Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động "Ngày chuyên môn" trong bối cảnh năm học 2019-2020
- Trong thời điểm hiện tại, hiếm có ngành nghề nào không bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 bởi sự lan rộng trên 200 quốc gia và sự nguy hiểm của dịch bệnh này. Đại diện UNESCO cho biết, chỉ tính đến ngày 16 tháng 3 năm 2020, cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra đã tác động khiến hơn 1/5 học sinh trên toàn thế giới đang không thể đến trường và hơn 1/4 số sinh viên không thể đến giảng đường các cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời, UNESCO kêu gọi sự hợp tác với các quốc gia để cùng tìm kiếm những giải pháp công nghệ cao, cũng như những giải pháp công nghệ thấp và không sử dụng công nghệ để đảm bảo sự liên tục của việc học.
- Dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến ngành giáo dục - đào tạo của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khi dịch bùng phát , tất cả các trường học và cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và tư thục đã phải dừng việc dạy và học trực tiếp. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phải sắp xếp lại kế hoạch các kỳ thi và đánh giá chất lượng với mọi cấp học. Theo đó, Bộ đã ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung về khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trong đó, lùi thời gian kết thúc năm học. Hệ thống các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập đã chủ động triển khai công tác giảng dạy, đào tạo online, E-learning để giảm bớt việc tập trung đông người, hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Tuy nhiên, dịch Covid-19 không chỉ là thách thức mà nó cũng mở ra những cơ hội mới cho giáo dục nước ta một vài khía cạnh mà thuận lợi dễ thấy là công tác bồi dưỡng giáo viên dạy học trực tuyến cũng như tăng cường hình thức bồi dưỡng giáo viên từ xa và đẩy mạnh việc tự học, tự nghiên cứu của giáo viên.
Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng, nghiên cứu các giải pháp để tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động của “ Ngày chuyên môn” trong sinh hoạt chuyên môn nhà trường là rất cần thiết .
o định hướng phát triển năng lực học sinh; Công văn 10801/SGDĐT-GDTrH của Sở GD &ĐT Hà Nội ngày 31 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng dạy học, kiểm tra đánh giá phát triển năng lực học sinh. Mục tiêu mà công văn hướng tới là nhằm giúp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường trung học tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá phát triển năng lực học sinh. Công văn số 3875/SGD ĐT - GDPT ngày 06/9/2019 của Sở GD &ĐT Hà Nội về Định hướng hoạt động chuyên môn cấp THCS năm học 2019-2020. Các văn bản hướng dẫn công tác từng tháng trong năm học của PGD&ĐT quận Long Biên, với yêu cầu về công tác dạy- học, PGD&ĐT luôn chú trọng nhấn mạnh các nhà trường: “ Tăng cường nâng cao chất lượng sinh hoạt nhóm chuyên môn và “Ngày chuyên môn” chú trọng đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực nhận thức học sinh, ứng dụng có hiệu quả CNTT trong dạy học và quản lý” . 2 Cơ sở thực tiễn: - Trong thời điểm hiện tại, hiếm có ngành nghề nào không bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 bởi sự lan rộng trên 200 quốc gia và sự nguy hiểm của dịch bệnh này. Đại diện UNESCO cho biết, chỉ tính đến ngày 16 tháng 3 năm 2020, cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra đã tác động khiến hơn 1/5 học sinh trên toàn thế giới đang không thể đến trường và hơn 1/4 số sinh viên không thể đến giảng đường các cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời, UNESCO kêu gọi sự hợp tác với các quốc gia để cùng tìm kiếm những giải pháp công nghệ cao, cũng như những giải pháp công nghệ thấp và không sử dụng công nghệ để đảm bảo sự liên tục của việc học. - Dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến ngành giáo dục - đào tạo của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khi dịch bùng phát , tất cả các trường học và cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và tư thục đã phải dừng việc dạy và học trực tiếp. