Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn

 Cách thức tiến hành:

- Lớp thực nghiệm: Tôi thiết kế bài học có hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức

lý thuyết kết hợp hệ thống bài tập gắn liền với thực tiễn của chương trình Hoá hữu cơ

12 ở hai Chương Chương Este-Lipit và Chương Cacbohidrat.

- Lớp đối chứng: Tôi thiết kế bài học không hệ thống bài tập gắn liền với thực

tiễn của chương trình Hoá hữu cơ 12 ở hai Chương Chương Este-Lipit và Chương

Cacbohidrat mà chỉ hướng dẫn giải các bài tập trong sách giáo khoa.

* Thời gian thực hiện: Thời gian tiến hành dạy ở các lớp tuân theo kế hoạch giảng dạy

của nhà trường và theo thời khoá biểu, phân phối chương trình để đảm bảo tính khách

quan

pdf45 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 2395 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2, làm cho phòng thiếu khí 
O2 và có nhiều khí CO2. 
Câu 19: Ăn củ sắn (củ mỳ) hay măng bị ngộ độc khi chúng chứa nhiều axit 
HCN. Axit HCN có vị đắng và rất độc. Khi ăn sắn luộc hay măng luộc có vị đắng là 
chứa nhiều axit HCN có nguy cơ bị ngộ độc. 
Khi bị ngộ độc chúng ta uống nước đường (đường saccarorơ) vì: Đường 
saccarorơ vào dạ dày sẽ bị thuỷ phân tạo thành đường glucozơ. Khi HCN gặp glucozơ 
sẽ có phản ứng xảy ra ở nhóm chức anđehit, sau đó tạo ra hợp chất dễ thuỷ phân giải 
phóng NH3. Như vậy HCN đã chuyển sang hợp chất không độc theo phương trình: 
HOCH2(CHOH)4CHO + HCN → HOCH2(CHOH)4C(OH)CN 
 HOCH2(CHOH)4C(OH)CN + 2H2O → HOCH2(CHOH)5COOH + NH3↑ 
Để hạn chế sự ngộ độc khi luộc cần mở vung để axit HCN bay hơi. Sắn đã phơi 
khô, giã thành bột để làm bánh thì khi ăn không bị ngộ độc vì khi phơi khô axit HCN 
sẽ bay hơi hết. 
Câu 20: Người ta dùng nguyên liệu là cơm nguội và một số mẩu xương đã ninh 
nhừ. 
Cách làm: lấy cơm nguội còn thừa và một miếng xương nhỏ (đã ninh) cho vào một lọ, 
bình (cho gần đầy), để từ 3-5 hôm sẽ được mẻ. Muốn mau chua cũng cho thêm vào 
một ít mẻ đã gây rồi (men gốc). Khi ăn hết lại cho tiếp nguyên liệu như trên. 
* Khi dạy song phần tinh bột Tôi đặt các câu hỏi trên. Thông qua câu trả lời các 
em HS sẽ nắm kỹ hơn phương pháp tạo thành tinh bột đồng thời trau dồi thêm 
những kiến thức thực tế quan trọng trong đời sống hàng ngày. 
Câu 21: Hãy giải thích hiện tượng: 
a. Tại sao trâu bò tiêu hoá được xenlulozơ nhưng con người lại không? 
b. Vì sao giấy để lâu bị ngả màu vàng? 
c. Vì sao sợi bông vừa bền chắc lại vừa mềm mại hơn so với sợi bún khô, 
mì khô, miến khô? 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 34/45 
* Câu 21 Tôi đặt ra cho các em HS khi dẫn dắt vào phần kiến thức mới là 
xenlulozơ. Muốn trả lời được câu hỏi đó sẽ khiến các em tò mò, kích thích học 
