Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc phần “Học hát cho học sinh Lớp 4”
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
Chương trình đào tạo các em học quá nhiều môn học, thời gian đầu tư cho học hát còn ít, không có thời gian ôn tập bài hát dẫn đến tình trạng tiếp thu bài không có chất lượng.
Mặt khác, do nhận thức của xã hội và nhiều bậc phụ huynh học sinh, thậm chí có giáo viên vẫn cho rằng Âm nhạc chỉ là môn phụ nên chưa định hướng cho các em đầu tư nhiều vào bộ môn này.
Tâm lý của học sinh tiểu học (nhất là học sinh lớp 4) vẫn còn thích khám phá những điều mới lạ như: phim hoạt hình, băng đĩa, những trò chơi điện tử mang nội dung không lành mạnh đang thu hút các em hơn là các sinh hoạt văn hóa văn nghệ của trường lớp và ở địa phương.
Qua quá trình khảo sát và điều tra thực tế tình hình học môn Âm nhạc ở lớp 4 trường tôi đã phần nào khái quát được một số thuận lợi và khó khăn với việc dạy và học môn Âm nhạc phần “Học hát cho học sinh lớp 4”.
Chính vì vậy để nâng cao chất lượng cảu môn Âm nhạc “Phần học hát cho học sinh lớp 4”, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp dạy học phân môn này cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa.
MỤC LỤC Nội dung Trang Phần 1. Mở đầu 2 Đặt vấn đề 2 Phần 2. Nội dung 3 Chương 1. Khái quát thực trạng vấn đề mà sáng kiến tập 4- 5 trung giải quyết Chương 2. Những giải pháp được áp dụng 5- 10 Chương 3. Kiểm chứng các giải pháp đã thực hiện. 10- 11 Phần 3. Kết luận 12 1. Những vấn đề quan trọng nhất đề cập đến sáng kiến 12 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến 12 3. Kiến nghị với các cấp quản lí 12-13 PHẦN 2: NỘI DUNG Nội dung dạy hát ở lớp 4 trong chương trình sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4 phù hợp với học sinh. Trong đó phần học hát lớp 4 có 10 bài: 3 bài dân ca, 6 bài hát hiếu nhi, 1 bài hát nhạc nước ngoài. STT Tên bài hát Tên tác giả 01 Em yêu hòa bình Nguyễn Đức Toàn 02 Bạn ơi lắng nghe Dân ca Ba Na. Sưu tầm Tô Ngọc Thanh 03 Trên ngựa ta phi nhanh Phong Nhã 04 Khăn quàng thắm mãi vai em Ngô Ngọc Báu 05 Cò lả Dân ca đồng bằng Bắc Bộ 06 Chúc mừng Nhạc: Nga- lời Việt. Hoàng Lân 07 Bàn tay mẹ Nhạc: Bùi Đình Thảo - Lời: Tạ Hữu Yên 08 Chim sáo Dân ca Khơ Me Nam Bộ 09 Chú voi con ở Bản Đôn Hoàng Vân 10 Thiếu nhi thế giới liên hoan Lưu Hữu Phước Mặt khác, do nhận thức của xã hội và nhiều bậc phụ huynh học sinh, thậm chí có giáo viên vẫn cho rằng Âm nhạc chỉ là môn phụ nên chưa định hướng cho các em đầu tư nhiều vào bộ môn này. Tâm lý của học sinh tiểu học (nhất là học sinh lớp 4) vẫn còn thích khám phá những điều mới lạ như: phim hoạt hình, băng đĩa, những trò chơi điện tử mang nội dung không lành mạnh đang thu hút các em hơn là các sinh hoạt văn hóa văn nghệ của trường lớp và ở địa phương. Qua quá trình khảo sát và điều tra thực tế tình hình học môn Âm nhạc ở lớp 4 trường tôi đã phần nào khái quát được một số thuận lợi và khó khăn với việc dạy và học môn Âm nhạc phần “Học hát cho học sinh lớp 4”. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng cảu môn Âm nhạc “Phần học hát cho học sinh lớp 4”, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp dạy học phân môn này cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa. Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU TẠI ĐƠN VỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC PHẦN “HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 4” * Giải pháp thứ nhất: Xây dựng cho các em những kỹ năng ca hát như: tư thế đứng hát, cách nhả chữ, lấy hơi, cách hát chính xác, đồng đều và rõ lời. Tuy nhiên quan trọng hơn là phải thức tỉnh trong các em những cảm xúc nội tâm, sự say mê, hào hứng trong chính hoạt động mà các em tham gia để các em được bộc lộ mình một cách sáng tạo và tự giác. Ví dụ: Học bài hát “Cò lả”- dân ca đồng bằng Bắc Bộ. Trước khi dạy hát giáo viên giới thiệu tốt bài hát, tác giả bài hát. Hoàn cảnh ra đời bài hát cho học sinh. Học sinh nắm được bài hát “Cò lả” là của đồng bào Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ. Bài hát nói về phong cảnh vùng nông thôn nơi có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nơi có những con người chăm chỉ lao động và biết yêu quê hương. Học sinh vừa đọc lời ca, vừa gõ theo tiết tấu. Nghe hát mẫu có vai trò rất quan trọng, sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ và tác động ở các em nhiều mặt, gây sự thu hút, yêu thích bài hát và mong muốn được học bài hát đó. Sau khi đã học hát giáo viên cần củng cố, ôn luyện cho học sinh. Việc này không chỉ nhằm giúp học sinh thuộc bài hát, hát chính xác mà còn nâng cao kỹ năng thể hiện tình cảm, sắc thái của bài hát và một số yêu cầu khác. * Giải pháp thứ tư: Có đủ cơ sở vật chất trang bị cho môn Âm nhạc - Về cơ sở vật chất: Việc trang bị cơ sở vật chất giúp giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách dễ dàng, thuận tiện, giúp học sinh tiếp thu nhanh, kích thích học tập, sáng tạo, nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Bởi vậy nhà trường đã bố trí phòng Âm nhạc kiên cố, đồ dùng phục vụ giảng dạy bộ môn được để cố định trong suốt năm học. Có đầy đủ trực quan như: băng đĩa, đầu quay, màn hình, để trong tiết học hát giáo viên có thể phối hợp giữa biểu diễn bài hát đồng thời cho học sinh nghe qua băng đĩa, xem tranh ảnh, xem hình ảnh qua ti vi, nhằm cuốn hút học sinh thì giờ học sẽ thêm sinh động hơn và mang lại hiệu quả hơn. Trường có thể tạo cho các em một sân khấu nhỏ có thiết bị âm thanh để các em có thể thường xuyên được biểu diễn, thể hiện mình, qua đó tạo bầu không khí vui tươi sau học. * Giải pháp thứ năm: Những việc giáo viên phải thực hiện khi giảng dạy môn Âm nhạc. -Về giáo viên: Giáo viên phải tăng cường tự học mọi lúc, mọi nơi, mọi cách để mở rộng và cập nhật kiến thức, luôn học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, tìm tòi những phương pháp mới phù hợp bài giảng, nhuần nhuyễn kỹ năng sư phạm và có thể xử lý linh hoạt trong mọi tình huống giảng dạy. Giáo viên phải chủ động nắm bắt kịp thời những chủ trương chỉ đạo của cấp trên, của trường, nắm được hệ thống chương trình, không ngừng sưu tầm, nghiên cứu tài liệu để bổ sung kiến thức. Thường xuyên tập đàn, luyện giọng hát, tập hát thành thạo những bài hát trong chương trình trước khi lên lớp. Tăng cường dự giờ lên lớp, giao lưu với các đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm vì nó sẽ bổ trợ nhiều trong quá trình giảng dạy của giáo viên. Hành trang của người giáo viên ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên về âm nhạc cần phải học thêm về cách sử dụng ngôn ngữ trong trình bày và biểu đạt bài hát. Việc cho các em xem băng hình nhằm mục đích gợi sự hứng thú làm cho các em thích hát và hát hay như các bạn trong đĩa đồng thời làm cho các em diễn xuất tốt hơn. Sau khi các em đã học xong bài hát, xem hình ảnh củng cố cho các em lời ca, giai điệu của bài hát, giúp các em sáng tạo cho mình trong phong cách biểu diễn tốt hơn. b.Phương hướng đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trình độ học sinh Khi giáo viên lên lớp cần thiết phải biết lựa chọn lọc nội dung phù hợp với bài giảng, không nên cố nhồi nhét cho học sinh đầy ắp những điều học sinh cần phải hiểu, phải