạch: 7805: lấy ra 5V/1A - Tải: đèn: 5V/4W - Biến áp: có công suất gấp đôi công suất tải (tính đến tổn hao trên mạch, các điôt..) Chọn loại 220/8V/10W/1A - Chọn Tụ: + Vì đỉnh (biên độ) của các nửa chu kì hình sin lấy ra từ điôt sẽ tới 12V, cao hơn điện áp hiệu dụng nên chọn: + Vì sau IC 7805 điện áp chỉ đúng 5V nhưng do có sai lệch ở giai đoạn quá độ nên:Tên mạch lắp ráp: + Chỉnh lưu nửa chu kì: Nhóm 1 + Chỉnh lưu 2 nửa chu kì dùng 2 điôt: Nhóm 2 + Chỉnh lưu cầu: Nhóm 3 + Mạch nguồn một chiều thực tế: Nhóm 4 3. Dặn dò: + HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài. + Quan sát, tìm hiểu một số mạch nguồn một chiều trong thực tế. + Đọc trước bài 8 sgk RÚT KINH NGHIỆM .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN: MỘT SỐ SẢN PHẨM LẮP RÁP MẠCH CHỈNH LƯU VÀ NGUỒN MỘT CHIỀU CỦA HỌC SINH SAU DỰ ÁN: BIÊN SOẠN CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN 1. Bảng mô tả các yêu cầu câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá Nội dung Mức độ nhận thức Các KN/NL hướng tới trong chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Khái niệm, phân loại mạch điện tử Nêu được khái niệm, phân loại mạch điện tử - Trình bày được cấu tạo mạch điện tử đơn giản. - Biết cách phân loại mạch điện tử. Vẽ được một số mạch điện tử thông thường. - Nêu được nhiệm vụ các mạch điện cơ bản. Nhận biết được ứng dụng mạch điện tử số, điện tử tương tự. - Đọc, nhận biết tên gọi, vai trò của linh kiện điện tử đã học trong mạch điện tử nguyên lí và lắp ráp. - Thu thập, xử lí thông tin, viết báo cáo và trình bày các thông tin về mạch chỉnh lưu: nửa chu kì, 2 nửa chu kì. - Phân tích, phán đoán các tình huống nếu từng linh kiện, bộ phận mạch điện chỉnh lưu có sự cố. Nếu được ảnh hưởng của phế thải điện tử tới môi trường sống, đề ra biện pháp xử lí và có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng. - Kỹ năng giao tiếp thu thập thông tin, hợp tác nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin, thảo luận nhóm. 2. Mạch chỉnh lưu. Nêu được nhiệm vụ, phân loại mạch chỉnh lưu. Vẽ được các loại mạch chỉnh lưu: nửa chu kì, 2 nửa chu kì. - Nêu được nguyên lí hoạt động của các mạch chỉnh lưu. Nêu được ưu điểm, nhược điểm của từng loại mạch chỉnh lưu. So sánh được ưu điểm, nhược điểm của từng loại mạch chỉnh lưu, lựa chọn được các thông số kĩ thuật của từng linh kiện trong mạch chỉnh lưu để lắp ghép thành mạch điện hoạt động bình thường. 3. Nguồn một chiều Nêu được các khối của mạch nguồn một chiều. Vẽ và nêu chức năng của các khối trong mạch nguồn một chiều. Phân biệt được các mạch chỉnh lưu được xử dụng trong mạch nguồn một chiều, kể tên được từng linh kiện trong từng khối. - Tính toán, lựa chọn, để có thể lắp ghép được mạch nguồn một chiều. Phán đoán được các hư hỏng, các trị số điện áp ra sau từng khối để sử dụng mạch nguồn một chiều hợp lí, khoa học. Câu hỏi đánh giá năng lực của chủ đề. - Kiểm tra bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Nội dung đề kiểm tra như sau: ĐỀ 1 I.Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Trả lời Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất (A, B, C, D) trong các câu sau và điền các chữ hoa đó vào bảng: Câu 1. Trong các mạch chỉnh lưu sau, loại nào hiện nay được dùng nhiều nhất. A. Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ. B. Mạch chỉnh lưu hình tia. C. Mạch chỉnh lưu hình cầu. D. mạch hình sin. 2. Cho mạch điện (hình vẽ sau), tín hiệu ra tải có biên độ như thế nào? 14 V C §4 §1 U2 U1~ 220V Rt §3 §2 Khèi 3 Khèi 2 Khèi 1 C A B p 2 p 3p 4p 5p 6p 7p 8p D 3. Cho mạch điện (như hình vẽ câu 2). Tín hiệu vào máy biến áp có biên độ như thế nào? C A B p 2 p 3p 4p 5p 6p 7p 8p D 4. Cho mạch điện (như hình vẽ câu 2), tụ C có tác dụng như khối gì? A. Chỉnh lưu B. Khối ổn áp C. Khối lọc D. Khối biến áp 5. Trong mạch chỉnh lưu cầu, nếu có một trong các điôt bị đánh thủng hoặc mắc ngược chiều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Cuộn thứ cấp của biến áp nguồn bị ngắn mạch, làm cháy biến áp nguồn. B. Dòng điện sẽ chạy qua tải tiêu thụ theo chiều ngược lại. C. Biến áp nguồn vẫn hoạt động tốt, nhưng không có dòng điện chạy qua tải tiêu thụ. D. Không có dòng điện chạy qua cuộn thứ cấp của biến áp nguồn. 6. Mạch nguồn một chiều có bao nhiêu khối? A. 3 khối B. 4 khố C. 5 khối D. 6 khối 7. Mạch lọc có tác dụng gì? A. San bằng độ gợn sóng. B. Gỡ cho điện áp một chiều ra trên tải bằng phẳng. C. Làm tăng giá trị điện áp một chiều. D. Nắn dòng điện xoay chiều thành 1 chiều. 8.Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, ta có thể bỏ bớt những khối nào mà vẫn đảm bảo mạch điện còn hoạt động được? A. Khối 4 và khối 5. B. Khối 2 và khối 4. C. Khối 1 và khối 2. D. Khối 2 và khối 5. II.Tự luận: (6 điểm) Vẽ sơ đồ và nêu nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kì hình tia. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm): Mỗi câu khoanh đúng đạt 0.5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Trả lời C C A C A C A A Phần II: Tự luận (6 điểm) - Sơ đồ: đúng như hình 7- 3 sgk (3 điểm) Vẽ đúng sơ đồ 3 điểm sai mỗi kí hiệu linh kiện trừ 0,5 điểm. - Nguyên lý làm việc: (3 điểm) + Nửa chu kì dương, dòng I à Đ1 à Rtải àcực âm nửa cuộn thứ cấp 1. (1đ) + Nửa chu kì âm, dòng I à Đ2 à Rtải à cực âm nửa cuộn thứ cấp 2.(1đ) + Kết luận: Cả 2 điôt Đ1, Đ2 luân phiên chỉnh lưu theo từng nửa chu kì. Cả hai nửa chu kì đều có dòng điện một chiều qua tải.(1đ) ĐỀ 2 I.Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Trả lời Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất (A, B, C, D) trong các câu sau và điền các chữ hoa đó vào bảng: Câu 1. Trong các mạch chỉnh lưu sau, loại nào ít được dùng nhất. A. Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ. B. Mạch chỉnh lưu hình tia. C. Mạch chỉnh lưu hình cầu. D. mạch hình sin. 2. Cho mạch điện (hình vẽ sau), tín hiệu ra máy biến áp như thế nào? 14 V C §4 §1 U1~ 220V Rt U2 §3 §2 Khèi 3 Khèi 2 Khèi 1 C A B p 2 p 3p 4p 5p 6p 7p 8p D 3. Cho mạch điện (như hình vẽ câu 2), nếu bỏ tụ C thì tín hiệu ra tải sẽ như thế nào? C A B p 2 p 3p 4p 5p 6p 7p 8p D 4. Muốn điện áp ra tải có dạng như hình D câu 3 thì mắc thêm vào mạch điện khối gì? A. Biến áp B. Khối chỉnh lưu C. Khối lọc D. Khối ổn áp 5. Mạch lọc có tác dụng gì?. A. Gỡ cho điện áp một chiều ra trên tải bằng phẳng. B. Làm tăng giá trị điện áp một chiều. C. Nắn dòng điện xoay chiều thành một chiều. D. San bằng độ gợn sóng. 6. Công dụng của Điôt bán dẫn là A. Khuếch đaị tín hiệu, tạo sóng, tạo xung. B. Dùng trong mạch chỉnh lưu có điền khiển. C. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. D. Dùng để điều khiển các thiết bị điện 7. Chức năng của mạch chỉnh lưu là: A. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. B. Biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều. C. Ổn định điện áp xoay chiều. D. Ổn định dòng điện và điện áp một chiều 8. Trong mạch nguồn một chiều thực tế, nếu tụ C1 hoặc C2 bị đánh thủng thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Mạch điện bị ngắn mạch làm cháy biến áp nguồn. B. Mạch không còn chức năng chỉnh lưu, điện áp ra vẫn là điện áp xoay chiều. C. Dòng điện chạy qua tải tiêu thụ tăng vọt, làm cháy tải tiêu thụ. D. Điện áp ra sẽ ngược pha với điện áp vào. II.Tự luận: (6 điểm) Vẽ sơ đồ và nêu nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kì hình cầu. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2 Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm): Mỗi câu khoanh đúng đạt 0.5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Trả lời A A B D D C A A Phần II: Tự luận (6 điểm) - Sơ đồ: đúng như hình 7- 4 sgk (3 điểm) Vẽ đúng sơ đồ 3 điểm sai mỗi kí hiệu linh kiện trừ 0.5 điểm. - Nguyên lý làm việc (3điểm) + Nửa chu kỳ âm: dòng điện à Đ2 àR tải à Đ4 à cực âm của cuộn thứ cấp (1đ) + Nửa chu kỳ dương: dòng điện à Đ1 àR tải à Đ3 à cực âm của cuộn thứ cấp. (1đ) + Kết luận: Cả hai nửa chu kì đều có dòng điện một chiều qua tải. (1đ) * Kết quả kiểm tra như sau: Lớp Sĩ số Yếu Trung bình Khá Giỏi SL % SL % SL % SL % 12H 26 0 0 5 19,20 19 73,08 2 7,69 26 0 0 5 19,23 19 73,08 2 7,69 12D 33 0 0 1 3,03 24 72,73 8 24,24 12E 40 0 0 3 7,50 14 35,00 23 57,50 73 0 0 4 5,48 38 52,05 31 42,47 Tổng 99 0 0 9 9,09 57 57,58 33 33,33 Như vậy, theo thống kê ở trên, các lớp làm bài kiểm tra thực nghiệm (12D, 12E) sau chủ đề 100% HS đạt kết quả từ TB trở lên, không có HS bị loại yếu, kém. Trong khi đó, các lớp không học theo dự án (12H), không học tích hợp thì đạt chất lượng thấp hơn. Các sản phẩm của học sinh: - Bài kiểm tra nhanh 15 phút sau chủ đề. - Sản phẩm nhóm: Bài trình bày trên file word và powerpoint, bảng phụ, hồ sơ dự án học tập. - Các mạch điện tử lắp ráp sau dự án. Tiến hành dạy học các lớp 12D, 12E theo dự án trên, tổng số 73 học sinh, HS rất tích cực, chủ động học tập, đạt mục tiêu bài học, kết quả như sau: - Câu hỏi nêu vấn đề trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học - củng cố: 95% học sinh trả lời đúng, đáp ứng các tiêu chí đề ra. - Học sinh hiểu kiến thức Vật lí, Công nghệ, Hóa hơn, có ý thức bảo vệ môi trường hơn ( vận dụng Sinh 9, GDCD 11). - Kết quả sau hoạt động nhóm của các lớp qua dự án: Biểu điểm như sau Điểm chuẩn bị, trình bày dự án mỗi nhóm/1câu: 10 điểm Thưởng thảo luận tích cực, có chất lượng trong các hoạt động nhóm, kết thúc sau tiết 6, 7: Nhất 3. Nhì 2, Ba 1 (lớp trưởng làm trọng tài - Thư kí, điểm thưởng mỗi câu trả lời đúng 1 điểm, cộng tổng lại cuối buổi học để bầu ra nhóm xếp Nhất, Nhì, Ba) Lớp Điểm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 12D 13 13 14 15 12E 14 12 13 12 - Tóm lại, HS tích cực thảo luận hoạt động nhóm, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Học sinh hiểu nguyên lí hoạt động, vẽ, chế tạo được các sơ đồ mạch chỉnh lưu - nguồn một chiều. Biết được tên gọi, nhiệm vụ các linh kiện điện tử trong mạch nguồn của một số thiết bị thực tế, phân tích nguyên nhân bị hư hỏng để sửa chữa, rút kinh nghiệm trong quá trình sử dụng nhằm nâng cao tuổi thọ của thiết bị điện tử. Đặc biệt, củng cố lí thuyết, giúp các em tự tin hơn trong việc nghiên cứu bài học, sáng tạo khoa học... GV nhận xét đánh giá, trao đổi với các nhóm qua mail hoặc trên lớp. Các hình ảnh thu được rất phong phú, làm tư liệu dạy - học sinh động và có nghĩa hơn. Học sinh tự tin hơn khi trao đổi, sử dụng thiết bị điện tử ngày càng hiện đại và đa dạng, có hứng thú học tập hơn, hình thành được nhiều năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới. PHỤ LỤC GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
File đính kèm:
- 3. NH Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch.doc
- Bai giảng dự thi LM 16-17 2.ppt