phần phản ứng thuỷ phân của xenlulozơ. Sau khi các em học song bài các em sẽ 
trả lời câu hỏi Cô vừa đặt ra. 
Câu 22: a) Hãy trình bày quá trình sản xuất tơ visco dùng nguyên liệu là xenlulozơ 
lấy từ gỗ? b)Vì sao dùng xenlulozơ để chế biến thành sợi nhân tạo và sợi thiên 
nhiên mà không dùng tinh bột? 
Gợi ý đáp án 
Câu 21: 
a) Phản ứng thuỷ phân xenlulozơ có thể xảy ra nhờ tác dụng xúc tác của enzim 
xenlulaza có trong cơ thể động vật nhai lại (trâu, bò). Cơ thể người không có enzim 
này nên không thể tiêu hoá được xenlulozơ. 
 b) Giấy được cấu tạo bao gồm các sợi xelulozơ khi để lâu trong không khí có 
thể bị oxi hoá bởi oxi của không khí. Ngoài ra ánh sáng mặt trời cũng có tác động đến 
giấy trong các phản ứng quang hoá với xelulozơ. Do đó khi bảo quản lâu thì giấy sẽ 
ngả màu vàng 
Câu 22: 
a) Xenlulozơ phản ứng với dung dịch NaOH và CS2 tạo thành một dung dịch rất 
nhớt là visco. Khi bơm visco qua ống có nhiều lỗ nhỏ ngâm trong axit sunfuric loãng, 
xenlulozơ lại được giải phóng ra dưới dạng những sợi dài, mảnh và óng mượt như tơ 
và được gọi là tơ visco. 
 b) Không dùng tinh bột vì mạch polime trong tinh bột phân nhánh, co cuộn lại 
thành dạng viên chứ không có dạng sợi như xenlulozơ. 
 * Câu 22 Tôi cho các em HS về nhà tự tìm hiểu câu trả lời bảng báo cáo gửi lại 
cho Cô. Trong quá trình các em tự tìm câu trả lời sẽ giúp các em củng cố kiến 
thức nhưng cũng tăng khả năng tự tìm tòi mở rộng kiến thức của học sinh. 
 Qua việc trả lời các bài tập trên ta thấy: 
 - HS nắm bài kỹ, sâu, chắc hơn các kiến thức: Cấu tạo, cấu trúc, tính 
chất vật lý, tính chất hoá học, ứng dụng của tinh bột và xenlulozo. 
- Kỹ năng tính toán và làm bài tập cũng được trau dồi 
- Thấy được môn Hoá học vô cùng gần gũi, thiết thực, tăng hứng thú 
học tập của các em lên. 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 35/45 
- Biết sử dụng các loại thực phẩm như thế nào là tốt cho sức khoẻ 
- Thấy được vai trò của các chất trong sản xuất công nghiệp. 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 36/45 
E. KẾT LUẬN 
Đối chiếu mục đích và nhiệm vụ mà sáng kiến đã đề ra từ ban đầu, trong quá trình 
thực hiện Tôi đã đạt được một số kết quả sau: 
 1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài, từ đó đề ra cách phân loại BTHH gắn với 
thực tiễn và sử dụng bài tập này trong quá trình dạy học theo mức độ nhận thức của 
học sinh, theo kiểu bài học. 
 2. Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hoá học gắn với thực tiễn tương đối 
đầy đủ và có hệ thống với các bài tập trắc nghiệm, tự luận ở 4 mức, trong đó tập trung 
ở mức 3 và 4 (có hướng dẫn giải và đáp số cho từng bài). Các bài tập và phần hướng 
dẫn giải, đáp số được sắp xếp theo từng Chương: 