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phải sắp xếp lại kế hoạch các kỳ thi và đánh giá chất lượng với mọi cấp học. Theo đó, Bộ đã ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung về khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trong đó, lùi thời gian kết thúc năm học. Hệ thống các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập đã chủ động triển khai công tác giảng dạy, đào tạo online, E-learning để giảm bớt việc tập trung đông người, hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Tuy nhiên, dịch Covid-19 không chỉ là thách thức mà nó cũng mở ra những cơ hội mới cho giáo dục nước ta một vài khía cạnh mà thuận lợi dễ thấy là công tác bồi dưỡng giáo viên dạy học trực tuyến cũng như tăng cường hình thức bồi dưỡng giáo viên từ xa và đẩy mạnh việc tự học, tự nghiên cứu của giáo viên. Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng, nghiên cứu các giải pháp để tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động của “ Ngày chuyên môn” trong sinh hoạt chuyên môn nhà trường là rất cần thiết . 3. Các giải pháp: 3.1. Giải pháp 1: Bám sát những chỉ đạo của các cấp để mạnh dạn đổi mới có hiệu quả cả nội dung và hình thức hoạt động “ Ngày chuyên môn”: Các nội dung triển khai trong ‘”Ngày chuyên môn” là những vấn đề cần thiết được tháo gỡ hoặc là những điểm chưa mạnh của nhà trường. Chính vì vậy việc lựa chọn và xây dựng triển khai các nội dung là vô cùng quan trọng. Các nội dung này góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng giảng dạy, động viên tinh thần tự học của CB-GV- NV nhà trường. Các nội dung sinh hoạt “ Ngày chuyên môn” cần phong phú, thiết thực phục vụ cho công tác cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy của GV, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của GV, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. Đặc biệt trong năm học 2019-2020, ở học kỳ 2, các kế hoạch dạy học có nhiều thay đổi. Hình thức dạy học trong những tháng 2-3-4 ở các nhà trường có sự thay đổi: Từ dạy học trực tiếp đa số các bộ môn đã chuyển sang dạy học trực tuyến để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh Covid-19. - Về nội dung: Để đáp ứng và phù hợp với thực tế, các “ Ngày chuyên môn” không chỉ giúp CB-GV-NV nâng cao chất lượng giáo dục, với các đổi mới sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học, dạy học theo chủ đề, dạy học theo phương pháp mới, dạy học gắn với các hoạt động trải nghiệm, dạy học gắn với các di sản văn hóa...mà còn hỗ trợ, giúp đỡ họ về các kiến thức về CNTT, vận dụng các phần mềm trong từng tiết dạy, đánh giá học sinh... + Các năm học trước, nội dung chủ yếu của “ Ngày chuyên môn” thường được nhà trường xác định là : Tọa đàm về các phương pháp dạy- học, cách làm mới đồ dùng dạy học, các kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm.. + Trong năm học 2019-2020, để phù hợp với thực tế; giáo viên và học sinh thực hiện dạy học trực tuyến, nhà trường đã chủ động thay đổi nội dung “ Ngày chuyên mô” với nhiều nội dung giúp giáo viên làm quen và sử dụng các phần mền phục vụ dạy học như: Tập huấn phần mềm dạy học online có tên gọi là Zoom meeting. Đây là một phần mềm có thao tác sử dụng đơn giản so với nhiều phần mềm khác, cho phép người sử dụng mở và tham gia các lớp học trực tuyến qua điện thoại smartphone, ipad, máy tính có kết nối mạng InternetTập huấn