Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng việt thông qua rèn kỹ năng đọc, kỹ năng viết chính tả

Trong nhiều năm học, tôi đã dạy lớp 2. Tôi nhận thấy việc rèn chính tả cho học sinh ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là hết sức cần thiết. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tư duy của các em còn hạn chế về mặt suy nghĩ, phân tích cấu tạo từ, phân tích việc viết “các từ ngữ, các cụm từ khó ” ở Tiểu học sẽ góp phần giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng quan sát, nắm chắc quy tắc viết chính tả trí tưởng tượng cao và kỹ năng viết văn tốt hơn đặt nền móng vững chắc cho các em học tốt môn Tiếng Việt sau này ở cấp học phổ thông cơ sở.

Việc dạy rèn kỹ năng viết chính tả như thế nào để đạt được kết quả cao nhất phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học đó là nội dung tôi muốn đề cập tới trong đề tài.

 

doc42 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2249 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng việt thông qua rèn kỹ năng đọc, kỹ năng viết chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y càng lý thú.
Ngoài ra, tôi còn chú ý học hỏi, dự giờ đồng nghiệp để vận dụng sáng tạo sao cho phù hợp và ngày càng có hiệu quả. Sau đây tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm mà tôi để tâm suy nghĩ thực hiện trong năm học này.
II. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của sáng kiến
 * Nội dung về các yếu tố hình học và yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng trong chương trình lớp 2.
1. Nội dung chương trình:
 Nội dung dạy học các yếu tố hình học lớp 2 phong phú, đa dạng, được giới thiệu đầy đủ về đường thẳng, ba điểm thẳng hàng.
_ Đường gấp khúc.
_ Tính độ dài đường gấp khúc.
_ Giới thiệu hình tứ giác, hình chữ nhật. Vẽ hình trên giấy ô vuông.
_ Giới thiệu khái niệm ban đầu về chu vi của hình học.
 Cấu trúc, các nội dung các yếu tố hình học trong sách giáo khoa toán 2 được sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức khác phù hợp với sự phát triển theo từng giai đoạn của học sinh.
2. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng:
_ Học sinh biết nhận biết dạng và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác, đường thẳng, đường gấp khúc. Đặc biệt lưu ý học sinh ( nhận dạng hình “tổng thể”), chưa yêu cầu nhận ra hình chữ nhật cũng là hình tứ giác, hình vuong cũng là hình chữ nhật.
_ Biết thực hành vẽ hình (theo mẫu) trên giấy ô vuông, xếp, ghép các hình đơn giản.
_ Học sinh bước đầu làm quen với các lựa chọn , phân tích, tổng hợp hình, phát triển tư duy, trí tưởng tượng không gian.
3. Các yếu tố hình học lớp 2:
Các yếu tố hình học trong SGK lớp 2 đã bám sát trình độ chuẩn (thể hiện các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được, phù hợp với mức độ ở lớp 2 như nhận dạng hình tổng thể, các bài toán thực hành, luyện tập đơn giản, bài tập xếp, ghép hình (dễ thực hiện). Với hệ thống các bài tập đa dạng đã gây hứng thú học tập của học sinh.
Ở lớp 2, chưa yêu cầu học sinh nắm được các khái niệm, được những hình học dựa trên các đặc điểm quan hệ các yếu tố của hình (chẳng hạn chưa yêu cầu học sinh biết hình chữ nhật là hình tứ giác có 4 góc vuông hoặc có 2 cạnh đối diện bằng nhau) chỉ yêu cầu học sinh nhận biết được hình ở dạng “tổng thể” phân biệt được hình này với hình khác và gọi đúng tên hình của nó. Bước đầu vẽ được hình đó bằng cách nối các điểm hoặc vẽ dựa trên các đường kẻ ô vuông trong vở. 
Khi dạy các yếu tố hình học cho học sinh lớp 2, việc tập cho học sinh có thói quen đặt ra câu hỏi “tại sao” và tìm cách giải thích làm cho vấn đề được sáng tỏ là nhiệm vụ của người giáo viên. Từ thói quen trong suy nghĩ ta hình thành và rèn luyện thói quen đó trong diễn đạt, trình bày.
 Ví dụ: Bài chu vi hình tam giác.