+ Este-lipit 
 + Cacbohiđrat 
3. Nghiên cứu cách sử dụng hệ thống BTHH gắn với thực tiễn trong dạy học, 
phương pháp sử dụng hệ thống BTHH thực tiễn trong các kiểu bài lên lớp: Nghiên cứu 
tài liệu mới; củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; kiểm tra - đánh 
giá kiến thức. 
5. Những BTHH thực tiễn được xây dựng đã đóng góp thêm vào ngân hàng 
BTHH của Tôi, giúp Tôi nâng cao hơn nữa hiệu quả giảng dạy. Sáng kiến này cũng là 
cơ sở Tôi tiếp tục xây dựng nhiều BTHH gắn với thực tiễn ở các Chương tiếp theo 
của Hoá hữu cơ 12, góp phần thực hiện “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao 
động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn” với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất 
lượng và hiệu quả của việc dạy và học. 
6. Đối với HS qua quá trình tiến hành thực nghiệm giảng dạy, Tôi nhận thấy: 
- Chất lượng học tập được nâng cao rõ rệt. 
- Học sinh thấy hứng thú hơn khi học môn hoá học. 
- Đã kích thích sự tìm tòi, tham khảo các tài liệu trong sách, trong báo chí, 
thư viện các phương tiện phát thanh truyền hình, internet, có liên quan đến ứng 
dụng hoá học trong sản xuất và đời sống xã hội. 
 - Thông qua việc giải BTHH gắn với thực tiễn sẽ giúp học sinh tăng vốn 
kiến thức về hóa học có nội dung liên quan đến thực tiễn, vận dụng các kiến thức hóa 
học giải đáp được những tình huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống, trong lao động, 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 37/45 
sản xuất, hiểu rõ mối quan hệ mật thiết giữa hóa học với đời sống. Phát triển tư duy 
sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. 
 - Học sinh thấy rõ hơn ý nghĩa, vai trò của việc học môn hoá học từ đó yêu 
thích môn hóa học. Những kết quả tích cực đó đã góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm 
vụ của việc dạy - học môn hoá học THPT. 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 38/45 
F. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN 
1. Hiệu quả kinh tế 
- Qua áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy Tôi đã dùng nhiều dạng bài tập 
để củng cố các kiến thức trọng tâm của bài. Thời gian truyền đạt, ôn tập một vấn đề đã 
giảm đi rất nhiều mà học sinh vẫn hiểu bài, lại nhớ lâu, hứng thú học hơn, yêu môn 
hóa hơn. Hơn nữa Tôi sẽ có thêm hệ thống bài tập thực tiễn bổ ích vào trong ngân 
hàng bài tập của mình. 
- Ngoài ra khi làm bài trắc nghiệm, nhất là các câu hỏi liên quan đến thực tiễn, 
học sinh nhớ các vấn đề này rất tốt và làm tốt với thời gian ngắn. 
2. Hiệu quả xã hội 
Qua thời gian nghiên cứu sáng kiến và thực tế áp dụng trong giảng dạy Tôi thấy 
việc lồng ghép vấn đề nghiên cứu của sáng kiến vào thực tiễn giảng dạy kết hợp với 