phần mềm Camtasia Studio để quay video bài giảng, tập huấn các phần mền giúp giáo viên thực hiện được hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh( Với các bài kiểm tra hệ số 1) như phần mền Quizizz để tạo giao bài tập về nhà, tạo câu hỏi và thi trắc nghiệm; tạo đề online nhanh với google form - Về hình thức: Không chỉ còn là các buổi sinh hoạt chuyên môn trực tiếp tại phòng HĐSP nhà trường. Hoạt động chuyên môn được thực hiện với hình thức trực tuyến hoặc thông qua các kênh liên lạc như email, Zalo... đã hỗ trợ kỹ năng. 3.2. Giải pháp 2 : Lựa chọn để thành lập và liên tục bồi dưỡng Ban công nghệ thông tin của nhà trường. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai sinh hoạt chuyên môn - Thành lập ban CNTT của nhà trường gồm các đồng chí CB-GV- NV có trình độ đào tạo về Tin học, các đ/c GVBM trẻ, tích cực ham học hỏi. - Cử các đồng chí giáo viên bộ môn Tin học tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ do cấp trên tổ chức. - Ban CNTT thực hiện bồi dưỡng và triển khai hỗ trợ CB-GV- NV nhà trường không chỉ các kiến thức chuyên môn mà còn hỗ trợ thêm về năng lực và kỹ năng ứng dụng, thực hành các phương tiện dạy- học hiện đại.. - Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các công văn, hướng dẫn chỉ đạo kết quả các hoạt động cho tổ chuyên môn thông qua các các email tránh thông tin sai lệnh và đảm bảo thực hành tiết kiệm. - Tin học hóa một số hoạt động báo cáo, cập nhật thông tin. 3.3. Giải pháp 3: Không ngừng cải tạo chất lượng và gia tăng hỗ trợ hệ thống cơ sở vật chất - Phải khẳng định năm học 2019-2020 là một năm học đặc biệt nhất ở Việt Nam và cả thế giới. Cho dù là ngôi trường ở vị trí trung tâm của Quận, vốn được đánh giá là nơi có dân trí cao tuy nhiên nhà trường vẫn còn một bộ phận giáo viên và học sinh ban đầu chưa đủ cơ sở vật chất để dạy và học Online. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhở đến công tác dạy- học của nhà trường khi triển khai dạy- học Oline để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh Covid-19. - Ban Giám hiệu nhà trường đã thực hiện khảo sát thực tế và tiến hành nâng cấp hệ thống đường truyền mạng Internet trong nhà trường, cải tạo đường điện để phục vụ các hoạt động tập huấn về CNTT. Với các đ/c giáo viên còn khó khăn không đủ điều kiện cơ sở vật chất để dạy học oline tại nhà, Ban Giám hiệu nhà trường đã bố trí máy tính và phân phòng cụ thể để giáo viên đến trường vừa thực hiện tốt công tác dạy – học hoặc tham gia tập huấn chuyên môn vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh. 3.4. Giải pháp 4: Đẩy mạnh công tác tự học, chủ động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là các kỹ năng CNTT của CB- GV- NV nhà trường - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và dạy học trong nhà trường: sử dụng hiệu quả và nâng cấp các phần mềm quản lý và tích hợp vào hệ thống dữ liệu ngành để quản lý có hiệu quả. - Bên cạnh đó, các hoạt động “ Ngày chuyên môn” tập trung vào hướng dẫn tập huấn nhằm giúp CB-GV-NV đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá; ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào dạy học. - Ban Giám hiệu nhà trường triển khai mạnh mẽ bồi dưỡng giáo viên theo hình thức trực tuyến trong các hoạt động “ Ngày chuyên môn”. Động viên khích lệ kịp thời những giáo viên có hạn chế về CNTT tích cực học tập. - Khen thưởng kịp thời Ban CNTT nhà trường và cá nhân giáo viên có những nỗ lực trong học tập và ứng dụng CNTT vào dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theo đúng quy chế chuyên môn. 3.5. Giải pháp 5: Giám sát hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn và triển khai kế hoạch “ Ngày chuyên môn” - Kế hoạch “ Ngày chuyên môn” được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa trên cơ sở các kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng và thực tế các ưu điểm, nhược điểm ; những khó khăn cần tháo gỡ của nhà trường. Trong kế hoạch “ Ngày chuyên môn” thì nội dung sinh hoạt là một phần quan trọng. Nội dung này phải thể hiện được những công việc cần làm cho cả năm học và bổ sung những vấn đề nhà trường chỉ đạo hoặc nảy sinh nhằm phát huy ưu thế và giải quyết những khó khăn của nhà trường. - Giám sát và đánh giá công khai hiệu quả các “ Ngày chuyên môn” theo từng tháng. Trong một năm học cần cơ cấu hợp lý các mảng đề tài, mỗi chuyên đề, phân bổ thời gian phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. - Tổ chức tốt các tiết dự giờ và coi đây là biện pháp hiệu quả trong công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên. Bởi vậy, ngoài mục đích đánh giá năng lực của giáo viên thì điều quan trọng là các tổ, nhóm cần tổ chức tốt việc góp ý, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, về kiến thức, về phong cách lên lớp, về tổ chức lớp học. Từ đó có những đánh giá thực chất về hoạt động nêu ra được những điểm mạnh, những hạn chế của người dạy về kiến thức, kỹ năng, thái độ, về nội dung, phương pháp, phong cách. - Thường xuyên và kịp thời thực hiện rút kinh nghiệm hoạt động “ Ngày chuyên môn”. + Sinh hoạt “ Ngày chuyên môn” một tháng một lần, tất cả các giáo viên trong hội đồng được lĩnh hội các nội dung chuyên môn trường, báo cáo tổng kết kế hoạch chuyên môn tháng trước, rút ra những ưu điểm và hạn chế của cá nhân, tổ nhóm và cả hội đồng sư phạm... + Thực tế cho thấy một buổi sinh hoạt chuyên môn thành công hay không ngoài vai trò của người điều hành còn có một phần rất quan trọng của việc xây dựng nội dung, lựa chọn hình thức sinh hoạt. Chính vì vậy, thường xuyên theo dõi, kiểm tra đánh giá và tổ chức giải quyết, quản lí thay đổi nội dung và hình thức sinh hoạt sẽ không những góp phần tăng sự hấp dẫn hiệu quả của hoạt động “ Ngày chuyên môn” mà thông qua đó còn đẩy mạnh chất lượng dạy học của các nhà trường. - Cần cải tiến cách quản lý từ khâu chỉ đạo( Xây dựng kế hoạch rõ nội dung- thời gian – biện pháp- người thực hiện- người phụ trách..) đến khâu thực hiện, xây dựng kế hoạch và nội dung SHCM( Cụ thể- sát thực tế- kịp thời điều chỉnh..) cho cả năm học. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc để đảm bảo chất lượng và hiệu quả. 3.6. Giải pháp 6: Nâng cao văn hóa nhà trường - Việc xây dựng văn hóa nhà trường nhằm tạo mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên trong hội đồng sư phạm đồng thời song song với xây dựng môi trường học tập và tự bồi dưỡng cho giáo viên (Đổi mới sinh hoạt chuyên môn) sẽ giúp cho giáo viên thay đổi dạy học - học sinh thay đổi cách học - trường học thay đổi hình thức và phương pháp dạy học. - Các thành viên trong nhà trường nói chung, các thành viên trong tổ chuyên môn nói riêng thêm gắn bó, hiểu rõ hơn sức mạnh tập thể, trí tuệ tập thể. - Văn hóa nhà trường cũng là cơ sở để mọi góp ý, nhận xét đều trên tinh thần đóng góp xây dựng nhà trường, nâng cao chất lượng dạy học. 4. Kết quả đạt được: Sau quá trình thực hiện các biện pháp đổi mới chỉ đạo quản lý nâng cao chất lượng sinh hoạt “ Ngày chuyên môn” nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động đồng thời đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế năm học , kết quả dạy học của các đồng chí GVBM trong nhà trường cũng như chất lượng giáo dục trong nhà trường đã có nhiều sự chuyển biến tích cực Cụ thể như sau: - Dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, học sinh không đến trường trong một thời gian tương đối dài nhưng nhà trường vẫn đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch chuyên môn. Các hoạt động dạy – học nhà