biết dẫn đến sự quá tải không phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, cơ sở “vừa sức” phải căn cứ vào thực tế của học sinh. Chính vì vậy mà không thể đòi hỏi quá cao về sự tiếp thu học hát của các em. Tuy nhiên, không nên hạ thấp yêu cầu của bài dạy. Phương pháp này có quan hệ mật thiết với việc đảm bảo tính khoa học và việc đánh giá học sinh nhằm khích lệ trình độ học sinh trong lớp cùng tiếp thu bài giảng một cách hứng khởi. c.Phương pháp phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh Muốn làm được điều này người giáo viên phải quan tâm đến hứng thú của học sinh và tìm cách gây hứng thú học tập trong từng yếu tố của quá trình dạy học, quan hệ giữa thầy và trò thực sự cởi mở. Trong những năm gần đây tư tưởng dạy học tích cực hay còn gọi là tích cực dạy học là một chủ trương quan trọng của ngành giáo dục nước ta, trong đó người thầy giữ vai trò chủ đạo và học sinh chủ động trong tiếp thu kiến thức. Giáo viên là người tổ chức hướng dẫn, điều kiển tiếp nhận, chiếm lĩnh bài học của học sinh. Ví dụ: Học bài hát “Thiếu nhi thế giới liên hoan” Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước Giáo viên không nên đọc mẫu mà chỉ định học sinh đọc hoặc cả lớp đọc đồng thanh theo tiết tấu. Giáo viên chỉ giải thích từ mà các em chưa hiểu ý nghĩa. d.Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin Giáo viên thiết kế Slide trong giáo án điện tử trong đó có thiết kế các hiệu ứng di chuyển ra hoặc vào, thêm hoặc bớt để hướng dẫn học sinh phân tích Giáo viên thường xuyên nghiên cứu tài liệu, soạn đầy đủ trước khi đến lớp. Chọn phương pháp tối ưu phù hợp với từng tiết dạy với từng đối tượng học sinh. Luôn thay đổi phương pháp trong từng giờ lên lớp, sử dụng đồ dùng dạy học để minh họa lời giảng là việc làm cần thiết để thu hút học sinh. Tăng cường đem các trò chơi Âm nhạc vào trong các tiết dạy. Tất cả các kỹ năng ca hát, đệm đàn, hát mẫu, biểu diễn bài hát giáo viên phải chuẩn bị cẩn thận, kỹ lưỡng, làm thuần thục trước học sinh để giờ học hát sinh động và hấp dẫn, trở thành niềm đam mê đối với học sinh. Hướng dẫn và rèn luyện cho các em nắm vững được kỹ năng cơ bản trong việc học hát như tư thế, cách lấy hơi, nhả âm, nhả chữ, hướng các em tham gia tập trung cao, hăng hái tham gia các phong trào và hoạt động văn hóa văn nghệ của trường, của lớp nhằm trang bị cho các em một vốn kiến thức Âm nhạc nhất định. Giáo viên cần tìm hiểu nắm bắt được đặc điểm tâm lý của học sinh, từ đó có những nhận xét, đánh giá phù hợp, khen chê kịp thời để các em bộ lộ cảm xúc nội tâm, say mê hào hứng trong chính hoạt động học tập mà các em tham gia một cách sáng tạo và tự giác. Qua đề tài này tôi rất mong sự góp ý của chuyên viên chỉ đạo. Trên đây là một số kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc phần “Học hát cho học sinh lớp 4” mà tôi đã tiến hành trong năm học. Việc rèn luyện kỹ năng học hát cho học sinh không phải một sớm một chiều mà là cả một quá trình, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, có lòng nhiệt tình tận tâm với nghề nghiệp thì mới được kết quả như ý muốn, phong trào ca hát phải được duy trì thường xuyên, liên tục, trong các buổi học và gắn liền với các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Tôi hy vọng rằng kinh nghiệm nhỏ này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn âm nhạc và các hoạt động văn nghệ trong nhà trường cho nhiều học sinh tiểu học. Xin chân thành cảm ơn! Gia Bình, ngày 26 tháng 10 năm 2022 Xác nhận của nhà trường Người viết Nguyễn Hữu Tuyên
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giang_day_mon_am_n.docx