nhiều phương pháp khác tôi đã đạt được một số kết quả nhất định: Giúp các em khắc 
sâu kiến thức hơn; thấy được sự gần gũi của môn học; thấy được “ Lý thuyết gắn liền 
với thực tiễn”. HS trở nên thích học hóa hơn, thích những giờ dạy của Tôi nhiều hơn, 
thậm chí có cả những học sinh đã về nhà tự quan sát và tái tạo lại hiện tượng thực tế, 
rồi lại đến hỏi Tôi. Trong giờ học, Tôi đã kết hợp hài hòa trong phong cách dạy của 
mình có thể làm cho giờ học mang không khí rất thoải mái, tạo điều kiện học sinh tiếp 
thu bài tốt hơn. 
3. Hiệu quả về giáo dục 
Sau khi học song các dạng bài tập như đã nêu trên, Tôi cho các HS ở các lớp 
12A2 và 12A4 năm học: 2016-2017; HS hai lớp 12A2 và 12A3 năm học: 2017-2018 
làm bài kiểm tra 30 phút với nội dung các bài tập ở hai Chương Este - Lipit và Chương 
Cacbohidrat gồm 20 câu trắc nghiệm và đủ các mức độ hiểu, biết và vận dụng. Tiến 
hành kiểm tra và chấm bài thì thu được kết quả như sau: (kết quả có trên bảng điểm 
chi tiết VN School Trường THPT Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng - Bài kiểm số 1 - Hệ 
số 1 ở 2 ở hai năm học tương ứng là: 2016-2017 và 2017-2018). 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 39/45 
3.1. Kết quả bài kiểm tra học sinh hai lớp 12A2,12A4 năm học: 2016 - 2017. 
LỚP 12A4 ĐỐI CHỨNG LỚP 12A2 - THỰC NGHIỆM 
Stt Họ và Tên Điểm Stt Họ và Tên Điểm 
1 LƯU CHUNG ANH 4.0 1 ĐÀM THỊ PHƯƠNG ANH 7.0 
2 HUỲNH DIỆP BẢO ÂN 5.3 2 NGUYỄN THỊ VÂN ANH 6.3 
3 LÊ BẢO TƯỜNG 4.8 3 NGÔ HOÀNG THIÊN ÂN 7.3 
4 NGUYỄN THÀNH CÔNG 7.5 4 PHẠM VĂN BẢO 5.3 
5 LẠI XUÂN CƯỜNG 5.8 5 VỎ MẠNH CƯỜNG 8.8 
6 TRẦN VĂN CƯỜNG 7.3 6 NGUYỄN HOÀNG CHÂU 7.5 
7 PHAN VĂN DIỆP 4.8 7 ĐINH CÔNG DUY 4.8 
8 NGUYỄN THỊ DỊU 7.5 8 PHẠM NG.HƯƠNG GIANG 5.3 
9 NGUYỄN CÔNG HẬU 4.8 9 NGUYỄN THỊ NGỌC HẢO 5.5 
10 NGUYỄN THẢO HIỀN 5.5 10 TRẦN NGỌC THÚY HẰNG 6.3 
11 CHU THỊ THÚY HIỀN 6.5 11 TRẦN THỊ THU HUYỀN 7.0 
12 ĐOÀN MINH HIẾU 8.8 12 HOÀNG QUỐC HƯNG 9.3 
13 TRỊNH NGỌC HỔ 4.3 13 NGUYỄN HỒNG HỮU 7.3 
14 VŨ DUY KHÁNH 4.8 14 NGUYỄN THANH KHẢI 7.3 
15 PHẠM ĐÌNH KHỞI 7.8 15 LÊ THỊ MỸ LINH 5.5 
16 NGUYỄN THỊ LIÊN 5.8 16 TRẦN YẾN LINH 7.8 
17 PHAN THỊ MỸ LINH 6.8 17 ĐINH THỊ LOAN 6.3 
18 NGÔ THỊ THÙY LINH 7.3 18 PHẠM THỊ BẢO LY 6.0 
19 PHƯƠNG KIM MINH 6.3 19 PHAN ĐỖ TRÀ MY 7.5 
20 NGUYỄN NHẬT MINH 6.3 20 LÊ BỘI NGỌC 8.5 
21 NGUYỄN THỊ KIM NGÀ 7.0 21 HOÀNG Ý THANH NHƯ 6.5 
22 LÊ THỊ BÍCH NGỌC 7.3 22 NGUYỄN TẤN PHÁT 9.0 
23 VÕ THỊ PHI NGỌC 6.5 23 LÊ HỮU PHONG 8.5 
24 VŨ THỊ THẢO NGUYÊN 4.8 24 VÕ THỊ PHƯƠNG 4.0 
25 TẠ TUYẾT NHI 8.0 25 BÙI TRỌNG QÚI 6.0 
26 PHẠM ĐÌNH QUANG 7.5 26 LÊ VĂN SƠN 8.8 
27 TRẦN THỊ NGỌC QUÝT 5.8 27 NGUYỄN VĂN SƠN 5.3 
28 HOÀNG VĂN TẤN 5.5 28 NGUYỄN VĂN TÂN 7.8 
29 PHẠM MINH TÂM 6.3 29 LÝ QUỐC THÁI 7.8 