trường luôn thỏa mãn phương châm “ Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng học tập” - Hoạt động chuyên môn có chất lượng hơn. Dù kế hoạch dạy học, hình thức tổ chức lớp học chỉ trong một thời gian ngắn liên tục thay đổi để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh covid-19 nhưng 100% CB-GV-NV nhà trường vẫn chủ động hoàn thành nhiệm vụ. - Kiến thức và kỹ năng thực hành ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên không ngừng được nâng cao - Chất lượng dạy học của nhà trường ngày càng được nâng cao và củng cố vững chắc. - So sánh kết quả . + Triển khai các chuyên đề: Năm học Các chuyên đề Đăng ký Thực hiện Vượt 2018-2019 58 60 02 2019-2020 60 65 05 + Về phía học sinh: Năm học Số HS giỏi cấp Trường Số HS giỏi cấp Quận Số HS giỏi cấp Thành phố 2018 - 2019 982 ( 72.18%) 27 12 2019 - 2020 1012 ( 83.12%) 29 12 - Bài học kinh nghiệm: + Nhà trường cần bố trí thời gian một cách hợp lý, để thực hiện “ Ngày chuyên môn”. Cần có chỉ đạo, định hướng để hoạt động chuyên môn này hiệu quả , tránh hình thức hoặc sa đà vào giải quyết công việc mang tính chất hành chính, sự vụ mà chủ yếu là các nội dung nhằm nâng cao chất lượng dạy - học. + Cần tập trung xây dựng và có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, biện pháp phù hợp. Từ đó mới có các giải pháp khoa học nhằm nâng cao chất lượng “ Ngày chuyên môn”. + Qua mỗi hoạt động, trong từng giai đoạn cần tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời, từ đó điều chỉnh phương pháp, biện pháp cho phù hợp. + Chỉ đạo và nâng cao chất lượng sinh hoạt động “ Ngày chuyên môn” cần được xác định là công tác quan trọng thường xuyên của người làm công tác quản lý trong nhà trường. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Công tác chuyên môn là một hoạt động quan trọng, chất lượng dạy- học luôn là tiêu chí đánh giá thi đua của các cá nhân, tổ nhóm chuyên môn và thể hiện vị thế của nhà trường. Nếu tất cả các “ Ngày chuyên môn” hàng tháng của nhà trường đều có hình thức luôn phù hợp với thực tế và không ngừng nâng cao chất lượng chắc chắn mọi công tác chuyên môn của nhà trường sẽ đạt hiệu quả cao. Điều đó sẽ thúc đẩy nâng cao thành tích của trường. Nâng cao chất lượng sinh hoạt “ Ngày chuyên môn” là hoạt động góp phần để nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật trong từng đơn vị tổ, góp phần tạo nên sức mạnh chung của toàn trường. Để thực sự đổi mới công tác chỉ đạo quản lý nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt “ Ngày chuyên môn” đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng tích cực có thể nói yếu tố quan trọng nhất là ý thức trách nhiệm của các tổ nhóm trưởng chuyên môn là sự đoàn kết tập hợp được sức mạnh của sự đồng lòng trong tập thể giáo viên trong hội đồng sư phạm. Bên cạnh đó, sự chỉ đạo, kiểm tra giám sát chặt chẽ của Ban giám hiệu thì chất lượng của “Ngày chuyên môn”, trình độ và kỹ năng của từng GVBM chắc chắn sẽ được thay đổi một cách rất hiệu quả. 2. Đề xuất, kiến nghị: * Đối với Ban Giám hiệu nhà trường: - Xây dựng các nội quy, quy chế hoạt động của các bộ phận trong nhà trường chặt chẽ hơn để BGH, tổ nhóm trưởng chuyên môn nắm được phạm vi, giới hạn, trách nhiệm của từng bộ phận trong vấn đề quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn. - Động viên, khuyến khích và đánh giá chất lượng sinh hoạt “ Ngày chuyên môn” trên cơ sở kết quả chuyên môn của tổ nhóm chuyên môn, cá nhân CB-GV- NV , thể hiện ở hiệu quả công việc và tinh thần, thái độ của giáo viên trong hội đồng sư phạm nhà trường. * Đối với giáo viên: - Thực hiện tốt nhiệm vụ của giáo viên được quy định trong Luật Giáo dục, Luật Phổ cập Giáo dục THCS, Điều lệ trường THCS, Pháp lệnh cán bộ công chức và các quy định của nhà trường. - Tham