 Cho học sinh nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác.
A
4cm
4cm
B
C
4cm
Học sinh có thể tính chu vi tam giác bằng các cách:
 4 + 4 + 4= 12 (cm)
Hoặc: 4 x 3 = 12 (cm)
Cho học sinh so sánh các kết quả khẳng định là làm đúng.
Lúc đó giáo viên hỏi : Tại sao em lại lấy 4 x 3 để tính chu vi hình tam giác 
( vì 3 cạnh hình tam giác đó có số đo bằng nhau =4cm)
- So sánh 2 cách làm trên em thấy cách nào làm nhanh hơn? (cách 2).
+Tổng độ dài các cạnh hình tam giác là chu vi của hing tam giác đó.
*Trong SGK toán 2, hệ thống các bài tập thực hành về yếu tố hình học có mấy dạng cơ bản sau:
1. Về nhận biết hình:
a. Về đoạn thẳng, đường thẳng.
vấn đề “đoạn thẳng, đường thẳng” được giới thiệu ở tiểu học có thể có nhiều cách khác nhau. Trong sách toán 2, khái niệm “đường thẳng” được giới thiệu bắt đầu từ “đoạn thẳng” (đã được học ở lớp 1) như sau:
	- Cho điểm A và điểm B, lấy thước và bút nối hai điểm đó ta được đoạn thẳng AB.
A
B
A
B
-Kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía ta được đường thẳng AB
b. Nhận xét giao điểm của hai đoạn thẳng:
Ví dụ: Bài 4 trang 49
Đoạn thẳng AB các đoạn thẳng CD tại điểm nào?
Khi chữa bài giáo viên cho học sinh tập diễn đạt kết quả bài làm. Chẳng hạn học sinh nêu lại “Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O”.
c. Nhận biết 3 điểm thẳng hàng:
Ví dụ: Bài 2 trang 73
Nêu tên 3 điểm thẳng hàng (dùng thước thẳng để kiểm tra):
Giáo viên giới thiệu về ba điểm thẳng hàng ( ba điểm phải cùng nằm trên một đoạn thẳng).
Học sinh phải dùng thước kẻ kiểm tra xem có các bộ ba điểm nào thẳng hàng rồi chữa.
Ví dụ như:
Ba điểm O, M, N thẳng hàng; Ba điểm O, P, Q thẳng hàng.
Ba điểm B, O, D thẳng hàng; Ba điểm A, O, C thẳng hàng.
d.Nhận biết hình chữ nhật, hình tứ giác.
	Ở lớp 2, chưa yêu cầu học sinh nắm được khái niệm, định nghĩa hình học dựa trên các đặc điểm, quan hệ của hình ( chẳng hạn chưa yêu cầu học sinh biết hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông, hoặc có hai cạnh đối diện bằng nhau), chỉ yêu cầu học sinh phân biệt được hình ở dạng “tổng thể”, phân biệt được hình này với hình thức khác và gọi đúng tên hình của nó. Bước đầu vẽ được hình đó bằng cách nối các điểm hoặc vẽ dựa trên các đường kẻ ô vuông (giấy kẻ ô ly)
	Ví dụ dạy học sinh bài “hình chữ nhật” theo yêu cầu, có thể như sau:
Giới thiệu hình chữ nhật (học sinh được quan sát vật chất có dạng hình chữ nhật, là các miếng bìa hoặc nhựa trong hộp đồ dung học tập, để nhận biết tổng thể “đây là hình chữ nhật”).
Vẽ và ghi tên hình chữ nhật ( nối 4 điểm trên giấy kẻ ô vuông để được hình chữ nhật, chẳng hạn hình chữ nhật ABCD, hình chữ nhật MNPQ).
C
B
D
4cm
3cm
2cm
Nhận biết được hình chữ nhật trong tập hợp một số hình (có cả hình không phải là hình chữ nhật).
e. Nhận biết đường gấp khúc :
 Giáo viên cho học sinh quan sát đường gấp 
khúc ABCD.
A
 Đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn 
.Đường gấp khúc ABCD
thẳng: AB; BC và CD.
 Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ
 dài các đoạn
Giáo viên giới thiệu:
Đây là đường gấp khúc ABCD (chỉ vào hình vẽ). học sinh lần lượt nhắc lại: “đường gấp khúc ABCD”.