30 TRẦN THỊ TRIẾT TÂM 5.8 30 TÔ THỊ THANH THẮM 5.3 
31 NGUYỄN NGỌC TÂN 5.8 31 K' THI 7.5 
32 NGUYỄN VĂN THÀNH 6.5 32 TRƯƠNG THỊ THU 7.3 
33 NGUYỄN THANH THẢO 7.8 33 CAO NHƯ THUẦN 6 
34 KA THẮM 4.5 34 NGUYỄN QUỲNH TRANG 5.3 
35 ĐÀM HỮU THIÊN 6.5 35 MAI NGỌC TRÍ 6.5 
36 NGUYỄN HOÀI THƯƠNG 8.3 36 MAI THẾ TUẤN 6.8 
37 CAO THỊ HOÀNG TRANG 5.3 37 NGUYỄN ĐÌNH TUÂN 7.8 
38 LÊ THỊ KIỀU TRANG 4.3 38 LỘC THỊ KIM TUYẾN 6.3 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 40/45 
39 LÊ ĐÌNH VÂN TRƯỜNG 5.0 39 TỪ TRUNG VIỆT 7 
40 NGUYỄN VĂN TUẤN 5.8 40 NGUYỄN NGỌC VIỆT 6.8 
* Bảng so sánh chất lượng ở lớp đối chứng (12A4) với lớp thực nghiệm (12A2) 
Lớp 
Sĩ 
số 
Trên 
Tbình 
Giỏi Khá T.bình Yếu 
12A4 (đối chứng) 40 
31 
(77,5%) 
3 (7,5%) 13 (32,5) 15 (37,5%) 9 (22,5%) 
12A2 (thực nghiệm) 40 
38 
(95%) 
6 (15%) 18 (45%) 14 (35%) 2 (5%) 
3.2. Kết quả bài kiểm tra học sinh hai lớp 12A2,12A3 năm học: 2017 - 2018. 
LỚP 12A3 ĐỐI CHỨNG LỚP 12A2 - THỰC NGHIỆM 
Stt Họ và Tên Điểm Stt Họ và Tên Điểm 
1 NGUYỄN QUỐC ANH 5.0 1 BÙI THỊ ÁI 4.5 
2 KA BƯỞI 2.8 2 NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH 6.0 
3 ĐỒNG THỊ NGỌC CHÂU 4.0 3 TRẦN THỊ LAN ANH 7.0 
4 ĐINH THỊ THÚY HOA 6.3 4 LƯU GIA BẢO 6.0 
5 HOÀNG KHIÊM HỒNG 4.0 5 NGUYỄN ĐÌNH DUY 4.5 
6 VÕ THỊ THU HƯƠNG 8.5 6 PHẠM QUANG DUY 6.8 
7 LÊ THỊ MAI LAN 5.8 7 ĐỖ HOÀNG DƯƠNG 7.3 
8 KHÚC THỪA LONG 5.0 8 NGUYỄN THÀNH ĐẠT 6.5 
9 NGUYỄN THẾ NAM 3.3 9 ĐẶNG THỊ THU HẢO 7.5 
10 TRẦN TRỌNG NGHĨA 4.3 10 LÊ THỊ KIM HẰNG 7.0 
11 TRẦN TRỌNG BÁU 6.0 11 PHẠM THỊ QUẾ HÂN 6.3 
12 NGUYỄN THÁI HOÀNG 3.8 12 KA HỢP 7.0 
13 TRẦN T.PHƯƠNG NGỌC 5.3 13 NGUYỄN ĐỖ LAN HƯƠNG 5.3 
14 KA NGUỘI 5.0 14 KA HƯỚNG 4.5 
15 TRƯƠNG ĐỖ KIỀU NHI 5.3 15 LÊ NGUYỄN MINH KHÔI 5.0 
16 NGUYỄN THỊ TUYẾT NHI 2.0 16 PHÙNG CÔNG NGỌC KIÊN 5.3 
17 HUỲNH THỊ KIM NHIÊN 6.5 17 VÕ TRÍ KIỆT 7.5 
18 KA PHƯỢNG 4.5 18 PHẠM HOÀNG LAN 6.8 
19 ĐỖ VĂN QUANG 5.8 19 LÊ QUỲNH MY 6.5 
20 NGUYỄN THỊ KIM HOA 5.8 20 
LÊ PHẠM NGUYÊN 
NGHĨA 
6.0 
21 NGUYỄN BẢO QUYÊN 3.5 21 TRỊNH THỊ MỸ NGỌC 9.3 
22 TRƯƠNG THỊ NHƯ QUỲNH 4.3 22 ĐÀM KIỀU OANH 5.8 
23 MAI ĐỨC TÀI 5.8 23 BÙI THỊ ĐAN PHƯƠNG 6.3 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 41/45 
24 DƯƠNG TỬ THÀNH 6.5 24 HUỲNH MINH QUÂN 6.5 
25 HUỲNH THỊ PHƯƠNG THẢO 4.0 25 ĐỖ TRẦN NHẬT TÂN 7.3 
26 NGÔ TRUNG HIẾU 5.5 26 LÊ THỊ THANH THẢO 8.5 
27 NGUYỄN HÙNG THẮNG 6.8 27 NGUYỄN THỊ THU THẢO 7.8 
28 LA THANH THIÊN 3.3 28 NGUYỄN MINH THIỆN 5.8 
29 NGUYỄN TRUNG TÍN 5.0 29 NGUYỄN HỮU TOÀN 9.5 
30 NGÔ MAI TRANG 4.3 30 NGUYỄN THANH TRÚC 6.0 
31 NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI 5.8 31 ĐÀO NHẬT TRƯỜNG 6.8 
32 NGUYỄN TIẾN VƯƠNG 7.8 32 LÊ THỊ TƯỜNG VY 5.5 
33 NGUYỄN THỊ KIỀU VY 7.5 33 PHAN TRẦN HẢI YẾN 9.5 