gia xây dựng và thực hiện tốt quy định về nền nếp dạy học của nhà trường. - Tích cực, chủ động trong việc giảng dạy học sinh, đổi mới phương pháp dạy học; khi có khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần kịp thời phản ánh với tổ trưởng hoặc Ban giám hiệu; chủ động đề xuất những sáng kiến hay trong sinh hoạt tổ chuyên môn. Trên đây là một số kinh nghiệm bản thân tôi khi thực hiện nhiệm vụ vai trò của một phó hiệu trưởng nhà trường trong công tác quản lý hoạt động “ Ngày chuyên môn”. Kết quả công tác chuyên môn của nhà trường đã đang và có một số thành tích đáng kể, song trong quá trình chỉ đạo cũng không tránh được một số nhược điểm, hạn chế. Tôi mong rằng sẽ được các đồng nghiệp giúp đỡ, nhận xét và bổ sung góp ý để đề tài của tôi hoàn thiện, góp phần hoàn thành tốt công tác chuyên môn được các cấp lãnh đạo tin tưởng giao phó, góp phần cùng giáo viên trong trường hoàn thành nhiệm vụ năm học và các năm học tiếp theo, góp một phần nhỏ vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài..... 1 2. Ý nghĩa và tác dụng nghiên cứu:........................................................ 1 3. Đối tượng nghiên cứu :.... 2 4. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu :. 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu :.... 2 6. Phương pháp nghiên cứu:... 2 7. Thời gian nghiên cứu:. 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Cơ sở lí luận:... 3 2. Cơ sở thực tiễn:.. 3 3. Các giải pháp:.... 4 3.1. Giải pháp 1: Bám sát chỉ đạo, mạnh dạn đổi mới nội dung và hình thức............................................................................................. 4 3.2. Giải pháp 2: Lựa chọn thành lập và bồi dưỡng Ban CNTT. Tích cực ứng dụng CNNT ......................................................................... 5 3.3. Giải pháp 3: Giám sát hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch hoạt động “ Ngày chuyên môn”................................................................. 5 3.4. Giải pháp 4:Nâng cao văn hóa nhà trường .................................. 6 3.5. Giải pháp 5: Tăng cừng vai trò trách nhiệm quản lý của BGH, TTCM, NTCM ................................................................................... 6 3.6. Giải pháp 6: Nâng cao văn hoá nhà trường................................. 7 4. Kết quả đạt được:.......................................................................... 7 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...................................................... 9 1.Kết luận: ....................................................................................... 9 2. Đề xuất, kiến nghị:....................................................................... 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ giáo dục và đào tạo (8/2015). Tài liệu tập huấn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học. Bộ GD&ĐT (2011), Điều lệ trường Trung học Cơ sở, trường Trung học Phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) Bộ GD&ĐT (2014), Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Bộ GD&ĐT (2015), Tài liệu tập huấn đổi mới sinh hoạt chuyên môn (dùng cho cán bộ quản lý, giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Giáo dục thường xuyên), NXB ĐHSP Hà Nội. Bộ GD&ĐT (2011), Tài liệu tập huấn công tác tổ trưởng chuyên môn các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Lưu hành nội bộ. 6. Các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT , Phòng GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học. 7. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý công chức nhân viên ngành giáo dục đào tạo - Học viện quản lý giáo dục – Năm 2007 8 . Các tạp chí giáo dục
File đính kèm:
- skkn-c-giang-2020_07032021.doc