Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học 9

THỰC TRẠNG

1. Thuận lợi: Được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo nhà trường và sự chỉ đạo kịp thời của Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Giá Rai. Nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể và lâu dài cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và đặc biệt là có nhiệt huyết lớn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

 Học sinh chăm ngoan, học giỏi, có ý thức nỗ lực phấn đấu vươn lên.

2. Khó khăn: Trường TH-THCS Phong Thạnh có 2 lớp 9, có 54 học sinh cho nên trong việc lựa chọn học sinh giỏi Hóa học 9 cũng gặp nhiều khó khăn.

Trường chỉ có một giáo viên dạy môn hoá học trên khối 8, 9 rất khó cho việc giảng dạy, trao đổi chuyên môn và rút kinh nghiệm bản thân.

 Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòi hỏi nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực công việc lớn cũng là những khó khăn không nhỏ với các thầy cô giáo tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.

 Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn nhiều thiếu thốn, rất khó khăn.

 Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng nhưng chưa thật cố gắng nên kết quả thi học sinh giỏi chưa cao.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC 9
 Trần Vũ Phương
 Giáo viên trường TH-THCS Phong Thạnh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hóa học là một môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận rất muộn, tuy nhiên đây là môn học có rất nhiều ứng dụng trong đời sống.
Để học tốt môn hóa học đòi hỏi ở người học cần có sự cần mẫn, chăm chỉ, học đúng phương pháp, tuy nhiên để giải được những bài toán hóa học đó học sinh phải có được phương pháp giải phù hợp đặc trưng của từng dạng toán hóa học.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi: Được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo nhà trường và sự chỉ đạo kịp thời của Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Giá Rai. Nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể và lâu dài cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và đặc biệt là có nhiệt huyết lớn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
 	Học sinh chăm ngoan, học giỏi, có ý thức nỗ lực phấn đấu vươn lên.
2. Khó khăn: Trường TH-THCS Phong Thạnh có 2 lớp 9, có 54 học sinh cho nên trong việc lựa chọn học sinh giỏi Hóa học 9 cũng gặp nhiều khó khăn.
Trường chỉ có một giáo viên dạy môn hoá học trên khối 8, 9 rất khó cho việc giảng dạy, trao đổi chuyên môn và rút kinh nghiệm bản thân.
          Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòi hỏi nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực công việc lớn cũng là những khó khăn không nhỏ với các thầy cô giáo tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.
          Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn nhiều thiếu thốn, rất khó khăn.
          Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng nhưng chưa thật cố gắng nên kết quả thi học sinh giỏi chưa cao.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Với trách nhiệm là người trực tiếp giảng dạy tôi xin đưa ra một số biện pháp giúp học sinh giải tốt các dạng bài tập nằm trong cấu trúc thi học sinh giỏi của phòng giáo dục đào tạo, nhằm giúp các em hoàn thiện vốn kiến thức, nâng cao chất lượng thi học sinh giỏi hóa học 9.
1. Biện pháp cũ
Bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi giáo viên phải yêu nghề, kiến thức vững vàng, và phương pháp truyền thụ kiến thức phải thật sự dễ hiểu và gần gũi với các em, giáo viên rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh, vấn đề này còn nhiều hạn chế vì giáo viên sử dụng phương pháp thông thường là: “Giáo viên giải bài tập mẫu, học sinh làm theo” chính vì thế chưa phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo của các em.
2. Biện pháp mới
Để áp dụng một cách có hiệu quả và nâng cao kết quả trong các kì thi học sinh giỏi, tôi thực hiện một số công việc trọng tâm sau.
a. Điều tra về năng lực, trình độ, điều kiện học tập của các em.
b. Hướng dẫn các em lên mạng tìm tài liệu, bài tập có liên quan đến nội dung bài học. 
c. Giới thiệu các loại sách tham khảo của thư viện nhà trường để các em đến mượn đọc.
d. Mỗi năm phòng giáo dục gửi cấu trúc thi học sinh giỏi hóa học 9 gồm có bao nhiêu dạng thì tôi sẽ lựa chọn và nhóm các bài tập theo dạng, để học sinh dễ phân biệt, tiếp theo tôi sẽ xây dựng phương pháp giải chung cho mỗi dạng.
e. Lựa chon những bài tập mẫu của các dạng từ dễ đến khó để khích thích tư duy sáng tạo của các em, rèn luyện kĩ năng giải bài tập như: phân tích bài toán, tổng hợp số liệu, xử lý thông tin, số liệu
f. Dự đoán những sai lầm mà các em thường mắc phải để các em nhận ra và khắc phục những lỗi đó, dần dần các em sẽ tự tin và hoàn thiện mình hơn.
g. Mỗi dạng toán phải lên kế hoạch về thời lượng thật kỹ để có thể đáp ứng hết lượng kiến thức đặt ra.
h. Ngoài thời gian dạy chính khóa ở trường tôi thường trao đổi với đồng nghiệp các bài tập hay và khó, tìm đọc những tài liệu, sách tham khảo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
k. Nghiên cứu các đề thi học sinh giỏi hóa 9 các năm trước của thị xã, và các tỉnh khác, sau đó tôi viết thành tài liệu riêng để giảng dạy.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Biện pháp này đã góp phần nâng cao rất đáng kể chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn hóa học tại trường TH-THCS Phong Thạnh. Biện pháp này đã giúp các em tích cực và tự tin hơn trong hoạt động tìm kiếm hướng giải cho các bài tập. Từ chỗ rất lúng túng khi gặp các bài khó thì nay phần lớn các em đã biết vận dụng những kỹ năng được bồi dưỡng để giải thành thạo nhiều bài toán phức tạp. Điều đáng mừng là có nhiều em đã biết sáng tạo trong giải toán hóa học, có nhiều cách giải nhanh và thông minh.
* Số liệu về kết quả thực hiện biện pháp
Năm học
Học sinh giỏi cấp huyện
Học sinh giỏi cấp tỉnh
 2015- 2016 đến năm 2018-2019
0 giải
0 giải
 2019-2020
02 giải
0 giải
2020-2021
02 giải
0 giải
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
          Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng buổi học và chú trọng rèn luyện các kỹ năng cho các em. Nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần.
         Giáo viên bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt 2 năm liền.
          Có sự phân công chuyên môn một cách hợp lí đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi.
          Giáo viên cần đầu tư sâu chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ các dạng đề thi ở các đề thi đã qua.
VI. KIẾN NGHỊ
Nhà trường cần sắp xếp, bổ sung phòng học hợp lý để giáo viên thuận lợi trong quá trình bồi dưỡng.
Thư viện cần tăng cường thêm các loại sách tham khảo có liên quan đến bộ môn hóa học để học sinh nghiên cứu.
 Tổ chức các chuyên đề, hội thảo về bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên các trường THCS trong thị xã học hỏi kinh nghiệm. 
   	NGƯỜI VIẾT
 Trần Vũ Phương
 Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường TH-THCS Phong Thạnh xác nhận: Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học 9 của giáo viên: Trần Vũ Phương áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Phong Thạnh, ngày 03 tháng 3 năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG
Tăng Văn Íl

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giang_day_boi_duon.doc
Sáng Kiến Liên Quan