* Bảng so sánh chất lượng ở lớp đối chứng (12A3) với lớp thực nghiệm (12A2) 
Lớp 
Sĩ 
số 
Trên Tbình Giỏi Khá T.bình Yếu 
12A3 
(đối chứng ) 
33 19 (57,58%) 1 (3,03%) 4(12,12%) 14 (42,42%) 13(39,39%) 
12A2 
(thực nghiệm) 
33 30 (90,91%) 4 (12,12%) 14 (42,42%) 12 (36,36%) 3 (9,09%) 
- Qua hai bảng so sánh chất lượng học tập Tôi thấy kết quả lớp thực nghiệm 
cao hơn lớp đối chứng là do phương pháp áp dụng cho lớp thực nghiệm đạt hiệu quả 
trong giáo dục chứ không phải do ngẫu nhiên. 
 - Tỉ lệ học sinh bị điểm yếu-kém ở các lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn lớp 
các đối chứng; ngược lại, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá-giỏi ở các lớp thực nghiệm luôn 
lớn hơn các lớp đổi chứng. 
- Các kết quả trên đã khẳng định việc sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn 
môn hoá học vào dạy học ở trường THPT là cần thiết và có tính hiệu quả. 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 42/45 
G. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA GIẢI PHÁP 
Trên đây là hệ thống bài tập thực tiễn Hoá hữu cơ 12 ở hai Chương Chương 
Este-Lipit và Cacbohidrat.Trong thời gian tới đây, bản thân Tôi sẽ tiếp tục việc áp 
dụng phương pháp này trong các Chương còn lại. Đồng thời không ngừng tìm tòi các 
phương pháp mới nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy. 
Bên cạnh đó Tôi tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu thêm các bài tập thực tiễn theo 
các bài nhưng cụ thể cho từng vấn đề. 
 Phát triển các sáng kiến về sử dụng bài tập thực tiễn trong giảng dạy hóa học 
nhằm đưa ra những phương pháp sử dụng hiệu quả nhất hệ thống bài tập đã được xây 
dựng; vừa đảm bảo nội dung sách giáo khoa, vừa tăng được hứng thú học tập cho học 
sinh và đạt được mục tiêu kết hợp lý thuyết với thực hành, giáo dục gắn liền với thực 
tiễn. 
Trên đây là một số giải pháp của bản thân Tôi rút ra trong quá trình giảng dạy. 
Hoàn thành được sáng kiến này Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã nhiệt 
tình giúp đỡ. Kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, độc 
giả và Ban Giám Hiệu cho giải pháp của Tôi được hoàn thiện để giải pháp của tôi đạt 
kết quả cao. 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 43/45 
H. KIẾN NGHỊ 
Qua quá trình tiến hành thực nghiệm sáng kiến, Tôi có một số đề nghị sau: 
1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng 
- Trong các đợt tập huấn chuyên môn cho GV nên tăng cường bồi dưỡng kiến 
thức hóa học gắn với thực tế; 
- Xây dựng hệ thống các BTHH gắn với thực tiễn với số lượng nhiều hơn và có 
nội dung phong phú hơn ở các khối 10,11,12 làm tài nguyên học tập cho GV và HS 
tham khảo. 
2. Đối với nhà trường nhà trường 