Giáo viên hỏi” đường gấp khúc này gồm mấy đoạn? 
Học sinh nêu: gồm 3 đoạn thẳng AB, CD, BC ( B là điểm chung của hai đoạn thẳng AB và BC, C là điểm chung của hai đoạn thẳng BC và CD).
Học sinh thực hành tiếp ở bài tập 3 (trang 104).
Ghi tên các đường gấp khúc có trong hình vẽ sau, biết:
+ Đường gấp khúc đó gồm 3 đoạn thẳng.
D
A
C
B
+ Đường gấp khúc đó gồm 2 đoạn thẳng
Yêu cầu học sinh ghi tên, đọc tên đường gấp khúc.
Giáo viên cho học sinh dùng bút chì màu và phân biệt các đường gấp khúc có đoạn thẳng chung:
Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng là: AB, BC, CD.
Đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng là: ABC, BCD.
2. Về tính độ dài đường gấp khúc hoặc chu vi của hình:
a. Tính độ dài đường gấp khúc:
ví dụ: bài 5 trang 105
2cm
2cm
2cm
3cm
3cm
2cm
2cm
3cm
Học sinh giải: độ dài đường gấp khúc là:
3 + 3+ 3= 9( cm)
Giáo viên hỏi: Em làm thế nào để ra kết quả 9cm?
Học sinh 1: Đường gấp khúc này gồm 3 đoạn thẳng, mỗi đoạn thẳng đều bằng 3 cm. nên em tín tổng độ dài 3 đoạn thẳng tạo nên mỗi đường gấp khúc.
Giáo viên hỏi: Có em nào làm bài khác bạn không?
Học sinh 2: Em lấy 3 x 3= 9(cm)
Cho học sinh so sánh các kết quả từ đó khẳng định ai làm đúng.
b.Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác:
yêu cầu học “chu vi” ở lớp 2 phù hợp với trình độ chuẩn của toán 2. Cụ thể là: ở lớp 2 chưa yêu cầu học sinh nắm được “ khái niệm, biểu tượng” về chu vi hình, chỉ yêu cầu học sinh biết cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác khi cho sẵn độ dài mỗi cạnh của hình đó, bằng cách tính tổng độ dài của hình( độ dài các cạnh của hình có cùng một đơn vị đo)
V: KẾT LUẬN 
Qua những năm giảng dạy ở lớp 2, với tư cách dạy trên khi dạy các yếu tố hình học trong chương trình toán lớp 2 tôi nhận thấy học sinh có nhiều tiến bộ. Với cách dạy và học trên học sinh chăm chú say mê học toán, các em không ngại khi giải các bài toán có nội dung hình học. Học sinh tích cực chủ động tìm tòi, sáng tạo xây dựng kiến thức của bài học. Nhờ vậy mà học sinh nắm bài nhanh, nhớ kiến thức lâu hơn, chắc hơn và tự tin làm cho không khí tiết học sôi nổi, không gò bó, học sinh được thực sự bộc lộ hết khả năng của mình. Từ đó học sinh có hứng thú học toán, tạo thành thói quen tự suy nghĩ, chủ động làm bài để tìm ra cách giải hay và nhanh nhất.
	Bài viết này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của ban lãnh đạo cấp trên, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và các bạn đồng nghiệp để tôi có được các phương pháp dạy Toán lớp 2 ngày càng tốt hơn.
	Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn.
	Xuân lộc, ngày 24 tháng5 năm 2013
	Hiệu Trưởng	Người viết
 Châu Thị Thủy
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 ĐỘC LẬP- TỰ DO - HẠNH PHÚC
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN
I / MỤC TIÊU
 Nhằm nâng cao tay nghề đồng thời giúp giáo viên nắm lại quy trình của môn học .
Giúp giáo viên nắm bắt được phương pháp dạy môn toán một cách nhẹ nhàng có hiệu quả.
Giúp học sinh có kĩ năng tính toán các dạng bài sau khi học môn toán nên khối thống nhất mở chuyên đề.
II / CHUẨN BỊ
Giáo viên chuẩn bị nội dung bài dạy.
Giáo viên trong khối nghiên cứu bài dạy, dự giờ góp ý xây dựng trình tự phương pháp dạy khi giáo viên lên tiết.
III / NỘI DUNG
Ngày 15/10/2012 khối họp bàn xây dựng chuyên đề
Ngày 19/10/2012 minh họa chuyên đề Bài: Phép cộng có tổng bằng 100
Ngày 23/10/2012 khối trưởng cùng các giáo viên khác đi dự giờ kiểm tra chuyên đề
Ngày / / 2012 dự lại một số tiết chưa đạt
Ngày 28/12/2012 sơ kết chuyên đề
IV/ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
Ngày 19/10/2012
Sáng Tiết 2 Cô Thủy Chiều Tiết 2 Cô Trang
Bài : Phép cộng có tổng bằng 100
Khối trưởng ,Cô Trang ,Cô Loan,Cô Kim Anh,Thầy Chi dự
 Xuân Thọ ngày 12/10/2012
 Khối trưởng
 Châu Thị Thủy
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
 BIÊN BẢN THỐNG NHẤT CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN
Thời gian: Ngày 20/10/2012
Người dạy: Cô Thủy , Cô Trang
Thành phần tham dự : GVKII
Nhằm nâng cao tay nghề, đồng thời giùp giáo viên nắm lại cách dạy môn toán .Toàn thể giáo viên khối 2 thống nhất dạy và dự môn Toán.
Nội dung sau khi dạy và dự được khối thống nhất như sau:
1/ KTBC: GV kiểm tra kiến thức của bài học trước bằng cách cho HS làm bảng lớp và bảng con.
2/ Bài mới:GV giới thiệu bài ghi tựa
HĐ1: GV giới thiệu phép cộng 83 + 17 GV nêu bài toán cho HS nghe và phân tích bài toán
Để biết có bao nhiêu que tính ta thực hiện phép tính gì? 
Cho HS lên bảng thực hiện phép tính TT làm bảng con,HS nêu cách thực hiện phép tính.Sau đó GV hướng dẫn lại, cho nhiều HS nhắc lại
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Cho HS đọc y/c cá nhân bảng lớp TT bảng con nêu cách thực hiện.
Bài 2: tính nhẫm cho HS làm miệng
Bài 4: GV cho HS đọc dề hỏi nội dung bài sau đó cho HS làm vở 1 HS bảng lớp
Nhận xét bài làm
HĐ3: Củng cố
Cho trò chơi
Nhận xét tiết học
Khối trưởng Người viết
Châu Thị Thủy Phan Thị Thùy Trang
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
 BIÊN BẢN SƠ KẾT CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN
Thời gian : 7giờ 30 ngày 28 / 12 / 2012
Địa điểm : Phòng truyền thống
Thành phần tham dự : Giáo viên khối 2
I / NỘI DUNG
1 / Sơ kết chuyên đề : Môn Toán
 Bài : Phép cộng có tổng bằng 100
Thực hiện chuyên đề
Tổng số tiết dạy : 6 tiết
Xếp loại tốt : 6 tiết
Ưu điểm: 
Giáo viên giảng dạy đúng chuẩn kiến thức kĩ năng
Hình thành kiến thức có hệ thống
Vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp
Tiến trình tiết dạy nhẹ nhàng hợp lí
Sử dụng thiết bị hiệu quả
Học sinh biết vậndụng kiến thức vào bài tập tốt
Tồn tại
Một số câu hỏi còn dài
Phần hình thành kiến thức mới cần đi chậm hơn để học sinh yếu dễ tiếp thu bài
 Biên bản kết thúc vào lúc 10 giờ 30 phút cùng ngày
 Khối trưởng Thư kí
 Châu Thị Thủy Võ Thị Kim Anh
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 ĐỌC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ TẬP ĐỌC + TẬP LÀM VĂN
I / Mục tiêu
Giúp giáo viên nắm lại quy trình dạy phân môn Tập đọc . Cách dạy Tập làm văn
Giúp giáo viên nắm bắt được phương pháp dạy phân môn Tập đọc, Tập làm văn một cách nhẹ nhàng có hiệu quả
Giúp học sinh có kĩ năng đọc trôi chảy câu từ và trả lời các câu hỏi, viết được các đoạn văn ngắn sau khi học Tập đọc, Tập làm văn
II / Chuẩn bị
Giáo viên chuẩn bị nội dung bài dạy 
Giáo viên trong khối nghiên cứu bài dạy, dự giờ góp ý xây dựng trình tự phương pháp dạy khi giáo viên lên tiết
III / Nội dung và thời gian thực hiện 
1 / Tập đọc
Ngày 12/ 10/2013 Khối họp bàn xây dựng chuyên đề
Ngày 17/10/2013 Minh họa chuyên đề Bài Bàn tay dịu dàng
Ngày 28/11/2013 Khối trưởng cùng các giáo viên khác đi dự giờ kiểm tra chuyên đề lần 1
Ngày 14/12/2013 dự giờ kiểm tra chuyên đề lần 2
Ngày 23/12/2013 Sơ kết chuyên đề
2 / Tập làm văn
Ngày 19 / 1/ 2014 Khối họp bàn xây dựng chuyên đề.