- Tổ chức các hoạt động học tập gắn liền với thực tiễn: như tổ chức tham quan 
thực tế, tổ chức các cuộc thi vận dụng kiến cho HS; 
- Xây dựng các hình thức tổ chức ngoại khóa về các vấn đề liên quan đến hóa 
học trong nhà trường; 
- Nhà trường nên phát huy việc dạy phụ đạo môn Hoá ngay từ đầu năm, mỗi tuần 
1 buổi dạy để giáo viên có thời gian nhiều hơn cho việc phát huy các phương pháp dạy 
học tích cực, cho các em học sinh có thời gian trao đổi và học tập; 
- Động viên các GV khác tham gia viết sáng kiến - kinh nghiệm của việc vận 
dụng kiến thức vào thực tiễn; 
- Nhà trường nên mua thêm các sách tham khảo về các phương pháp dạy học 
mới, các sách tham khảo về kĩ năng làm bài tập cho học sinh và giáo viên. 
Trong quá trình thực hiện sáng kiến, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì thời 
gian đầu tư có hạn nên chưa đề cập hết mọi hiện tượng có liên quan trong từng tiết 
dạy. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những sai sót kính mong các quý 
Thầy, Cô, các đồng nghiệp, đóng góp ý kiến để sáng kiến được hoàn thiện hơn. 
Đạ Huoai, ngày 08 tháng 12 năm 2017 
TÁC GIẢ 
Bùi Phương Thúy 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 44/45 
Nhận xét, đánh giá của Ban giám khảo 
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..................................................................................... 
Phê duyệt của Ban Giám Hiệu Nhà Trường 
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.......................... 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 45/45 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. SGK Hóa học 12 - NXB GD, năm 2008 
2. SGK Hóa học 12 Nâng cao - NXB GD, năm 2008 
3. Phương pháp giảng dạy môn hóa học ở trường THPT (Trịnh Văn Biều) 
4. Hóa học và ứng dụng (Tạp chí của hội hóa học Việt Nam) 
5. 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống (Nguyễn Xuân Trường) - NXB GD, 
năm 2006 
6. Hóa học quanh ta (Dương Văn Đảm) NXB GD, năm 006 
7. Xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn môn hóa học 
trung học phổ thông (phần Hóa hữu cơ) (Đỗ Công Mỹ) Luận văn thạc sĩ Giáo dục 
học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2005. 
8. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn 
với thực tiễn (Trần Thị Phương Thảo) - Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học sư 
phạm TP. HCM 2005. 
7. Tài liệu tập huấn: Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo 
định hướng phát triển năng lực học sinh môn: hóa học - Vụ giáo dục trung học. 
8. Bài tập trắc nghiệm theo chương Hoá 12 của Sở GD và ĐT Lâm Đồng. 
8. Trang điện tử: giaoanbachkim 

File đính kèm:

  • pdfSKKN HOA 12_12678718.pdf
Sáng Kiến Liên Quan