Ngày 22 / 1 / 2014 Minh họa chuyên đề bài Tả ngắn về bốn mùa
Ngày 28 / 3 / Dự giờ kiểm tra chuyên đề
Ngày 25 / 4/ 2014 Sơ kết chuyên đề
Ngày 20 / 5/ 2014 Tổng kết chuyên đề
IV/ Phân công thực hiện
Ngày 17/10/2013 Sáng tiết 2 cô Trang dạy bài Bàn tay dịu dàng
Cô Thủy , Thầy Chi, Cô Kim Anh, Cô Loan Cô Linh dự
Ngày 22/ 1/ 2014 Sáng tiết 2 cô Loan dạy bài Tả ngắn về bốn mùa
 Cô Thủy , Thầy Chi, Cô Trang, Cô Linh dự
 Xuân Thọ ngày 12/10/2013
 Khối trưởng
 Châu Thị Thủy
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
 BIÊN BẢN THỐNG NHẤT CHUYÊN ĐỀ MÔN TẬP ĐỌC
 Bài: Bàn tay dịu dàng
 Thời gian:ngày 23/10/2013
 Người dạy :Châu Thị Thủy
 Thành phần tham dự :GVK2
 Nhằm nâng cao tay nghề đồng thời giúp giáo viên nắm lại quy trình dạy môn Tập đọc 
 toàn thể giáo viên khối 2 thống nhất dạy và dự môn Tập đọc.
 Nội dung sau khi dạy và dự được khối thống nhất như sau
1.Kiểm tra bài cũ :GV cho HS đọc và trả lời câu hỏi.Lưu ý nên cho học sinh đọc theo vai(nếu có).
2. Bài mới: GTB 
Giáo viên đọc mẫu lần 1, học sinh theo dõi 
Bài chia làm mấy đoạn?
Luyện đọc câu kết hợp luyện từ khó ghi bảng
Luyện đọc đoạn. Luyện đọc câu dài kết hợp giải nghĩa từ
Luyện đọc đoạn nối tiếp
Luyện đọc nhóm, đọc thi đua trong nhóm, nhận xét
Đọc đồng thanh( nếu có)
Tìm hiểu bài
3. Dặn dò
Nhận xét tiết học
Toàn thể giáo viên trong khối thống nhất theo chuyên đề trên
 Biên bản kết thúc vào lúc 10 giờ 30 phút cùng ngày
 Khối trưởng Thư kí
 Châu Thị Thủy Nguyễn Thị Linh
 CỘN HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
 BIÊN BẢN SƠ KẾT CHUYÊN ĐỀ TẬP ĐỌC
 Thời gian 7 giờ 30 ngày 23/12 / 2013
Địa điểm : Phòng truyền thống
Thành phần tham dự: Giáo viên khối 2
Chủ tọa cô: Châu Thị Thủy
 NỘI DUNG
Sơ kết chuyên đề môn Tập đọc
Nhận xét thực hiện chuyên đề
Tổng số tiết đã dự : 5 tiết 
Xếp loại tốt 5 (Lớp 2/1, 2/2, 2/3, 2/4, 2/5) đã dự
 * Ưu điểm
Giáo viên giảng dạy kiến thức cơ bản có hệ thống
Vận dụng nhiều phương pháp dạy học
Tiến trình tiết dạy nhẹ nhàng hợp lí có hiệu quả
Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả
Học sinh đọc to rõ ràng
 * Tồn tại
Cần luyện đọc nhiều hơn
Chú ý theo dõi sát học sinh đọc để sủa sai
Chú ý kết hợp giáo dục học sinh vào từng phần nếu có
 Biên bản kết thúc vào lúc 10 giờ cùng ngày
 Khối trưởng Thư kí
 Châu Thị Thủy Nguyễn Thị Linh
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
 BIÊN BẢN TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ KHỐI 2
Thời gian 15 giờ ngày 20/5/2014 Địa điểm : Phòng truyền thống
Thành phần tham dự: Toàn thể GV khối 2
Chủ tọa : Cô Châu Thị Thủy
I/ NỘI DUNG :Họp tổng kết chuỵên đề của năm học 2013 - 2014
1/ Tổng số chuyên đề đã thực hiện: 2 chuyên đề
Chuyên đề Tập đọc bài : Bàn tay dịu dàng
Chuyên đề Tập làm văn bài : Tả ngắn về bốn mùa
2/ Tổng số tiết đã dự :12 tiết
Trong đó môn Tập đọc 7 tiết đạt 7 tiết tốt
 Tập làm văn 5 tiết đạt 5 tiết tốt
3/ Tổng số giáo viên thực hiện dạy chuyên đề 2 giáo viên
1 cô Loan , 2 cô Trang
4/ Những ưu khuyết điểm
* Ưu điểm
Giáo viên chuẩn bị bài tốt giảng dạy kiến thức cơ bản chính xác có hệ thống
Vận dụng nhiều phương pháp để dạy học
Giáo viên đi đúng trình tự của phân môn
Có chú ý thiết kế trò chơi ở tiết học
Tiết dạy nhẹ nhàng hợp lí
Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc và đạt hiệu quả
Học sinh tiếp thu bài tốt và biết vận dụng khi làm bài
* Khuyết điểm
Môn : Tập làm văn Chú ý ghi tựa bài đầy đủ yêu cầu
Chú ý thời gian. Nên sửa câu văn hoàn chỉnh hơn cho học sinh
Lưu ý học sinh còn lặp từ nhiều
Môn : Tập đọc: Cần chú ý sửa sai nhiều hơn
Luyện đọc câu dài trước khi vào đọc đoạn
 Biên bản kết thúc vào lúc 17 giờ cùng ngày
 Khối trưởng Thư kí
 Châu Thị Thủy Nguyễn Thị Linh
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
 BIÊN BẢN XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ MÔN TẬP LÀM VĂN
 Bài: Tả ngắn về bốn mùa
 Thời gian: 8 giờ ,ngày 19/1/2013
 Chủ tọa :Châu Thị Thủy
 Thành phần tham dự :GVK2 
 Nhằm nâng cao tay nghề đồng thời giúp giáo viên nắm lại cách dạy Tập làm văn một cách thực tế và có hiệu quả hơn vì vậy giáo viên trong khối đã đưa ra phân môn TLV để làm chuyên đề .Nội dung được khối xây dựng như sau
1.Kiểm tra bài cũ :GV cho 2 HS tự giới thiệu và đáp lời giới thiệu.
 1HS đóng vai một người khách lạ, 1 HS đáp lại lời người khách. Nhận xét ghi điểm
2. Bài mới: GTB ghi tựa Kể ngắn về bốn mùa
HĐ1:Giáo viên đọc bài “Xuân về”, học sinh theo dõi. 2 HS đọc lại
GV hỏi : Bài văn này tác giả tả gì? ( Mùa xuân đến)
Những dấu hiệu nào báo mùa xuân đến? HS trả lời ( Mùi hoa hồng , hoa huệ thơm nức, đầy hương thơm, cành cây lấm tấm mầm xanh..)
GV chốt lại: Dấu hiệu báo mùa xuân đến là mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí ấm áp.Trên các cành cây đều lấm tấm lộc non.Xoan sắp ra hoa, râm bụt sắp có nụ
Tác giả quan sát mùa xuân bằng những cách nào?HS trả lời nhìn, ngửi
GV chốt lại: Nhìn ánh nắng mặt trời cây cối đang thay màu áo mới. Ngửi mùi hương thơm của các loại hoa, hương thơm của không khí.
HĐ2: Chuyển ý qua bài tập 2 HS đọc yêu cầu
Hỏi: Bài văn yêu cầu ta viết mùa nào?
Hướng dẫn cách làm
- Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm?( tháng tư âm lịch)
- Mặt trời mùa hè như thế nào?(nắng chói chang, tỏa ánh sáng rực rỡ...)
- Cây trái trong vườn như thế nào?(chôm chôm đỏ rực, sầu riêng sai trĩu quả...)
- Học sinh thường làm gì vào dịp nghỉ hè? (đi du lịch..)
GV cho học sinh nêu mở bài. HS nêu miệng toàn bài
HĐ3: Cho học sinh viết bài vào vở - 1 HS lên bảng viết
GV theo dõi chấm bài.Cho học sinh đọc bài làm. Nhận xét bài viết bảng lớp
Nhận xét chung
3. Dặn dò, nhận xét
 Biên bản kết thúc vào lúc 10 giờ 30 phút cùng ngày
 Thư kí
 Nguyễn Thị Linh
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
 BIÊN BẢN THỐNG NHẤT CHUYÊN ĐỀ MÔN TẬP LÀM VĂN
 Bài: Tả ngắn về bốn mùa
 Thời gian: 8giờ 30 ngày 23/1/2013
 Người dạy :Nguyễn Thị Cẩm Loan
 Thành phần tham dự :GVK2
Nhằm nâng cao tay nghề đồng thời giúp giáo viên nắm lại cách dạy Tập làm văn một cách thực tế và có hiệu quả hơn vì vậy giáo viên trong khối đã đưa ra phân môn TLV để làm chuyên đề .Nội dung được khối thống nhất như sau
1.Kiểm tra bài cũ :GV cho HS sắm vai theo cặp - Nhận xét - Chốt lại.
2. Bài mới: 
Dẫn dắt rút tựa 
Cho học sinh đọc nội dung bài đọc - nêu nội dung - đặt câu hỏi khai thác
3. Luyện tập
-GV đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, đàm thoại
- GV chốt nội dung - cứ thế đến hết
- GV cho học sinh xem tranh - Khai thác bằng hệ thống câu hỏi
- GV chẻ nhỏ câu hỏi hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng nói tốt hơn
- Khi sửa bài - GV cần chú trọng từ ngữ lặp lại
- Nên hướng dẫn cho HS có phần đầu và phần cuối cho bài văn sinh động hơn
4. Củng cố : Nêu lại bài học
Toàn thể giáo viên trong khối thống nhất theo chuyên đề trên
 Biên bản kết thúc vào lúc 10 giờ 30 phút cùng ngày
 Khối trưởng Thư kí
 Châu Thị Thủy Nguyễn Thị Linh
 CỘN HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
 BIÊN BẢN SƠ KẾT CHUYÊN ĐỀ TẬP LÀM VĂN
 Thời gian 7 giờ 30 ngày 25/04 / 2013
Địa điểm : Phòng truyền thống
Thành phần tham dự: Giáo viên khối 2
Chủ tọa cô: Châu Thị Thủy
 NỘI DUNG
Sơ kết chuyên đề môn Tập đọc
Nhận xét thực hiện chuyên đề
Tổng số tiết đã dự : 5 tiết 
Xếp loại tốt 5 (Lớp 2/1, 2/2, 2/3, 2/4, 2/5) đã dự
 * Ưu điểm
Giáo viên giảng dạy kiến thức cơ bản có hệ thống
Vận dụng nhiều phương pháp dạy học
Tiến trình tiết dạy nhẹ nhàng hợp lí có hiệu quả
Sử dụng tranh phong phú có hiệu quả
Khai thác câu hỏi phù hợp có nội dung
Thời gian đảm bảo 
 * Tồn tại
Nên chẻ nhỏ câu hỏi ra. Cần lược bớt những câu hỏi bị trùng lặp
Cần sửa cách xưng hô khi học sinh nói sai
Khi luyện nói cần rèn cho học sinh nói đủ câu ngay khi làm miệng
 Biên bản kết thúc vào lúc 10 giờ cùng ngày
 Khối trưởng Thư kí
 Châu Thị Thủy Nguyễn Thị Linh

File đính kèm:

  • docskkn_toan_tieng_viet_lop_2.doc
Sáng Kiến Liên Quan